Chương 56: Di dân

Bà con có hơi nghi ngờ nhìn hắn nhưng đều là bà con trong thôn, người trẻ cũng không có mấy, đa số là người lớn tuổi cô đơn, con cái ra ngoài sinh sống hoặc làm việc, trong thôn nhìn quanh chỉ có vài ba đứa trẻ, Hồ Tĩnh xem như là bọn họ nhìn lớn lên, nên bọn họ cũng không náo loạn, để xem hắn nói gì đã.

" chắc mọi người đã biết, Định quốc và Mặc quốc đang đánh nhau bên bờ sông Lượng Hồng đúng không?" Hồ Tĩnh hỏi một câu.

Các thôn dân gật đầu.

" tiểu Mặc vừa về tiểu tử lại nhắc chuyện này, có lẽ mọi người sẽ đoán được đi, tiểu Mặc không phải tự nhiên mà về, mà là vì cả thôn chúng ta mới về" Hồ Tĩnh nói tiếp.

Bà con nghe hắn nói thì có nhiều người hơi biến sắc mặc, hầu hết là những nam nhân quanh năm săn bắn, họ cũng bị ảnh hưởng nên hiểu rõ hơn nữa người già lớn tuổi trong thôn.

" thôn chúng ta đã ở đây mấy đời, vốn ít khi ra ngoài, Định quốc muốn đánh với ai đều được, chúng ta chỉ cần cơm no áo ấm, nghèo nàn nhưng vui vẻ" Hồ Tĩnh đều đều mà nói.

Nhiều người nghe cũng đều thổn thức.

" nhưng tiểu Mặc không phải người trong thôn chúng ta, cậu ấy chỉ được thôn chúng ta thu nhận cho tới khi Hàn đại phu tới đây nhận đệ ấy làm đồ đệ rồi mang đi, vốn dĩ không quan hệ sống chết với nơi này"

" nhưng nay đệ ấy về đây, chỉ muốn khuyên mọi người rời đi, khả năng chiến trường sẽ lan tới đây, bà con chúng ta thấp cổ bé họng, chịu không nổi chiến tranh tàn phá, nhà có thể dựng lại, thôn có thể xây lại, nhưng người không thế mất, bà con nếu chịu đi, chúng ta trở về thu thập vật nhẹ dễ mang theo, sau này ổn định thời thế chúng ta có thể trở về, nơi này vẫn là nhà của chúng ta" Hồ Tĩnh nói xong rồi nhìn các hương thân ngày ngày ở chung.

" tiểu Mặc, con nói đi, thật sự sẽ lan tới đây sao, chúng ta tuy quen con có một tháng, nhưng biết con thật thà lương thiện, nếu con đã chắc chắn như vậy, chúng ta đi có khó chi, người còn thì thôn còn, người mất thôn cũng mất" một lão bá mở miệng nói.

Lão bá là người lớn tuổi nhất trong thôn, vốn dĩ người như ông quan niệm sống chết không lớn, gần gũi với nơi mình sinh ra và lớn lên, nay ông lại là người đầu tiên lên tiếng, chắc là vì nghĩ cho đứa cháu trai mới 12 tuổi của mình, con trai và con dâu của ông đã đi rồi, để lại đứa nhỏ cho ông nuôi lớn.

" Trần bá, tiểu Mặc xin thề, mọi người có ơn với tiểu Mặc, mỗi đứa trong thôn cháu đều ôm qua, cháu không muốn mọi người xảy ra chuyện" cậu đang ôm tiểu Nha trong lòng, tiểu cô nương vẫn nhớ cậu, nay gặp lại thì bám dính lấy cậu không buông, khỉ nhỏ thì ngồi trong ngực tiểu Nha, hai bên đã thân thiết rồi.

" được, lão về dọn dẹp, ngày mai lão có mặt ở đây" nói xong ông đi luôn.

Các thôn dân hai mặt nhìn nhau, rồi không ai nói gì đi trở về, không khí vui vẻ cũng mất sạch, thôn Nhạn trong đêm lại có hơi tiêu điều vắng vẻ.

" đại ca, huynh nói họ có đi hết không?" cậu hỏi Hồ Tĩnh.

" ca không chắc, mỗi người đều có quyết định của riêng mình, chúng ta đã làm tất cả những gì có thể, không thẹn với lòng là được" Hồ Tĩnh sờ đầu cậu nói.

" phụ thân, chúng ta sẽ đi đâu?" tiểu cô nương nay đã nói rành mạch hơn rồi, ôm khỉ nhỏ hỏi.

" phụ thân không biết, nhưng đi mới có đường sống, phụ thân sẽ không để con đói, tiểu Nha phải ngoan, theo ca ca nghe chưa?" Hồ Tĩnh nói với nữ nhi nhà mình.

" được, tiểu Nha ngoan nhất" tiểu cô nương nào biết sống chết là gì, chỉ biết nghe lời phụ thân, dính bên cạnh cậu, một tấc không rời.

" vậy mẹ đi thu thập, tiểu Mặc đã mệt lắm rồi, để nó đi ngủ thôi, mai còn phải đi sớm" Hồ đại nương nói.

" đúng vây, tiểu Mặc và Lý huynh đệ đi nghỉ ngơi đi, tiểu Nha đi ngủ với ca ca đi" Hồ đại tỷ đẩy hai người lớn một đứa nhỏ và một con khỉ đi ngủ.

Đêm nay đã định là một đêm khó ngủ, cả thôn đều thao thức không ngừng.



Sáng hôm sau, khi mặt trời còn chưa ló dạng, những cánh cửa nhà đơn sơ được mở ra, người đi ra thấy người nhà bên cũng đi ra, tay cầm hành lý thì mĩm cười hiểu rõ, họ không nói với nhau câu nào, cùng hướng một nơi đi tới, trên đường còn hợp lại với những người khác, kéo tới cửa nhà họ Hồ.

Trần lão bá đã dẫn cháu trai tiểu Đinh tới từ lâu, đang ngồi trong sân với Hồ Tĩnh, họ đã hẹn nhau khi tia nắng đầu tiên xuất hiện sẽ xuất phát.

Cậu đứng ở cửa, nhìn từng người trong thôn tập trung lại, không thiếu người nào rớn nước mắt, hít hít cái mũi nhỏ đến đỏ ửng.

" mọi người ăn sáng chưa?" cậu cố nén hỏi, nhưng giọng nói khàn khàn đã bán đứng vẻ bình tĩnh trên khuôn mặt.

" tiểu Mặc vẫn mít ướt như vậy" một đại thẩm sờ đầu cậu nói.

" chúng ta đã chuẩn bị lương khô, nên đi thôi" Trần lão bá nói.

" trong thôn có một cái xe bò, đứa nhỏ nên ngồi trên xe, lão thân lớn tuổi có thể ngồi, nếu ai mệt chúng ta còn có chỗ nghĩ ngơi" Hồ Tĩnh nói.

" ta đã kéo tới rồi đây" một đại thúc nói.

" được, mọi người đem hành lý hơi nặng để trên xe, bọn nhỏ ngồi lên đi, ai cảm thấy mình đi được bao lâu thì cứ đi, không được thì lên xe, Lâm đại thúc đánh xe, tiểu tử đi đầu, chúng ta đi Nam Ninh" Hồ Tĩnh nói.

Sau đó mọi người có trật tự mà làm theo lời Hồ Tĩnh nói, rồi họ xuất phát rời thôn.



Thôn Nhạn quá hẻo lánh, họ đã di chuyển một canh giờ trên đường lớn mà chưa từng thấy ai, nơi đây chủ yếu là rừng rậm, còn vào mùa đông nên không nóng, đi đường không quá mệt, mọi người đều ít nói, chỉ lâu lâu nói vài câu, hỏi có mệt không, có khát không, quan tâm nhau như họ vẫn thường làm.

Ngày đầu tiên, họ có đi ngang một cái thôn gần họ nhất trên đường đi Nam Ninh, Hồ Tĩnh đã dừng lại để xin nước uống, thôn dân thấy bọn họ đông người như vậy, còn bao lớn bao nhỏ, người già trẻ nhỏ, thì nghi hoặc nên đã hỏi, Hồ Tĩnh cũng không giấu, hắn nói họ sợ chiến tranh lan tới thôn nên đã quyết định di chuyển cả thôn chỉ khoảng 50 người già trẻ lớn bé cùng nhau đến Nam Ninh hoặc xa hơn để lánh nạn.

Người trong thôn đó cũng có hỏi tin này chắc chắn không, nhưng Hồ Tĩnh không nói, hắn chỉ đa tạ nước của họ, rồi dẫn bà con đi tiếp.

Sau đó thôn kia có di chuyển không, họ không biết, họ chỉ biết, lộ trình bốn ngày thì họ tới được Nam Ninh, trên đường đi họ gặp ai cũng sẽ nói một tiếng, làm hết khả năng mà thôi, còn người ta có tin không, cũng không thể ép buộc được, mệnh là do trời.

Thành chủ Nam Ninh đối với một tốp di dân như vậy rất kinh hãi, nhưng người dân trong thôn đã thống nhất với nhau, chỉ nói là trong thôn có thú dữ lại quá hẻo lánh, không ai giúp, nên họ đã rời đi, nếu thành Nam Ninh không thể thu xếp cho họ thì họ sẽ đi tiếp, qua Nam Ninh tìm một thôn trấn mà ở lại, không nhất định ở trong thành.

Trên đường đi vì có một đại phu là cậu nên mọi người đều chỉ mệt mỏi chứ không bệnh tật gì, hơn nữa họ đều là người lao động, sức lực vẫn hơn người sống trong nhung lụa, dù có lớn tuổi thì vẫn suông sẽ mà vượt qua đoạn hành trình này.

Hiện tại họ đang an vị ở tây thành, là nơi có nhiều người nghèo khổ, còn có ăn mày khắp nơi.