…………….
Trong Quốc Tử Giám, nơi đặt địa điểm thi của Phủ Phụng Thiên (2) và phụ cận Thăng Long. Trịnh Cán đang tạm ngồi trên một chiếc án thư. Lê Quý Đôn, Hoàng Đình Bảo, Nguyễn Hữu Chỉnh, Đoàn Thụ, Phạm Ngô Cầu, các văn võ đại thần cùng một số người tây dương đang ngồi nói chuyện. chủ khảo kỳ thi lần này chính là Lê Quý Đôn, mới đấy không lâu lại được Trịnh Cán gia phong thêm tước Thượng Thư Bộ Công, kiêm Tổng Tài Quốc Sử Quán. Có thể nói là một vị năng thần, quyền khuynh triều dã.
Trông thấy các sĩ tử nối nhau đăng ký Hoàng Đình Bảo, vui vẻ nói.
- Lê Đại nhân không phụ sự kỳ vọng, lần này chỉ riêng Phụng Thiên Phủ đã nhiều sĩ tử như vậy, trên cả nước sẽ là bao nhiều tưởng cũng có thể tính được, trải qua lần này, và lần thi do chính điện hạ làm chủ khảo chí ít cũng trọn ra được hơn một ngàn nhân tài cho xã tắc.
Lê Quý Đôn chỉ mỉm cười mà không nói gì, ngồi ở phía trên Trịnh Cán quay sang một vị mục sư người tây dương nói:
- Jean Davoust (3) Kỳ thi này so với nước các ngươi thì thế nào.
Vị mục sư người Pháp này cúi đầu, :
- Thưa thiên triều điện hạ, người tuyệt đối là xưa nay chưa từng có, cải cách của ngài hết sức tiến bộ, ở nước thần thì có thể không đáng gì, nhưng trong tất cả các quốc gia phương đông thần đi qua, thiện triều điện hạ chính là người đầu tiên,
Jean Davoust không khỏi nghĩ đến hoàng đế Louis XVI của đất nước mình, mặc dù đề ra rất nhiều cải cách, nhưng phần lớn đều thất bại.
- ha ha ha,
Trịnh Cán cười lớn, cái giọng cười trẻ con của hắn khiến cho giám mục Jean Davoust cảm thấy nổi da gà, lão đã gặp qua rất nhiều vị quân vương, nhưng chưa có ai đem lại cho lão cảm giác đáng sợ như vậy, những vị quân vương mà lão gặp đều hêt sức tự cao, và bảo thụ, nhưng Trịnh Cán lại khác, lão cảm thấy hắn hiểu rất rõ về châu âu, về thiên chúa giáo, những điều kiện hắn đưa ra thực sự rất mê người,
Lão còn đang suy nghĩ thì Trịnh Cán đã nói:
- Giám mục Jean Davoust, quả nhân cũng nói luôn, ta hiểu biết về Châu Âu hơn ông tưởng, giáo hoàng Piô VI của các ông đang bị mất quyền điều khiển ở châu âu, Phổ , Áo và Nga đang là người nắm quyền, quyền lực của tòa thánh đã bị thu hẹp lại, nhưng quả nhân hứa với các ông, nếu cấc ông trao đổi với quả nhân kỹ thuật làm súng trường và kỹ thuật đóng tàu chiến, cùng với một số khoa học kỹ thuật khác, quả nhân sẽ để cho tòa thánh của các ông, vươn tay tới nơi này,
Dừng một lát Trịnh Cán lạnh lùng nói:
- Nếu các ông không đồng ý, ông có thể tin rằng, Giáo phận Đông đàng ngoài và Tây Đàng ngoài của các ông, quả nhân sẽ nhổ tận gốc rễ. trong cảnh nội quả nhân cầm quyền, nhất định sẽ không có lấy một nóc giáo đường.
Jean Davoust quả thực đã sợ hãi nếu là vị quân vương khác, kể của Chúa nguyễn Phúc Ánh ông cũng không tin tưởng, nhưng vị điện đô vương điện hạ này mang lại cho ông ta một sự áp bức rõ rêt, người này hiểu biết về cuộc chiến tranh giành quyền lực ở Châu Âu, hiểu cả về tòa thánh, thậm chí hiểu rõ cả nước pháp, tam tư của người này Jean Davoust không hề dám đùa bỡn chút nào, Jean Davoust lập tức tiến lên cúi đầu cung kính nói:
- Thiên triều điện hạ yên tâm, tất cả các đề nghị của ngài, thần đã viết thư cho đức Giáo Hoàng, tin rằng rất nhanh người sẽ hồi báo, nhất định không để Thiên triều điện hạ thất vọng,
- Nên như thế,
Lúc này Jean Davoust mới đầu đầy mồ hôi trở về chỗ ngồi
Trịnh Cán lại nói:
Hoàng Đình Bảo, việc giao thương với các nước láng giếng thế nào rồi,
Hoàng Đình Bảo đứng lên bẩm báo:
- Hồi bẩm điện hạ, kể từ khi ban chỉ mỏ cửa thông thương,. Mọi việc đều đang được tiến hành, các viên hoạn quan đều đã được cử đi các nơi để thu thuế thương mại, hạ thần dự định trước mắt xây ba cảng biển và năm cửa khẩu, các vương quốc phía nam cũng đã đồng ý rồi, chỉ còn Lưỡng Quảng của Đại Thanh chưa thấy hồi âm.
Trịnh Cán lên tiếng,:
- Đại Thanh là nước lớn, từ Quảng đông về đến Bắc Kinh xa xôi, thư tín có thể chưa đến ngay được, nhưng ta tin rằng, Đại Thanh nhất định sẽ đồng ý
- Điện hạ, thứ cho chúng thần ngu muội.
Đám đại thần ngôi quanh đây liền không hiểu ý hắn, theo ý bọn họ, bao nhiêu năm qua chỉ có Đại Việt tiến cống và thần phục đại thanh, vua Việt gặp Hoàng Đế nhà thanh cũng phải quỳ gối, có lý đâu họ lại coi trọng chúng ta, Trịnh Cán không trách đám người này, họ bị giới hạn bởi tư duy thời đại, ở thời này thì đại thanh chính là cường quốc, một tỉnh của ngươi ta cũng bằng cả đất nước mình, cho nên chưa bao giờ đám Lê Quý Đôn nghĩ rằng, chỉ bằng một bức thư của Bùi Danh Toại mà Đại Thanh lại đồng ý mở của khẩu cả. Nhưng Trịnh Cán thì lại biết rõ, năm 1790 nhà Thanh buộc phải mở cửa, lần này Trịnh Cán chỉ là thúc đẩy sớm mà thôi. Năm 1770 Cuộc chiến Thanh – Miến (4) tiêu tốn quốc khố nhà Thanh 9,8 triệu lạng bạc. hơn nữa Càn Long còn cho quân đóng dọc biên giới vùng Vân Nam trong suốt một thập niên kế tiếp để chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh nữa, trong khi vẫn cấm giao thương trong suốt hai thập kỷ Năm 1790 quý tộc Thái-Shan và các quan lại Vân Nam muốn tiếp tục giao thương nên đã tâu xin Càn Long cho phép mở cửa, điều này do Trịnh Cán đọc được trong sách lúc còn ở hậu thế. Dựa vào điểm này, hắn tin rằng, khi Thư Thường tấu xin mở cửa ở Lưỡng Quảng, Càn Long nhất định sẽ đồng ý, Đại Thanh lúc này đang cần một số lượng bạc khổng lồ để trang trải cho chiến phí, nhưng với danh nghĩa là nước lớn, Càn Long không thể hướng các nước nhỏ xin giao thương được. lâm vào tiến thoái lưỡng nan. Lần này Trịnh Cán đề nghị, Càn Long nhất định xem việc nối lại giao thương này là biểu hiện của việc Đại Việt thuần phục chứ không phải Càn Long cần, việc này Trịnh Cán cũng kệ ai thuần phục ai không quan trọng, quan trọng là được mở của khẩu.
Nghe Trịnh Cán giải thích đám người ngôi đây từ quan đến tướng đều chặt lưỡi kinh hãi,
“ Điện hạ mới bao lớn, mà đã quyền mưu như vậy, sau này quyết thành tựu to lớn, không thể hạn lượng”
Qua lần phân tích này, kẻ trung thành thì càng trung thành hơn, còn kẻ có ý manh tâm thì lại càng kinh sợ Trịnh Cán hơn, vị tiểu điện hạ này, không hề dễ chọc.
………………………………
(1)Thị lang bộ Hộ, Tham tụng, kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp Phan Lê Phiên: (chữ Hán: 潘黎藩, 1735-1798), tên là Phan Văn Độ sau đổi là Phan Lê Phiên, rồi lại đổi là Phan Trọng Phiên, dòng dõi Phan Phu Tiên, là danh sĩ, đại quan trong lịch sử Việt Nam, quê ở làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Nội). Năm Đinh sửu 1757, ông đỗ Tiến sĩ Nho học, được người đời khen ngợi là bậc anh tài trẻ tuổi. Ông làm Đốc trấn Cao Bằng, Hiệp trấn phủ đạo Thuận Quảng, sau về triều làm Thị lang bộ Hộ, thăng đến Tham tụng, kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp (Hiệu phó trường Quốc học). Khi chúa Trịnh Sâm mất, ông chịu cố mạng lập Trịnh Cán, nhưng quân Tam phủ nổi loạn, bỏ Trịnh Cán, tôn phù Trịnh Khải lên cầm quyền, ông bị cách cả chức tước. Đến đời Mẫn đế (Chiêu Thống) vời ông làm Thượng thư bộ Binh, Nhập thị Kinh diên, Bình chương sự, rồi tấn phong Kinh tử Vinh lộc đại phu, tước Tứ Xuyên Hầu.
(2) Phủ Phụng Thiên: Thăng Long bao gồm Hoàng thành Thăng Long và một phủ kiêm lý, là phủ Phụng Thiên, phần thị thành kề cận kinh thành (phủ Phụng Thiên mới là phần gốc lõi của Kẻ Chợ). Đứng đầu phủ Phụng Thiên là viên quan Phủ doãn, gọi là Phủ doãn phủ Phụng Thiên. Phủ Phụng Thiên, đến thời nhà Nguyễn thì đổi thành phủ Hoài Đức, vào cuối thời nhà Hậu Lê tới đầu thời nhà Nguyễn gồm 2 huyện (với tổng cộng 13 tổng có: 239 phường, thôn, trại (đơn vị cấp làng xã)):
(3)Jean Davoust: Sinh năm:1728 (Nước Pháp), Chịu chức linh mục:1753, Chịu chức Giám Mục:1771, Qua đời:1789. Phó Đại diện Tông Tòa Tây Đàng Ngoài (1771– 1780), Giám mục hiệu tòa Ceramus (1771– 1789), Đại diện Tông Tòa Tây Đàng Ngoài (1780– 1789).
(4) Chiến tranh Thanh – Miến: Cuộc xâm lược Miến Điện của nhà Thanh hay Chiến dịch Miến Điện của Đại Thanh, là một cuộc chiến tranh giữa Đại Thanh và Đế quốc Konbaung tại Miến Điện. Nhà Thanh dưới sự lãnh đạo của Hoàng đế Càn Long đã bốn lần tấn công Miến Điện trong các năm từ 1765 đến 1769, xem đó là một trong Thập toàn Võ công. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh này đã lấy đi sinh mạng của 7 vạn binh sĩ nhà Thanh gồm cả bốn vị chỉ huy Dương Ứng Cư, Minh Thụy, A Lý Cổn, và Phó Hằng (người sau này ngã bệnh chết năm 1770). có lúc lại bị coi là "một trong những đại chiến bại của Thanh triều".Miến Điện đã tự vệ thành công, tạo cơ sở cho biên giới giữa hai nước Myanma và Trung Quốc ngày nay. Cuộc chiến tiêu tốn quốc khố nhà Thanh 9,8 triệu lạng bạc. Dẫu vậy, Càn Long cũng vẫn cho quân đóng dọc biên giới vùng Vân Nam trong suốt một thập niên kế tiếp để chuẩn bị cho một cuộc viễn chinh nữa, trong khi vẫn cấm giao thương trong suốt hai thập kỷ. Phải mất 20 năm nữa Miến Điện và Trung Hoa mới nối lại quan hệ vào năm 1790. Việc nối lại quan hệ này được trung gian bởi giới quý tộc Thái-Shan và các quan lại Vân Nam muốn tiếp tục giao thương. Miến Điện, dưới triều vua Bodawpaya, hiểu việc nối lại quan hệ này trên phương diện bình đẳng, và họ coi việc trao đổi sứ thần là một phần của nghi thức ngoại giao, chứ không phải phái đoàn triều cống. Tuy nhiên với triều đình Trung Quốc, tất cả các phái đoàn ngoại giao đều được coi là phái đoàn triều cống. Càn Long xem việc nối lại quan hệ là biểu hiện triều phục từ phía Miến Điện, và đơn phương tuyên bố chiến thắng, ghi chiến dịch Miến Điện vào sổ Thập toàn võ công của mình.