Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Trí Tuệ Do Thái

Chương 8: Luôn Luôn Ghi Nhớ Và Không Bao Giờ Lãng Quên

« Chương TrướcChương Tiếp »
(Động cơ của người Do Thái)

Hai tuần sau khi trở về từ Paris, Jerome và tôi cùng nhau đến khuôn viên trường Đại học Hebrew. Jerome cần phải đăng ký học kỳ tiếp theo còn tôi thì muốn dành vài giờ để nghiên cứu trong thư viện của trường.

Chúng tôi đỗ xe gần ký túc xá Resnick. Jerome lấy một chiếc túi thể thao màu đen ra khỏi thùng xe, khoác lên vai và bắt đầu tiến đến phía nhà hành chính.

"Có gì trong túi thế?" tôi hỏi khi để ý thấy chiếc túi có vẻ khá nặng.

"Lát nữa cậu sẽ thấy," hăsn thở hổn hên khi chúng tôi leo lên những bậc cầu thang cùa khu nhà nhân sự chính trong khuôn viên của trường.

Nhìn xung quanh, tôi nhớ lại những năm tháng tươi đẹp của thời sinh viên. Đi qua những lớp học xưa kia tôi đã lừng ngồi và trải qua những kỳ thi tự nhiên khiến tôi bâng khuâng. Không hiểu tại sao khuôn viên trường Đại học Hebrew luôn gợi cho tôi nhớ đến khu Một thế giới nhỏ bé (It"s a small world after all) ở Disneyland. Từ khuôn viên trường, bạn có thể thấy ngọn núi Olives gần đó, Đông Jerusalem, ngôi làng Isawivah và các điểm căng thẳng về chính trị khác. Khuôn Viên tràn ngập những con người trẻ tuổi đang tận hưởng thời thanh xuân của cuộc đời, lòng đầy niềm lạc quan về một tương lai tươi sáng đang chờ đợi phía trước sau khi họ nhận được tấm bằng đại học.

Cách bố trí khuôn viên cho người đi dạo cảm giác mình đang ở nước ngoài bởi vì mục đích của người thiết kế là làm cho nó trông như một sân bay. Có những hành lang dài, tối với những ngã rẽ ra những lối đi thậm chí còn dài và tối hơn dẫn tới những khu lớp học. Chỉ còn thiếu mỗi hệ thống loa thông báo, "Chuyến bay số 415 đi Madrid. Đang làm thủ tục tại Khu G, Nhà Nhân sự."

Chúng tôi đến "Lễ đường,’ trung tâm của khuôn viên, Jerome đặt chiếc túi xuống nền đá hoa và lấy ra một chiếc túi nhựa khá rộng trông như kiểu bộ đồ của búp bê Barbie. Hắn lấy một chiếc áo nhỏ khoảng bằng bàn tay in một trong những hình thiết kế nổi tiếng của hắn - hoàng tử Charles gội đầu cho nữ hoàng Elizabeth, Mặt sau in tên và địa chi cửa hàng của Jerome.

"Đây là mẫu áo nguyên gốc ban đầu của tớ," hắn giải thích. "Theo gợi ý của Samuel, tớ đang thực hiện sao chép những chiến lược tiếp thị thảnh công đây. Tớ nghĩ là một cái nhỏ làm mẫu miễn phí sẽ là một ý tưởng tuyệt vời.”

"Tuyệt," tôi cầm chiếc áo nhỏ tí xíu trong tay. "Áo mẫu. Ý tưởng mới độc đáo làm sao," tôi nhe răng cười.

Jerome lôi ra thêm mấy chiếc áo tí xíu như vậy nữa và bắt đầu phân phát cho những người đi qua. Những sinh viên ngạc nhiên cầm chiếc áo mô hình, mỉm cười và tiếp tục bước đi. Sau một vài phút, tôi để ý thấy một điều rất thú vị. Khác hẳn với số phận của những tờ rơi thường bị vo viên rồi ném vào thùng rác, không ai dám vứt chiếc áo của Jerome đi. Thay vào đó, họ nhẹ nhàng gấp chiếc áo tí xíu lại, như kiểu ta vẫn gập quần áo ở nhà, và cho vào túi.

Tôi hỗ trợ Jerome trong công cuộc tiếp thị của hắn. Trong vòng nửa tiếng, chúng tôi để ý một điều thú vị khác nữa - sinh viên từ chỗ khác bắt đầu đến chỗ chúng tôi để nhận những chiếc áo be bé, xinh xinh. Có vài người còn quay lại xin thêm cái nữa!

Khi phân phát xong hết đống áo trong túi Jerome, tôi nhìn đồng hồ. Mất một tiếng. Jerome cũng nhìn đồng hồ.

"Tớ có khoảng năm phút," hắn nói và bắt đầu thu đọn đồ.

"Làm gì?" tôi hỏi.

"Trước khi gặp Lisa," hắn giải thích, nói ra tên cô gái bằng giọng Mỹ nặng một cách cố ý, "cô cháu gái dễ thương của Samuel."

"Cậu có mang chiếc phong bì đi?"

"Có chứ. Còn lý do nào khác để tớ gặp cô ấy đâu. Tớ chỉ đang thực hiện lời hứa thôi."

"Câu có bao giờ nghĩ đến khả năng cô ấy là một người rất hay chưa?"

"Cô ta là người nhập cư. Cô ta có dễ thương hay không chả quan trọng với tớ." Hắn kéo phéc-mơ-tuya của chiếc túi.

Chúng tôi hướng đến thư viện ở ngay bên phải Lễ đường. Ở tiền sảnh thư viện, tôi chuẩn bị chia tay Jerome. Hắn đặt chiếc túi xuống nền nhà và nhìn những sình viên đang ngó quanh tìm bạn bè mình.

‘"Những cô nàng nhập cư trông thế nào nhỉ?" hắn hỏi, giọng nửa đùa, nửa nghiêm túc.

"Giống hệt những anh chàng thôi, chỉ có điều dễ coi hơn," tôi trả lời cũng bằng kiểu của hắn.

"Nếu tớ nhớ không nhầm thì họ hay mặc váy bò dài, đi những đôi xăng-đan kiểu mẫu mực với tất trắng và đội mũ nữa," hắn nói.

"Tất cả bọn họ, không trừ một ai."

"Không, thực ra... Làm thế nào tớ nhận ra cô nàng được đây?" Hắn nói thành lời nỗi lo của minh.

"Cậu không nói trước là mình mặc gì à?" tôi vừa hỏi xong thì nghe thấy một giọng nói dịu dàng, e thẹn cất lên.

"Anh là Jerome phải không?" một cô gái trẻ tiến đến phía chúng tôi.

"Lisa hả?" Jerome trả lời, rõ ràng cực kỳ sửng sốt.

Cả hai chúng tôi cùng ngạc nhiên trước điều mà chúng tôi thấy.

Lisa không mặc váy bò dài, đi tất trắng hay sỏ chân vào đôi xăng-đan mẫu mực, thậm chí cũng chẳng đội mũ nốt. Nụ cười của cô làm lộ ra hàm răng trắng bóng và hai lúm đồng tiền rất sâu. Khi cười, trông cô còn xinh hơn. Mái tóc đỏ được buộc túm đuôi ngựa sau gáy. Cô đeo cặp kính gọng đỏ rất hiện đại, mặc một chiếc áo màu nâu sáng và quần đen.

"Trông cô không giống người nhập cư," Jerome buột miệng nói, vẫn cái kiểu thẳng thừng của hắn. Đôi mắt xanh của hắn dán vào đôi mắt đẹp và ấm áp của cô gái. Hắn sững sờ trước cô. Nhung với Jerome thì điều đó cũng chẳng có gì lạ. Nếu tôi giới thiệu với hắn một trăm lẻ một cô thì Jerome chắc cũng phải lòng ít nhất đến một trăm cô. Tôi nhớ có lần cùng hắn xem một bộ phim tài liệu về Magaret Thatcher trên TV, và lần đó, Jerome đã cố thuyết phục tôi tin rằng vị cựu thủ tướng của nước Anh thực ra là một phụ nữ rất quyến rũ.

Nghe qua cuộc trò chuyện ngắn của họ trong tiền sảnh, tôi biết được rằng Lisa là sinh viên năm thứ hai khoa giáo dục và nghiên cứu về Do Thái. Cô đang ở trong ký túc xá Idelson, chung phòng với bai người nữa và làm việc bán thời gian chăm sóc một phụ nữ tàn tật ở French Hill, khu dân cư ngay cạnh trường đại học.

Lisa thì biết được rằng Jerome đang sống trong một căn hộ ở khu Nachlaot, rằng tháng tới hắn sẽ theo học một chương trình đại học về quản trị kinh doanh và hắn có công việc kinh doanh quần áo khá phát đạt. Hắn cũng nói thêm vói cô rằng hắn đang dự định khai trương một chuỗi cửa hàng thời trang dành cho cộng đồng tôn giáo trong vùng bị chiếm đóng. Tôi dám đảm bảo 100% rằng hắn chỉ mới nảy ra ý tưởng đó mười giây trước khi chia sẻ nó với Lisa.

"Ôi, tôi xin lỗi. Phép lịch sự thông thường của tôi đâu mất rồi nhỉ? Đây là bạn tốt của tôi, Eran." Jerome hướng về phía tôi. "Cậu ây có gia đình rồi," hắn nói, cố tình nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản giữa hắn và tôi. Hắn không muốn Lisa mắc sai lầm khi nghĩ đến một cái đuôi tiềm năng.

Lisa mỉm cười lịch sự. Tôi muốn nói một câu gì đó thật hài hước nhưng tất cả những gì thoát ra khỏi miệng tôi chỉ là một câu yếu ớt và cực kỳ kém ấn tượng, "Rất vui được gặp cô."

Jerome nhớ ra mục đích của cuộc gặp và rút chiếc phong bì ra, đưa cho Lisa.

"Bác Samuel của cô gửi đây," hắn mỉm cười.

Lisa cẩn thận mở chiếc phong bì, liếc nhìn vào bên trong và rút ra một tấm thiệp nhỏ. Cô đọc tấm thiệp, nở một nụ cười nồng hậu và cho nó vào lại bên trong chiếc phong bì.

"Suýt nữa thì tôi quên đưa cho cô. Trí nhớ của tôi không được tốt lắm," hắn tỏ vẻ có lỗi.

"Tôi nghe nói cô đã từng làm nghiên cứu về trí nhớ của người Do Thái hay đại loại thế," tôi gợi chuyện.

"Đúng vậy," cô gật đầu xác nhận.

"Thật tốt là cô đã không phỏng vấn tôi cho bài nghiên cứu của mình. Tôi là một người Do Thái có trí nhớ tệ hại," Jerome nói.

"Đừng nói chắc chắn thế," cô nói và mỉm cười.

"Vậy người Do Thái có thủ thuật bí mật nào đó không? Có những phương pháp cải thiện trí nhớ đặc biệt nào không?"

"Có thể nói thế," cô trả lời ngắn gọn và nhìn xuôhg sàn. Sự im lặng bỗng trùm lên chúng tôi.

"Các anh đã ăn trưa chưa?"

"Chưa," cả hai chúng tôi cùng trả lời với một sự thoải mái không thèm che dấu.

"Chúng ta đến căng tin nhé, ăn vài thứ và tôi sẽ tiết lộ "bí mật" cho các anh." Cô nhấn mạnh từ "bí mật’, mở to mắt và cười thoải mái.

"Bác Samuel của cô đã nói cho chúng tôi biết việc học quan trọng thế nào với người Do Thái," tôi nói khi lướt con dao qua miếng lườn gà rán. "Liệu đó có phải là một phần trong chuyện trí nhớ không, rằng họ có động lực để ghi nhớ những điều họ được học?"

"Đúng vậy," Lisa trả lời. "Động lực là một yêu cẩu cơ bản trong việc đạt được mục tiêu, trong đó có mục tiêu hướng tới một trí nhớ tốt. Chúng ta luôn nhớ những thứ mình thực sự muốn nhớ, phải không nào?" cô tiếp tục mà không chờ một câu trả lời. "Tôi chưa thấy người nào, nếu có ai đó nợ họ 100.000 đô-la, mà lại không nhớ nhấc điện thoại lên hàng ngày để đòi nợ!" cô cười.

"Hay có người nào quên đi phỏng vấn xin việc," tôi bổ sung.

"Đúng thế," Jerome đồng ý. "Tôi không nghĩ mình đã từng quên đi nộp phạt vì đỗ xe sai bao giờ."

Ngạc nhiên, cả tôi và Lisa cũng quay sang nhìn Jerome chằm chằm. Một công dân mẫu mực không phải là phẩm chất thưòng có ở Jerome.

"Lúc đầu, tôi chẳng bao giờ có ý định nộp phạt cả," hắn giải thích.

"Vậy động lực của người Do Thái trong phát triển trí nhớ là để giữ gìn truyền thống, phải không?" tôi phỏng đoán.

"Chính xác. Nhưng đó không phải là động lực duy nhất. Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới được ban cho một điều răn mà họ có trách nhiệm phải ghi nhớ. "Hãy nhớ điều Amelek làm cho ngươi.’ "Hãy nhớ ngày Sabbath và giữ sự thanh cao của nó"...

"Từ "nhớ" xuất hiện không dưới 172 lần trong kinh Torah," cô mỉm cười, "Nói về động lực, các anh có nghĩ đối với một người theo đạo thì còn nguồn động lực nào vĩ đại hơn một mệnh lệnh trực tiếp từ Chúa không? Đó chính là một trong những lý do khiến người Do Thái phát triến một trí nhớ tuyệt vời đến vậy. Nhà sử học nổi tiểng Josephus Flavius đã tổng kết những động cơ phát triển trí nhớ của người Do Thái rất hay như thế này: Chúng ta (người Do Thái) có trách nhiệm dạy Kinh thánh cho con cháu mình đế chúng có thể biết được những nguyên tắc và những câu chuyện về tổ tiên, đế chúng đi đúng con đường mà tổ tiên ta và ta đã đi... và để chúng không thể nói rằng mình không biết."

"A ha! Đó mới chính là vấn đề đấy!" Jerome thốt lên.

"Cái gì cơ?" Lisa hơi ngạc nhiên.

"Những bà mẹ Do Thái, ở đâu cũng thế, đều lo sợ rằng một ngày nào đó những đứa con mình, đã hoàn toàn trưởng thành, sẽ về nhà và phàn nàn, "Sao hồi xưa mẹ không nói với con rằng có những 613 lời răn dạy?! Hôm qua con vừa ăn một chiếc bánh kẹp thịt muối hai tầng. Khéo con phải phạm đến 38 điều răn khác nhau mất rồi."

Lisa cười và nhìn Jerome vẻ tò mò. Jerome để ý thấy ánh mắt đó nên quay đi chỗ khác ngay. Hắn hơi đỏ mặt và cắn môi. Lisa quay sang tôi, và tôi hiểu được khoảnh khắc lúng túng giữa hai người nên chia sẻ với cô một nụ cười thấu hiểu, thông cảm. Sợ hai người bọn họ chêt vì ngại mất nên tôi ngồi thẳng lại, làm mặt nghiêm túc và nói, "Josephus là người Do Thái phải không?" Tôi thừa biết ông ấy là người Do Thái nhưng lúc đó, tôi chẳng nghĩ ra được điều gì khác.

"Đúng vậy. Tên Do Thái của ông ấy là Yosef Ben- Mathias. Các anh có biết gốc của từ "tục lệ" trong tiếng Do Thái không?"

"Cô muốn nói là từ masoret với các gốc m s r hả?" tôi trả lời.

"Từ này thực ra bắt nguồn một từ tiếng Arcadi musru có nghĩa là nắm chắc một thứ gì đó và thả ra. Nói cách khác, truyền đạt quá khứ đến các thế hệ tương lai, đó là nền tảng cơ bản để có tự do."

"Hay thật,” tôi ngạc nhiên.

"Thế các anh có biết gốc của từ "Ivri" không?"

"Có chứ. Ivri - ah, v, r. Có nghĩa là quá khứ, nhưng cũng có nghĩa là "truyền lại"," lần này thì là Jerome trả lời.

"Một dân tộc Do Thái với "một quá khứ" cẩn phải tiếp tục được "truyền lại". Tương lai của người Do Thái có nền tảng là quá khứ, một quá khứ mà người Do Thái có nghĩa vụ truyền lại và tiếp tục. Tương lai cần đến quá khứ. Hai điều này luôn song hành trong suốt toàn bộ lịch sử của người Do Thái."

"Lịch sử của người Do Thái chứa đựng đầy nỗi đau. Vậy chẳng phải sẽ tốt hơn nếu ta quên đi quá khứ và bước tiếp sao?" Jerome hỏi.

"Một câu hỏi rất hay," Lisa nói và lấy ra một bản sao cuốn Kinh thánh ra, bắt đầu lật qua các trang sách. "Đợi tôi một chút, tôi sẽ tìm câu trả lời cho câu hỏi anh vừa đặt ra. Cô tìm thấy trang sách và nói. "Ở đây chúng ta có một nghịch lý! Bạn phải xóa những ký ức về nỗi đau khỏi đầu mình nhưng đừng quên chúng. Chúng ta có thể rút ra được gì từ điều nghịch lý này đây? Đó là chúng ta có hai trách nhiệm trái ngược nhau. Ta không được phép quên đi quá khứ cay đắng, đau thương nhưng ta phải xóa đi những vết sẹo của quá khứ đó để sống cuộc sống của mình mà không phải mang trên mình gánh nặng của sự trả thù vô ích. Nhớ và quên để có thể sống một cuộc sống cân bằng và lành mạnh."

Jerome vẫn ngẫm nghĩ về câu trả lời của Lisa, "Nhưng tôi vẫn không hiểu tại sao cần phải ghi nhớ mọi thứ."

"Để sống còn," cô trả lời mà không chớp mắt. "Nếu một lần ta đã bị bỏng thì lần sau ta sẽ biết cẩn thận hơn để mà tránh. Chuyên gia thần kinh học Oliver Sachs cho rằng trí nhớ chính là nhân tố giúp một cơ thể sống tự thích nghi và sống còn trong môi trường thay đổi không ngừng. Cuộc sống dựa trên trí nhớ."

"Cô biết không, đó chính là điều mà bác Samuel của cô đã nói với chúng tôi. Ông ấy cho rằng giữa bản năng sinh tồn và trí tuệ tổn tại một sợi dây liên hệ mật thiết."

"Ồ... chúng tôi là người cùng một gia đình mà!" Cô mỉm cười tỏ vẻ tự hào. "Ghi nhớ quá khứ là một điều thiết yếu để duy trì sự tồn tại của chúng ta - với tư cách là những cá nhân và một dân tộc. Tôi thì nghĩ rằng có một điều rất đáng kinh ngạc - đó là tất cả những truyền thống của chúng ta đều được truyền miệng. Anh có nghĩ thế không?" Nhận xét cuối cùng của cô hướng đến tôi.

"Ừm... tất nhiên rồi," tôi lắp bắp.

"Không, thật đấy!" Chắc cô ấy nghĩ mình chưa nói đủ rõ ràng. "Ngay cả khi chữ viết trở nên thông dụng, các nhà hiền triết vẫn thích truyền đạt lại các thông tin, lịch sử và những câu chuyện bằng lời nói chứ không muốn ngổí viết lại lịch sử Do Thái."

"Thật sao?" tôi ngạc nhiên. "Cô có chắc không?"

"Tôi muốn nói đến tất cả những sự kiện trong lịch sử Do Thái. Có hàng tỉ thông tin viết về thời Trung đại, chẳng hạn như những ý tưởng Do Thái, những nhà tư tưởng Do Thái, quan điểm, nhận xét và cách hiểu của họ về Kinh thánh, triết học, các vấn đề liên quan đến luật pháp, những điều thần bí... Có hàng triệu thông tin về tầm quan trọng của lịch sử Do Thái và lý giải vể lịch sử Do Thái nhưng thực chất chẳng có gì nói về những sự kiện và nhân vật lịch sử. Người Do Thải ở thời Trung đại không hứng thú với việc ghi lại lịch sử cúa mình như những dân tộc khác, như người Ả Rập chẳng hạn. Thậm chí có người còn coi việc viết sử là điều "lãng phí thời gian" nữa."

"Nhưng tại sao?" Jerome hỏi.

"Bởi vì đối với người Do Thái, nội dung hệ tư tưởng quan trọng hơn nhiều. Hầu hết những cuốn biên niên và văn bản chép sử Do Thái viết ra đều nhận được sự thờ ơ và rơi vào quên lãng. Nếu anh sống ở năm 1500 và muốn xác nhận những di sản lịch sử của người Do Thái, anh chỉ có đúng năm cuốn sách để lựa chọn: Sefer Yosifin, Seder Olam Rabah, Seder Olam Zuta, Igeret Rav Sharira Gaon và Sefer Kaballah shel Eben-Daud. Thư viện lịch sử từ các thế hệ trước để lại chỉ có vậy thôi!"

"Lạ thật đấy," tôi nhận xét.

"Lạ đối với những người sống ở thế kỷ XXI, những người nghĩ rằng chẳng có gì thay thế được bút, giấy hay một chiếc máy tính." Cô mỉm cười nồng hậu và tiếp tục. "Với lại, người Do Thái cho rằng ghi mọi thứ ra giấy chẳng giúp ích gì cho việc ghi nhớ cả. Thật ra, họ cho rằng ghi ra giấy chỉ làm cho người ta không cần phải nhớ nữa. Thay vì lưu trữ thông tin trong đầu thì ta lại lưu trữ thông tin trên một tờ giấy. Máy tính của anh đã bao giờ bị hỏng làm mất hết mọi dữ liệu chưa?"

"Có chứ, vài lần rồi,” Jerome trả lời ngán ngẩm.

"Vậy sẽ thế nào nếu ta ghi tất cả lịch sử và truyền thống Do Thái ra những cuốn sách và rồi một ngày chúng bị những kẻ thù ghét Do Thái đốt rụi, mà điều này thì đã xảy ra không chỉ một lần? Khi đó, những truyền thống Do Thái sẽ ra sao? Nỗi lo sợ phải phụ thuộc vào những thứ vật chất, như sách chẳng hạn, là rất lớn đối với một dân tộc sống lang thang và luôn bị săn đuổi." Lisa bắt đầu trở nên kích động. "Đó là lý do vì sao họ biết rằng nếu muốn bảo vệ truyền thống của mình, họ phải dựa vào một thứ mà không sức mạnh nào hủy hoại được - trí nhớ của mỗi người dân Do Thái trong tập hợp trí nhớ của toàn dân tộc. Vì vậy, trong khi các dân tộc khác ghi lại những câu chuyện, lịch sử của mình thì chúng ta, những người Do Thái, lại tin tưởng vào trí nhớ. Điều đó giải thích tại sao họ phát triển những phương pháp ghi nhớ hay chính xác hơn là những "kênh" để gìn giữ trí nhớ của toàn dân tộc Do Thái."

Lísa dựa vào ghế, cho một miếng thịt gà vào miệng.

"Tôi thì nghĩ rằng không ghi lại lịch sử là một khiếm khuyết của họ," Jerome nói. "Dù họ có nỗ lực đến đâu thì có những điều vẫn bị thất lạc."

"Có thể anh nói đúng và rất nhiều người cũng đã chỉ trích gay gắt sự thờ ơ của các thế hệ trưóc đối với việc ghi lại lịch sử dân tộc. Nhưng thực sự không phải vậy. Nhà sử học Chaim Yerushalmin thậm chí còn cho rằng số lượng ít ỏi những văn bản ghi lại lịch sử không phải là dấu hiệu của một khiếm khuyết hay một vết đen trong lịch sử mà nó phản ánh sự độc lập nổi bật mà ngày nay chúng ta không còn có nữa."

"Nói cách khác, ngày nay chúng ta sợ phụ thuộc vào trí nhớ của mình," tôi tóm lại.

"Chính xác." Cô gật đầu xác nhận. "Chúng ta không tin tưởng hay phụ thuộc vào trí nhớ của mình. Chúng ta có những công nghệ, như ta đã nói đến, giấy tờ, máy tính, máy cầm tay, nhiều nhiều nữa, Chúng ta không cần phải sử dụng trí nhớ của mình nữa, chính thế mà nhiều vấn đề đã nảy sinh. Não bộ có phần giống như một loại cơ, muốn khỏe mạnh cần phải sử dụng thường xuyên. Người Do Thái biết rằng mình có thể trông cậy vào trí nhớ.”

"Nhưng để đề phòng, họ đã phát triển các phương pháp hỗ trợ trí nhớ đó," Jerome mỉa mai.

"Điều đó cũng không đi ngược lại điều tôi muốn nói. Những phương pháp đó được phát triển đặc biệt để gìn giữ và cải thiện trí nhớ. Nó cũng giống như việc một vận động viên thả lỏng trước khi ra sân thi đấu hay đi một đôi giày thích hợp vậy thôi. Anh ta không làm vậy bởi vì anh ta cho rằng mình hơi xuống cấp mà bởi vì anh ta muốn cải thiện khả năng của mình thôi, đúng không?"

Jerome sững sờ. Nếu có cái gì đó có thế tác động đến nhận thức của Jerome thì đó chính là những ví dụ về thế giới thể thao. Hắn cười nhe răng đến tận mang tai. "Đó là điều thú vị nhất mà tối từng được nghe từ miệng một cô gái theo đạo. Cô có thích thể thao không."

"Có," cô trả lời e thẹn. "Có thời gian tôi đã từng làm huấn luyện viên thể lực."

Jerome nhìn cô đầy ngưỡng mộ. Lisa giơ ngón trỏ lên và chỉ vào hắn. "Nói cách khác, nếu anh muốn nhớ một thứ gì đó, anh phải có niềm tin vào trí nhớ của mình và dựa vảo trí nhớ đó," cô nở một nụ cười nồng hậu.

"Tôi đã bắt đầu tin vào Chúa rồi đây." Hắn tiếp tục nhìn chầm chằm vào cô gái, đầy xúc động.

"Họ sử dụng những phương pháp gì?" tôi hỏi vì mục đích chuyên môn của riêng mình.

"Ồ, có nhiều lắm," cô vui vẻ quay trở vể chủ đề thảo luận của chúng tôi. "Nhưng nếu nói về trí nhớ tập hợp của dân tộc Do Thái, có hai kênh chính: nghi lễ và cầu nguyện.

"Họ nhớ thời gian tổ chức lễ Quá hải và lễ Lều trại bằng cách quan sát chu kỳ nông nghiệp tự nhiên hàng năm của mùa xuân và mùa gặt hái. Mục đích của những ngày lễ này là để nhắc người Do Thái nhớ đến sự kiện họ được giải phóng khỏi chế độ nô ɭệ tại Ai Cập và bốn mươi năm lang thang khắp sa mạc sau đó, cũng như ngày lễ Shavout trở thành một ngày để nhắc người Do Thái nhớ đến việc tiếp nhận Torah trên núi Sinai. Những sự kiện này được duy trì trong bữa ăn ngày lễ Quá hải hay lễ quả đầu mùa. Anh có nhớ gì về bữa ăn ngày lễ Quá hải không?" cô hỏi Jerome.

Jerome nhận ra rằng chúng tôi sẽ không nói chuyện về kỳ Olympic vừa qua nhưng vẫn muốn tạo ấn tượng tốt. Hắn ngước lên nhìn trần nhà và ngẫm nghĩ.

"Ừm, tôi nhớ mấy bài hát, bốn câu hỏi, câu chuyện về bôn người con trai... Tôi nhớ về Thầy Eliezer và những người ngổì tựa ở Bnei Brak khác, đại loại thế... Tất nhiên, có một cái bàn và những món ăn tuyệt hảo. Đó là phần quan trọng nhất của buổi lễ, nhân tố cơ bản trong mọi ngày lễ của người Do Thái."

"Nhân tố cơ bản?”

"Rõ là thế. Ngày lễ nào của người Do Thái chả như nhau; bọn chúng cố gϊếŧ chúng ta. Chúng ta chiến thắng. Nào ăn thôi..."

"Tuyệt nhi!" Lisa ngạc nhiên. "Thế anh có nhớ món ăn đặc biệt nào không?"

"Ồ... Có bánh không men, cỏ đắng, ngò tây, trứng... khoai tây, cá gefilte, bánh hạnh nhân, nước nho cho bọn trẻ và rượu cho người lớn, thịt gà, nước sốt táo, trái cây..."

Lisa xua tay và mỉm cười. "Tôi không hỏi là mẹ anh hay chuẩn bị món gì. Ý tôi là những món ăn mà sách Haggadah nói đến kia."

"Thực ra, chúng tôi thường tổ chức ở nhà bà ngoại."

"Mà thôi, thấy chưa, anh nhớ được bao nhiêu thứ mà thậm chí còn chẳng để ý! Anh cũng đã nhắc đến những điểm quan trọng và cơ bản nhất rồi. Anh nhớ được những điều này bởi vì mỗi năm anh đều tham gia vào nghi lễ đó. Anh đóng một vai trong "vở kịch.’ Bố anh hoặc ông anh, những người chủ lễ, là diễn viên chính và bất cứ ai đọc một phần của bản Haggadah đểu đóng một vai phụ. Ai cũng thuộc lòng lời bài hát. Người ít tuổi nhất trong nghi lễ luôn biết mình phài chuẩn bị hát "bốn câu hỏi" và rồi đi tìm miếng bánh. Đúng không?"

"Thực ra mẹ tôi mới là người chủ lễ."

"Thật hả?" Lisa ngạc nhiên.

Jerome gật đầu. "Giọng mẹ tôi trầm hơn giọng ông tôi."

Lisa nhìn Jerome đầy hoài nghi. "Anh đùa đúng không?"

"Ông tôi chuẩn bị cá gefilte, rửa bát và thứ ba nào ông cũng đi chơi bài bridge ở câu lạc bộ phụ nữ địa phương... Xin lỗi nhé," hắn cười khúc khích. "Cô nói đúng. Tôi nói đùa đây."

"Điều quan trọng," Lisa lại đỏ mặt, "là anh đóng một vai trò tích cực trong nghi lễ, một nghi lễ với mục đích nhắc người ta nhớ đến câu chuyện về cuộc di cư khỏi Ai Cập. Có thể người Do Thái không thể tự mình nhớ tất cả sự kiện này. Khả năng ghi nhớ của một nhóm người sẽ tốt hơn nhiều. Tôi đoán chắc là anh chưa đọc những cuốn sách lịch sử nói về cuộc di cư khỏi Ai Cập nhưng anh biết khá rõ câu chuyện này bởi vì năm nào anh cũng tham gia vào việc tái hiện nghi lễ đó. Sự tham gia chính là một yếu tố góp phần tạo nên trí nhớ. Con người nhớ tốt hơn khi họ là một phần trong đó, nhất là khi có liên quan đến cảm xúc.

"Đúng là tôi nhớ những điều liên quan đến bữa ăn ngày lễ đó nhưng có ai bảo là tôi nhớ câu chuyện lịch sử đó đâu?"

"Bởi vì tất cả những thứ anh nhắc đến đều là những hình ảnh biểu trưng, chủ đề hay những từ ngữ chủ đạo nhắc anh nhớ đến một phần của câu chuyện lịch sử! Chẳng hạn, cỏ đắng là biểu tượng cho điều gì?"

"Được rồi, câu này dễ thôi, đó là cuộc sống cay đắng ở Ai Cập."

"Còn bánh không men thì sao?"

"Câu chuyện về "lương thực trời cho,’ bánh mỳ và hành trình lang thang trên sa mạc."

"Món charoset biểu tượng cho vữa xây nên những kim tự tháp," tôi bổ sung.

"Chính xác. Nói tóm lại, anh nhớ mọi thứ bởi vì nghi lễ gắn liền với nó," cô lặp lại ý chính của mình.

"Có lần, tôi gặp một người mù," tôi nhớ lại, "ông ấy có một trí nhớ phi thường. Ông ấy thuộc lòng số điện thoại, những cuộc hẹn của minh từ hàng tháng trước hoặc sẽ có trong hàng tháng sau đó, mà không hề cần sổ ghi chép hay sắp xếp các cuộc hẹn gì cả. Khi tôi hỏi ông ấy làm thế nào mà ông nhớ được, ông ấy có vẻ hơi ngạc nhiên và câu trả lời của ông ấy đến giờ vẫn văng vẳng trong tâm trí tôi. "Tôi đâu còn lựa chọn nào khác chứ?" Đó là lần đẩu tiên tôi biết rằng người mù thì đâu còn lựa chọn nào khác. Họ, hơn bất cứ người nào khác, có động lực để trông cậy vào trí nhớ của mình. Họ không thể xé một mảnh giấy và ghi ra danh sách những thứ cần phải mua. Họ cũng không thế viết số điện thoại ra được. Họ phải ghi nhớ tất cả những thứ này trong đầu mình."

"Một ví dụ rất hay,” Lisa khẳng định. "Người Do Thái cũng như một người mù cố gắng sống sót trong thế giới vậy. Họ cũng không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải dựa vào chính mình để hoàn thành nhiệm vụ cao cả nhất - đảm bảo sự tồn tại của dân tộc Do Thái."

"Cô có thể mở rộng quan điểm này đến cấp độ cá nhân được không?" Jerome nói to suy nghĩ của mình.

"Cô biết đấy... những phương pháp để nhớ bài học, như tài liệu để thi cử chẳng hạn."

"Nếu anh muốn nói đến kiểu phương pháp để tiết kiệm thời gian, tránh những cơn đau đầu và sự căng thẳng không cần thiết trong các kỳ thi thì tôi khuyên anh nên đến thăm một trường đạo," cô nói.

"Trường đạo sao?" Jerome nheo nheo mắt có vẻ không tin.

"Phải. Sao lại không chứ? Có vấn đề gì sao?"

"Jerome bị chứng sợ những người Do Thái sùng đạo thái quá," tôi giải thích ngay. "Hội chứng này rất phố biến ở những người Do Thái ngoại đạo sống ở Jerusalem với những người Do Thái chính thống. Những người bị hội chứng này luôn cảm thấy rằng người sùng đạo thái quá luôn cố làm cho họ sùng đạo hơn." Tôi nhìn sang Jerome. "Cậu có biết tớ đến trường đạo bao nhiêu lần vì công việc mà chẳng ai đến bảo tớ phải sùng đạo thế này thế nọ không?"

"Nhưng cũng có lần họ làm thế mà, đúng không?"

"Ừ, tất nhiên là có. Nhưng thế thì sao chứ? Ở New York có người còn thuyết phục tớ theo đạo Phật, và ở Nasville thì họ bảo tớ nên thành một con chiên của Chúa. Cậu sợ cái gì chứ?"

"Tôi xin lỗi," Lisa xen vào cuộc trao đổi nho nhỏ của chúng tôi. "Ý định của tôi hoàn toàn mang tính học thuật. Ở trường đạo anh có thể tự mình thấy việc thực hiện những phương pháp hiệu quả để cải thiện trí nhớ và học tập những thói quen. Chỉ thế thôi." Rõ ràng là Lisa hơi phật ý vì phản ứng có phần dữ dội của Jerome. "Chính tôi cũng sử dụng một vài trong số những phương pháp đó cho việc học tập ở trường đại học."

"Tôi không có ý nói rằng trường đạo có vấn đề gi. Tôi xin lỗi." Jerome cố làm cô dễ chịu hơn. Hắn với chiễc túi thể thao màu đen và lục một hồi đến khi lấy ra một trong những chiếc áo mẫu tí xíu của mình. "Một món quà nhỏ cho cô."

Lisa vui vẻ cầm chiếc áo và nhìn chăm chú vào nó. "Hay quá. Anh còn cái nào khác không.”

"Tôi nghĩ là không. Nhưng tôi hứa sẽ làm cho cô một cái nữa."

Theo thói quen, tôi rút một chiếc khăn ăn từ chiếc hộp để trên bàn ra, trải nó cẩn thận trước mặt mình.

"Nhớ lại một chút nào," tôi nói. "Trông cậy và tin tưởng vào trí nhớ. Hãy lấy động cơ là những điều bạn muốn ghi nhớ," tôi viết ra.

"Anh làm gì vậy?" Lisa xoay chiếc khăn ăn để đọc dòng chữ.

"Tôi chỉ ghi lại những ý chính cô đã nói thôi."

"Trông cậy và tin tưởng vào trí nhớ," cô đọc to và bật cười.

"Có gì buồn cười sao?" tôi hỏi, hơi ngạc nhiên.

"Vì anh đã viết ra."

Tôi mỉm cười ngượng ngùng. Cô ây nói đúng. Tôi bỗng nhớ là mình đã từng nghe tại một cuộc hội thảo rằng nếu bạn thực sự muốn thực hiện một điều gì đó mói mẻ vừa học được, hãy bắt đầu ngay. Tôi nhặt tờ khăn giấy lên và xé nó thành những mảnh nhỏ, bỏ cả đống giấy vào chiếc gạt tàn trên bàn.

"Tôi sẽ không ghi ra khăn giấy nữa," tôi tuyên bố. "Tôi sẽ nhớ hết."

Kể từ ngày hôm đó, tôi đã chuyển những lời đó thành một cách sống mới cho riêng mình. Kể từ ngày hôm đỏ, tôi luôn cố gắng nhớ từng chi tiết nhỏ một của mọi thông tin. Một điều chắc chắn là rất nhiều trong số những phương pháp mà tôi đã học được trong những tháng tiếp theo đó đã giúp ích cho tôi rất nhiều.

"Ôi, tôi xin lỗi," cô nói và liếc nhìn đồng hồ, "Tôi phải đi đây. Năm phút nữa vào giờ học rồi." Cô mỉm cười, nhìn về phía cửa ra và bắt đầu thu dọn đồ của mình.

Không khí bỗng trở nên im lặng. Rõ ràng chẳng ai trong chúng tôi muốn kết thúc buổi gặp gỡ ngắn ngủi này, cuộc gặp xuất phát từ yêu cầu nho nhỏ của Samuel nhờ chúng tôi chuyển cho Lisa một chiếc phong bì bí ẩn.

Một điều cũng khá rõ ràng, ít nhất là với tôi, rằng giữa Jerome và Lisa có một cái gì đó, nhưng không người nào trong hai kẻ e thẹn này dám làm gì với điều đó. Tôi đá chân Jerome dưới gầm bàn và mắt tôi bảo hắn nên nói gì đó. Jerome, cảm nhận được hoàn cảnh, đang cố nghĩ ra một điều gì đó thích hợp để nói vào lúc này.

"Lisa này," hắn mở đầu trong lúc vẫn đang cố nghĩ xem nên nói gì. Cô gái nhướn mắt và nhìn hắn dịu dàng. "Cô có biết từ đây mà đi về khu buôn bán thì đi xe bus nào không?""

"Một bước đi rất ngọt ngào, Jerome ạ,” tôi nghĩ. "Thực sự rất hài hước."

"Có mấy chuyến đấy," cô trả lời. "Xe 19, xe 22... mà thực ra tôi nghĩ hầu hết các tuyến đều đi về đó đấy."

Cô quay đầu về một bên, vẻ lúng túng, khi nói thêm, "nếu anh muốn..." cô quàng chiếc túi qua vai, mặt ửng đỏ, "tôi rất vui lòng được mời anh ăn trưa vào một dịp khác...” cô nhìn Jerome bẽn lẽn.

"Tôi rất hân hạnh," thẳng cún con trả lời, không thèm che giấu niềm vui. "Thực ra ngay bây giờ chúng ta ăn thêm một bữa trưa nữa cũng được," hắn nói thêm, tràn đầy hào hứng.

Cô gái cười và vẫy tay chào tạm biệt chúng tôi.

"Tớ không hiểu làm sao mà cậu vẫn độc thân được, cậu lãng mạn quá đi mất," tôi trêu hắn. Hắn trả lời tôi bằng một cú đá trả dưới gầm bàn.

Hai tuần sau, học kỳ đầu tiên của Jerome bắt đầu.
« Chương TrướcChương Tiếp »