Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Trí Tuệ Do Thái

Chương 6: Sự Sáng Tạo Của Người Do Thái

« Chương TrướcChương Tiếp »
(Nguyên tắc về việc nâng cấp)

“Cậu có hay nhìn thấy người ta dán băng lên vết thương không?" Samuel hỏi Jerome. "Hàng tỉ lần rồi phải không?"

Jerome gật đầu.

"Cậu có bao giờ quan sát thật kỹ chiềc băng dán không? Chắc là không rồi bởi vì chả có lý do gì để đi quan tâm tới một thứ đơn giản và rõ ràng đến vậy. Thế giới đã dùng băng dán gần bảy mươi năm nay rồi nhưng chỉ khoảng một thập kỷ trở lại đây mới có một người để ý thấy một điều mà chúng ta cho là hiên nhiên: tất cả các loại băng dán đều cũng một màu da kem. Trong suốt sáu mươi năm, tất cả mọi người, không cẩn biết màu da gì, đều sử dụng chiếc băng dán có màu tiêu chuẩn đó và chấp nhận nó như một thực tế. Phải mất sáu mươi năm, người ta mới đặt ra câu hỏi, "Sao không làm băng dán màu tối hơn cho những người da tối?" Và vì thế chỉ trong một thập kỷ trở lại đây, các công ty mới bắt đầu cải thiện quan niệm về chiếc băng dán và sản xuất những loại băng có nhiều màu sắc hơn. Sáu mươi năm đó!

"Phải mất vài trăm năm các nhà sản xuất nước sốt mới tự hỏi chính mình, "Sao người dùng cứ phải dốc ngược chai thủy tinh lên chỉ để lấy ra vài giọt nước sốt tí tẹo chứ?" Và chính vì vậy, trong vài năm qua, một số nhà sản xuất đã bắt đầu sản xuất những chai nước sốt bằng nhựa bóp được và có hình úp xuống. Hàng triệu người giờ đây đã có thể thường thức nước sốt mà không phải trẩy trụa cả tay vì dốc chai." Samuel mỉm cười.

"Tôi có cảm giác là ông đang muốn dẫn đến một điều gì đó," Jerome thận trọng.

"Tất nhiên, Tôi muốn nói rằng chẳng cần thiết phải phát minh một loại bánh xe khác làm gì. Những phát minh vĩ đại nhất của loài người đều chỉ là việc cải tiến những cái có sẵn. Cải tiến ở đây mang ý nghĩa là dùng những cái có sẵn và tìm cách làm cho chúng đơn giản hơn, dễ sử dụng hơn và hiệu quả hơn."

Jerome cầm ống muối lên và xem xét một hồi. "Xem nào," hắn bắt đầu. "Lỗ cần rộng hơn để muối khỏi bị tắc lại."

"Không tệ chút nào," Samuel mỉm cười.

"Cái này có liên hệ gì đến trí thông minh Do Thái không vậy?" Jerome hỏi.

"Có chứ, ít nhiều liên quan," Samuel khẳng định. Chúng ta đã nói đến việc người Do Thái phát triển một thứ bản năng sinh tổn đòi hòi họ phải để ý rất kỹ đến sự thay đổi không ngừng của hoàn cành xung quanh mình, khả năng thích ứng với những thay đổi này và một nguyên tắc căn bản đó là không được coi bất cứ điều gì là hiển nhiên. Người Do Thái luôn cố gắng giữ một bộ óc cởi mở. Sự cởi mở này cho họ một hiểu biết quan trọng - không việc gì phải phát minh ra một loại bánh xe khác. Cứ sử dụng cái đã có sẵn theo cách phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Tất nhiên, nhiều người Do Thái đã có những ý tưởng tác động đến toàn nhân loại nhưng họ cũng đủ khôn ngoan để tiếp thu những tinh hoa của các nền văn hóa và những con người sống quanh họ, đế đáp ứng nhu cầu của mình. Ở một khía cạnh nào đó, họ là những người bắt chước sáng tạo."

"Những người bắt chước sáng tạo?" tôi nói.

"Một người bắt chước sáng tạo là người áp dụng có hiệu quả một thứ đã có sẵn để phù hợp với nhu cầu của mình và cải tiến thứ đó. Một tấm đệm chỉ là một chiếc chiếu được cải tiến, một chiếc ô tô chỉ là một chiếc xe ngựa tinh vi..."

"Và George W. Bush chỉ là phiên bản tốt hơn của George, W. H. Bush,” Jerome ngắt lời.

"Chính xác thì người Do Thái đã học tập những gì từ các nền văn hóa khác?" tôi hỏi.

"Họ đã học cách cày cuốc và xây nhà từ ngurờí Canaanite, và họ cũng vận dụng những điều luật liên quan đến việc bán và cho thuê đất. Nói tóm lại, hầu hết các luật lệ của nền văn minh đều được tiếp thu từ người Canaanite."

"Thế còn giai đoạn sau này thì sao?"

Samuel ngẫm nghĩ một lúc "Ngôn ngữ Do Thái - cả viết và nói - là sự cải tiến tiếng Aramaic của người Syri và ngôn ngữ của người Gartaanite. Rất nhiều từ được lấy từ tiếng Ả Rập và Ba Tư.” Samuel gật đầu mỉm cười. "Tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ giàu và đẹp, và nếu cậu biết đọc tiếng Ả Rập, cậu sẽ có thể thưởng thức những bài thơ Ả Rập tuyệt vời của Jubran Halil Jubran, Naguib Mahfouz và Taha Hussein."

Samuel im lặng một lúc, nhìn chăm chăm xuống bàn ngẫm nghĩ. Jerome lấy chiếc áo khoác đang vắt trên thành ghế và nhẹ nhàng xỏ tay vào. Một cơn gió thu ùa đến chỗ chúng tôi. Bầu trời đêm không có lấy một gợn mây. Tôi nhìn lên bầu trời đầy sao sáng lấp lánh.

"Đêm đầy sao..." tôi lẩm bẩm. "Không biết Van Gogh có ngồi ở quán Café Terrace này khi nghĩ đến việc sáng tạo nên kiệt tác của mình không nhỉ?"

"Đêm, đêm đầy sao..." Jerome bắt đầu ư ử bài hát cũng nổi tiếng không kém. "Không biết có phải Don McLean làm bồi bàn cho ông ấy không nhỉ?" hắn đùa.

"Đó là một ví dụ nữa. Người Do Thái tiếp nhận những điều họ thấy xung quanh mình và biến đổi chúng cho phù hợp với thế giới của họ, Don McLean đã lấy ý tưởng từ một bức tranh tuyệt vời, kiệt tác của một họa sĩ vĩ đại và biến nó thành một phần trong thế giới của mình - ông đã chuyển nó thành một bài hát có tên "Vincent"... Vincent Van Gogh."

"Ngưỡng mộ quá,” Jerome tán dương hiểu biết về âm nhạc của Samuel.

"À, còn một điều nữa. Ngày Sabbath."

"Ngày đó thì sao?" Jerome hỏi.

"Một ngày của sự thanh thản... Theo một giáo sĩ người Mỹ thì người Babylon mới là những người nghĩ ra ý tưởng về ngày Sabbath nhưng chính người Do Thái lại là những người đem đến cho nó sức sống và một linh hồn. Đây là một sự bắt chước thành công đến mức không còn dấu vết gì của phiên bản Babylon."

"Điều này làm tôi nhớ đến một câu chuyện mà bố tôi vẫn hay kể,” tôi nhớ lại. "Ông bảo rằng Shakespeare không thực sự viết tất cả những vở kịch đó, mà là một người khác cũng tên là Shakespeare..."

Samuel mỉm cười trong khi Jerome chẳng nhúc nhích gì.

"Tớ cũng chẳng hiểu câu chuyện đó," tôi cố gắng an ủi Jerome, "cho đến khi bố tớ giải thích ý nghĩa của nó - ai nghĩ ra đầu tiên không quan trọng. Người chiến thắng là người thực hiện ý tưởng đó tốt nhất!"

"Chính xác," Samuel đồng ý. "Và đó chính là điều người Do Thái muốn làm. Cho dù họ đi đến đâu và trong thời đại nào đi chăng nữa, họ vẫn luôn giữ một đầu óc cởi mở để có thể nhìn ra lợi thế của tất cả những điều họ thấy. Bất cứ điều gì lôi cuốn họ, họ đều tiếp thu, bắt đầu từ những thứ đơn giản, nhỏ nhặt nhất như quần áo, đồ đạc, món ăn, đến những quan điểm về trí tuệ của những nền văn hóa khác."

"Hầu hết con người đều không cởi mở với những ý tưởng mới," tôi đáp lại. Nếu ta lắng nghe hai người trong một cuộc đối thoại, ta sẽ để ý thấy rằng ai cũng chỉ lắng nghe chính mình, về khoản này thì chính tôi cũng thế."

"Tất cả chúng ta đều vậy,” Samuel thừa nhận. "Quan điểm về cái tôi luôn là đúng nhất và sự thật của chúng ta luôn là sự thật tuyệt đối nhất. Đó chính là vấn đề...

"Nhìn vào ngành y khoa mà xem," ông tiếp tục. "Phải mất hai mươi năm, một loại thuốc mới được đưa đến công chúng. Chỉ mất năm năm để phát triển một loại thuốc nhưng phải mất mười lăm năm để thuyết phục các bác sĩ thử loại thuốc đó."

"Hãy giữ một đầu óc cởi mở," Jerome kết luận.

"Một cái đầu cởi mở giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức. Người ta chẳng cần phải đi đâu xa để tìm kiếm những ý tưởng mới, chỉ cần cúi xuống, nhìn bên dưới những cái có sẵn và cố gắng cải tiến, nâng cấp nó hoặc sử dụng nó theo những cách khác. Thế là đủ.”

"Vậy... chẳng hạn, tôi không cần phải phát minh ra một chiếc áo làm bằng len sợi thép," Jerome đùa. "Tôi có thể tiếp tục bán bộ sưu tập ban đầu của mình nhưng điều chỉnh và thay đổi vài ba nét."

"Nhân tiện, khách hàng của cậu là ai?" Samuel hỏi. "Ý tôi là thị trường cho sản phẩm của cậu là gì?"

"Về cơ bản, có hai thành phần chính. Thứ nhất là mẹ tôi và hai bà bạn thân nhất của mẹ tôi. Họ là những khách hàng đầu tiên. Thành phần còn lại... ừm, thực ra thì... Tôi đoán chắc chỉ có một thành phần thôi." Jerome nhe răng cười. "Đùa thôi. Thường là các em tuổi teen, thanh niên hai mấy, học sinh trung học và những khách hàng hơi điên rồ khác."

"Và cậu kiếm đủ sống nhờ nghề này hả?"

"Cũng tạm. Thường thì ngày nào cũng có người hỏi tôi họ có thể được chạm tay vào một chiếc áo như thế này ở đâu." Hắn chỉ vào chiếc áo hắn đang mặc.

"Vậy, nói cách khác, đó là sản phẩm tuyệt vời, nhưng số người biết đến nó thì chưa đủ."

"Cũng có thể nói như vậy,” Jerome đồng ý.

"Vậy vấn đề nằm ở thị trường chứ không phải ở sản phẩm."

"Có lẽ thế."

"Nếu vậy, cậu hãy tự hỏi xem mình muốn bắt chước công ty nào, công ty nào tiếp thị cho sản phẩm của họ mà cậu cho là thành công nhất. Hãy áp dụng những phương pháp của họ nhưng phải nghĩ đến cách áp dụng những phương pháp đó hiệu quả hơn. Đó là cách mà Estee Lauder đã làm."

"Người chuyên kinh doanh mỹ phẩm hả?"

"Bà đã xây dựng được cả một đế chế mỹ phẩm. Bà tin tưởng vào sản phẩm của mình nhưng cảm thấy người ta chưa biết hết về chúng. Vậy nên, để đến được với càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt, bà đã bắt chước một mô hình kinh doanh đã tồn tại trong thế giới thực phẩm - mẫu dùng thử miễn phí. Bà cho sản xuất những chai nước hoa nhỏ làm mẫu và phát miễn phí. Đó là cách bà xây dựng nên đế chế của minh. Có lẩn tôi đã nghe bà trả lời phỏng vấn rằng bắt chước là một chiếc chìa khóa chính đáng để dẫn đến thành công."

Jerome khoanh tay và vân vê mấy sợi râu nhỏ trên cằm.

"Và nếu nói đến chuyện học hành và bắt chước thì cậu nên thực hiện điều đó với một nguồn cảm hứng."

"Một nguồn cảm hứng?"

"Làm việc mà không có nguồn cảm hứng thì khó lắm, đúng không?"

"Ông có nguồn cảm hứng hay mô hình nào để bắt chước không?" tôi hỏi.

"Dĩ nhiên rồi," ông gật đầu, mắt nhìn theo chiếc xe thể thao Peugeot khi nó dần dần khuất khỏi tầm mắt chúng tôi.

"Ai cơ?" Jerome tò mò.

Samuel nhìn đồng hồ và ra hiệu cho bồi bàn mang hóa đơn tính tiền.

"Mười giờ sáng mai ở cửa nhà ga Phillip-August. Tôi sẽ giới thiệu cậu với người đó."
« Chương TrướcChương Tiếp »