Chương 10
Danny và những người còn lại trong đội bay đến Hawaii. Trên máy bay chất đầy những thùng nhiên liệu, chỉ để hở ra lối đi. Những người trên máy bay chưa hề bị say và chóng mặt khi ở trên không trước đây, nhưng trên chuyến bay này ai cũng phải nôn ra mật xanh mật vàng - ngay cả những người trong đội bay. Phải mất 5 tiếng đồng hồ từ San Fracisco, sau đó bay thêm 3 tiếng nữa từ bờ biển và rồi đột ngột hạ cánh vào sáng sớm ngày hôm sau. Đối với những người đi chuyến máy bay ấy, khi đứng trên mặt đất họ có cảm giác thật lạ lùng.
Một chiếc xe buýt của quân đội sơn màu xanh lá cây đưa họ về căn cứ và thả họ với những chiếc ba lô gọn nhẹ ngay trước cánh cổng của doanh trại. Lúc ấy khoảng 11h trưa, giờ địa phương. Thấy những cây cọ, những đám cỏ dày xanh mát và những bụi hoa đang kỳ nở rộ toả hương thơm ngào ngạt, Anthony thốt lên:
- Hawaii đây sao? Quả là một thiên đường.
Danny gật đầu, khoác ba lô lên vai.
- Phải. Đúng là một thiên đường. Chúng ta đến đây để bảo vệ tàu đánh cá và du khách đến phơi nắng.
Anthony, Red và Billy đưa mắt nhìn nhau khi họ theo chân Danny bước lên bậc tam cấp của doanh trại. Danny đang trong tâm trạng khó chịu sau khi trải qua cuộc hành trình dài. Từ khi Rafe bỏ đi, Danny luôn cảm thấy bứt rứt vì ngay khi bạn anh quyết định như vậy, anh cũng có thể đi theo bạn mình. Nếu vậy thì lúc này anh đâu có ở cái thiên đường vùng Thái Bình Dương này mà đang sát cánh chiến đấu với Rafe ở bờ bên kia của Thái Bình Dương rồi.
Họ vào đến doanh trại, và Danny ngừng lại, những người khác đầu cúi thấp vì chiếc ba lô nặng trĩu đâm sầm vào lưng anh như thể xe hơi va vào nhau trên đường cao tốc khi gặp sự cố vậy. Điều làm Danny sửng sốt là quang cảnh những phi công đang ngủ say. Mặc dù đã gần 12 giờ trưa mà họ vẫn còn vùi mặt trong chắn ấm nệm êm.
- Billy ạ! Tin nổi không trời, giờ này mà vẫn còn ngủ!
Red lắp bắp:
- Hình như chúng say…say..say hết rồi phải không?
Và rõ ràng anh đúng. Đám phi công đang say ngủ kia mặc những chiếc sơmi bằng lanh rực rỡ của vùng Hawaii. Từ những chiếc áo này vẫn còn bốc lên mùi men bia vương vất từ tối hôm qua. Danny ngừng lại một lát rồi la lớn:
- Thức dậy mau! Ra khỏi giường đi! Quân khủng bố trên trời đang đến đây.
Vài người ngái ngủ rêи ɾỉ và lật gối lên che đầu. Chỉ riêng chàng phi công nằm gần cửa nhất ngồi lên. La bàn có bao nhiêu hướng thì tóc anh ta dựng lên chĩa ra đủ bấy nhiêu hướng. Lưỡi lùng bùng trong miệng như thể vừa nếm phải một vị gì rất khó chịu. Danny và những người mới đến chỉ còn biết lắc đầu khi thấy anh này thò chân ra khỏi giường. Khi chân vừa chạm đất, anh ta giật nảy mình lên như thể cảm giác được điều gì xuyên thủng bộ não ngập tràn hơi bia của mình. Anh ta co chân lên và nhìn vào lòng bàn chân, có một vết xăm trên gan bàn chân. Anh ta cố chớp mắt như thể đang cố nhớ ra tại sao lai có vết xăm ấy.
- Này, anh kia! Mê man bất tỉnh từ bao giờ vậy?
- Con thằn lằn đâu rồi? - Anh chàng kia đầu óc vẫn còn ù ù đáp lại.
- Con thằn lằn nào?
- Con thằn lằn tối qua vẫn còn nằm ngủ trong miệng tôi ấy.
Danny hỏi trống không:
- Trời ơi! Đây có còn là một căn cứ không quân nữa không vậy?
Nghe tiếng còi tập họp rít lên the thé, mệnh lệnh ngắn gọn được phát ra trên loa. Viên sĩ quan trên boong tàu thông báo:
- Tư lệnh Hurk Ben Kimmel đã đến.
Kimmel, chỉ huy trưởng của hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương, lúc này đang trên boong của tàu chiến có tên là West Virginia. Tàu West Virginia cũng giống như các con tàu khác cùng loại có tên Tennessee, Nevada, Missouri và Arizonna đều là những tàu chiến cực lớn. Chiều dài của nó chỉ kém tàu Titanic vài sải và trọng tải thì lớn hơn nhiều. Những khẩu súng khổng lồ có thể bắn những viên đạn đi xa đến 20 dặm. Sức công phá của mỗi con tàu thật khủng khϊếp. Thêm nữa, nó còn mang theo cả những lực lượng chiến đấu thiện chiến đã từng gây kinh hoàng cho những tàu thiện chiến khắp nơi trên vùng biển Thái Bình Dương. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì tư lệnh Kimmel nắm trong tay. Những phương tiện chiến tranh của hải quân tiên tiến nhất là những con tàu mẫu hạm chứ không phải chỉ là tàu chiến. Nó sẽ là thứ vũ khí thống trị những căn cứ trên biển trong tương lai. Mặc dù những tàu hàng không mẫu hạm ấy mang theo nhiều máy bay trên mình của thân tàu lên có thể hàng trăm dặm. Nó có thể tấn công mục tiêu trên đất liền cũng như các mục tiêu là những con tàu chiến của kẻ thù trên biển. Nó cũng có thể thả bom và thực hành những cuộc oanh tạc có quy mô. Kimmel có trong tay hai tàu hàng không mẫu hạm như vậy. Cả hai loại đều đang thả neo ở Trân Châu cảng.
Tàu chiến xấu xí, chỉ dùng đến khi nào không thể đừng được mà thôi. Có thể nói một tàu chiến trông xù xì và ghê gớm như một con khủng long. Nó chỉ giống như tàu chuyên làm nhiệm vụ hộ tống mà thôi. Nhưng một tàu hộ tống trong con mắt của thủy thủ còn đẹp hơn cả tàu chiến. Chưa một vị tư lệnh nào trên đời được đặt chân lên một chiếc tàu đẹp như chiếc West Virginia. Nhìn từ mũi tàu cho đến chiếc đuôi tàu nhọn hình mũi tên người ta mới có thể thấy hết sức mạnh của nó. Với những khẩu súng khổng lồ rải đầy trên boong tàu chĩa nòng lên trời.
Viên sĩ quan hô lớn:
- Tư lệnh lên boong!
Một hàng những chàng thủy thủ trong những chiếc áo quân phục còn mới tinh dậm gót giầy đứng nghiêm chào rất đều khi Kimmel rời cầu tàu bằng bê tông bước xuống con tàu chiến và đáp lại sự chào đón của thủy thủ. Một người coi trọng những nghi lễ, nhưng ông không còn là một anh lính trẻ mà hễ nghe tiếng kèn lệnh là trong lòng háo hức hẳn lên. Nhưng ông đã thấy thủy thủ của mình mạnh mẽ trong nghi lễ tiếp đón như thế nào. Nhìn những khuôn mặt tự hào ngẩng cao đầu của các chàng thủy thủ, ông biết những người có được vẻ tự hào như thế chắc chắn đều là những người chuyên tâm trong nhiệm vụ chính đó là tra mỡ, bôi dầu bảo dưỡng vũ khí tàu chống rỉ sét do nước biển tràn vào ăn mòn phá hoại tàu biển cũng như vũ khí trên tàu, lo dọn dẹp kho vũ khí và phân biệt kích cỡ của các loại nòng súng khác nhau được trang bị trên tàu. Tóm lại, họ làm tất cả những gì có thể của một người lính trong thời bình. Giữ cho một con tàu như thế này có thể hoạt động như một loại vũ khí có hiệu quả.
Tư lệnh Kimmel đi bên cạnh thuyền trưởng duyệt đội quân danh dự là những chàng thủy thủ đang đứng trang nghiêm. Vừa đi ông vừa nói nhỏ:
- Cậu chuẩn bị tinh thần cho lính của mình tốt đấy. Tớ thích thế. Báo động giả từ Washington nhiều khi làm chúng ta phát điên lên. Theo tớ, những báo động kiểu đó không bao giờ thực sự xảy ra đâu.
Thuyền trưởng gật đầu. Ông chẳng biết nói gì bây giờ. Kimmel thông báo cho tất cả các thuyền trưởng của những tàu chính trong hạm đội của ông này, những lời cảnh báo ông nhận được từ phòng tác chiến và họ ngay lập tức có kế hoạch phù hợp với từng hoàn cảnh nhưng những lời cảnh báo đôi khi trái ngược nhau. Những người Nhật gây chiến với những nước láng giềng, ai cũng biết thế và chuyện đó đã xảy ra nhiều năm nay rồi. Phía Nhật Bản có khả năng tấn công những mục tiên trên khắp vùng biển Thái Bình Dương này. Nhưng Thái Bình Dương là một đại dương lớn nhất hành tinh, vậy tại sao quân của ông cũng phải đặt trong tình trạng báo động mà mãi vẫn chưa thấy tình trạng nào xảy ra.
Cuộc thanh tra của Kimmel bị gián đoạn, một trong những trợ lý của ông vừa đến mang theo một thông điệp trên tay phải. Anh này đưa mảnh giấy gấp đôi cho Kimmel và thông báo:
- Thưa tư lệnh, tin từ Washington.
Tư lệnh Kimmel ngưng cuộc thanh tra giữa chừng đọc những thông điệp từ Washington đủ quan trọng khiến người ta phải đưa tận tay ông và bắt ông phải lập tức để ý đến nó. Thông điệp này ngắn gọn khiến Kimmel nổi điên. Ông trả tờ giấy lại cho trợ lý, cố ngăn cơn giận dữ nói giọng nhẹ nhàng:
- Làm theo đi!
Sau đó ông quay lại tiếp tục cuộc thanh tra.
Tư vấn về chiến lược chiến thuật đang đứng đàng sau trong đám nhân viên đi theo tư lệnh. Đến cuối hàng, lính thủy thủ vẫn đứng nghiêm chào. Tư lệnh nói với viên tham mưu trưởng:
- Với một hạm đội như thế này, tôi cứ tưởng mình kiểm soát được cả một nửa quả địa cầu. Thế nhưng họ cứ liên tục đến điều tàu của chúng ta đi nơi khác. Bây giờ tôi lại nhận được lệnh phải gửi 20 tàu chiến cho hạm đội Đại Tây Dương cùng với tất cả những vũ khí phòng không có trên đó. Cấp trên không hiểu chúng ta đang phải đối mặt với những nguy hiểm ở đây sao?
Quân sư quạt mo của ông trả lời:
- Tôi đã xem xét kỹ những phong cách về chiến thuật mà cấp trên vừa gửi cho chúng ta. Rất có thể người Nhật tấn công từng căn cứ chính trên vùng biển Thái Bình Dương này. Và nếu họ làm thế nhất định chúng ta sẽ thua mất.
- Cấp trên biết vậy sao họ còn cứ rút tàu của chúng mình về mãi.
- Chiến sự ở châu Âu ác liệt hơn ở đây và vì thế họ nghĩ ở đó đang gặp nhiều nguy hiểm hơn. Cấp trên cho rằng ở đảo Trân Châu này quá nông, cho nên rất ít khi có khả năng bị tấn công bằng ngư lôi. Nhưng mạng lưới bảo bệ dày đặc xung quanh Trân Châu cảng này thế này, chúng ta chỉ còn quan tâm đến khả năng có thể bị phá hoại ngầm từ bên trong. Để đối mặt và phá tan âm mưu phá hoại ngầm ấy chúng ta gom máy bay lại để có thể bảo vệ phi công cùng vũ khí dễ dàng hơn. Về không phận thì Trân Châu cảng an toàn lắm, những nơi khác dễ tấn công hơn nhiều. Ở đây là nơi kín đáo nhất.
Họ đã đến cuối boong tàu. Kimmel gật đầu với thuyền trường, và lệnh cho các thủy thủ trở về tư thế nghỉ. Lát sau ông nói:
- Nếu kẻ thù đủ thông minh, chúng sẽ đánh ta vào đúng nơi mà chúng ta nghĩ là an toàn nhất. Giám sát chặt chẽ những thông tin liên lạc từ phía Nhật Bản, cậu cũng phải thông báo cho Washington để họ cũng tập trung vào kế hoạch này.
Với khung cảnh thiên nhiên nên thơ và mật độ dân Nhật Bản đông đảo, những hòn đảo ở Hawaii luôn quyến rũ du khách đến từ địa phận chính của Nhật Bản. Người Nhật rất thích đi du lịch, và một thói quen của họ là ghi hình lại những chuyến du hành bằng máy chụp ảnh. Vào năm 1941, trong đám du khách đông đảo ấy có một người đi bộ từ vùng Oahu, hắn ngừng lại nhìn toàn cảnh, sau đó rút trong chiếc túi du lịch ra một chiếc máy chụp hình đời mới nhất có gắn ống kính loại chuyên dùng. Hắn quay về phía Trân Châu cảng và bắt đầu bấm máy.
Quanh Trân Châu cảng, những du khách khác đều có hành động tương tự. Có người còn đặt chỗ trước để thuê một chiếc máy bay riêng trong vòng một giờ. Từ trên máy bay riêng, họ có thể nhìn và chụp hình cảng Trân Châu từ trên không trung.
Một tuần sau, những tấm hình mới được gửi đến một hòn đảo xa xôi của Nhật, náu mình trong một hải cảng có địa hình và độ sâu của mực nước biển giống hệt như hòn đảo Trân Châu. Ban tác chiến của tư lệnh Yamamoto đang rất cần những tấm ảnh này. Họ đang xây dựng một mô hình thu nhỏ của hạm đội Mỹ. Mô hình này lớn đến nỗi đám kỹ thuật viên người Nhật phải lội nước cao đến đầu gối để lắp ráp những con tàu mô hình giống y như thật và đặt chúng ở những vị trí phù hợp với những bức hình mới nhận được của các điệp viên tình báo. Vị trí của các con tàu khiến nhân viên của Yamamoto phấn khởi hẳn lên. Lúc này họ đang túm tụm ngắm nhìn la bàn vừa mới hoàn thành, trên tay là những tấm hình mới nhận.
- Nhìn những con tàu xem, chúng tụ lại một chỗ trông ngon ăn quá. - Genda hồi hộp.
Một sĩ quan khác thốt lên:
- Cả mấy cái máy bay chiến đấu nữa, người Mỹ gọi chúng là gì nhỉ?
Yamamoto lặng lẽ nói:
- Người Mỹ gọi chúng là gì không quan trọng. Này từ lệnh trưởng binh chủng không quân, ông đã chuẩn bị cho cuộc diễn tập chưa đấy?
Trước đây ông đã bảo Genda phải tính toán làm sao giảm thiểu mọi trở ngại. Một người như Yamamoto, đầu óc chiến lược của ông ta đã được nghiên cứu kỹ từ C. Hickman cho tới Robert E.Lee hiểu rằng máy bay chiến đấu thành công hay thất bại không phải do nó là máy bay của Mỹ hay Nhật mà do nó có được đào tạo về cơ bản chu đáo hay không. Dù Yamamoto biết những sĩ quan của ông như những người Nhật khác thường chấp nhận mệnh lệnh mà không hề thắc mắc, nhưng ông vẫn muốn họ phải ra tay và đảm bảo thành công, nhất định phải trở thành sự thật và kế hoạch táo bạo của họ nhất định phải thành công.
Genda làm mô hình cũng dễ dàng như một đứa bé vẽ nguệch ngoạc trên tờ giấy. Mô hình của ông ta giống như thật. Trời xanh, nước xanh, cát vàng. Mực nước trong và nông đến độ có thể thấy mặt biển cách dải đá ngầm ở Trân Châu cảng bao sâu.
- Chúng ta sẽ sản xuất những loại ngư lôi đặc biệt, có thể tấn công ở mực nước cạn như Trân Châu cảng.
Trên chiếc bàn dài gần mô hình nước của Genda có đặt một quả ngư lôi thật, Genda gỡ nắp tháo hộp bằng gỗ để mọi người thấy rõ quả ngư lôi hơn. Các kỹ sư chế tạo một loại ngư lôi mới có trọng lượng nhẹ hơn loại ngư lôi thông thường, bởi vì những cái vây của nó làm bằng gỗ cho phép quả ngư lôi có thể di chuyển trong mực nước cạn ở bến cảng nọ.
*
Một ngày nữa lại qua đi, rời khỏi bầu trời ầm ĩ tiếng súng bom, đội Spitfire đang hạ cánh. Những chiếc máy bay này nhận thêm nhiều vết đạn và những cú chạm trán khốc kiệt trên không. Rafe là người cuối cùng cho máy bay hạ cánh trên đường băng. Máy bay của anh bắn rơi máy bay dấu thập ngoặc, đánh dấu bảy lần anh bắn rơi máy bay của địch.
Anh cho chiếc Spitfire của mình trượt trên đường băng và ngừng lại. Sau đó, anh nhận ra Rian Mac Fardern đến gặp. Anh ta là một thợ máy người Scotland, chuyên phụ trách máy bay của anh, nhờ có anh mà máy bay của Rafe chiến đấu không mệt mỏi. Rian trong nhiều tháng nay đã tiếp xúc rất nhiều với viên phi công người Mỹ, anh cũng tận tình sửa chữa con chim sắt cho Rafe, lúc này đây, sau khi Rafe đã tắt động cơ, kể tình trạng của chiếc máy bay khiến Rian phải rên lên:
- Lạy chúa tôi!
Vừa nhảy khỏi buồng lái, Rafe vừa kể những hỏng hóc của máy bay: thanh chống lỏng lẻo, nhiên liệu rò rỉ, những nút điện và các công tắc lung lay như răng bà lão. Vừa kéo ống dẫn xăng máy bay đến bên bình xăng của chiếc Spitfire, Rian lắc đầu hỏi:
- Cậu muốn sửa bộ phận hỏng hóc nào trong ba thứ đó.
- Muốn sửa hết cả ba.
Rafe đã quay lưng đi mà Rian còn gọi với theo:
- Muốn cưỡi một chiếc Cadilac bóng bẩy thì sao không ở lại nước Mỹ cho sướиɠ.
Rafe đáp:
- Nếu như các người không cho tôi một chiếc máy bay có thể chiến đấu cho ra trò thì mấy người nên học tiếng Đức đi là vừa.
- Đồ quỷ! - Rian đáp, cố không mỉm cười. Không giống như những người Anh khác trong đội chẳng ưa gì người Mỹ, Rian lại rất thích đám giặc lái Hoa Kỳ vui tính này.
Rafe ăn miếng trả miếng:
- Này, nói tiếng Anh còn không sõi nữa, về học lại tiếng mẹ đẻ đi nhé!
- Đúng là đồ quỷ sứ.
Rafe quay trở lại doanh trại, còn Rian ở lại tiếp thêm nhiên liệu cho máy bay của anh, sau đó giúp những sĩ quan phụ trách vũ khí một tay chất thêm súng đạn lên chiếc Spitfire cũ kỹ. Nhiên liệu phải đầy đủ và đạn dược phải dư thừa. Anh thợ máy này quan tâm đến hai thứ hàng đầu ấy hơn là sửa máy bay cho an toàn để phi công có thể chiến đấu tốt hơn.
Vừa thấy chiếc giường cá nhân của mình trong doanh trại, Rafe đã nằm xoài trên đó, mệt mỏi. Anh cố vươn vai bẻ cổ cho đỡ mỏi sau nhiều giờ đồng hồ giam mình trong buồng lái chật hẹp. Bên mấy cái giường cá nhân bên cạnh, vài phi công đã ngủ thϊếp từ lúc nào, Rafe biết mình cũng cần một giấc ngủ thật dài. Anh tự nhủ: hay là ngồi vào bàn viết thư cho Evelyn trước? Kể từ sau lá thư cuối cùng anh gửi cho nàng, anh vẫn chưa nhận được thư trả lời hay hồi âm gì của nàng cả. Những lúc chiến sự gay go như thế này, thư từ khó đến được tận tay người nhận. Nhưng Rafe vẫn muốn viết thư ngay cho nàng, nhưng viết gì đây được nhỉ? Không lẽ lại viết “Anh yêu em, anh nhớ em. Em là người cuối cùng anh nhớ đến trước khi chìm sâu vào giấc ngủ mỗi đêm”
Tiếng chuông báo động réo ầm ĩ. Bọn Đức lại đến rồi. Rafe nhảy ào ra khỏi giường cùng với các phi công khác và chạy rầm rập ra căn cứ. Lại mấy thằng con hoang Đức dám tập kết vào buổi đêm. Rafe nghe có tiếng ai nói. Anh đến bên chiếc Spitfire ngay khi Rian vừa rút ống nhiên liệu ra vì việc tiếp nhiên liệu đã hoàn thành. Nhìn Rafe, anh ta lắc đầu nói:
- Tôi chưa thể làm sửa chữa gì được.
- Khởi động máy bay đi.
- Nhưng mà chưa sửa những hỏng hóc bên trong.
- Tớ bảo khởi động đi mà.
Rian xoay chìa khoá và tiếng động cơ nổ dòn giã ngay tức thì. Nghe tiếng máy bay rất êm và khoẻ. Rafe nhìn kim chỉ nhiên liệu và thấy xăng đã được đổ đầy. Mọi thông báo khác đều cho thấy máy bay trong tình trạng an toàn. Anh mở van tiết lưu và cho máy bay trượt dài trên đường băng.
Rian nhìn chiếc máy bay đi xa dần, anh lẩm bẩm:
- Chúa phù hộ cho anh, anh bạn.
Nhưng câu cầu nguyện ấy chỉ một mình anh hiểu.
Những thành viên trong đội Spitfire bay theo đội hình chặt chẽ. 5 phút sau, họ đã ở trên vùng biển của kênh đào Măng sơ.
Bầu trời đêm như tối hơn vì những đám mây dày đặc đen thẫm, thỉnh thoảng những ánh chớp trắng lại loé lên xé dọc bầu trời vuông vắn với những đường đạn của pháo phòng không bắn lên từ mặt đất, Rafe dẫn đầu đội hình, mắt đăm đăm nhìn vào những đám mây như những đυ.n khói đen khổng lồ đang đùn lên trước mặt.
Anh chẳng phải chờ lâu khi mắt dõi ra phía xa vô tận của bầu trời đen như mực thì anh đã nhìn thấy một chiếc máy bay chiến đấu của Đức hiệu Fock Pock Wuft đang xuyên qua những đám mây tấp vào bên tay trái anh.
- Bọn chúng đây rồi, tôi đã thấy chúng - Anh nói vào máy bộ đàm.
Những đám mây mang theo sấm sét như đang di chuyển để lộ một đội hình bay theo thế tấn công khổng lồ gồm cả máy bay chiến đấu lẫn máy bay thả bom lao thẳng vào đội bay Spitfire của Rafe. Trong máy bộ đàm, Rafe nghe tiếng chỉ huy vang lên:
- Đội Alpha đâu? Nhắm vào những máy bay thả bom nhé! Đội Bêta, nhắm vào đám máy bay chiến đấu mà nhả đạn tiêu diệt chúng đi!
Đã quen với những mệnh lệnh kiểu này, đội bay của không lực hoàng gia Anh tự tách ra chiến đấu theo phương án đã hoạch định sẵn. Không cần phải suy nghĩ lâu, Rafe và đội trưởng người Anh bay cặp bên chiếc máy bay thả bom dẫn đầu đội hình pha lăm của Đức, hai chiếc Spitfire thi nhau nhả đạn. Vừa bắn họ vừa cố lách những đường đạn từ những chiếc máy bay địch. Chiếc máy bay thả bom dẫn đầu đã bắt đầu lảo đảo.
- Chúng tôi hạ được nó rồi. - Anh hét lên vào máy bộ đàm. Vòng lại ở tốc độ cao, bám sát theo đuôi của những chiếc máy bay dẫn đầu trong đội hình của máy bay địch để chuẩn bị tấn công chiếc máy bay thứ hai. Không chịu nổi cú cua gấp trên không trung, chiếc Spitfire của anh rung lên, thân máy bay rung chuyển, anh vẫn nhắm thẳng về phía trước vãi một đường đạn vào từ đuôi lên đến đầu của chiếc máy bay thả bom dẫn đầu đội hình bay của Đức.
Khói bắt đầu xì ra, vẫn giữ được độ cao nhưng máy bay này đã bị hư hỏng nặng. Mày sắp tàn đời rồi. Chiếc máy bay thả bom tối tân nhất của Đức cũng không thoát khỏi tay ta. Rafe nghĩ thầm, nếu anh hạ được chiếc máy bay này, anh sẽ làm hỗn loạn cả đội hình bay của địch. Làm cho chúng tan tác, cho các máy bay Spitfire khác cơ hội trà trộn vào đội hình của chúng, hơn là cứ phải bay lòng vòng xung quanh rất nguy hiểm. Bẻ gãy mũi tiến công của chúng làm thất bại hoàn toàn kế hoạch và âm mưu của bọn Đức. Hàng ngàn tấn bom của kẻ thù sẽ không rơi xuống một thành phố nào cả. Rafe mở hết tốc lực quay vòng trở lại để kết liễu đời chiếc máy bay thả bom kia.
Tốc độ tối đa khiến chiếc máy bay rung lên bần bật, và rồi một tia xăng ở một lỗ rò rỉ rỉ vào buồng lái của Rafe. Những dòng nhiên liệu nóng bỏng đột nhiên xịt khắp nơi, tưới ướt lên người Rafe, lên bàn điều khiển của anh và tệ nhất là nó phun mờ cả cửa kính phía trước buồng lái làm cản tầm nhìn của Rafe.
Anh dùng tay lau vội dòng xăng đang chảy dài trên mặt kính. Nhưng như thế càng tệ hơn, anh chẳng nhìn thấy gì, chẳng nhìn thấy chiếc máy bay của Đức, cả máy bay thả bom lẫn máy bay chiến đấu, cũng chẳng nhìn thấy đồng đội của mình đâu cả. Thậm chí những dòng nhiên liệu nóng bỏng còn xịt cả vào mắt anh.
Đội trưởng người Anh nhìn thấy chiếc máy bay của Rafe chao đảo tách ra khỏi những máy bay thả bom của địch. Anh cũng thấy những chiếc máy bay của Đức đang nhào vào chiếc máy bay của Rafe. Anh gào lên:
- McCawley! Nấp vào những đám mây ngay, nấp vào những đám mây ngay lập tức!
Rafe trả lời:
- Tôi chẳng thấy gì cả. Tôi bay mà không nhìn thấy gì hết.
Nhưng anh không hề hoảng loạn, anh có thể nghe tiếng gầm rú của động cơ và tiếng cánh quạt phần phật trong gió. Anh biết anh vẫn đang giữ được tốc độ bay bình thường và giữ được độ cao an toàn. Vả lại, trong đội bay anh ít khi ngó ngược ngó xuôi. Anh biết đồng đội mình sẽ chiến đấu bảo vệ anh cũng như anh đã từng chiến đấu để bảo vệ họ. Anh giữ nguyên độ cao của chiếc Spitfire, ghì chặt cần số bằng đầu gối và giữ nó ở nguyên một chỗ. Anh đã tìm thấy chỗ thủng khiến xăng của máy bay trào ra ngoài. Dùng một bàn tay bịt vào lỗ thủng nhiên liệu vừa tìm thấy. Sau đó anh lau sạch tấm kính chắn ngay trước mặt trong buồng lái của anh. Nguy cơ đó, cơn thảm hoạ thứ hai đã ập đến.
Nhiên liệu đã tràn khắp buồng lái và làm tan chảy những dây dẫn điện sinh ra hiện tượng chập điện. Một tia lửa loé lên và rồi ngọn lửa bùng lên tức khắc trên chiếc máy bay của Rafe.
Anh chụp lấy bình cứu hoả đặt trên giá bên cạnh hòng dập tắt ngọn lửa đang bốc cao, nhưng bình cứu hoả này phun ra một đợt khói trắng xoá bao trùm cả buồng lái của chiếc máy bay chiến đấu. Rafe gần như ngạt thở, ngay lúc đó vệt nhiên liệu rò rỉ lại làm vấy bẩn cửa kính, che đi tầm nhìn của Rafe một lần nữa.
Đó là lần đầu tiên chiếc Messerschmitt bổ nhào vào anh, loạt đạn của nó găm thành một hàng lên thân máy bay ở phía trước, lần chao cánh ngang qua vị trí của Rafe bắt đầu như thế đấy. Nhưng không hiểu sao, gần như một phép lạ, động cơ của máy bay anh vẫn hoạt động, anh vẫn còn năng lực để bay tiếp, nhưng bay đi đâu, anh cố mở cửa vòm kính của buồng lái ra cho khói bay đi hết, nhưng cánh cửa đã bị kẹt cứng.
Rafe rút khẩu Colt 45 và chĩa thẳng lên trên cửa kính của buồng lái, tay kia anh che mắt, bóp cò ba lần. Khẩu súng gầm gừ giật nảy lên từng hồi trong tay anh. Chiếc vòm kính trên đầu phả khói khét lẹt và vỡ tan ta thành từng mảnh nhỏ. Gió bên ngoài đột ngột tạt mạnh lên đầu lên mặt, Rafe xua đám khói trước mặt anh, đủ để anh tiếp tục thở và cố phát hiện ra đối phương. Rafe giật mạnh cần số trên máy bay, nhưng chiếc máy bay đã không còn chiều theo sự điều khiển của anh nữa.
Đoán máy bay bọn không tặc mang hiệu Messerchmitt như một đàn diều hâu xà xuống tính xé nát máy bay của anh ra thành trăm mảnh. Chúng bắn trúng máy của chiếc Spitfire, động cơ ngưng hoạt động ngay tức khắc. Rafe tắt mọi nút trên bàn điều khiển máy bay để cho nó rơi tự do. Lựa theo chiều gió, anh điều chỉnh cho máy bay lượn vòng xuống dưới.
- Nhảy ra khỏi cái máy bay đó đi McCawley.
Giọng đội trưởng hét lên trong máy bộ đàm.
- Nhảy ra ngoài! Máy bay của Rafe đang rơi xuống. Nó lẫn vào một đám mây, và lúc đó có vẻ an toàn nhưng cũng nhanh chóng như khi nó đến. Chiếc trực thăng xuyên qua đám mây để lộ hoàn toàn trước những con mắt cú vọ của các tay phi công lái máy bay chiến đấu Đức.
Đội trưởng cố đuổi theo để cứu Rafe, nhưng chiếc Spitfire của Rafe rơi ngày càng nhanh hơn, mà anh vẫn chưa nhảy ra khỏi chiếc phi cơ. Trong khi đấy, bọn Đức nhào theo, chúng tiến gần đến nỗi có thể nhìn thấy và đếm được bảy chiếc thập ngoặc sơn trên thân chiếc máy bay của Rafe. Nếu anh nhảy dù ra khỏi máy bay, có thể bọn chúng sẽ tha cho anh. Phi công thuộc hai chiến tuyến vẫn còn giữ tinh thần hiệp sĩ trên không từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và họ không bao giờ bắn những phi công đã phải cùng đường bỏ máy bay mình nhảy dù để thoát thân. Có thể đối với người khác thì thế, nhưng những viên phi công trẻ tuổi người Đức đang điều khiển những chiếc Messerchmitts và Fock Wulf nhất định không để cho tên phi công xuất sắc của địch thủ giữ được chiếc máy bay của mình và thoát khỏi cuộc săn đuổi của chúng.
Chiếc Spitfire của Rafe xuyên qua màn sương mù đang sải xuống mặt nước. Phải mất một lúc, viên đội trưởng không nhìn thấy nó đâu cả, vì sương mù quá dày đặc. Sau đó anh ta thấy chiếc máy bay nọ có lộ ra một chút ở nơi sương mù tản ra, có mật độ ít dày đặc hơn, sau khi quay chưa được một vòng, nó nổ tung ngay lập tức, không cho thấy bất cứ dấu vết gì của chiếc máy bay đó nữa.
Bất cứ ai còn đang ở trong máy bay cũng không thể nào sống sót nổi sau một vụ nổ kinh khủng đến thế.
Viên đội trưởng nhăn mặt đau đớn ngồi như chết trân trên ghế, sau đó anh ta báo cáo vào máy bộ đàm:
- McCawley bị bắn hạ rồi. Không thấy dấu hiệu cho biết anh ta có nhảy dù.