- 🏠 Home
- Lịch Sử
- Quân Sự
- Trẫm
- Chương 107: Quỷ biện (2)
Trẫm
Chương 107: Quỷ biện (2)
Nga Hồ chi biện, ở trong lịch sử phát triển tư tưởng của Trung Quốc có ý nghĩa trọng đại sâu xa, sức ảnh hưởng của nó kéo dài mãi đến dân quốc.
Lúc ấy, lý học của Chu Hi, đối trận tâm học của Lục Cửu Uyên, Lục Cửu Linh.
Chu Hi chủ trương đọc sách nhiều, quan sát sự vật nhiều, trao đổi nhiều với người ta, như thế mới có thể tổng kết kinh nghiệm, thông qua truy tìm nguồn gốc để lĩnh ngộ thiên lý.
Nhị Lục* chủ trương trước lập chí, thấy rõ bản tâm, tâm chính là lý. Vâng theo chí hướng cùng bản tâm, không bị ngoại vật quấy nhiễu, lại đi quan sát thế giới, cải tạo thế giới.
* Lục Cửu Uyên, Lục Cửu Linh
Không có ai đúng ai sai, nếu để người thường thực tiễn, lý học dễ nước chảy bèo trôi, thông đồng làm bậy, tâm học dễ dàng thoát ly hiện thực, cuồng vọng cực đoan.
“Phí Hãn là ai?” Thái Mậu Đức đột nhiên hỏi.
Triệu Hãn đi đến giữa sân biện luận, chắp tay: “Vãn sinh bái kiến đốc học.”
Thái Mậu Đức mỉm cười hỏi: “Nay bao nhiêu tuổi?”
Triệu Hãn trả lời: “Tuổi mụ mười lăm.”
Thái Mậu Đức lại hỏi: “Những luận điệu khác lạ đó của ngươi, là lão sư dạy?”
Triệu Hãn trả lời: “Cổ kim thánh hiền đều là thầy ta.”
“Ha ha.” Thái Mậu Đức bị chọc cười, “Tuổi nhỏ, quả nhiên cuồng vọng, ta mỏi mắt mong chờ!”
Triệu Hãn nói: “Tự nhiên dốc sức tranh luận.”
Thái Mậu Đức nói với mọi người: “Hôm nay biện luận, người trong thiên hạ là sinh mà bình đẳng hay không. Phí Hãn, ngươi tới trình bày luận điệu của mình đi.”
Triệu Hãn đứng khoanh tay, cao giọng nói: “Không cần trình bày nữa, trong văn chương đã viết rõ ràng. Ai còn có nghi vấn, nói ra là được, ta tự sẽ giải đáp.”
Cuồng vọng đến cực điểm!
“Được.” Thái Mậu Đức tuyên bố, “Trước đến thảo luận nam nữ bình đẳng. Ai muốn lên tiếng?”
Các sư phụ đều không lên tiếng, không muốn tranh cãi với đồng sinh.
“Ta tới hỏi!”
Phí Như Ngọc đột nhiên đứng lên, con hàng này hơn hai mươi tuổi, đến nay vẫn là một đồng sinh.
Triệu Hãn mỉm cười nói: “Mời học trưởng nói.”
Phí Như Ngọc tràn đầy tự tin: “Ngươi biết tam tòng tứ đức không?”
Triệu Hãn nói: “Tam tòng: Vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử. Tứ đức: Phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công.”
(chưa gả thì nghe lời cha, gả rồi nghe theo lời chồng, chồng mất rồi thì nghe con trai)
Phí Như Ngọc chất vấn: “Đã tòng phụ, tòng phu, tòng tử, lại lấy đâu ra thuyết nam nữ bình đẳng?”
Triệu Hãn hỏi lại: “Cái gì là tư tôn?”
“Cái gì?” Phí Như Ngọc chưa nghe hiểu.
Triệu Hãn cười khẩy nói: “Ngươi dùng 《 Nghi Lễ 》 tới hỏi ta, ta đã đáp cái gì là tam tòng. Ta dùng 《 Nghi Lễ 》 tới hỏi ngươi, ngươi vì sao không trả lời cái gì là tư tôn?”
Phí Như Ngọc chỉ biết tam tòng tứ đức, nào hiểu được “tam tòng” ra từ 《 Nghi Lễ 》 ?
Mặc dù bản kinh là sĩ tử 《 Lễ Ký 》 , khoa cử cũng sẽ không thi 《 Nghi Lễ 》 .
Khoa cử không thi, vậy còn xem cái rắm à!
Triệu Hãn cũng là sớm có dự mưu, hắn ba năm qua, mang kinh điển Nho gia đều lật một lần. Cũng không ngâm nga, chỉ nhớ ý tứ đại khái, hơn nữa cố ý ở trong sách bắt lỗi.
Triệu Hãn không để ý tới Phí Như Ngọc nữa, mà là nhìn quanh bốn phía: “Tam tòng ra từ 《 Nghi Lễ 》 , chưa từng xem quyển sách này, đừng đến nói hươu nói vượn với ta!”
Lời vừa nói ra, toàn trường xấu hổ.
Đừng nói thầy trò bình thường, ngay cả sơn trưởng Phí Nguyên Lộc, cũng chưa từng xem 《 Nghi Lễ 》 .
Đột nhiên, Dư Diêu tú tài Chu Chi Du đứng lên: “Phụ vi tử tôn, phụ tại thế, tử bất đắc tôn kỳ mẫu, chích khả tư tôn kỳ mẫu. Tư tôn dã*. Ý ‘trời không có hai mặt trời’ này, vừa lúc thể hiện nam nữ không bình đẳng.”
* Đại ý là con cái khi cha còn sống trên đời chỉ tôn kính riêng cha, tôn kính mẹ phải đặt trong bối cảnh riêng
Triệu Hãn hỏi: “Đã tư tôn kỳ mẫu, có thể thấy được mẹ cũng được tôn kính, lại ở đâu ra thuyết ‘phu tử tòng tử’?”
Chu Chi Du giải thích: “Vị giá tòng phụ, ký giá tòng phu, phu tử tòng tử, là nữ theo nam. Trời không có hai mặt trời, chỉ tôn kính một trong số đó. Cha còn, con tôn kính mẹ riêng. Cha chết, mẹ phải nghe theo con.”
《 Nghi Lễ 》 là thứ đồ chơi xác định lễ giáo cương thường, mục đích là vì củng cố trật tự thống trị.
Nếu đặt ở hoàng thất, đoạn trình bày và phân tích trên đây có thể lý giải là: Hoàng đế chưa chết, thái tử cần tôn kính hoàng đế, chỉ có thể âm thầm tôn kính hoàng hậu. Hoàng đế chết rồi, thái tử trở thành hoàng đế mới, hoàng hậu biến thành thái hậu, như vậy thái hậu nhất định phải nghe theo hoàng đế (con trai).
Đây là một cái vấn đề tôn ti chuyển hóa, hoàng thất như thế, dân gian cũng như thế.
Triệu Hãn nhìn Chu Chi Du, trong lòng cảm giác rất bất đắc dĩ.
Ài, gặp được tên hiểu nghề rồi!
Trong lịch sử, tư tưởng học thuật của Chu Chi Du, tổng cộng đã trải qua ba thời kì.
Chu Chi Du lúc này, còn chưa chuyển hướng thực học, mà là tận sức nghiên cứu Tiên Tần cổ học. Hắn trước sau bái vài lão sư, lục tục đều chạy đi làm quan. Lão sư tôn theo chiếu chỉ vào làm quan, Chu Chi Du chỉ có thể du lịch bốn phương, trong khoảng thời gian này theo Thái Mậu Đức chạy khắp nơi.
Triệu Hãn học vấn gà mờ, chỉ có thể bắt nạt một số người thường, gặp nhân sĩ chuyên nghiệp lập tức luống cuống.
Vậy thì càn quấy, mang đối phương kéo đến cùng điểm xuất phát với mình, lại lấy kinh nghiệm phong phú của mình đánh bại hắn!
Triệu Hãn sớm có dự án: “Xin hỏi học trưởng, phụ vì trưởng tử trảm suy ba năm, sao vậy ??”
Nếu phiên dịch thành bạch thoại, chính là làm một người cha, vì sao phải để tang ba năm cho trưởng tử?
Chu Chi Du trả lời: “Trưởng tử thừa tự tổ tông chính thể, thân mang trọng trách truyền kế tông miếu. Thân là phụ thân, không phải để tang cho con trai, mà là để tang cho tông miếu truyền thừa.”
Chỉ chờ câu này của ngươi!
Triệu Hãn lớn tiếng chất vấn: “Thế gian hiện nay, có phụ thân nào, vì con để tang ba năm hay không?”
Chu Chi Du không còn lời nào để chống đỡ, kiên trì nói: “Không có.”
Triệu Hãn cao giọng nói: “Phụ nhân tam tòng, Thương Chu chi lễ. Mà nay thay đổi phong tục, nào còn cần vâng theo? Nếu muốn vâng theo, vậy thì đến nguyên bộ. Khi nào, phụ thân vì con để tang ba năm, ta liền thừa nhận nam tôn nữ ti!”
“Nói rất hay!”
Phí Như Di vỗ tay khen hay.
Chu Chi Du trợn mắt há hốc mồm: Ta giảng đạo lý với ngươi, ngươi kéo phong tục với ta, cần vô sỉ như vậy hay không?
Một lão sư tên là Lý Thịnh nói: “Đây không phải thay đổi phong tục, mà là lễ nhạc sụp đổ. Lễ nhạc đã sụp đổ, kẻ sĩ chúng ta càng nên vâng theo lễ giáo, không thể cùng thế tục thông đồng làm bậy!”
Triệu Hãn chắp tay nói: “Vị tiên sinh này, xin hỏi 《 Nghi Lễ 》 quy định, thần tử nên để tang cho thiên tử bao lâu? Đại Minh ta các đời hoàng đế băng hà, lại để thần tử để tang bao lâu? Không lẽ, hoàng đế Đại Minh thông cảm vạn dân, không tuân thủ lễ chế Thương Chu, cũng là dẫn đầu lễ nhạc sụp đổ hay sao?”
- 🏠 Home
- Lịch Sử
- Quân Sự
- Trẫm
- Chương 107: Quỷ biện (2)