Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Trảm Xuân

» Tác Giả: Thập Tứ Lang
» Tình Trạng: Hoàn Thành
» Đánh Giá: 6 / 10 ⭐
» Tổng Cộng: 1 Bình chọn
Cát Y Xuân nàng từ trước tới này đều là người an phận, có trách nhiệm rất cao.

Trước năm sáu tuổi vì muốn làm nha hoàn mà nàng mỗi ngày đều tập quét dọn vệ sinh.

Sau năm sáu tuổi, sự phụ nói rằng nàng sẽ kế thừa "Trảm Xuân Kiếm" Từ đó về sau nàng cố gắng để Trảm xuân Kiếm phát dương quang đại.

Những thứ tựa ái tình kia chỉ là mây bay thôi ~~

Trảm Xuân, suy cho cùng, đã chém mất mùa xuân của ai rồi?
Quyển 1 - Chương 1-1: Tiết tử
Hôm ấy trời mưa, mưa bụi rơi từng giọt thật mảnh.

Y Xuân sớm đã để lại thư cho Mặc Vân Khanh, hẹn gặp nhau ở rừng đào Hậu Sơn.

Nàng bung chiếc ô bằng trúc tía, mặt ô có vẽ hình hai con bướm vờn một đóa hoa rất đẹp. Cả người nàng cũng trang điểm tinh tế hiếm thấy, la quần* (áo váy tơ tằm) màu tử đinh hương, tóc được chải gọn gàng, mặt thoa một lớp phấn mỏng, tự thấy mình chẳng thua kém bất kỳ ai.

Đến rừng đào, hoa đã sắp rụng, cành trĩu nặng, Mặc Vân Khanh khoanh tay đứng dưới tán cây, thần sắc đầy vẻ mất kiên nhẫn.

Y Xuân nhìn ngang nhìn dọc, ngắm thế nào cũng thấy thích mắt, chàng đứng dưới táng đào, gương mặt tuấn tú đẹp đẽ tựa ánh mặt trời xuyên thấu biển mây, ai cũng muốn đến gần.

Quyết định rồi, hôm nay phải nói với chàng.

Nàng muốn hỏi chàng, liệu cách ăn mặc hôm nay của mình có đẹp không.

Còn nữa, chàng quá thân mật với Văn Tĩnh rồi, tuy chẳng bằng chàng và nàng ngày trước [tự nàng nghĩ thế], nhưng vẫn khiến nàng không vui. Không chừng chàng cố ý tốt với Văn Tĩnh để nàng phải phát cáu lên [vẫn tự mình nghĩ thế thôi]* (trong ngoặc […] là nguyên văn của tác giả).

Cuối cùng, nàng cực kỳ thích chàng, rất mong được ở bên nhau, chẳng hay chàng có nguyện ý.

“Tóm lại, gọi ta đến làm gì?” Do nàng im lặng, chàng rốt cuộc cũng lên tiếng, giọng trầm thấp.

Y Xuân nở nụ cười dịu dàng, đáy lòng vẫn hơi thấp thỏm, thử thăm dò chàng: “Ăn cơm chưa?”

Đôi mày chàng ta cau càng chặt: “Cô thừa lời thế làm gì? Tóm lại có nói không?”

Y Xuân đành nghiêm mặt: “Thôi được, Vân Khanh. Ta thích huynh, huynh thấy ta thế nào? Chúng ta đến cầu tình với sư phụ, để Người làm chủ, được không?”

Biểu cảm chàng ta trở nên rất kỳ lạ – giống như nhìn thấy một đàn heo bỗng bay lên trời, lẩm bẩm: “Cát Y Xuân, cô vừa nói gì? Lặp lại xem?”

Y Xuân đỏ mặt, tươi đẹp hơn cả hoa đào.

“Ta bảo rằng ta thích huynh, muốn cùng huynh thành thân, huynh đồng ý chứ?”

Chàng ta trầm mặc rất lâu, chỉ còn tiếng mưa rơi lộp bộp trên ô, Y Xuân càng chờ càng thấy tim mình cũng đập hỗn loạn như tiếng mưa rơi ấy.

Đột nhiên, chàng ta lộ ra vẻ mặt căm phẫn như bị sỉ nhục hoặc đùa bỡn, lông mày dựng thẳng: “Cô giỡn đủ rồi chứ? An phận chút được không? Ông đây sinh ra là để cho cô đùa à?”

Y Xuân kinh ngạc trợn tròn mắt: “Ta đùa huynh hồi nào? Đang nghiêm túc mà.”

Chàng ta khinh bỉ phất tay áo, hất hết nước mưa đi, lạnh nhạt nói: “Cô từng có lúc nghiêm túc à? À phải, nếu đứng cách vạn bước chân mà nhìn, ừ cô nghiêm túc thật. Gì mà ta thích huynh, muốn cùng huynh thành thân? Cô lại tưởng mình là ai vậy? Cô xứng để tôi lấy hử? Rảnh rỗi đến vậy, chi bằng về phòng soi gương đi!”

Chàng ta hất mặt bước đi. Y Xuân khẩn trương đuổi theo hai bước: “Ầy, ta thật sự rất nghiêm túc mà! Sao huynh nổi nóng với ta chứ? Văn Tĩnh quả tốt hơn ta ư?”

Chàng ta ngoái đầu, chỉ vứt lại một câu: “Mặt nào muội ấy cũng tốt hơn cô. Nói thích ta hả, cô là cái thá gì!”

Chiếc ô bằng trúc tía rơi xuống đất, Y Xuân ngẩn ngơ đứng dưới rừng đào thật lâu.

Trước giờ nàng hơi chậm chạp, vẫn chẳng hiểu rõ ràng rốt cuộc người ta đối xử với mình như nào.

Tỉ mỉ hồi tưởng lại tám năm ở cùng nhau, thời gian dài tựa dòng nước từ từ chảy xuôi trong trí nhớ.

Lúc gặp cậu ta, nàng mới sáu tuổi, vì cha mẹ đều là tôi tớ của Giảm Lan sơn trang, nàng bèn mặc định tương lai mình cũng phải làm nha hoàn, suốt ngày cầm giẻ lau chùi khắp mọi nơi, muốn thạo việc phải chăm luyện tập.

Trên phương diện nào đó, Y Xuân là một đứa trẻ ngoan, chăm chỉ lại có trách nhiệm.

Sau này, gặp Mặc Vân Khanh ở bờ sông, cậu ta ỷ vào thân phận chủ nhân mắng đánh, buộc nàng cùng mình chơi trận kiếm gỗ, Y Xuân bị quấn lấy bèn mất kiên nhẫn, cướp kiếm gỗ phất qua mặt cậu, đánh cậu nằm liệt giường ba ngày.

Ai ngờ được trận đánh này lại thay đổi thân phận nàng từ đấy về sau, đêm ấy, Trang chủ đến tìm. Cha mẹ nghĩ ông ấy đến khởi binh vấn tội, sợ đến mức đã trói gô Y Xuân ném trước cửa nhà từ sớm, tùy ông trừng trị.

Trang chủ chẳng những không đánh mà còn xoa đầu khen nàng là đứa trẻ ngoan, nhân tiện cởi dây trói.

Cha nàng ló đầu ra cửa sổ, giọng nghẹn ngào: “Lão gia ơi, con bé này mạo phạm chủ tử, thật sự là… tội lớn tày trời, tùy ngài xử phạt, chúng tôi tuyệt đối không lên tiếng!”

Trang chủ nghe thế bèn cười: “Ta thấy đứa bé này có khung xương dẻo dai, rất có khiếu luyện võ, cho nó làm đệ tử ta nhé.”

Dứt lời, ông cúi đầu hỏi Y Xuân: “Sao nào, muốn học võ với sư phụ không? Sau này cho con kế thừa Trảm Xuân kiếm.”

Trảm Xuân kiếm vô cùng sắc bén, hàn quang sâu dày, là vũ khí nổi danh trên giang hồ, cũng là đại diện của Giảm Lan sơn trang.

Y Xuân nghĩ thanh kiếm ấy bén đến vậy, nếu dùng để thái rau quả, chắc chắn sẽ rất bùi tay. Thế nên phấn khởi nhận lời.

Nàng cứ ù ù cạc cạc mà thành đệ tử của Giảm Lan sơn trang.

Nghe bảo rằng võ thuật của Giảm Lan sơn trang chỉ truyền cho người thân, hơn nữa truyền nam không truyền nữ, sư phụ nàng lại cứng rắn sửa lại quy tắc cũ, chỉnh thành không thể bế quan tự thủ* (đóng của không giao lưu với bên ngoài), chẳng giới hạn nam nữ, chiêu mộ bốn, năm đứa trẻ vào truyền dạy võ nghệ.

Y Xuân tất nhiên chẳng quan tâm đến những việc này, nàng chỉ biết thân phận mình đã đổi khác, không còn là nha hoàn mà thành đồ đệ sư phụ, sau này phải luyện võ bằng lòng yêu kính, không thể làm mất mặt Người.

Từ đấy, mỗi ngày nàng cùng sư phụ luyện võ ở Nhất Thốn kim đài nở đầy hoa sơn trà.

Cộng cả nàng và Mặc Vân Khanh, sư phụ có tất thảy sáu đệ tử, người lớn nhất mười tám tuổi, suốt ngày bị sư phụ mắng là lười nhác, háo sắc mất gốc. Sau này, khi Y Xuân lên tám tuổi, đại sư huynh đã mất tích, nghe đồn là lừa con gái nhà ai dưới chân núi bỏ trốn, có bị bắt lại hay không thì nàng chẳng rõ.

Sau nữa, lúc Y Xuân mười môt tuổi, nhị sư huynh cũng lừa tam sư tỷ bỏ trốn, trước khi đi họ còn để lại một phong thư, dốc sức mắng sư phụ nghiêm khắc như quỷ, không hợp tình người, khiến Người tức đến nỗi xé thư ngay tại chỗ, phái người xuống núi lùng bắt, cuối cùng cũng chẳng giải quyết được gì.

Khi Y Xuân mười ba tuổi, tứ sư huynh trộm Trảm Xuân kiếm tìm cách xuống núi, bị người khác phát hiện, sư phụ chặt một cách tay của gã rồi trục xuất khỏi sư môn, về sau chưa từng gặp lại.

Từ đấy, Y Xuân rất hiếm khi thấy sư phụ cười, Người luôn bặm môi cay mày, lúc hướng dẫn kiếm pháp thường hay lơ đễnh trong một chốc, tâm tư chẳng biết đã bay đến nơi nào.

Sáu đệ tử, cuối cùng chỉ còn con mình và một nữ đồ đệ. Sư phụ thi thoảng uống say lại bùi ngùi: “Vi sư đã nhận quá nhiều đệ tử khiếm khuyết, chỉ thu được một đứa thích hợp. Y Xuân, con phải cố gắng nỗ lực, đừng để sư phụ thất vọng nhé.” Sau đấy, Người xoa đầu nàng.

Vì sư phụ cực kỳ nghiêm khắc, Mặc Vân Khanh cũng chẳng chịu nổi, thường ngày nếu không núp ở rừng đào Hậu Sơn khóc thì đến đánh nhau với Y Xuân.

Nàng học gì cũng nhanh cũng giỏi, ném cậu chàng bay đến tận vài con đường. Tôi tớ lại vượt mặt chủ tử, việc này tất nhiên không ổn. Mặc Vân Khanh rất không vừa mắt nàng, thường xuyên mắng: “Con đàn ông! Cô còn bẩn hơn heo trong chuồng nữa đấy! Đừng đến bắt chuyện với ta!”

Y Xuân liền gục đầu nhìn y phục thấm ướt mồ hôi và búi tóc rối của mình, tự thấy tất cả đều ổn, chẳng có gì lạ, không hiểu rốt cuộc cậu chàng nổi giận vì gì.

Nhị Nựu – em gái ranh ma lém lỉnh nghe kể lại bèn nháy mắt nói với nàng: “Tỷ à, muội nghe nói các chàng trai chỉ thích bắt nạt người con gái mình thích thôi, Vân Khanh thiếu gia thích tỷ đấy?”

Nàng tỉ mỉ nhớ lại, quả thế thật. Lúc trước, khi bọn đại sư huynh vẫn còn ở đây, chưa từng thấy Mặc Vân Khanh trêu chọc họ.

Ầy, cậu chàng này, thích thì cứ mạnh dạn mà thổ lộ chứ, việc gì phải thẹn thùng. Vẻ ngoài cậu chàng đẹp đến thế, tất cả hoa đào ở rừng đào Hậu Sơn cùng nở cũng chẳng so nổi với một nụ cười ấy, nàng tất nhiên đồng ý.

Từ đấy về sau, ánh mắt nàng nhìn Mặc Vân Khanh khó nén nổi một chút “ý gì đó”.

Có một lần nghe thấy sư phụ nói chuyện riêng với cậu chàng, Người bảo: “Con thường xuyên chọc Y Xuân, ta biết con ghét con bé, vì trước nay ta cưng chiều nó, lòng con bất mãn. Nếu quả thật con không thích con bé, ta lập tức đuổi nó đi, cả sơn trang, cả Trảm Xuân kiếm từ đây về sau đều là của con hết, chịu không?”

Mặc Vân Khanh vội hét lên: “Cha đuổi nhiều người tới vậy, giờ lại đuổi nó đi, muốn một mình con buồn chết trong cái sơn trang này à! Ngay cả một người để nói chuyện còn tìm chẳng ra!”

Y Xuân nghe xong rất cảm động, trong tim cậu chàng thực sự có nàng.

Nàng quyết định sau này đồng ý cùng cậu xuống núi chơi, sẽ đối xử tốt với cậu hơn một chút.

Chẳng ngờ sau nửa tháng, sư phụ đưa thêm hai đệ tử từ dưới núi về, một trai một gái.

Đứa con trai tên Dương Thận, nhỏ hơn Y Xuân một tháng, năm nay mười bốn tuổi.

Bé gái tên Văn Tĩnh, nhỏ hơn Y Xuân một tuổi, năm nay mười ba.

Sau khi Văn Tĩnh đến đây, tất cả mọi việc đều thay đổi.

Cô bé như cầu vồng tươi sáng xuất hiện nơi chân trời, chầm chậm hạ xuống Giảm Lan sơn trang.

Y Xuân chẳng thể không thừa nhận rằng nàng chưa từng gặp một cô bé xinh xắn đến vậy, người cũng như tên, văn nhược* (nho nhã) tĩnh lặng.

Nàng không nén nổi tự gục đầu nhìn chính mình, bỗng hiểu hai chữ ‘nhếch nhác’ có nghĩa gì, mình bị gọi thế cũng chẳng oan ức. Đóa hoa sơn trà trên giày Văn Tĩnh còn sạch hơn nàng ba phần.

Văn Tĩnh rụt rè tiến lên hành lễ với sư phụ và bọn Y Xuân, giọng nói cũng êm ái tựa nước chảy, khẩu âm vùng Giang Nam: “Văn Tĩnh bái kiến sư phụ, sư huynh, sư tỷ.”

Xương cứ như muốn nhũn ra.

Mặc Vân Khanh cúi đầu ho khan một tiếng, ánh mắt dán chặt vào cô bé như bốc hỏa, khiến gương mặt thiếu nữ tựa bạch ngọc ửng đỏ.

Họ nhanh chóng gắn bó keo sơn, ngọt ngào tựa mật. Mặc Vân Khanh chẳng bao giờ bảo mình buồn nữa, hận không thể quấn lấy Văn Tĩnh cả mười hai canh giờ, chàng vốn chẳng có thời gian để buồn.

Sau ba lần liên tục bị Mặc Vân Khanh từ chối lời mời cùng xuống núi chơi, cuối cùng Y Xuân cũng nảy sinh một chút cảm giác nguy hiểm.

Như một thứ vốn tưởng thuộc về mình, bỗng nhận ra nó định chạy mất.

Nên nàng muốn thổ lộ với Mặc Vân Khanh, nói rõ ràng với chàng.

Nhưng nàng đã tính đến vô số trường hợp, chàng sẽ nói gì, biểu cảm trên mặt sẽ thay đổi như nào, tức giận hoặc thẹn thùng, hay là vui sướиɠ khi tỉnh ngộ.

Song không nghĩ rằng chàng sẽ thẳng thừng từ chối.

À, đấy đâu phải là từ chối, là làm nàng nhục nhã.

Người bỗng dưng tỉnh ngộ là nàng.

Té ra chàng vốn chẳng thích nàng —– không, chẳng đúng lắm, phải nói là chàng ta cực kỳ ghét nàng, đố kị nàng đã giành giật sự chú ý của sư phụ, nếu không vì buồn chán đến phát rầu, chàng ta chắc chắn sẽ không đến tìm nàng chơi cùng.

Nàng trước giờ đều tự đưa mình đến mặc người ta làm nhục.

Y Xuân ngây ngốc thật lâu trong rừng đào Hậu Sơn, hơi mờ mịt, chẳng biết sau này mình nên làm gì và đi đâu.

Châu hoa trên đầu nặng cᏂị©Ꮒ, la quần vừa đẹp vừa vướng víu trên người, nhìn xuôi ngược thế nào cũng thấy như trò hề cả. Nàng thở dài một hơi tựa như thương hại, vuốt ve đai lưng mềm mại, thứ nàng muốn an ủi không phải bộ y phục đáng thương mặc trên người chẳng phát huy được tác dụng gì, mà là chính cái đứa tự cho rằng mình đúng nàng đây.

Mùa xuân đã qua, hoa đào khắp núi nên rơi rồi.

Y Xuân xoay người, chỉ thấy thân ảnh gầy gò của Dương Thận vụt qua rừng đào.

Đối diện với đôi mắt đen như mực của nàng, y lộ ra một chút thần sắc lúng túng hiếm có, nghĩ ngợi rồi giải thích: “Đệ không cố ý nghe lén, chỉ bất cẩn đi ngang thôi.”

🎲 Có Thể Bạn Thích?