Sầm Duệ xoa cổ, giả cười nói: "Khi tiên đế còn sống, Thái tần quan tâm ta rất nhiều, thân là tiểu bối, giải sầu với bà là chuyện nên làm."
Ban ngày kể chuyện ma là kỹ năng cơ bản của người trong hoàng thất! Trên dưới hoàng cung không ai không biết, Đoan thái tần hận Sầm Duệ nghiến răng, không có xú tiểu tử đột nhiên nhảy ra này thì thiên hạ đã sớm là của Yến Vương con trai bà ta.
Yến Vương cảm động tạ ơn, hai người cười cười nói nói, là không khí huynh hữu đệ cung tiêu chuẩn.
Năm nay Bình Điểm tiến cống hạt sương trà, Yến Vương thu cái chén nhỏ về, đứng dậy trịnh trọng cúi đầu với Sầm Duệ: "Thần có một yêu cầu quá đáng, không biết bệ hạ có đáp ứng hay không?"
Sầm Duệ bật cười: "Huynh trưởng khách khí làm gì? Có gì thì cứ việc nói." Trong lòng ha ha cười lạnh, đã là yêu cầu quá đáng, ngươi còn nói cái rắm gì?
"Bệ hạ ở trong cung, so với thần biết rõ là sau khi tiên đế băng hà, mẫu phi thương tâm không nguôi, mấy lần muốn tự vẫn." Yến Vương đau lòng kể: "Nay bà đã già, tuổi tác cao, tâm nguyện lớn nhất là được con cái hầu hạ dưới gối, ngậm kẹo đùa cháu. Thần muốn thỉnh xin bệ hạ chuẩn cho thần đón bà về Yến Châu để phụng dưỡng."
May mà Phó Tránh đã làm tốt công khoá cho Sầm Duệ, Yến Vương án binh bất động phần lớn là kiêng kị Đoan thái tần đang ở trong cung. Vạn nhất có chuyện gì, Đoan thái tần chính là quân cờ quan trọng trong tay Sầm Duệ. Tuy nói làm đại sự phải tâm ngoan thủ lạt, nhưng Yến vương mang tên "Hiền vương", nếu dùng mạng của Đoan thái tần để đổi đế vị, chẳng phải sẽ khiến người ủng hộ hắn và dân chúng thiên hạ thất vọng, mất hết dân tâm sao?
Cho nên, Sầm Duệ không thể chuẩn ân chỉ này, tạm thời hàm hồ cho qua chuyện.
Sầm Duệ vừa đi, Đoan thái tần nằm nghiêng trên xích đu mở mắt, nhìn Yến Vương tự rót tự uống: "Thế nào? Thằng nhóc kia đáp ứng chưa?"
Yến Vương cười mà không nói, lại rót thêm chén trà: "Con thấy mẫu thân và bệ hạ đánh mạt chược thật vui vẻ, còn tưởng rằng hai người đã không còn chướng ngại nữa cơ."
"Nực cười!" Thái tần nói thối một tiếng: "Tiểu tử này là kẻ đoạt ngôi vị hoàng đế của ngươi. Hắn tình nguyện đưa bạc đến, sao ta không vui lòng mà nhận?"
Ý cười trên khoé mắt Yến Vương không đổi, chỉ có giọng nói hơi trầm: "Mẫu thân, những lời này đừng tùy tiện nói trong cung."
Thái tần thở dài một tiếng, thu khăn tay: "Những ngày như thế này, mau chấm dứt đi."
Yến Vương cười một cái, nhẹ giọng nói: "Nhanh thôi."
Ngày sau ngẫu nhiên gặp lại, Yến Vương không nhắc lại việc này nữa, Sầm Duệ mừng thầm, cứ tưởng trôi qua như thế.
Ai ngờ, một ngày vào triều.
Từ Tế tửu của Quốc Tử Giám đến học sĩ viện Hàn Lâm bỗng nhiên nhất tề thỉnh chỉ cho lòng hiếu thảo của Yến vương.
Bị dư luận vây công, Sầm Duệ giận, nắm chặt tờ sớ, đánh giá người cầm đầu: "Vị ái khanh này sao nhìn lạ mắt thế."
"Hạ quan là Tế tửu tân nhậm của Quốc Tử Giám, ban đầu là Giáo thư ở Trứ tác cục." Nam tử chừng ba mươi tuổi có nề nếp nói.
Sầm Duệ sợ run, nhìn về phía lục bộ, hỏi: "Tế tửu lúc trước đâu?"
Lại bộ Thượng Thư hôm nay xin nghỉ, Lại bộ Thị Lang bị ép không trâu bắt chó đi cày thấy chết không sờn đứng lên bẩm báo: "Hồi bệ hạ, Tế tửu lúc trước thất trách nên bị Phụ chính đại nhân cắt chức, biếm tới Giang Âm."
"À..." Sầm Duệ vỗ vỗ tờ sớ, chỉ vào Tế tửu tân nhậm nói: "Đi đâu tùy ý, cũng cắt chức hắn cho trẫm."
"..." Quần thần đồng loạt há hốc miệng, vô duyên vô cớ câu đầu tiên đã cắt chức một quan kinh tứ phẩm, cái này không phải đang hồ nháo sao?
Thị Lang lệ nóng quanh tròng: "Thứ cho thần cả gan, xin hỏi nguyên do bệ hạ cắt chức Cao đại nhân?"
Sầm Duệ lời ít mà ý nhiều giải thích hai chữ: "Vượt chức."
Hôn quân a hôn quân!
Ngự Sử Trung thừa đầy mặt phẫn nộ, sắp sửa gián ngôn. Nửa bước chưa ra đã bị Ngự sử đại phu giơ cao tay nửa thước ngăn cản. Lão ngự sử không để phát hiện lắc đầu một cái, hạ giọng nói: "Nghĩ tới tiểu nhi và thê thϊếp ngươi đi".
Bãi triều, Trung thừa tìm lão ngự sử cầu xin, giải thích: "Đại nhân! Ngự sử đài mang chức mệnh can gián thánh ngôn, thánh thất đức, ta không nên liều chết can gián sao?!"
Ngự sử đại phu vỗ vỗ vai hắn: "Ngươi a, vẫn còn trẻ lắm. Hôm nay trên triều nhìn như bệ hạ làm bậy, kì thực là mượn việc cắt chức Tế tửu để cảnh cáo Yến vương. Ngự sử đài đảm nhiệm chức giám sát để duy trì công bằng, nhưng hiện giờ hoàng quyền giữa bệ hạ và Yến vương như nước sông chảy bên đυ.c bên trong. Ngươi và ta làm tốt bổn phận là được." Lão ngự sử quay đầu nhìn hoàng cung nguy nga: "Bệ hạ hắn ấy, dù sao cũng là đồ đệ do Phó Phụ chính dạy dỗ."
┉┉ ∞ ∞┉┉┉┉ ∞ ∞┉┉┉
Bị Yến vương kí©h thí©ɧ, Sầm Duệ về Ngự Thư phòng sinh hờn dỗi một trận, cầm bút vẽ lung tung một hồi mới bình tĩnh chút, bắt đầu nghĩ xem làm như thế nào để đối phó với chiêu này của Yến vương. Lần này hắn dám kích động triều thần gây áp lực với nàng, ngày mai nói không chừng ngay cả mấy hàng bán thịt lợn trong kinh thành cũng mắng nàng làm quân bất nghĩa, làm tử bất hiếu, ngăn cản mẫu tử Yến vương gặp nhau.
Bút trên giấy chạy không mục đích, Sầm Duệ chợt tỉnh ngộ, rõ ràng nàng có một quân sư ngự dụng tài trí vô song, cần gì phải đau đầu chứ. Hôm nay hiếm thấy Phó Tránh cáo ốm không vào triều, Sầm Duệ cho người đi Noãn các mời hắn đến thư phòng, kết quả người mang về không phải Phó Tránh, mà là hữu tướng Từ Sư.
Cung nhân ghé bên tai Sầm Duệ nói nhỏ vài câu.
Sầm Duệ kinh ngạc, không tiện biểu lộ, chỉ gật đầu, sai người ban toạ cho Từ Sư, vào thẳng chủ đề: "Hôm nay tướng gia rảnh rỗi đến chỗ trẫm là có chuyện gì?" Lão hồ li này suốt ngày cân nhắc cưới con, mới phá tan hảo sự của hắn, lúc này trăm ngàn lần đừng tìm ra vị công tử nào khác để vội tới làm nàng ngột ngạt.
Từ lúc vào thư phòng Từ Sư đã lưu ý Sầm Duệ, quan sát nửa ngày, từ khuôn mặt không nhìn ra bao nhiêu, lúc nhìn đôi mắt cười của Sầm Duệ, trong lòng cả kinh. Kinh ngạc xong lại tự giễu, chỉ là đứa trẻ chưa dứt sữa mà thôi, lại cười nói: "Thần đặc biệt đến giải ưu thay bệ hạ."
Từ Sư không nói dối, hắn thật lòng thật dạ đến thay Sầm Duệ nghĩ cách giải sầu hết giận. Biện pháp rất đơn giản, cũng hợp với Sầm Duệ, đó là ra cung du ngoạn, địa điểm tại Tứ Thủy đình ngoài ngoại ô.
Tứ Thủy đình nằm trên Thương Sơn, đường rừng quanh co, tre trúc chập trùng. Đang lúc đầu xuân, trên đỉnh núi trắng như tuyết, sườn núi trăm hoa đua nở, trông về phía sông Ngô xa xa như dải lụa trắng, khiến lòng người như lạc cõi tiên.
Muốn Sầm Duệ đồng ý, Từ Sư cường điệu nói là mời rất nhiều công tử trẻ tuổi, hào hoa phong nhã cùng tới trò chuyện.
Sầm Duệ không dò được ý nghĩ của hắn, tuy có vết xe đổ, nhưng mặt mũi của Từ gia vẫn phải cho, lo lắng một lúc, nàng đáp ứng. Tiễn bước Từ Sư, nàng gọi cung nhân vừa rồi tới xác nhận: "Phụ chính đi Khâm Thiên Giám sao?"
Cung nhân vâng dạ gật đầu, Sầm Duệ vẽ lên giấy hai vòng, thay y phục hàng ngày, đi tới Khâm Thiên Giám.
Ban đầu Khâm Thiên Giám nằm cùng một khu với lục bộ, về sau chê lục bộ quấy nhiễu bọn họ, không được yên tĩnh để xem thiên tượng, nên dâng tấu muốn ra ngoài tự lập môn hộ. Sầm Duệ lên xe ngựa đi ra hoàng thành, qua hai con phố, tới nơi dương liễu lả lướt, ít người qua lại thì dừng lại.
Sầm Duệ từng gặp Giám chính Khâm Thiên giám vài lần, là một lão đạo sĩ hơn bảy mươi tuổi. Bởi vì nghe nói rất thần thông, nên bị tiên đế dùng một quyển cổ kinh nhử từ cái đạo quán cũ nát trong góc tường tới đây. Sầm Duệ chỉ nhớ rõ lão đầu ấy hỏng bét, cả người hôi mùi rượu, lỗ tai không được tốt, mỗi lần muốn nói chuyện phải tới gần hét to.
Nàng đứng trước cửa đá, đầy bụng nghi hoặc, Phó Tránh nhìn không giống người mê tín, tìm đến đây làm gì?
Có đạo đồng đang quét lá rụng, quét qua hai vòng, thấy Sầm Duệ vẫn đứng đó, chậm chạp không động đậy, dừng cái chổi hỏi: "Vị công tử này họ Tần sao?"
Sầm Duệ không nói, đạo đồng kia nghĩ nàng thừa nhận, lại nhìn nhìn nàng, nói: "Đại nhân nhà ta nói nếu Tần công tử đến thì cứ vào bên trong."
Đâm lao phải theo lao, Sầm Duệ vui vẻ được đạo đồng chỉ dẫn vào trong.
Cỏ cây, hành lang trong Khâm Thiên Giám đều xây trồng theo mô phỏng trận pháp, cửa nối tiếp cửa, hành lang cắt ngang hành lang. Đi trên dưới một trăm bước, Sầm Duệ không biết mình đang ở chỗ nào, chỉ cảm thấy hòe liễu khắp nơi trước mắt đều giống nhau. Đánh bậy đánh bạ, cũng mò ra được một con đường mòn.
Chỗ sâu nhất trong đường mòn, có tiếng nói vang ra đứt quãng từ sau những cành liễu, cũng không quá rõ ràng.
Sầm Duệ đẩy một cái cành ra, đến gần, mới nghe rõ một người trong đó đúng là Phó Tránh, còn một người khác nói giọng trẻ tuổi rất xa lạ.
"Nếu ngươi tìm đến ta sớm hơn thì cũng không phải chịu đau đớn cắn xương nuốt thịt này." Nam tử trẻ thở dài, hàm chứa vài phần trách cứ.
Rồi sau đó là thời gian dài yên tĩnh, Sầm Duệ bàng thính không nổi nữa, khoảnh khắc đẩy cành liễu ra, tay chân lạnh lẽo...
Tay trái Phó Tránh cầm quyển sách, tay áo phải cuốn cao lên, phần trên khuỷu tay đã huyết nhục mơ hồ. Một con rắn màu đen uốn lượn bên dưới ra, chỗ đầu rắn chỉ còn xương cốt trắng, mùi máu tươi nồng nặc xông vào mũi.
Trương Dịch đoán Phó Tránh trúng cổ, Sầm Duệ lại không nghĩ vậy, để rồi bây giờ rõ ràng là cổ thuật nuốt huyết nhục. Lại nghĩ tới biểu hiện thường ngày không có gì lạ của Phó Tránh, nàng đột nhiên cảm thấy người như Phó Tránh so với cổ độc còn đáng sợ hơn nhiều...
Người trẻ tuổi đang đổ thuốc ra bình thản đề nghị: "Bệ hạ không nhìn được thì đừng xem nữa."
Sầm Duệ mất sức mới rời được ánh mắt đi, lời nói tới bên miệng, lại không biết thốt ra thế nào.
Tầm mắt của Phó Tránh vẫn đặt trên sách, không để ý nàng.
Nam tử kia cười nói: "Bệ hạ đừng trách tội hắn, dẫn cổ rất đau đớn, mặc dù có tâm cũng không có sức mở miệng." Lại nhìn mắt Phó Tránh: "Hơn nữa, nếu nói chuyện với bệ hạ, sợ tâm hắn sẽ loạn."