Cảm nhận được nhịp thở Hồng Nhi đều đều, Cao Mẫn khẽ nghiêng đầu nâng lên nhìn, nàng đã ngủ. Vẻ mặt lúc ngủ nhu thuận vô cùng, không biết là do góc độ nhìn hay vốn dĩ là như vậy. Nàng giờ đây như đã thu liễm đi phần bá khi kia.
“Nghĩ lại có chút buồn cười, vậy mà mình lại bị thân hình nhỏ bé, gầy yếu này đè xuống, cư nhiên còn nghĩ đến…” Cao Mẫn thầm nghĩ rồi khẽ cười, nàng vội thu tiếng cười lại, sợ làm Hồng Nhi tỉnh giấc. “Nhưng cảm giác cũng rất vi diệu a, cơ thể nhỏ bé, mỏng manh vậy nhưng lại ngập tràn bá khí, khi đeo khẩu trang là một người, khi tháo ra lại là một người… khi ngủ lại như một con mèo nhỏ thế này thật khiến người ta muốn vuốt ve mà”.
Hồng Nhi lúc đeo khẩu trang thì là một người lãnh đạm nhưng lại cuốn hút với dáng vẻ lười biếng và bí ẩn, lúc tháo khẩu trang ra lại là một con mèo nhỏ múa vuốt vờn chiếc lông gà “Cao Mẫn”. Khi ở bên Cao Mẫn, Hồng Nhi cảm nhận được sự ấm áp dễ chịu đến mức có thể nói những lời mà trước giờ cô chưa từng nói, khi thì oán trách hờn dỗi, khi thì vui vẻ trêu đùa, và đến cả cảm xúc trên mặt cũng bất giác thay đổi theo, hệt như một người bình thường với những cảm xúc được thể hiện một cách tự nhiên, không chút gò bó, rất khác với khi đối diện với người thân hay những người xung quanh.
“Chẳng biết nếu bọn họ gặp em ấy thì sẽ nháo đến thế nào nhỉ?” Cao Mẫn nghĩ ngợi một lúc, rồi ý tứ phản đối “Không được, bọn lang sói ấy sẽ dọa em ấy mất, giấu cho riêng mình tốt hơn” Nghĩ rồi nàng khẽ hôn lên mái tóc Hồng Nhi.
Ngắm nhìn nàng lúc này thập phần đáng yêu, Cao Mẫn có chút nghĩ ngợi, đầu hạ xuống, nâng tầm mắt về trần nhà, thả hồn theo phần tư liệu mà Hắc Anh Tài đã gửi.
“Em ấy đã chịu thiệt nhiều rồi, một đứa trẻ chỉ chừng đấy tuổi, đáng lẽ phải đùa vui cùng bạn bè, thế mà lại chẳng có một ai để chia sẽ tâm tư” Cao Mẫn đau lòng, nhớ về từng dòng trong phần tư liệu:
“Tên: Trịnh Hồng Nhi – sinh ngày 25-03-1999 – CMND: 34xxxxxx00 – NN: sinh viên
Tên ba: Trịnh Văn Hảo – sinh năm 1970 – CMND: 11xxxxxxxxx – NN: Công an xã
Tên mẹ: Liễu Ngọc Ánh – sinh năm 1976 – CMND: 12xxxxxxxxx – NN: nội trợ
Em trai: Trịnh Văn Hùng – sinh ngày 3-3-2005 – CMND: 35xxxxxxxxxxx – NN: học sinh
Gia cảnh: khá giả
Tóm tắt:
Tiểu học: Không chơi cùng ai
Trung học: lớp 6 kết bạn với một nhóm 3 người – Lương Bích Hạ, Trần An Nhiên, Nguyễn Vy Oanh – sau đó một thời gian bị cô lập, không kết bạn với ai.
Danh sách lớp từ Trung học cơ sở trở xuống không có thay đổi nhiều, vì trường nhỏ nên hầu hết đều quen mặt đối với bạn cùng khối.
Trung Học Phổ thông: đổi môi trường hoàn toàn mới, bạn bè mới, Trịnh Hồng Nhi lạnh lùng, khó gần đến hết học kì mới bắt đầu có tiến triển trong mối quan hệ bè bạn cùng lớp. Về sau dần trở nên sôi nổi hơn trước, được nhiều sự yêu mến bởi thành tích học tập, ngoại hình, tính cách, tuy lạnh lùng nhưng hay giúp đỡ người khác
Giữa năm hai trung học tính cách chuyển biến, năm ba trầm lặng, lạnh lùng, thành tích giảm mạnh.
Đại học: Vẫn lạnh lùng, thờ ơ, có một giai đoạn học tập khá lên, nhưng chẳng mấy chóc lại thụt lùi như cũ
Trong thời gian đại học hè năm nhất, từng đi làm thêm, và từng tự tử bằng thuốc panadol không thành
Địa chỉ làm thêm: số 15, đường 32, phường 8, quận 13
Năm 3 bắt đầu học online, thời gian đến trường được hạn chế để chuẩn bị cho thực tập.
Suốt thời gian chỉ ra ngoài với mục đích học tập, hoặc mua đồ dùng sinh hoạt cần thiết. Còn lại không ra khỏi nhà.”
Cao Mẫn thở dài, nghĩ ngợi về gia đình Hồng Nhi: “Gia đình sao? …, thành tích lên xuống thất thường, dáng vẻ ngày càng thể hiện rõ sự lạnh lùng, thờ ơ, vậy mà một chút họ cũng không để tâm đến sao?!!” lòng nàng càng đau, càng muộn phiền.
“Quá khứ chị không thể thay đổi, nhưng hiện tại và tương lai đã có chị bên cạnh, chị sẽ để em trải qua những ngày tháng hạnh phúc, vui vẻ” Cao Mẫn tự hứa với lòng.
Nàng mãi nhìn ngắm Hồng Nhi…
Lúc này, ở nhà Dương Tuấn Anh cùng Lâm Cửu Khang đang ngồi xem tivi trong phòng khách sau khi dùng xong bữa sáng.
“Anh nói xem chị đại đi chơi ở đâu?” – Lâm Cửu Khang nghĩ mãi không thông, cuối cùng cũng lên tiếng.
“…” – Dương Tuấn Anh
“Có lẽ đi mua đồ…” – Một lúc lâu Dương Tuấn Anh mới nói.
“Cũng không thể lâu vậy được, đâu phải chưa từng đi, chị đại mua đồ có khi lâu đâu, cao lắm cũng ra đó dạo tầm 30 phút chứ mấy” – Lâm Cửu Khang ngắt lời.
“Nãy giờ có bao lâu đâu?! Nó đi ra ngoài chơi được càng tốt. Ở mãi trong nhà nó không chán nhưng tao lo sắp chết rồi nè.” – Dương Tuấn Anh nói.
“Ừm, cũng đúng” – Lâm Cửu Khang chầm chậm trả lời.
“Mà chuyện trong group, người được miêu tả giống chị đại lắm á, có khi nào…” – Lâm Cửu Khang nhớ về chuyện cô nàng PT đang tìm người trong group Zalo chung cư.
“Giống chổ nào, năm thình bão lục nào nó mới trồi đầu ra một lần thì quen kiểu gì?” – Giọng Dương Tuấn Anh có chút oán trách, dỗi hờn.
Nói vậy, nhưng Dương Tuấn Anh cũng có chút nghĩ ngợi về cô cháu gái này: “Có khi nào là tìm nó thật không?... Nhưng nếu là nó thật thì càng không được, bản thân lo không xong, sao có thể chung sống tốt cùng người khác, có khi lại khổ hơn…”. Thở dài đầy sầu não nhìn về màn hình ti vi.
Nhìn Dương Tuấn Anh hơn dỗi như vậy, có chút buồn cười, nhưng càng nghĩ càng thấy giống, rồi Lâm Cửu Khang lại nói: “Làm gì có ai cắt cái quả đầu giống như chị đại đâu, còn cả khẩu trang, áo khoác, quần đùi tông màu xanh đen nữa, gầy thì khỏi phải nói luôn, chị đại ốm như cò ma ấy”
“Quả thật nữ để kiểu tóc đó không nhiều, càng huống hồ đây là nó tự cắt nữa” – Nói đến đây Dương Tuấn Anh có chút khổ sở.
Salon hớt tóc ngay dưới tầng trệt, nhưng Hồng Nhi lười đến mức không muốn bước chân ra ngoài, tóc vẫn do bản thân tự cắt, thích cắt như nào thì cắt như nấy. Nhưng nhìn qua thì không khác chi ra salon, chỉ là kiểu tóc có chút lạ mắt, nhưng vẫn hợp.
Có lẽ là tài năng thiên bẫm chăng, chẳng học cũng có thể tự xử đến đẹp mắt. Nhưng Hồng Nhi chưa từng nghĩ đến chuyện trở thành thợ hớt tóc hay tạo mẫu gì đó, càng chưa suy nghĩ học xong rồi làm gì, mặc dù cô đang học đại học.
“Có khi để chị đại đi học hớt tóc làm nghề phụ được luôn ấy” – Lâm Cửu Khang ha hả cười đùa nói.
Nói đến đây, Lâm Cửu Khang có chút thắc mắc: “Mà sao chị đại học Công Nghệ thông tin vậy? Trước đó học Du Lịch mà”
“Nhìn mặt nó, không tháo nổi cái khẩu trang, cũng không giao tiếp được với người ta thì ra trường đi làm kiểu gì được…
Ban đầu, lúc nó nộp hồ sơ, bảo nó nộp 5 trường, 5 ngành, nó đậu được 2 trường, rồi thấy Du Lịch Khách Sạn được, kêu nó học, thì nó học.
Xong năm đầu, thấy nó không ổn rồi, hỏi nó chuyển sang ngành kia không, thế rồi nó chuyển luôn đó chứ” – Dương Tuấn Anh đau đầu nói.
Dương Tuấn Anh trên thực tế không biết được ở nhà Hồng Nhi lười nhát, trầm lặng, ít tiếp xúc với người thân, thì khi đến trường, dù lãnh đạm, không lanh lẹ, không hảo hảo nhiệt tình nói chuyện tư nhưng cô vẫn luôn hòa nhã với những người chủ động bắt chuyện với mình.
Tuy Hồng Nhi lãnh đạm với người xung quanh, nhưng đối với một cuộc hợp nhóm xoay quanh đề tài học tập thì lại năng nổ đến mức các thành viên phải thán phục trước ý kiến của cô.
“… Thôi giờ thì cứ để theo tự nhiên đi” – Lâm Cửu Khang cũng không biết nói gì thêm.
“Mà lỡ như chị đại… Nói lỡ như thôi nhe?!!” – Lâm Cửu Khang hướng mắt nhìn Dương Tuấn Anh, như chờ sự cho phép. Thấy Dương Tuấn Anh gật đầu, y mới nói: “Lỡ mà chị đại đúng thật là người đó, rồi hai người đó yêu nhau luôn thì sao?”
Dương Tuấn Anh nhíu mày. Có chút nghĩ ngợi: “Bộ dạng nó chắc không thẳng nổi rồi” nhưng cũng không dám nói ra, thở dài rồi lại nghĩ: “nhà dưới quê mà biết được sẽ nháo thành cái dạng gì thật không dám nghĩ đến, đến chuyện của bản thân mình còn chẳng dám hó hé tí gì”
“… Thôi chuyện nó để nó tự quyết đi, cũng đừng nhúng tay vào, nó chẳng chịu chia sẽ điều gì đâu” – Dương Tuấn Anh lắc đầu nói.
Thực tế, không phải Hồng Nhi không chủ động chia sẽ tâm tư, cô đã từng, nhưng không ai tin lời một đứa trẻ, chỉ suy đoán rằng cô nói vậy để được chú ý hơn, họ cảm thấy nhàm chán với chuyện này rồi bảo Hồng Nhi đừng nói linh tinh nữa, đừng bịa chuyện nữa, để rồi… càng lớn lên, càng cô độc hơn.
Một đứa trẻ được sinh ra, không phải vì đứa trẻ ấy muốn chào đời, mà là kết quả do ba mẹ tạo ra. Đứa trẻ không thể quyết định được bản thân sẽ là con của ai, sẽ chào đời lúc nào. Dù vậy, đứa trẻ vẫn thuận theo người sinh thành, gọi một tiếng ba, tiếng mẹ, tin tưởng vào người lớn. Với Hồng Nhi, cô tin tưởng đến bất chấp, tin một cách mù quáng vào lời người lớn. Hồng Nhi được dạy rằng ba mẹ nói luôn là đúng, nên có thể hiểu rằng lời ba mẹ sẽ không bao giờ sai. Đứa trẻ chỉ có thể tự quyết khi trở thành người lớn, nhưng thế nào gọi là lớn, trong khi với ba mẹ, những đứa con luôn là trẻ con. Bởi sự tin tưởng quá mức, mà cô dần không phân biệt được đúng sai, chỉ cần họ nói thì sẽ tin, và cho rằng họ muốn tốt cho cô. Chính cái nhìn lệch lạc này đã dần đẩy cô xa rời thực tế, thiếu chính kiến và không thể đưa ra quyết định cho bản thân. Dù bản thân lớn dần lên, biết rõ đúng sai, biết rõ bản thân không nên nghe theo những áp đặt đó, nhưng bản thân đã không còn đủ sức lực để lên tiếng phản kháng cái khuôn khổ đã in hằng trên người mình suốt nhưng năm tháng dài ròng rã. Và đã hình thành nên một con người với tính cách ngoan cố đến lạ thường, việc cô làm cô tự biết, là đúng hay sai cô cũng không nhiều lời giải thích, chỉ im lặng hoặc nhận bản thân sai dù có làm đúng. Cô chỉ không muốn bản thân phải tranh cãi với “người lớn” và những suy đoán mà họ tự cho là đúng.
Với tâm thái luôn cho mình là người lớn của ba mẹ Hồng Nhi, họ nghĩ rằng bản thân muốn tốt cho cô, muốn để cô xa rời những điều xấu, nên không cho phép Hồng Nhi tự quyết định, chỉ có thể tuân theo lời ba mẹ. Họ thay Hồng Nhi quyết định mọi thứ, từ ăn, uống, ngủ , nghỉ, học hành, đi chơi, luôn theo lời họ. Họ cho rằng như thế mới tốt. Ba mẹ luôn có cái lo của ba mẹ, không chỉ là cơm áo gạo tiền, mà còn là tương lai của đứa trẻ, muốn che chở tốt nhất cho đứa trẻ, nhưng bởi vì là lần đầu làm “ba mẹ” của một đứa con, nên sẽ có lúc sai sót mà không nhận ra, ba mẹ Hồng Nhi luôn tự đoán già đoán non, sợ cô dao du nhầm bạn, đi nhầm đường, chơi những thứ không nên chơi, nói những lời không nên nói, vì thế lúc nào cũng rào trước đoán sau với Hồng Nhi. Để rồi đến lúc họ nhận ra sai lầm thì lại tự bào chữa rằng đứa trẻ đã lớn, nó tự quyết định rồi, và họ buông tay. Đó là lúc Hồng Nhi 18 tuổi, cái tuổi mà phải chọn trường để học cho ước mơ tương lai.
Và Hồng Nhi được công nhận là người lớn khi cô không có gì trong tay, sống như một cái máy được lập trình sẳn, rồi lại bị xóa đi chương trình, chỉ còn xót lại vài thứ cơ bản. Một cảm giác lạc lõng và mệt mỏi. Được trải đời như một tờ giấy trắng tinh, cô không biết bản thân phải làm gì, chỉ đành tra cứu trên mạng, xem bản thân nên làm gì. Trước giờ bản thân chỉ làm theo và làm theo, nay lại phải tự làm. Cô không biết. Rồi một cuộc điện thoại từ Dương Tuấn Anh cứu rỗi cô, gợi ý cho cô 5 ngành học và 5 trường tốt. Vậy là cô làm theo mà chẳng cần suy nghĩ gì thêm. Kết thúc chuyện về nghề nghiệp tương lai một cách qua loa đến mức chưa từng hỏi ước mơ của bản thân là gì.
Sau tất cả những gì từng trải qua, Hồng Nhi chỉ con lại một câu hỏi không cần đáp án “Là người lớn hay trẻ con?”. Câu hỏi này chẳng biết cô tự hỏi mình hay hỏi thay ai.