Góc kiến thức phần 1.

Xin chào mọi người, những độc giả của truyện “Trainer Paul” nói riêng và các bạn fan Pokemon nói chung! Trước khi bước vào trận đấu chính thức giữa Misty và Paul, mình sẽ nói một chút về những điều cơ bản về Pokemon. Ở phần này, chúng ta sẽ đề cập tới Type-hệ của Pokemon; các vị trí quan trọng trong đội hình Pokemon-Sweeper, Tanker, Support; những điều cơ bản về giới tính-Sεメes và vài điều vụn vặt mình muốn chia sẻ riêng cho các bạn. Bắt đầu thôi!

1. Hệ của Pokemon.

Tính tới bối cảnh trong truyện, tức generation IV, gen IV hay thế hệ thứ tư, nhà phát hành chính thức của Pokemon đã từng giới thiệu tổng cộng 17 hệ, bao gồm: Normal -Thường, Fighting-Giác đấu, Rock-Đá, Fire-Lửa, Water-Nước,Steel-Thép, Poison-Độc, Ghost-Ma, Ground-Đất, Dragon-Rồng, Grass-Cỏ, Psychic-Siêu linh, Flying-Bay, Dark-Bóng tối, Electric-Điện, Ice-Băng và Bug-Bọ/Côn Trùng (Note: Hệ Fairy-Tiên được giới thiệu ở Gen VI, dẫn tới hiện tại Pokemon có tổng tất cả là 18 hệ). Mỗi hệ sẽ có khả năng tấn công/phòng thủ mạnh mẽ trước một số hệ trong khi yếu thế về mặt công/mong manh về mặt thủ trước một vài hệ khác. Ấy quên mất, còn một điểm nữa chưa được đề cập đến, đó là thuật ngữ STAB, viết tắt của Same Type Attack Bonus, tạm dịch: sự gia tăng sức tấn công của các chiêu thức cùng hệ lên 50%. Ví dụ, nếu ta quy ước một con Starmie mang hệ Water/Psychic dùng chiêu Thunderbolt(Điện một trăm ngàn vôn, khá mạnh, sức mạnh 90, đặc biệt, hệ Electric-Điện) được quy ước với hệ số là 1 thì một con chuột ú Pikachu với hệ Electric sẽ có hệ số là 1.5 do cùng hệ, tức sức mạnh của chiêu này với con Chu là 90x1.5=135. Dưới đây là bảng tương tác về hệ:

Trainer Paul - Góc kiến thức phần 1.

Trong từ điển Pokemon, hệ của một loài Pokemon bất kì được hiển thị dưới một trong hai dạng: Đơn hệ và Song hệ-Dual Type. Tất nhiên, đó chỉ là trên lý thuyết, trong trận đấu, Pokemon có thể tồn tại dạng ??? Type-Không có hệ, Đơn hệ, Song hệ hoặc thậm chí Ba hệ thông qua các chiêu thức của bản thân(chủ động vứt bớt hệ, bớt điểm yếu) hoặc bị ép biến thành một hệ nào đó hoặc nhét thêm hệ vào đối thủ để chúng có nhiều điểm yếu để chúng phải nhận x2/x4/x8 sát thương. Kiểu như: làm mất một hệ bản thân Roost (Đáp đất/Hạ cánh, trạng thái, hệ Bay-Flying, giới thiệu vào gen V, Pokemon hồi sức khi đáp đất, nếu chúng mang hệ bay trong người thì trong lượt đó, chúng sẽ mất hệ bay.), Burn Up (Thiêu rụi, đặc biệt, hệ Lửa-Fire, rất mạnh, gen VII, để gây sát thương lớn lên đối thủ, Pokemon sử dụng sẽ tự thiêu, sau chiêu này, chúng sẽ không mang hệ Lửa nữa; => nếu Pokemon sử dụng mang đơn hệ Lửa, nó sẽ biến thành không có hệ),…; biến đối thủ thành đơn hệ: Water - chiêu Soak(Nhúng nước, trạng thái, hệ Nước - Water, gen V), Psychic - đòn Magic Powder(Phấn/Bột ma thuật, trạng thái, hệ Siêu linh, gen VIII, chiêu độc quyền của Haterren); nhồi thêm hệ cho đối thủ: Ghost với Trick-or-Treat (Đêm Halloween, trạng thái, hệ Ma, gen VI, chiêu độc quyền của gia đình Pumpkaboo và Gourgeist, vô dụng nếu đối phương mang hệ Ma) hoặc Grass - đòn Forest’s Curse (Lời nguyền của khu rừng, trạng thái, hệ Cỏ, gen VI, chiêu độc quyền của gia đình Phantump và Trevenant, sẽ thất bại nếu đối phương mang hệ Cỏ). Đến đây sẽ có một số bạn thắc mắc, có tận hai chiêu thức để thêm hệ như trên thì phải có Pokemon mang tận bốn hệ trong trận đấu Pokemon chứ? Câu trả lời là không, vì nếu một con Pokemon có song hệ bị dính đòn Trick-or-Treat rồi thì việc nhận thêm đòn Forest’s Curse sẽ khiến hệ Ma bị thay thế bởi hệ Cỏ, vậy nên một Pokemon chỉ có tối đa là ba hệ TRONG TRẬN ĐẤU mà thôi.

Gạt vấn đề đổi hệ/bị đổi hệ này sang một bên, mỗi loài Pokemon có thể có đơn hệ hoặc song hệ, chúng ta sẽ đi sâu về vấn đề song hệ. Dựa vào bảng tương quan hệ ở trên, có thể thấy một số hệ khi kết hợp với nhau thì chúng làm rất tốt trong việc triệt tiêu điểm yếu cho nhau về mặt thủ (Bug/Steel-miễn nhiễm Poison, kháng 8 hệ và 1 điểm yếu x4 Fire; Poison/Dark-miễn nhiễm Psychic, kháng 4 hệ và 1 điểm yếu x2 Ground; Normal/Ghost, miễn nhiễm 3 hệ Normal, Fighting, Ghost, kháng hai hệ và một điểm yếu x2 Dark;…) hoặc bổ trợ rất tốt về mặt tấn công(Ghost/Fighting, miễn nhiễm Normal, Fighting, STAB x2 sát thương với 7 hệ, STAB chỉ không chạm được vào Pokemon mang song hệ Normal/Ghost; Rock/Flying, miễn nhiễm Ground, x2 6 hệ, x1/2 sát thương trước hệ Steel; Fire/Ground, x2 lên 8 hệ;…), cũng có những sự kết hợp tạo thành tổ hợp với điểm yếu nhiều như cái sàng(Grass/Ice, Grass/Fairy, Ice/Flying, Rock/Ground, Ice/Psychic,…). Còn về mặt đơn hệ, tự xem đi mấy má.

Dù có như vậy, việc chỉ suy xét đến hệ của Pokemon để kết luận chúng hữu dụng hay vô dụng với đây là một việc làm phiến diện, bởi có một song hệ tốt không đồng nghĩa với việc loài Pokemon đó sẽ được các Trainer săn đón hay có một song hệ tệ sẽ bị hắt hủi. Các khía cạnh như: Base Stats-Chỉ số cơ bản, Ability-Đặc tính và Movepool-Bể chiêu thức học được của loài đó kiểu:

Với đội hình chỉ có tối đa 6 Pokemon, việc làm sao để chúng có thể cân mọi kèo - tức bao quát rộng - đòi hỏi Trainer phải cân nhắc, xem xét rất nhiều, trong đó ba vai cốt lõi chính là Sweeper, Tanker, Support.

2. Sweeper, Tanker, Support.

Đầu tiên là Sweeper, vậy nó là gì? Sweeper, tạm dịch Kẻ càn quét, là một nhánh của các Pokemon chuyên tấn công, những Pokemon dạng này CÓ KHẢ NĂNG đánh bay phần lớn/toàn bộ team địch. Với chúng, tấn công chính là cách phòng thủ tốt nhất. Chúng có thể là sở hữu chỉ số tấn công khủng, hoặc có thể được gia tăng nhờ các chiêu thức hiệu ứng tăng công vật lý, công phép hoặc tốc độ, đeo thêm trang bị boost chỉ số như Choice Items, Life Orb,.. đi kèm với bộ chiêu thức đủ/phong phú các chiêu tấn công mang tính hủy diệt, thể lực đủ dùng và cần có tốc độ ở mức ổn trở lên, sương sương thế thôi. Tấn công thì có cả vật lý lẫn đặc biệt, thế nên 3 hướng phát triển chính của Sweeper là Physical Sweeper, Special Sweeper và Mixed Sweeper.

Note: Trong game Pokemon, mỗi Pokemon tại một thời điểm nhất định chỉ sử dụng được bốn chiêu thức khác nhau, nếu bạn muốn chúng học chiêu mới thì bạn phải chọn quên một trong bốn chiêu hiện có, nhưng trong truyện “Trainer Paul” thì không nhé.

Vậy là một Sweeper theo tiêu chuẩn trên sẽ thường có bộ bốn chiêu thức gồm 1 chiêu setup chỉ số gia tăng theo mặt có lợi với chiến thuật của chúng (có thể có hoặc không), còn lại toàn là chiêu tấn công vật lý-theo hướng Physical hoặc đặc biệt- theo hướng Special hoặc cả hai loại-theo hướng Mixed.

“Thế nếu em vừa mỏng, vừa nhiều điểm yếu mà em lại có ước mơ làm Sweeper có được không? ”-một bé Pokemon thắc mắc. Thế thì còn phải xét đến tốc độ và sức tấn công của bé đã, mỏng + nhiều điểm yếu thì bắt buộc phải có cả tốc cao cùng với công mạnh sẵn rồi và thường không cần gia tăng thêm bởi bé mong manh như thế thì có khi đối thủ sờ nhẹ một cái là đã có thể lên rời sân rồi. Trường hợp này có thể kể đến hai Pokemon siêu kinh điển được giới thiệu ở thế hệ đầu tiên, Alakazam (Psychic) và Gengar (Ghost/Poison). Ngay từ những ngày đầu của thế giới Pokemon, hai nhóc này được ban cho chỉ số đặc biệt cao vυ"t cộng với tốc độ thần sầu khiến bao Pokemon phải ước ao, thế nên việc càn quét Pokemon đội bạn trong một nốt nhạc chưa bao giờ là điều khó khăn với cúng, nhất là Alakazam. Lan man thêm một chút, bản thân Pokemon đơn hệ Psychic trong thế hệ đầu là vô đối, vì hệ gây sát thương hiệu quả (x2) lên nó là Bug và Ghost thì chẳng có con hệ bọ nào học được chiêu thức khắc chế ra hồn, còn loài ma duy nhất thì trớ trêu thay mang thêm hệ Poison, chạy vội đi còn kịp chứ đánh đấm gì. Thôi lấy cái gì đấy gần gũi một chút, Weavile (Dark/Ice), giới thiệu ở thế hệ bốn. Về mặt công thì Weavile mạnh trước 6 hệ khác, một con số khá ấn tượng; về mặt chống chịu, bóng tối và băng là một song hệ hại chủ, với việc yếu thế trước 6 hệ là Fairy, Bug, Fire, Steel, Rock và rất nhạy cảm với Fighting-x4 sát thương mà thủ vật lý chưa bao giờ là điểm mạnh của Weavile, chống chịu được 3 hệ KHÔNG phổ biến và miễn nhiễm Psychic chẳng vớt vát được gì; trong đó, ba hệ có chiêu thức ưu tiên lần lượt là Bullet Punch(Steel, vật lý, sức mạnh 40, yếu), Accelerock(Rock, vật lý, sức mạnh 40, yếu) và nhất là Mach Punch(Fighting, vật lý, sức mạnh 40, yếu) có thể ngay lập tức khiến Weavile lên bảng đếm số. May thay, điểm mạnh khỏa lấp điểm yếu, Weavile thường hay được người chơi sử dụng trong các giải đấu chuyên nghiệp vì bộ chỉ số của ẻm được phân bố rất hợp lý. Dồn hết chỉ số vào Att và Speed, Weavile chính là một khẩu súng thủy tinh theo đường vật lý nã thẳng vào team địch, những đòn STAB như Knock Off để đánh bay trang bị đối thủ, cú phủ đầu uy lực Sucker Punch, hay ba cú nhảy đầy chết chóc mang tên Triple Axel càng múa càng mạnh,… ; nó còn học được Sword Dance để tăng công và Agility để tăng tốc, tối đa hóa tiềm năng của mình. Tóm lại, tốc cao, công mạnh, STAB/Movepool đủ dùng thì đến đây với em nào, câu lạc bộ của những khẩu pháo thủy tinh.

Trái ngược với những Pokemon ở trên theo trường phái tấn công, chú trọng hạ gục nhanh tiêu diệt gọn thì tiếp theo, chúng ta sẽ đến với những Pokemon thích kéo dài trận đấu, cù nhây đối thủ, mang lại một cảm giác ngao ngán, bất lực và đầy ức chế cho đối thủ. Vâng, đây chính là những Tanker Pokemon. Như đã nói ở trên, các Pokemon này là những cỗ xe tăng bọc thép, những bức tường chắc chắn, vững trãi và kiên cố; chúng có sở trường là hứng đòn, là lá chắn trước những đòn tấn công như vũ bão của Pokemon chủ lực phe bạn, đẩy đội bạn vào trạng thái sống chậm lại, “đi đâu mà vội mà vàng, mà vấp phải đá mà quàng phải dây.”. Tương tự nhóm Sweeper, Tanker có thể có chỉ số thủ (hoặc/và) HP cao ngất ngưởng, đơn hệ ít điểm yếu hoặc song hệ bổ trợ tốt, có chiêu thức gia tăng thủ hoặc phục hồi, đặc tính giúp trụ sân tốt như Regenerator, Nature Cure, Unaware,… , mang theo trang bị thích hợp như Rocky Helmet,… cũng sương sương không kém. Một điểm thường thấy của mấy bé kiểu này chính là tốc độ thường thấp hoặc khá thấp, đúng với câu chậm mà chắc. Các bé này cũng đi theo hướng phát triển giống với Sweeper, gồm Physical Tanker, Special Tanker và Mixed Tanker.

Khác với bên thiên về tấn công, việc mang đơn hệ/song hệ nhiều/quá nhiều điểm yếu và quá mỏng manh có thể chặt đứt con đường trở thành Tanker dù có chỉ số thủ (hoặc/và) HP ấn tượng bởi bản chất của Tanker là đi câu giờ, không phải là những cục tạ trong team để đồng bọn gánh còng lưng và bay màu trong giây lát. Trường hợp này có thể kể đến Bastiodon, Pokemon thể hiện câu nói mặt dày như tường thành một cách chân thật nhất theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Trainer Paul - Góc kiến thức phần 1.Trainer Paul - Góc kiến thức phần 1.Nhìn vào bộ chỉ số, chỉ số thủ của con khủng long mặt khiên này, ta có thể thấy hai chỉ số thủ cao ngất - dựa theo thông tin trên serebii.net ở thời điểm thì ẻm thộc top 11 pokemon có thủ vật lý cao nhất - các chỉ số khác thì thảm vô cùng, đều dưới 60. Xét đến tương quan hệ, hệ Rock/Steel-Đá/Thép kháng 8 hệ, miễn nhiễm hệ Độc-Poison, yếu thế trước hệ Nước và cực kì mong manh trước hai hệ Giác đấu-Fighting và Đất-Ground, mà ba hệ này lại phổ biến vô cùng. Thành ra, những tưởng Bastiodon sẽ là bờ vai để các Pokemon trong team dựa vào thì em nó lại chính là cục tạ to tổ bố khiến đồng đội đau tym. Chưa kể đến khoản tấn công thì đối thủ không đau cũng chẳng ngứa, cộng thêm quả tốc độ như rùa bò thì liệu có lối thoát nào cho em ấy không? Và câu trả lời là không, em ấy đã định cư ở chuồng gà đã lâu rồi, thương em.

Những cái tên sừng sỏ trong làng Tanker: Chansey, Blissey, Milotic, Skarmory, Ferrothorn,…

Như đã nhắc đến ở bé khủng long mặt dày bên trên, Tanker có sở trường lỳ đòn chứ không có sở thích đơn phương chịu ngược. Việc có nhiều/quá nhiều thời gian rảnh rỗi quá thì mấy ẻm có thể tặng cho team địch vài trạng thái như gây Tê/Độc/Bỏng thường với Thunder Wave/Toxic/Will-O-Wisp/…; đặt cạm bẫy bên sàn đối thủ với Stealth Rock, Spikes, Toxic Spikes,… hay để cho bọn kia đấm thật đau rồi phản ngược lại sát thương chúng nó gây ra với Counter/Mirror Coat, vân vân mây mây. Lúc này, chúng đồng thời đảm nhận vai trò phụ như một Support.

Một Support có thể phải đảm nhận một hoặc một vài vai trò nhất định chẳng hạn gây hiệu ứng bất lợi Tê/Độc/Bỏng, đặt cạm bẫy trên sàn đối thủ, xóa cạm bẫy trên sân mình để đồng đội ra sân an toàn, dựng sàn đấu phù hợp với chiến thuật của team như thời tiết, Trick Room,… , boost công/xóa trạng thái bất lợi cho đồng đội, khóa mõm mấy con thích gia tăng chỉ số với Taunt, đuổi bọn đã setup chỉ số xong về bóng, hút chiêu cho đồng đội trong đấu đôi, vân vân và mây mây. Túm cái quần lại, Support sinh ra để hỗ trợ team mình và phá đám team bạn.

Để làm được những điều trên, một Support tiêu chuẩn thường có tốc độ chớp nhoáng, có đặc tính ưu tiên chiêu thức trạng thái như Prankster, phản lại chiêu trạng thái team địch như Magic Bounce,… , có bộ chiêu thức trạng thái dồi dào,… Support thường không cần chú trọng vào khả năng chống chịu nhiều lắm, có càng tốt, không có cũng được. Đơn cử như gương mặt vàng trong làng Prankster, Whimsicott - Jabakas said.

Mang trong mình đơn hệ Cỏ ở gen V và chuyển sang song hệ Cỏ Tiên từ thế hệ game thứ 6, kết hợp với khả năng chống chịu hạn chế từ bộ chiêu thức, chẳng có gì ngạc nhiên khi Whimsicott rất mỏng và quá nhiều điểm yếu. Thế nhưng với Pankster, bộ chiêu thức trạng thái rộng mênh mông và chỉ số Speed ấn tượng, em nó chính là kẻ phá đám nổi danh. Là đối thủ của Whimsicott, bạn sẽ không biết liệu cục cỏ lăn này sẽ bày trò gì, liệu nó có định ngăn mình set up với Taunt, hay nó thả Leech Seed, dựng tường, dựng Trick Room, hay nó bất ngờ tung một cú Moonblast/Giga Drain với chỉ số công phép đủ dùng kia, cũng có thể nó dùng Cotton Guard để trở thành một Tanker bám sân tốt,... tất cả là một ván cờ cân não giữa cả hai người chơi. Việc có nhiều điểm yếu không thực sự khiến Whimsicott bị cộng đồng game thủ xa lánh bởi dính một đòn từ đối thủ thì ẻm không chết thì cũng ngắc ngoải, thế nhưng nhờ đặc tính bá đạo của mình mà em nó luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và giành một vị trí trong trái tim của người hâm mộ. Chia sẻ ngoài lề một chút, trong Pokemon Showdown-một trang web cho phép người dùng xây dựng đội hình và chiến đấu với các người chơi khác theo thể lệ của giải đấu chính thức, lưu ý: đây là game tự phát triển chứ không phải game chính thức- mình có build em nó như sau:Trainer Paul - Góc kiến thức phần 1.Tailwind để x2 tốc team mình trong vòng 5 lượt, Taunt để ngăn đối thủ dùng chiêu trạng thái, Moonblast để tận dụng công đặc biệt, Item Focus Sash giúp Whimsicott không bị rời sân trong 1 đòn đồng thời trụ lại trên sân với một máu và khi này, sức mạnh đòn Endeavor được đẩy lên mức cao nhất.

Vậy đó, đây là ba vị trí không thể thiếu trong một đội hình chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nếu bạn tìm hiểu thêm thì còn các vị trí khác như Lead, Wallbreaker, Offensive, Defensive,… các thứ các thứ, nhưng mình sẽ không đề cập đến nó hôm nay. Mình hy vọng bài viết cung cấp đủ thông tin cho các bạn, à bạn nào yêu thích Pokemon có thể vào Pokemon Showdown để giao lưu với các player khác, (tips) nếu bạn không biết cách xây dựng đội hình thì có thể chọn giải đấu kiểu Random để tận hưởng những trận đấu Pokemon.

3. Giới tính Pokemon và các vấn đề liên quan trong game và trong truyện “Trainer Paul”.

Thực ra mình cũng tính đăng trận đấu giữa PaulvsMisty trước góc kiến thức này cơ, thế nhưng khi mình edit trận này, ông tác giả có đề cập đến Staryu, một genderless Pokemon, tức Pokemon không giới tính hay phi giới tính và nó được ông tác giả mô tả là loài Pokemon vừa có thể là đực và cái cùng lúc. Điều này khá tương đồng với loài sinh vật được lấy làm nguồn cảm hứng thiết kế cho gia đình nhà Staryu và Starmie là loài sao biển, một loài động vật lưỡng tính-có cả cơ quan sinh dục đực và cái. Thế nhưng, việc này có thể khiến nhiều bạn dễ lầm tưởng rằng genderless Pokemon = Pokemon lưỡng tính, thú thực bạn đã suy nghĩ quá đơn giản rồi đấy.

Mình sẽ đi trả lời về các loại giới tính (sεメes) trong Pokemon và giới tính có quan trọng không. Trong thế giới Pokemon, Pokemon có ba giới tính: Đực-Male, Cái-Female và Phi giới tính-Genderless. Tạm gác lại các genderless pokemon sang một bên, trong đa số trường hợp, giới tính của Pokemon không quá quan trọng vì có khá ít loài Pokemon có hai hình dạng riêng cho giới tính được và cái, đơn cử như Nidoking(100%♂)-Nidoqueen(100%♀), Meowstic, Indeedee,… việc này trực tiếp làm bộ chỉ số của chúng khác biệt đôi chút và tạo lợi thế riêng của từng giới tính cho một/nhiều vị trí trong team. Hơn thế nữa, có một số loài phải thỏa mãn 1 loại giới tính nào đó thì em pokemon đó mới có thể tiến hóa, chẳng hạn như chỉ có Combee♀ mới tiến hóa được thành Vespiquen, hay bạn cần một em Ralts♂ thì mới có cơ hội tiến hóa em nó lên Gallade,… Tóm lại, trong một bộ phận nhỏ các loài Pokemon, giới tính có ảnh hưởng lớn đến hình dạng, vai trò, lối chơi và tần suất xuất hiện trong các giải đấu.

Tiếp theo, chúng ta sẽ đề cập đến loại giới tính còn lại, genderless. Nhắc đến giới tính này, quả thật cách giải thích của Dạ Quang Thôi Xán cũng phần nào đó đúng, thế nhưng cái gì mà chỉ đúng một nửa thì cũng đều là sai. Trong thế giới Pokemon có một chiêu thức trạng thái mang tên Attract, tạm dịch: Quyến rũ, nó có tác dụng quyến rũ đối thủ có giới tính đối lập, tức nếu Pokemon sử dụng mang giới tính đực lên một Pokemon mang giới tính cái sẽ thành công , trường hợp còn lại của con cái lên con đực cũng đúng, nhưng nếu hai giới tính trên có ý định quyến rũ một Pokemon không giới tính thì nó không hề có tác dụng. Bạn nghĩ hai Pokemon phi giới tính sẽ hấp dẫn nhau thông qua chiêu Attract ư? Câu trả lời là KHÔNG! Chúng không thể bị hấp dẫn, do đó giả thiết việc genderless Pokemon có thể đảm nhận vai trò của cả con đực và con cái không được hợp lý cho lắm.

Thế nhưng nếu như thế thì những genderless pokemon này sinh sản như thế nào, không có sự sinh sôi nảy nở đời sau đồng nghĩa với việc chúng phải tuyệt chủng rồi chứ. Để xây dựng thế giới Pokemon đầy sinh động trong tâm trí chúng ta, thế giới đó cần bổ sung những chi tiết mà dữ liệu game vô tình bỏ lỡ và anime lảng tránh nhắc đến, chứ không phải cũng bỏ dở ở đó, mà việc làm ưu thích của fan bất kì con game nào chính là đặt ra giả thiết-Fan theory và đây chính là một giả thiết khá thuyết phục mình tìm được trên reddit, các bạn có thể tham khảo: https://www.reddit.com/r/pokemon/comments/rt1szm/theory_how_do_genderless_and_maleonly_pokemon/

4. Những điều vụn vặt.

Cảm ơn các bạn trong thời gian qua đã ủng hộ truyện Trainer Paul do mình edit, tạo động lực cho mình kiên trì làm nốt bộ truyện này!<3<3<3 Một trong những lý do chính mình chọn bộ tiểu thuyết này vì mình chính là một fan của Pokemon, mình muốn chia sẻ truyện hay mang chủ đề về Pokemon và nếu có thể thì khiến các bạn độc giả cũng yêu thích Pokemon như mình.Lý do thứ hai là vì có khá ít tiểu thuyết Pokemon được viết/dịch hoàn thành với ngôn ngữ tiếng việt. Thứ mà mình nhắc đến ở đây là ngôn ngữ thuần việt chứ không phải nửa nạc nửa mỡ, hành văn theo kiểu hán nhiều hơn việt hay là những bản convert sượng trân. Những bản dịch tiểu thuyết trên mạng có thể giống như mình đó chính là edit dựa trên bản convert nên thường là bị lậm văn phong TQ, ngang, lỗi trật tự từ và rất lủng củng, mình xin được chê. Bản thân mình cũng đôi khi có thể rơi vào trường hợp trên, thế nên khi nào có thời gian mình sẽ đọc lại để soát lỗi ngữ pháp, làm câu cú tự nhiên hết mức có thể và phù hợp với các độc giả người việt mình. Qua đây mình cũng xin nhắn nhủ các bạn có ý định trở thành dịch giả, hãy hướng tới đối tượng người đọc để họ có trải nghiệm tốt nhất, dịch thuật câu cú tự nhiên, mạch lạc nhất chứ đừng làm dở dở ương ương, nhé!

Mình đã có ý định edit Trainer Paul ngay từ lần đầu tiên mình nhìn thấy cái tên truyện. Paul, tên tiếng nhật là Shinji, là một đối thủ xuất sắc của nhân vật Ash, tên nhật Satoshi tại vùng Sinnoh trong loạt phim anime Pokemon. Ấn tượng của mình về Paul khi xem anime là một nhà luyện viên lạnh lùng, giỏi tính toán, kiêu ngạo và không có tình thương với Pokemon. Với cậu, sức mạnh là thứ làm nên giá trị của Pokemon, những Pokemon không đủ mạnh thì không xứng đáng góp mặt trong đội hình của cậu. Do đó, những Pokemon mà cậu thu phục có chút “vô dụng” thì cậu sẽ thả chúng đi hoặc cho những huấn luyện viên khác, điều này sẽ khiến nhiều fan Pokemon cảm thấy hơi quá quắt bởi cậu coi Pokemon như một thứ có giá trị lợi dụng, không còn giá trị nữa thì vứt bỏ, mặc kệ cảm xúc của Pokemon. Đỉnh điểm là cái cách cậu ấy đối xử với Chimchar để nhóc khỉ này để đẩy sức mạnh của nhóc ấy lên mức cao nhất, tạo thành ám ảnh tâm lý cho con Pokemon khỉ con. Cá nhân mình thấy ý tưởng của tác giả khá hay, nhờ có “ký ức về tương lai”, liệu Paul có sửa những nước đi hơi sai sai trong anime hay không, nghĩ thấy thôi đã thấy kí©h thí©ɧ rồi. Và đó là ba lý do chính mình khiến mình trở thành dịch giả cho Trainer Paul. Hy vọng mọi người góp ý về bộ truyện để mình kịp thời ghi nhận, sửa đổi để đem đến cho các bạn trải nghiệm tốt nhất.

À, mình đoán là có thể một số bạn không thích việc mình chèn lời bình sau một số đoạn văn nhằm bày tỏ cảm xúc hoặc giải thích chiêu thức đầy số má trong truyện bởi nó làm ngắt mạch đọc truyện của các bạn, thì mình xin thưa, mình sẽ hạn chế các lời bình liên quan đến cảm xúc cá nhân, còn những lời giải thích chiêu thức mình không muốn cắt bỏ bởi có một số bạn đọc truyện này vì nó hiện lên trên mục truyện mới cập nhật, vì tò mò,… mà thiếu những thường thức cơ bản về Pokemon, mình chèn những nội dung này để bạn có thêm hiểu biết về chiêu thức, đặc tính,… mà đang góp phần vào trận đấu, giúp bạn hiểu thêm về những gì đang diễn ra trong trận đấu đồng thời bổ sung thêm những kiến thức nho nhỏ liên quan đến Pokemon. Nói chúng, đây là một mục chủ yếu dành cho người mới và những độc giả chưa tiếp xúc nhiều với Pokemon, hy vọng truyện mang đem đến cho các bạn những phút giây thư giãn, giải trí sau một ngày đi học và đi làm mệt mỏi. Hẹn gặp lại bạn sau!

Ps: chương 15 sẽ được đăng vào 14/05/2022.