Trước nhà tôi có một con kênh, ngày bé tôi hay cùng đám bạn trốn ba má ra mãi tít đầu kênh bơi lội, nước hồi đó trong và mát hơn bây giờ nhiều. Ba má cấm bọn trẻ con tụi tôi được lội kênh, dọa rằng dưới nước có ma Tây, chuyên bắt con nít để moi ruột, nhưng mà ở cái tuổi trẻ nghé như thế thì biết gì là sợ, càng cấm tụi tôi càng hàm bơi. Cho mãi tới một bận, nhà nội tôi có đám giỗ, lúc đấy tôi bắt đầu có ý thức và nhờ được ít nhiều chuyện về con kênh, bác hai tôi mới kể cho nghe về đám giỗ này, cái đám giỗ mà cả ấp đều biết và gọi là giỗ cô Chín Bé.
Không tự nhiên mà người dân ở đây sợ ma Tây. Chuyện bắt đầu từ hồi cụ nội tôi tới vùng này xây nhà lập ấp. Cụ sinh được cả thảy mười một người con, trong đó có cô Chín Bé, đúng ra tôi phải gọi là bà trẻ vì cô Chín Bé là em ông tôi, nhưng đang trong câu chuyện của bác hai nên tôi xin được phép gọi là cô. Hồi ấy chưa có con kênh trước cửa nhà, nó thực chất là một cái ao, nhà cụ tôi ở bên kia đầu ao, về sau người ta đào móc làm kênh nên cụ chuyển qua mé này, biến cố xảy đến trước đó không lâu.
Cô Chín Bé từ lúc sinh ra đã không được thông minh, nhanh nhẹn như người khác, cô chậm nói, chậm đầu óc, chậm cả hành động, làm gì cũng ngây ngây ngô ngô, lên 12 tuổi thì cô bắt đầu phát bệnh, cứ cách vài bữa lại lên cơn động kinh một lần. Những lúc bình thường cô hay thơ thẩn chạy chơi ngoài bờ ao, ở đó có những cây dừa cao vυ"t, không ai trồng mà chúng tự lên, trên ngọn sai trĩu quả. Cô Chín Bé bị như vậy nên không ai muốn chơi cùng, cụ tôi toàn thấy cô ở bờ ao một mình, lúc xếp tàu lá dừa làm nhà, lúc lượm quả dừa đập ra uống nước. Nhưng cô chẳng bao giờ thấy chán, ai hỏi cô đều bảo là có nhiều người cùng chơi lắm, hoặc thấy họ chơi nên vào chơi cùng, không ai quan tâm đến lời một người bị thần kinh như cô nói, thấy riết thì thành quen, lâu sau không ai hỏi đến nữa.
Cô Chín Bé cứ như thế mà lớn lên, tới năm 14 tuổi thì sinh chuyện. Năm đó mừa nhiều, nước trong ao mấp mé bờ, có người trong ấp qua quãng rìa ao thấy cô Chín Bé vừa ngồi cạnh cây dừa vừa hát:
"Cây dừa cao thật là cao,
Đi qua không chào lộn cổ xuống ao,
Lộn xuống ao lấy sào mà vớt,
Nỡ gãy sào thì chớt đó nghen."
Người ta mới hỏi cô hát cái gì ghê vậy, cô Chín Bé chỉ cười, tay cô lùa nước, thấy trái dừa trôi gần đó, cô vội rụt tay lại, sợ hãi nói:
"Sọ, sọ kìa!"
Cụ tôi nghe người ta đồn là cô Chín Bé dạo này bệnh nặng lắm, họ khuyên cụ nhốt cô vào nhà, cứ để cô lang thang rồi gây chuyện thì chết. Cụ biết thế, nhưng không đành nhốt cô, một hôm cụ quyết hỏi xem cô nghe ai hát bài kia, còn bảo học cái gì không học đi học cái linh tình. Cô Chín Bé tròn mắt đáp, trên cây dừa có đầu người, cứ rớt bụp bụp xuống ao, ai không biết vớt lên là chết đó nghen. Cụ phiền lòng vì cô lắm, sau hôm đó cụ cấm cô hát bài ấy lên, cô mà hát cụ nhốt trong nhà không cho ra ngoài chơi nữa.
Cô Chín Bé sợ cụ như sợ cọp, nghe đến nhốt trong nhà là thôi hẳn. Nhưng mấy hôm sau cụ lại bắt gặp cô lúi cúi đào bới gì đó ở gốc dừa. Cô liền chỉ chùm dừa cao tít, gọi đấy là đầu người, và trái dừa khô trôi lập lờ mặt nước là sọ người, cô không cho ai vớt lên ăn nên mới đào hố chôn chúng đi. Cụ tôi cáu quá mới đánh đít cô, cụ than khổ than sở, nói cô ngày trước uống nhiều nước dừa quá nên bị mụ đầu, đánh xong cụ nhốt cô vào nhà, cô rối rít xin tha, khóc lóc một hồi thì cụ lại thương mà cho cô ra.
Giá mà cụ cứ nhốt cô như thế, thì đã không nên chuyện. Hôm ấy cô đi đâu tới tối mịt chưa về, cụ đốt đèn đi tìm, ra bờ ao thì thấy cô đang ngồi khóc ở đấy. Hỏi thế nào cô cũng không nói, chỉ bảo là đau lắm, hai tay ôm bụng. Còn tưởng cô ăn phải cái gì lạ nên cụ cho cô uống thuốc, thực ra mấy thứ lá lảu mà cụ sắc cho cô phần lớn đều có tác dụng an thần, sau khi dỗ cô uống xong, cả nhà liền đi ngủ. Nửa đêm cô Chín Bé bật dậy kêu khóc, cứ giãy đành đạch trên giường, còn không cho ai động vào người. Cô kêu đau lắm, luôn mồm đuổi mọi người đi, cái gì mà một ông người trắng đến cắn bướm, ông cắn đau lắm, xong vùng dậy muốn chạy nhưng may cụ túm được.
Cụ nào biết cô la cái gì đâu, tưởng cô phát bệnh nên nói năng điên dại, mắt cô trợn ngược, miệng sùi bọt trắng, không khóc được nữa mà người cứ giật lên đùng đùng. Cụ phải thức cả đêm trông cô, nghĩ mà thương hại, do cụ đẻ ra nên cô mới bệnh tật thế này, có điên dại thì cũng vẫn là con cụ.
Từ sau đêm hôm đó, cô Chín Bé thành ra thất thần, trước còn thấy cô cười nói chứ giờ thì không. Cô cứ ngồi ở cửa nhà nhìn ra bờ ao, chỗ có mấy cây dừa cao vυ"t, lẩm nhẩm câu hát:
"Cây dừa cao thật là cao,
Đi qua không chào lộn cổ xuống ao,
Lộn xuống ao lấy sào mà vớt,
Nỡ gãy sào thì chớt đó nghen..."
Bẵng đi một thời gian, hôm ấy cụ phải đi có việc, nhà chỉ còn mấy đứa nhỏ trông nhau, tới sẩm tối cụ về, tìm trong nhà không thấy cô Chín Bé đâu, cụ mới hỏi ông tôi. Ông tôi năm đó 16 tuổi, ông bảo chiều đi câu cá về thấy cô ở bờ ao bên đầu nhà kia, thế là cụ vội vã ra đó tìm.
Lúc đến nơi cụ thấy một cảnh hết sức hãi hùng, cô Chín Bé nằm sõng soài dưới gốc cây dừa, trên người không mảnh vải che thân. Cụ vội bế bồng cô vào nhà, lấy nước lau người cho cô, lại phát hiện giữa hai chân cô chảy máu, đồng thời cô bị giật mình, vừa tỉnh giậy đã khóc ré lên. Cụ hỏi cái gì cũng chỉ nói là do ông người trắng ở bờ ao làm, chẳng ai hiểu cô nói gì, nhưng từ đây cụ biết ở chỗ bờ ao kia co sự bất thường.
Quả nhiên sau đó không lâu, bờ ao ngâm nước sụt mất một mảng, ngồi trong nhà nghe thủm thủm mấy tiếng, mọi người liền chạy ra xem, thấy mặt ao sủi bọt lợn gợn, xong có cái gì trồi lên, cô Chín Bé bỗng reo to:
"Sọ dừa, sọ dừa!" – Xong lao ra vớt.
Cái mà cô vớt lên không phải sọ dừa, mà là một cái sọ người xám đen. Ai nấy khϊếp hãi, bảo cô mau vứt đi, cô cười khanh khách đáp, vẫn còn nhiều lắm. Nói đoạn cô Chín Bé đào đất quanh gốc dừa lên, rất nhanh liền thấy cả chục cái sọ đầu lâu chôn dưới đó.
Về sau còn đào được cả quần áo rằn ri nữa, kết luận lại là chỗ bờ ao này trước kia từng là hố chôn tập thể của lính Tây, đếm qua cũng được chục cái sọ đầu lâu ở đấy. Cụ tôi bấy giờ mới ngờ ngợ, cái ông người trắng mà cô Chín Bé vẫn nói, có khi nào là hồn ma lính Tây không? Cụ hỏi đi hỏi lạ cô, đó là người hay là ma, mỗi lần nhắc đến ông người trắng cô lại khóc, cô sợ lắm, ông ta hay dọa sẽ dìm cô xuống ao. Thôi, thế là cụ tôi xác định ngay được cô Chín Bé bị ma làm rồi.
Những tưởng dẹp cái hố chôn tập thể cả lính Tây đi là cô Chín Bé hết bị ma làm. Thế mà tới buổi chiều muộn hôm đó, cụ tôi nghe người ta hô hoán ngoài bờ ao, chỗ có cây dừa còng, thân nó uống ra mặt ao, có người treo cổ ở đó. Khốn thay người chết lại chính là cô Chín Bé nhà cụ tôi. Càng kinh hoàng hơn là cô Chín Bé còn đang mang thai tới tháng thứ tư, người ta bảo cô điên dở thì ai thèm dây vào, họa chăng chỉ có ma, bây giờ ma nó đòi con nên bắt cô treo cổ ở đây, cô Chín Bé chết tức tưởi khi mới 14 tuổi. Chuyện ấy ngay tới cụ tôi cũng tin, và suốt một thời gian dài người ta kể cho nhau nghe vụ có con với ma Tây của cô Chín Bé, về sau nó bị chế thành nhiều dị bản khác nhau.
Bác hai kể xong thì thở dài thườn thượt, bác lại ra bàn thờ thắp cho cô Chín Bé một nén nhang. Tôi không tin lại có chuyện có con với ma, nếu đúng như những gì bác hai kể, thì đây là một tội ác, và kẻ gây ra chính là một người sống gần đó. Cô Chín Bé nhiều lần nhìn thấy ma Tây trên cây dừa, cô bị cụ đánh nên không gọi đó là sọ người nữa, về sau nhìn thấy sọ người thật, cô lại gọi đó là sọ dừa, vậy chắc chắn là cô không sợ ma. Cô chỉ sợ ông người trắng, tôi xin nhấn mạnh vào từ "người", chính vì đầu óc cô không được bình thường nên mọi người hầu như bỏ qua lời cô nói, nhưng tôi tin cô Chín Bé nhận biết được kẻ đó là người. Một điều nữa, nếu như đó là ma, thì đáng ra cô sẽ bị dìm xuống ao chết như nó vẫn dọa, nhưng đây cô lại treo cổ, tôi cho rằng cô Chín Bé vì thường xuyên chạm mặt ông người trắng kia, nên đã sợ hãi tới mức tìm đến cái chết và cô hoàn toàn không bị ma làm.
Dẫu sao thì chuyện cũng xảy ra cáy đây rất lâu rồi, tôi dù muốn cũng không tài nào minh oan cho cô Chín Bé được nữa. Khuya hôm đó ba má đón tôi từ nhà nội về, dọc đường tôi vẫn mải nghĩ, bỗng giật mình khi nghe thấy phía sau ào một tiếng, hình như có trái dừa vừa rụng xuống kênh, rồi bất chợt có giọng hát theo gió vọng lại:
"Cây dừa mọc ở bờ ao,
Đi qua không chào lộn cổ chết tươi..."