Sau khi kết thúc yến hội sáu ngày sáu đêm, Đế Túc đã không còn thấy bạn nhỏ trở lại với hắn.
Nhưng dường như từ ngày gặp được cậu bé đó, hắn may mắn hơn, được đại tướng quân Miên Hoan trực tiếp vào cung xin hoàng thượng đưa hắn vào quân doanh rèn luyện.
Hoàng đế lúc đó vốn đã chẳng quan tâm gì đến hắn, lại trước đã e sợ quân binh quyền lực trong tay đại tướng quân bấy giờ, trực tiếp xin đưa phế thái tử vào quân doanh chịu khổ rèn luyện thì đương nhiên đồng ý.
Hắn còn nhớ rõ ngày đó đột nhiên được gọi vào trong sảnh điện chính, bộ dạng thảm hại đi vào triều, các viên quan xung quanh: người liêm chính thì nhìn hắn tội nghiệp mà thương hại, kẻ tham quan thì hả dạ, thì thầm cười nhạo.
Đại tướng quân đứng đó thấy hắn tới gần liền đặt tay lên vai Đế Túc, ổn định tâm trạng của hắn, lại khiến hắn giật thót mình chưa hiểu sự tình.
Như một câu tiếp theo của hoàng đế đến khắc cốt ghi vào tâm hắn:
- “Đại tướng quân đây, tiếng tăm lừng lẫy, xin ta đưa ngươi vào quân doanh rèn luyện, sau đó đưa ra biên ải lập công, ngươi đi theo đại tướng quân, cư nhiên sau này danh vọng ngời ngời, lập được công, sớm ngày sống sót về kinh.”
Tôn Đế Túc tự biết ý tứ lời nói, hoàng đế đẩy một đứa trẻ bảy tuổi ra chiến trường, khả năng sống sót quá thấp, còn chịu nhiều cái khắc khổ, nên lời ông ta nói, càng không phải là lời chúc tốt lành gì, là lời nguyền rủa hắn không thể trở lại đi.
Đại tướng quân lúc đó nhìn ra từ trong mắt đứa trẻ nhìn hoàng đế đầy hận thù, tay nắm chặt, liền từ thiếu niên trên người sinh ra hứng thú.
Ông vỗ vai thiếu niên, quay lưng đưa hắn rời khỏi cái l*иg đau đớn để đến một nơi đao giáp khắc khổ hơn.
Hắn đi một lần là 11 năm.
Tính ra ngày đó lão hoàng đế đúng là ăn chơi đến đần người, nghe lời xúi bậy của tiểu nhân.
Lão ta không nghĩ rằng lão trong triều làm nhục nhã ép Sở quần tể tướng thôi áo quan, lại đem con gái ông ấy là hoàng hậu đương triều ép chết.
Thử hỏi xem sao lão gia tử Sở Quần lại không hận hắn!!
Thử hỏi xem lão gia tử Sở Quần cùng đại tướng quân Miên Hoan là bằng hữu!?
Sao không thể có phúc cùng hưởng, có hận cùng báo.
Miên Hoan đại tướng quân ngoài mặt với người trong thiên hạ đều là một mặt trung thần mu muội báo quốc, diễn đến là sâu, giả vờ không để ý việc thị phi trong triều.
Nhưng khi Tôn Đế Túc đến quân doanh được Đại tướng quân Miên Hoan dạy bảo, hắn mới phát hiện ra người này cư nhiên lộ ra tâm tư thật sự của ông ấy đối với hoàng đế.
Vốn Miên Hoan Đại tướng quân cũng chẳng phải là ngu trung báo quốc gì, ông vì để kẻ tiểu nhân không nghi ngờ, đem tâm tư giấu thật sâu, bên trong thì đã ngấm ngầm hành động từ lâu.
Nuôi binh, dưỡng thực, chế tạo vũ khí, bất quá bị lão hoàng đế ép đến đường cùng, thì sẽ trực tiếp cướp ngôi.
Ông ấy cũng đã quá chán ghét vị hoàng đế hiện giờ, ông ấy trách tiên đế mắt mù mới để lão ta giành ngôi vị.
Càng trách hoàng hậu mẹ hắn không có mắt nhìn người, lại đáng thương hắn là cháu của hảo hữu, phụ thân chán ghét, mẫu thân chết lạnh.
Liền đem hắn một tâm dạy dỗ, rèn dũa.
Một lòng là muốn hắn sau này lập công lớn, có năng lực đủ mạnh để trở về giành lại những thứ thuộc về mình.
Ông ấy vì tình nghĩa mà giúp sao? Hay còn vì lý do gì khác?
Hắn giành 9 năm học đến tinh thông võ nghệ, hiểu rõ binh pháp, có khả năng cùng đại tướng quân và các binh tướng một nơi bày binh bố trận, chính chiến khắp biên giới.
2 năm còn lại, hắn được đại tướng quân công nhận đủ lông đủ cánh, một mình bồi dưỡng quân binh đi giành lại những thành trước kia của Thiên tôn bị Nam Lăng cướp mất.
Từ đó, hiệp ước không cân bằng hai bên bị phá vỡ, biên giới hai nước xảy ra chiến tranh.
Nhưng tạm thời Nam Lăng bại trận, là nước yếu thế, không dám làm càn, ngoài mặt nhận thua, bên trong thì dốc toàn lực bồi dưỡng lại lực lượng, ổn định lòng dân, và khắc hậu quả của trận chiến lớn vừa rồi.
Năm đó Tôn Đế Túc 18 tuổi, hắn mang vinh quang giành lại 3 thành lớn bị Nam Lăng trước kia chiếm đóng giành lại, còn dùng tài lực ổn định địa vị trong quân đội, dẹp yên phản quân nơi biên ải.
Thiên Tôn tạm thời toàn thắng, không còn kẻ địch nhăm nhe, Tôn Đế Túc đem vinh quang trở về kinh.
Lão hoàng đế ăn chơi suốt 11 năm, trong kinh dân đã có phản loạn, trong triều không yên ổn.