Phóng là thằng em cùng xóm trọ hồi sinh viên với tôi. Tôi nghĩ, bố mẹ Phóng chắc đã phải trăn trở, nghiên cứu, nghiền ngẫm và xin ý kiến của rất nhiều các thầy cúng, thầy nho, thầy đồ, thầy tướng số thì mới đặt được cho nó cái tên hay đến thế! Một cái tên vừa mạnh mẽ, nam tính, vừa gợi hình, gợi cảm, lại vừa lột tả được chân thực cái trạng thái thăng hoa tột đỉnh, đầy đam mê, khao khát của loài người (và của cả một số loài súc vật).
Thằng Phóng người nhỏ thó, loắt choắt như con chuột nhắt. Từ đầu đến chân nó, mọi thứ đều toát lên vẻ già nua, duy chỉ có mấy sợi râu tơ lún phún phun ra từ cái cằm mum múp của nó là khiến cho người ta liên tưởng được tới sự trẻ trung, mà là sự trẻ trung của mấy em gái đương tuổi dậy thì.
Hom hem như con mèo đi kiết, nhưng rượu nó uống hàng lít. Nó có cái tật là không uống thì thôi, nhưng đã uống thì uống tới bến, uống đến say, chứ không bao giờ uống kiểu giữ kẽ, cầm chừng (nói là “không uống thì thôi” cho hào hùng, chứ kỳ thực suốt mấy năm quen nó, tôi thấy có đúng một lần nó chê rượu: đấy là hôm nó bị đau răng, sưng húp má, mồm không há ra được, uống sữa còn phải dùng xilanh hút rồi lách khéo qua khe răng mà xịt vào, mà phải dùng xilanh cỡ nhỏ nhất – cái loại chuyên để tiêm phòng dịch cho gà vịt).
Có lần, tôi cùng nó về Hà Nam dự đám ma ông nội thằng Việt – bạn cùng xóm trọ. Lúc ăn cơm trưa, Phóng rót hai bát rượu đầy, một bát nó cầm, một bát đưa cho Việt, bảo: “Cạn bát nhé! Thay cho lời chia buồn của tao gửi tới gia đình mày!”. Thằng Việt, không biết vì nể Phóng, hay vì đang quá đau buồn, thương nhớ ông, mà cũng cầm bát lên nốc cạn. Xong, Phóng lại rót thêm bát nữa, lại đưa cho thằng Việt, lại bảo: “Cạn bát nhé! Thay cho nén nhang thơm chúc ông mày yên nghỉ nơi suối vàng!”…
Cứ thế, tôi không nhớ là thằng Phóng đã mời Việt bao nhiêu bát, với bao nhiêu lý do chính đáng khác nữa, chỉ biết rằng lúc tàn cuộc, thằng Phóng nằm luôn tại mâm, còn thằng Việt bò đi đâu không biết. Đến chiều, lúc đưa ma, thằng Việt vẫn chưa hết say. Nó đi trước xe tang cầm vòng hoa mà mắt vẫn cứ đờ đờ, chân lảo đảo, người xiêu vẹo, nhìn rất tội. Mấy bà con xóm giềng thấy vậy thì trầm trồ khen ngợi: “Thằng đó nó thương ông lắm! Chắc cả đêm qua nó không ngủ, quỳ bên quan tài ông, khóc hết nước mắt, nên giờ mới kiệt sức và mệt mỏi đến thế!”.
Lúc ra đến bãi tha ma, bà con quây tròn quanh cái huyệt đã được đào sẵn để chuẩn bị đưa quan tài xuống. Thằng Việt cũng bon chen lách đám đông, len vào nghiêng ngó, rồi chẳng hiểu loạng quạng, liêu xiêu kiểu gì mà ngã lộn cổ xuống huyệt. Mọi người tưởng nó lưu luyến ông quá, muốn đi theo ông thì mới ra sức lôi nó lên, vừa lôi vừa khuyên ngăn, an ủi: “Thôi con ơi! Người chết cũng đã chết rồi! Con càng như vậy thì hương hồn ông càng khó siêu thoát!”.
Đó là rượu, còn thuốc lá, nó cũng là một con nghiện có số má. Mồm nó lúc nào cũng khét lẹt, nghi ngút khói, như cái đít xe công nông đầu ngang chở hàng quá tải đang leo dốc. Thế nhưng ai bảo nó là thằng nghiện thuốc lá thì thằng Phóng cãi ngay, rằng: “Nghiện là phải hút suốt ngày, liên tục, còn nó thì chỉ lúc nào rảnh nó mới hút”. Tôi thấy nó cãi cũng đúng! Chỉ có điều, với một thằng sinh viên xa nhà, không người yêu, không làm thêm, thường xuyên trốn học như nó thì liệu có lúc nào không rảnh? Hay nói một cách dễ hiểu hơn: nó rảnh suốt ngày!
Trong khi các phòng khác trong xóm đầy chuột, gián, và nhung nhúc kiến, ruồi, thì riêng phòng thằng Phóng lại không có một mống nào. Lý do vì sao thì chưa ai rõ, nhưng có giả thuyết cho rằng chúng đã chết vì ung thư phổi, hoặc bỏ đi hết vì biết rằng nếu cứ ở phòng đó thì sớm muộn cũng chết vì ung thư phổi. Có lần, cả xóm xúm vào, dẫn ra những tác hại, hậu quả của thuốc lá, rồi khuyên nó nên bỏ. Nó ngồi nghe rất chăm chú với vẻ rất tiếp thu. Sáng hôm sau, vừa ngủ dậy, nó đã chạy sang phòng tôi, khoe:
- Nhờ sự giảng giải, phân tích của mọi người, em đã hiểu ra, và đã bỏ được thuốc lá rồi anh ạ!
Tôi nghe cũng mừng cho nó. Thế nhưng đến trưa, lúc tôi đi học về, đã lại thấy nó ngậm điếu thuốc phì phèo…
- Mày bảo bỏ thuốc rồi mà? – Tôi hỏi.
- Dạ! Em chỉ hút ban ngày thôi, tối đi ngủ em lại bỏ!
Ngoài rượu, thuốc lá, thằng Phóng cũng rất yêu lô đề. Lô đề thì không chỉ có nó mà xóm trọ tôi nhiều người ham lắm. Đặc biệt là anh Tuấn – chồng chị Phương. Anh Tuấn có tài giải mã giấc mơ thành số khá chuẩn. Ngày nào anh ấy cũng gõ cửa từng phòng rồi hỏi từng người là đêm qua mơ gì, rồi bảo kể lại cho anh nghe, càng chi tiết càng tốt.
Hôm ấy, khi tôi đang ngồi chơi bên phòng vợ chồng anh Tuấn – chị Phương, thì con bé Lan ở phòng cuối chạy xộc vào:
- Anh Tuấn ơi! Em vừa mơ em bị ỉa chảy!
- Ỉa nhiều không? Phân hình gì?
- Ỉa chảy mà anh, sao có hình được?!
- Ừ, quên! Thế có nhớ màu phân không?
- Màu xanh nõn chuối anh ạ!
Anh Tuấn nghe xong thì gật gù, đăm chiêu suy tính, rồi cẩn thận ghi số 66 vào cuốn sổ đề của anh. Tôi thấy vậy liền hỏi:
- Sao lại là 66 hả anh?
- Ỉa chảy tức là phân sống, sống là ngược lại với chín, mà ngược lại với 9 là 6. Bên cạnh đó, phân có màu xanh, xanh là lục, lục là 6.
Anh phân tích hay và tài tình quá, tôi phục anh sát đất! Tôi bỗng thấy cuộc đời này bất công quá! Tại sao một người tài giỏi như anh mà vẫn phải đi thuê phòng trọ tồi tàn, ở cùng với đám sinh viên nghèo nàn như chúng tôi? Đang ưu tư suy nghĩ thì tôi thấy thằng Phóng từ phòng nó chạy sang, giọng hối hả:
- Anh Tuấn ơi! Em vừa mơ em hϊếp da^ʍ!
- Hϊếp ai? – Giọng anh Tuấn sốt sắng.
- Dạ…
- Hϊếp ai?
- Em hϊếp vợ anh!
- Đù! Xóm này bao nhiêu gái không hϊếp, sao lại hϊếp vợ anh?
- Thì mơ nó thế! Em biết đâu!
- Hϊếp ở chỗ nào?
- Hϊếp toàn thân luôn!
- Không! Ý anh là địa điểm nơi xảy ra vụ hãʍ Ꮒϊếp ấy!
- Ở ngoài giếng, lúc chị đang rửa bát!
- Rửa bát à? Bát tức là 8. Thế đã xuất chưa?
- Chưa! Mới chuẩn bị thôi! Nhưng đột nhiên em nghĩ đến anh! Thấy tội lỗi quá, nên dừng lại kịp lúc!
- Chưa xuất! Chưa xuất…nghĩa là vẫn còn thẳng đứng, vậy là số 1 rồi!
Ấy thế mà tối hôm đó lô về cả 66 và 81 thật! Anh Tuấn mua thịt chó, vịt nướng, với cả bia về khao xóm tưng bừng. Lúc ngồi xuống mâm, anh Tuấn gắp cái đùi vịt béo ngậy bỏ vào bát em Lan, bảo: “Ăn đi em! Nhờ em ỉa chảy mà xóm ta được bữa no nê, hoàng tráng”. Rồi anh quay sang rót bia đầy vào cốc thằng Phóng, nói: “Uống đi em! Nhờ em hϊếp da^ʍ vợ anh mà xóm mình được uống bia xả láng”.
Phàm những thằng đã thích rượu bia, thuốc lá, lô đề, thì hiếm khi chúng nó không thích gái. Tôi nhớ, có lần ngồi trà đá với tôi và anh Tuấn, thằng Phóng kể rằng trường nó đang tổ chức phong trào sinh viên tình nguyện, lên tận trên Sơn La, nhưng nó không tham gia, vì nó bảo không thích đi xa, và cũng không thích mấy cái hoạt động kiểu như thế. Tôi nghe vậy thì động viên nó: “Anh nghĩ em nên tham gia. Những hoạt động đoàn ý nghĩa như vậy sẽ giúp em có thêm các mối quan hệ, mở rộng tầm hiểu biết, làm hành trang để mai sau bước vào đời”. Nó nghe xong thì thở dài: “Em học hành kiểu này chắc không lấy được bằng, nên xác định học xong về quê đi phụ xe lam chở khách với ông già. Xe chạy nội tỉnh, sáng đi chiều về nên đi người không cũng được, cần gì hành trang đâu anh”.
Anh Tuấn nghe vậy thì phụ họa thêm: “Không đi là phải! Sơn La buồn bỏ mẹ! Đợt trước anh công tác trên ấy mấy tháng, chỉ muốn bỏ quách về! Có mỗi thú vui duy nhất là chiều chiều ra bờ suối rình trộm gái dân tộc tắm. Công nhận, con gái Thái đứa nào da cũng trắng mịn, nần nẫn từ đầu tới chân, mà lại toàn mấy em trẻ, chỉ từ 16 đến 20 tuổi, vừa tắm chúng vừa nô đùa, đuổi nhau chạy nhông nhông…”
Hôm sau, tôi thấy nó khoác ba lô qua phòng chào tôi để đi tình nguyện trên Sơn La. Tôi hỏi: “Quyết định đi rồi hả?”. Nó bảo: “Vâng! Em còn trẻ nên những hoạt động đoàn ý nghĩa như vậy sẽ giúp em có thêm các mối quan hệ, mở rộng tầm hiểu biết, làm hành trang để mai sau bước vào đời”.
Cách xóm trọ bọn tôi một đoạn xa xa, có một quán rửa xe, và thằng Phóng rất thích rửa xe ở đó. Lý do không phải bởi quán ấy rửa sạch hay giá rẻ, mà bởi quán đó là của một chị rất xinh. Phải công nhận chị ấy xinh thật: mặt đẹp, dáng chuẩn, khúc nào ra khúc nấy. Đặc biệt là vòng một thì thôi rồi: tròn trịa, bầu bĩnh, nhìn rất khó giữ được bình tĩnh. Đặc biệt hơn nữa: chị ấy rất thích mặc áo hai dây. Đến đây chắc các bạn hiểu rõ hơn rồi chứ ạ? Rửa xe máy mà: bắt buộc phải cúi!
Thằng Phóng nghiện rửa xe ở quán đó. Trước kia, cả tháng nó không thèm rửa xe lần nào, kể cả khi cái xe đã bẩn như trâu, vậy mà đợt ấy, có ngày nó rửa hai lần. Đi rửa xe cùng nó nhiều, tôi phát hiện ra một điều: cứ khi nào chị xinh ấy rửa xe là nó giả vờ nghe điện thoại, rồi đi đi, lại lại ở cái đoạn trước mặt chị. Cái này cũng dễ hiểu thôi, bởi nếu ngồi một chỗ thì không thể nhìn được nhiều; nhưng nếu cứ chị ấy xoay hướng nào mà nó cũng lật đật xoay theo hướng đó thì lộ liễu quá. Bởi thế, nó mới phải dùng đến cái điện thoại. Nhờ điện thoại, nó có lý do để đi loăng quăng bất kì chỗ nào nó muốn. Khi ấy, những bước chân được quyền trở nên vô định bởi đầu óc của chủ nhân nó còn phải bận tập trung vào cuộc trao đổi, thương lượng căng thẳng và gay gắt đang diễn ra trên điện thoại.
Có lần, trong lúc chị xinh rửa xe, và thằng Phóng, như thường lệ, đang đi đi lại lại bàn công chuyện với đối tác, thì chồng chị ấy mới lại gần tôi và hỏi:
- Bạn em chắc làm ăn lớn hả? Lần nào đi rửa xe cũng thấy điện thoại túi bụi không hà!
- Dạ vâng! Nó là sinh viên, nhưng chịu khó và năng động lắm! Ngoài giờ học ở trường và tự học trên thư viện, nó còn làm cộng tác viên cho một tổ chức phi nhân đạo của Liên Hợp Quốc!
Thằng Phóng vẫn rủ tôi đi rửa xe cùng nó ở quán đó đều đều cho tới khi chị rửa xe xinh đẹp ấy có bầu và ở nhà nghỉ đẻ. Đương nhiên, chị nghỉ đẻ thì nó cũng nghỉ rửa. Bẵng đi phải gần một năm, thằng Phóng không rửa xe ở đó nữa. Cho đến một hôm tôi với nó ngồi ở quán trà đá đầu ngõ và vô tình gặp chồng chị ấy. Anh chào chúng tôi rất niềm nở như người quen, rồi hồ hởi khoe: “Đầu tháng tới vợ anh nó gửi con đi nhà trẻ và lại ra phụ giúp anh rửa xe đấy! Hai em quay lại quán ủng hộ vợ chồng anh nhé!”.
Vẫn là chuyện gái, lần ấy, anh Tuấn trúng rất đậm (nhờ mấy giấc mơ bệnh hoạn của thằng Phóng), anh Tuấn sướиɠ phát rồ và mời anh em trong xóm đi đá phò ở một quán phò tự chọn (tức là thích em nào thì chọn em đấy, giống như ăn búp-phê hay bóp-phê gì ấy!). Anh Tuấn ưu tiên thằng Phóng được quyền chọn phò trước. Mấy anh em khác dù khá hậm hực (vì nó chọn trước, nhỡ nó chọn đúng cái em ngon nhất mà mình đã chấm thì sao?) nhưng không ai dám ý kiến, bởi nếu không nhờ công thằng Phóng thì sao có buổi phò bóp-phê hôm nay?!
Công nhận là phò ở quán đó xinh, đặc biệt có một em nhìn qua cứ tưởng Ngọc Trinh. Nhưng trong hơn chục em xinh ấy không hiểu sao lại lòi ra một em béo ục uỵch, người nung núc thịt, nặng phải tám chín chục cân là ít. Em ấy mới chỉ cười, chưa nói gì, nhưng vẫn khiến tôi có cảm giác rằng nếu em ấy mở lời thì câu đầu tiên sẽ là: ụt à ụt ịt.
Tôi không nghĩ là sẽ có thằng khùng nào bỏ tiền vào đây chơi gái mà lại chọn em ấy, và việc người ta đưa em ấy đứng vào hàng không phải để kiếm khách mà có lẽ là vì một lý do nào đó: tâm linh chẳng hạn (họ kiêng số 13, nên gọi em vào cho thành 14); cũng có thể em ấy là người nhà, người quen của chủ quán, vào được đây là nhờ ô dù, quan hệ, và đứng vào hàng chỉ cho có lệ (giống mấy đứa con cháu sếp, không biết và không làm được việc mẹ gì nhưng ngày nào cũng đến cơ quan ngồi, chờ cuối tháng lĩnh lương).
Vậy nên lúc thằng Phóng nói rằng nó chọn cái em ục uỵch đó thì ai cũng sững sờ (vì bất ngờ), rồi thở phào (vì nó đã không chọn cái em mình thích), và cuối cùng là lo lắng (cho sự an toàn của Phóng, vì Phóng thì lèo khèo như cái thước, còn em ấy thì lù lù như vại nước). Về sau, tôi có hỏi Phóng lý do tại sao lại chọn em ấy thì Phóng bảo: “Em thích cái cảm giác một đứa to gấp đôi, gấp ba mình mà phải quằn quại chịu trận dưới chân mình! Đã lắm anh ạ!”.
Từ đó, mỗi lần đi ăn bóp-phê phò, em nào to béo, đồ sộ nhất thì mặc định là của thằng Phóng, không ai dám tranh!
Sau khi ra trường (không lấy được bằng), Phóng về quê đi phụ xe cùng bố. Tôi mừng cho nó vì đã thực hiện được hoài bão ấp ủ từ thời sinh viên! Lâu không liên lạc, bỗng hôm trước nó gọi điện mời tôi về đám cưới nó. Thường khi nghe thế, người ta sẽ hỏi: Cô dâu quê đâu? Bao tuổi? Làm gì? Còn tôi lại hỏi: “Cô dâu nặng bao nhiêu?”. Nó bảo: “Em chưa cân, nhưng chắc không thua cái em ở quán phò bóp-phê”. Tôi lại mừng cho nó. Bởi làm thằng đàn ông, chỉ cần lấy được vợ có một nét gì đó mà mình ưng thôi, vậy cũng là may mắn lắm rồi!