Thành công đầu tiên này giống như một ngòi thuốc nổ, nó thúc đẩy mọi người cùng nhau cố gắng, năng suất cũng vì thế mà tăng gấp mấy lần.
Đã có kinh nghiệm đi trước, nhóm thợ lành nghề này bắt đầu hướng dẫn cho những người mới. Chính phủ đương nhiên không keo kiệt, của nhà trồng được mà, nhà máy đóng tàu Thịnh Thế lập tức nhận được thêm 3 đơn hàng nữa. Dự kiến hoàn thành vẫn là 18 tháng. Tức là tới năm 2016, Việt Nam sẽ có 4 tàu ngầm tự sản xuất đạt chất lượng rất cao, cho phép nâng cao hỏa lực hải quân lên gấp cả chục lần.
Không dừng lại ở đó, công cuộc tăng cường đầu tư vào nghiên cứu cải tiến VinaRock, cải tiến ngư lôi TT-01 cũng được chính phủ hết sức quan tâm và tạo điều kiện cho công ty Quân Sự Thịnh Thế nhận thầu, đây cũng là công ty con thứ 15 của tập đoàn đa chức năng Thịnh Thế.
Sự việc này lập tức được báo giới lan tỏa cực mạnh, không chỉ các tập đoàn của Việt Nam, các tập đoàn trên thế giới cũng vô cùng khϊếp sợ trước đà tăng trưởng vũ bão của tập đoàn này. Từ một cái tên vô cùng xa lạ, trong gần 7 năm qua, bọn họ đã liên tiếp tạo ra những cú sốc cực mạnh cho rất nhiều lĩnh vực lớn nhỏ trên thế giới.
Dương Tuấn Vũ đã thành công mang một thương hiệu Việt Nam ra trường thế giới, và mỗi một sản phẩm đều có những ưu thế không thể chối cãi, nó ít nhất ngang bằng thậm chí vượt trội hơn hẳn các thiết bị cùng lĩnh vực. Thịnh Thế hiện giờ đã là thương hiệu được ưa chuộng trong sự lựa chọn tiêu dùng của nhiều gia đình.
Không dùng thì thôi, một khi dùng, được trải nghiệm các chế độ hậu mãi, cũng như sự quan tâm của bộ phận chăm sóc khách hàng, không ai có thể thoát ra khỏi cái tay lớn của tập đoàn này.
Mặc dù hắn mới chỉ ký nhận mở rộng 2 trụ sở mới ở Nha Trang và Phú Quốc, nhưng điều này không có nghĩa Thịnh Thế không có các chi nhánh ở những quốc gia khác. Bởi vì, bọn họ muốn bán hàng ra nước ngoài, muốn có đảm bảo chế độ hậu mãi cho người tiêu dùng thì đương nhiên không thể lúc nào cũng bắt họ gửi sản phẩm gặp vấn đề về Việt Nam được, làm như thế vừa bất tiện lại tốn thời gian.
Có sẵn không tận dụng thì mới gọi là đứa ngốc. Từ khi Bentley đã nằm trong túi hắn, tới lúc ba tập đoàn BMW, Ford, GM chấp nhận sự điều hành của họ, Thịnh Thế đã lập tức sử dụng ngay những kênh bán hàng, phân phối sản phẩm của các tập đoàn lớn này. Điều đó giúp Thịnh Thế tận dụng được không ít thời gian đi mua đất, thuê nhà và xây dựng thương hiệu.
Sau thành công của quái ngư thế hệ đầu tiên, Dương Tuấn Vũ lập tức nghiên cứu chế tạo thêm một con quái vật trên cạn mà bất cứ quốc gia nào cũng cần có: Xe tăng.
Xe tăng Việt Nam cũng đã nghiên cứu và chế tạo được một số những phiên bản khá tốt, tuy vậy, so với thế giới thì vẫn chênh lệch một khoảng lớn.
Điểm mạnh của xe tăng là nó mang lên người một bộ thiết giáp cực mạnh, đạn thường đều vô dụng, thậm chí, lớp vỏ này càng ngày càng kiên cố khi mà các thế hệ chống tên lửa, chống pháo cối … ra đời. Đó là về khả năng phòng ngự. Còn thứ người ta cần ở nó nhất đương nhiên là khả năng tấn công cực mạnh, nó là một loại quái vật càn quét trên đất liền.
Với các loại đạn: với các tính chất chính là nổ, xuyên phá, nó vừa có khả năng tiêu diệt đoàn đội lính bộ, vừa có khả năng đánh sập các công trình lớn từ khoảng cách cực xa, với tốc độ bắn cực nhanh.
Có điểm mạnh đương nhiên có điểm yếu, vì nó là hỏa lực lớn của bộ binh nên thường được ưu tiên tiêu diệt đầu tiên, và các loại pháo chống tăng ra đời, thép có dày thật, nhưng uy lực các loại pháo này cũng càng ngày càng được cải tiến. Chẳng qua nhược điểm là tầm bắn ngắn, người làm nhiệm vụ này thường là lính cảm tử.
Điểm yếu thứ hai của nó chính là khả năng di chuyển khá chậm chạp, điều này là do trọng lượng của bộ thiết giáp bên ngoài quá nặng khiến công suất động cơ hiện tại không thể giúp nó chạy băng băng được. Vì thế, nó càng giống như một cái bị thịt đứng đơ cho người ta xả súng, xả đạn. Chính điểm yếu này khiến xe tăng thường không độc lập tác chiến mà phải có bộ binh đi trước do thám, xác định chính xác thì mới tiến hành công kích.
Chưa hết, điểm yếu rất quan trọng của xe tăng là tầm quan sát bị hạn chế bởi các vỏ bọc thép ở tháp pháo, sự cơ động bị chậm do phụ thuộc vào tốc độ quay của tháp pháo (chứa ống ngắm và nòng). Những xe tăng kiểu cũ có lớp vỏ giáp trên đỉnh tháp pháo mỏng, không được trang bị vũ khí phòng không (súng máy, tên lửa đất đối không tầm ngắn) nên bất lực trước máy bay cường kích và trực thăng chống tăng của đối phương.
Xe tăng rất khó chống lại máy bay, trực thăng của đối phương vì tầm quan sát kém, góc nâng tối đa hạn chế (chỉ nâng được khoảng 20 độ) và vũ khí của xe tăng không phải là để chống lại mục tiêu trên không (một số xe tăng có trang bị súng đại liên hoặc tên lửa vác vai trên nóc xe, nhưng nhìn chung vẫn yếu thế hơn khi gặp phải trực thăng và máy bay).
Do đó để tránh thương vong cho xe tăng khi tác chiến phải có lực lượng không quân yểm trợ hữu hiệu hoặc lực lượng phòng không đủ mạnh để bao bọc bảo về khoảng không cho xe tăng tác chiến, lực lượng phòng không này vừa phải chống máy bay hiệu quả vừa phải có sức cơ động cao đi kèm xe tăng.
Vì vậy, tại các cường quốc quân sự thế giới, người ta đã chế tạo các loại xe phòng không trang bị radar và tên lửa, pháo phòng không để đi kèm trong đội hình tấn công của xe tăng-cơ giới ví dụ như Flugabwehrkanonenpanzer Gepard của Đức, 9K22 Tunguska, Buk M2 của Nga hay Type 95 SPAAA của Trung Quốc.
Xe tăng kém hiệu quả tác chiến ở nơi rừng núi và thành phố: Tại nơi có rừng, núi, thành phố, pháo của xe tăng sẽ khó xoay trở vì vướng địa hình. Điển hình là trong thành phố hoặc trên đồi núi, khi bộ binh đối phương ở trên cao thì pháo chính của xe tăng không bắn tới được (góc nâng tối đa của pháo xe tăng chỉ khoảng 20 độ), xe tăng cũng dễ bị quân địch ẩn nấp tiếp cận và tiêu diệt bằng súng chống tăng bắn các điểm yếu: nóc, hông..
Yếu kém trong đánh gần: vì tầm quan sát yếu và vũ khí xe tăng không hiệu quả khi bị bộ binh địch áp sát, nhất là ngày nay khi bộ binh được trang bị các vũ khí chống tăng cá nhân rất hiệu quả là súng phóng lựu chống tăng hay các loại tên lửa chống tăng dẫn đường. Điển hình như RPG-7, RPG-29, 9M133 Kornet, FGM-148 Javelin...
Suy cho cùng, điểm yếu của xe tăng chính là tầm nhìn hạn chế do góc quay và tốc độ quay của tháp pháo chậm, kém linh hoạt, góc thấp và tốc độ xe tăng chậm chạp.
Nghĩ như thế, Dương Tuấn Vũ dự định làm một loại tăng cỡ nhỏ, tốc độ cao, có khả năng di chuyển nhanh nhẹn trong mọi loại địa hình kể cả đô thị và rừng núi, góc bắn rộng, linh hoạt nhưng lại không làm giảm bộ giáp trâu bò của nó.
Loại quái vật đầu tiên xuất xưởng của Quân Sự Thịnh Thế sẽ là một chiếc xe tăng cơ giới và tất nhiên nó cũng được đặt ký hiệu TT-01. Hắn đích thị là một người không muốn nghĩ tới vấn đề đặt tên nhiều.
Vẫn theo quan điểm sẵn có, hắn sẽ dành thời gian chủ yếu ban đầu để chế tạo động cơ hydrogel-điện cho xe tăng. Có kinh nghiệm từ chiếc tàu ngầm TT-01, hắn không khó để làm ra một sản phẩm thu nhỏ. Nên biết, động cơ có thể đẩy cả một con quái ngư khổng lồ, gấp cả trăm lần xe tăng, chạy phăng phăng dưới nước, thì chẳng có lý do gì lại không thể đẩy một chiếc xe tăng loại nhỏ cả.
Bước tiếp theo, hắn dự định triệu tiêu tối đa các bộ phận dư thừa trên xe tăng, thay đổi kết cấu kim loại của bộ thiết giáp bên ngoài, để nó vừa có độ cứng chắc lớn lại vùa giảm được trọng lượng dư thừa không cần thiết.
Hệ thống bánh răng cổ điển cũng cần được thay đổi, đây cũng là lúc một loại lốp mới cần được ra đời.
Xe tăng vốn có mấy cái bánh dạng xích là vì nó dễ dàng di chuyển, leo vượt địa hình phức tạp, chống lầy chống lụt, tiếp tới chính là nếu dùng lốp cao su, bị kẻ địch rải đinh và thép gai thì nhất định bị nổ lốp mà chẳng thể làm gì được. Mà việc đang đánh đấm, chạy tới vá lốp cho xe tăng, nghe đã thấy thật nực cười.
Ấy vậy mà hắn lại dự định làm ra một loại lốp cao su thật, chỉ là loại cao su này có pha thép, pha hỗn hợp hydrogel - sợi thủy tinh (thứ mà được hắn dùng để chế tạo loại giáp cho quân đội của mình), và đặc biệt là nguyên tố volfram với các một loại tỷ lệ kỳ diệu giúp nó vừa cứng chắc, vừa đàn hồi, lại vừa có khả năng chống nhiệt cực mạnh từ bom đạn.
Chiếc lốp này sẽ không dùng không khí. Mặt lốp tiếp xúc với đường vẫn là mặt nhẵn, nhưng khoảng giưỡng mặt lốp và phần vành thì lại là lớp vật liệu được chế tạo ở dạng đặc biệt, gồm các đường vân chữ S xếp song song, san sát nhau. Giữ các chữ S hoàn toàn trống rỗng.
Việc làm như thế khiến chiếc lốp có độ đàn hồi của một lốp cao su, lại có khả năng đàn hồi, dễ dàng di chuyển ở địa hình đô thị với tốc độ cao như một chiếc ô tô, tiếp tới là việc rải đinh, rải thép gai dù có xuyên qua, làm thủng lốp cũng chẳng ảnh hưởng tới việc điều khiển của xe tăng.
Khó khăn duy nhất của loại này chính là địa hình đồi núi, đường gồ ghề. Dương Tuấn Vũ lại cảm thấy không có vấn đề. Hắn chế tạo riêng cho loại tăng này thêm một loại “lốp”, đúng hơn là những cái chân nhện.
Những cái chân nhện này sẽ làm nhiệm vụ chống đỡ, xuyên sâu bám chắc vào địa hình núi, đồng thời các khớp chân sẽ giúp xe tăng di chuyển linh hoạt, dễ dàng, thậm chí, nó còn giúp xe tăng … leo núi.
Một chiếc xe tăng muốn đơn độc tác chiến, đương nhiên phải cần một hệ thống radar tiêu chuẩn cao, kết hợp với bệ pháo linh hoạt, tốc độ quay ống ngắm và tháp pháo nhanh nhẹn.
Radar sử dụng các loại sóng ngắn, sóng siêu âm, sóng điện từ để xác định vị trí, kết hợp với khả năng phá sóng của đối phương càng làm tăng khả năng sống sót của tăng thiết giáp TT-01.
Dương Tuấn Vũ không muốn sử dụng việc quay nòng pháo bằng tay, điều này vừa mất thời gian ngắm bắn, vừa phụ thuộc vào thể trạng của người lính. Thứ hắn cần chính là một loại vũ khí có khả năng tự động. Thời đại này, AI đã xuất hiện, nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của cuộc chiến.
AI làm việc không cảm xúc, chỉ nghe mệnh lệnh nên chắc chắn trung thành, không bỏ chạy, không sợ chiến. Và thứ quan trọng nhất tốc độ truy xuất, xử lý dữ liệu của nó cực nhanh chóng, điều này khiến cho việc phát hiện và dùng nòng pháo tấn công đối phương được tối ưu hóa nhất.