Chương 18.2: Bắt đầu

Thị trấn bọn họ có hố sỏi, họ tự đổ bê tông, một mét khối bê tông có giá khoảng 300 nhân dân tệ. Rẻ hơn nhiều so với mua xi măng từ nhà máy bê tông. Chiều dài tuyến đường chính quy hoạch của Diệp Mặc là 2.215 mét. Đường rộng 3,2 mét.

Ngoài ra, trên đỉnh núi cần xây dựng ba nhà kho, cần phải có lối vận chuyển xi măng lên.

“Đường đi anh không cần phải làm quá tốt.” Diệp Nhiên nói.

Diệp Mặc gật đầu: “Độ dày 15cm có ổn không?”

“Theo em nghĩ 10cm là đủ rồi.”

“Đường chính phải chịu tải trọng của các xe lớn, mặt đường quá mỏng sẽ không chịu được lực.”

“Vậy thì làm 15cm… Nền xi măng ở kho hàng không cần quá dày, 10cm là đủ, không cần dày như mặt đường…” Diệp Nhiên lấy sổ ra tính toán.

Tính ra ở mức 300 nhân dân tệ cho một mét khối bê tông, 1 mét khối bê tông có thể lát được 6,66 mét vuông.

Con đường chính dài 2.215 mét, rộng 3,2 mét, dày 15cm… Giá mỗi mét vuông khoảng 55 tệ đến 60 tệ.

Tất cả đường chính đều bao gồm chi phí nguyên liệu, tổng kinh phí xây dựng khoảng 410.000 nhân dân tệ.

Đoạn đường được xây dựng quá tốt để sử dụng cho một mình mảnh vườn của Diệp Mặc.

Độ dày của đường xi măng ở nông thôn về cơ bản khoảng 20cm. Một ít xi măng sẽ được đổ xuống cùng những thanh thép…

Bên phía Diệp Mặc, đoạn đường chỉ phải chịu lực nhiều khi có xe tải lớn khi họ bán trái cây, bình thường không có xe tải lớn đi vào nên không cần làm đường quá dày.

Từ quan điểm kinh tế, mọi thứ đều phù hợp.

Ngoài đường chính, đường xi măng trong vườn phải được làm để thuận tiện cho việc hái quả, vận chuyển phân bón… Diệp Mặc cũng cần sửa đường xi măng trong vườn cây ăn trái của Diệp Nhiên.

Tổng chiều dài của con đường trong vườn cây ăn trái là khoảng 5,2km, rộng 2,5 mét và dày 10cm.

Ngoài ra, cần phải xây dựng một vài nhà kho, mặt đất phải tráng xi măng trước… Tổng diện tích được lát gạch là 13.000 mét vuông. Tổng chi phí đổ vào khoảng 520.000 tệ.

Chi phí mà Diệp Mặc tính toán để làm đường là 930.000 nhân dân tệ, có thể hơi bội chi một chút, nhưng không bao giờ vượt quá một triệu.

Việc này cần có điều kiện tiên quyết, đó là Diệp Mặc cần phải tự mình san bằng nền đường.

“Xây vườn cây ăn trái tốn rất nhiều tiền.” Diệp Mặc nói.

“Anh chỉ cần làm đường vào vườn cây ăn quả trước. Ngoài đường chính thì đường trong vườn cây ăn quả không cần làm đường xi măng.” Diệp Nhiên nói.

Ở địa phương họ có rất nhiều vườn cây ăn quả không làm đường xi măng trong khu vườn.

“Anh muốn làm một lần cho đầy đủ luôn, tránh cho sau phải làm thêm.” Diệp Mặc nói.

Diệp Mặc có tiền trong tay nên muốn làm tốt nhất có thể. Những gì cần làm thì nên làm luôn, những gì không cần thiết thì anh sẽ bỏ qua.

Tất cả xoài có thể thu hoạch được ở vườn nhà Diệp Mặc đã được hái hết.

Nhà anh vẫn còn 11 mẫu xoài Cát, nhưng phải đợi đến tháng 9 mới có thể thu hoạch được hết.

Cha mẹ Diệp Mặc đi tới nhà họ hàng chơi bài tới tối muộn mới trở về.

Diệp Mặc cùng Diệp Nhiên kiểm tra lại tài liệu, sổ sách rồi lên giường đi ngủ sớm.

Ngày hôm sau.

Diệp Mặc ra ngoài tìm thợ lái máy xúc, anh giải thích yêu cầu với họ là cần san phẳng nền đường… Cần bảy đến tám km nền đường được san phẳng, đây là một khối lượng công việc rất lớn. Ở một số nơi, vùng núi vẫn cần phải khai quật.

Đối với vườn cây ăn trái ở trên núi, phải mất ít nhất nửa tháng để san bằng tất cả các con đường theo thời gian chủ máy xúc đưa ra.

Khó nhất là đường vào vườn, phải san lấp rất lớn, khối lượng công việc hơi nhiều.

Thị trấn có nhiều người lái máy xúc lành nghề, và hiện tại thị trường đã tăng mạnh. Năm ngoái, một chiếc máy xúc tải trọng 20 tấn sẽ có giá 230 tệ cho một ca làm việc, một ca làm việc là 8 giờ…

Diệp Nhiên nói với người điều khiển máy xúc tình hình cơ bản: “Để san bằng tất cả các con đường ở trên núi cần bao nhiêu tiền?”

“Công trình này hơi lớn, đường bên đó hơi dài. Tôi vẫn phải tính toán chính xác khối lượng công việc trong việc xây dựng con đường trong vườn cây ăn quả.”

“Vất vả cho anh rồi, ông chủ.”

“Không sao đâu…”

Người chủ lái máy xúc có một chiếc máy xúc tải trọng khoảng 20 tấn.

Một số máy xúc có tải trọng 20 tấn có thể sử dụng đến 24 lít dầu mỗi giờ…

Giá dầu Disel hiện nay đã lên tới 7 nhân dân tệ kéo theo giá máy xúc cũng tăng theo.

Với giá dầu hiện nay, một chiếc máy xúc có thể dễ dàng tiêu tốn tới 1.000 nhân dân tệ mỗi ngày.

Chi phí nhiên liệu càng cao thì thì khối lượng công việc càng được làm nhiều hơn.

Giá cuối cùng được thương lượng là 2.000 nhân dân tệ mỗi ngày, Diệp Mặc cùng những người lái máy xúc nói về các công việc cần làm đường vào vườn cây ăn quả.

2.000 nhân dân tệ một ngày, một ngày chỉ làm việc 8 tiếng. Công việc cần làm kéo dài ít nhất 7 ngày. Ngoài ra còn có tiền vận chuyển máy xúc, đám người Diệp Mặc phải trả thêm 700 nhân dân tệ…

Ông Vương vừa là chủ của máy xúc, vừa là người lái máy xúc. Với giá thuê 2.000 nhân dân tệ một ngày, ông Vương vẫn có thể kiếm được lợi nhuận với giá dầu hiện tại.