Trong sân nhà họ Lâm, Trần Sơ đang ngồi ngay ngắn để yên cho mọi người nhìn mình. Lòng anh thấp thỏm, tay vã mồ hôi nhưng trên môi vẫn nở nụ cười khiêm tốn.
Hình như ông Lâm không thích mình lắm.
Năm người nhà họ Lâm đến “kiểm tra” anh, bà Lâm vừa gặp anh đã vui mừng khôn xiết, ánh mắt đong đầy niềm yêu thương, chắc hẳn bà rất hài lòng về anh.
Bố Lâm liếc nhìn anh, mặc dù không nói gì nhưng cũng không tỏ thái độ chê bai, có lẽ chú vẫn đang quan sát. Dì Tiễn Tuệ không đưa ra ý kiến chắc vì quan hệ gia đình, chỉ cười khách sáo với anh. Em trai Lâm Xuân cũng rất ưng anh, vừa thấy anh đã bảo ngay: “Được đó, anh này xịn hơn cái ông buổi sáng nhiều.”
Trần Sơ thấy em vợ mình tinh mắt thật đấy.
Còn mỗi mình ông Lâm, từ nãy đến giờ vẫn nhìn anh bằng ánh mắt chê lắm chê vừa.
Lâm Xuân từng nói, cô gắn bó với ông bà nội nhất. Nếu ông Lâm không ưa anh, vậy anh phải làm thế nào đây.
Mình có nên nói gì đó không, nhưng phải nói gì mới được?
“Mọi người thấy người yêu con rồi đấy, nếu không có chuyện gì nữa thì con dẫn đàn anh ra ngoài thăm làng mình đây, đến trưa con về.” Lâm Xuân nhận thấy sự quẫn bách của Trần Sơ, nói xong kéo anh đứng lên ngay lập tức.
“Đi cái gì mà đi, ông còn chưa hỏi gì đâu.” Ông Lâm lườm cháu gái mình.
Lâm Xuân bĩu môi: “Ngồi nãy giờ rồi mà ông còn chả hỏi gì mà.”
Ông Lâm: “Giờ ông hỏi đây.”
Lâm Xuân đành ngồi xuống: “Vâng vâng vâng, ông hỏi đi.”
Ông Lâm: “Ông hỏi con hay hỏi thằng bé đây hả?”
Trần Sơ ngồi thẳng lưng, thái độ nghiêm chỉnh: “Ông cứ hỏi đi ạ.”
Lúc ở trong phòng họp của trụ sở chính, bị lãnh đạo hỏi hết câu này sang câu khác anh còn không căng thẳng đến mức này.
Ông Lâm “Ừ” với anh, bà Lâm bỗng dưng đứng lên, nói với Lâm Xuân: “Đến giờ nấu cơm rồi, Xuân Xuân, vào phụ bà nào.”
Lâm Xuân có hơi lo lắng khi để Trần Sơ ở lại một mình nhưng cô cũng không muốn bà phải cáng đáng hết, ngần ngừ một lúc rồi quyết định đi vào bếp với bà.
Vào bếp, bà Lâm thấy cháu mình vẫn đang nhìn ra ngoài cửa, cười nói: “Đừng nhìn nữa, nhặt rau đi.”
Lâm Xuân cầm rổ rau, kìm lòng chẳng đặng hỏi: “Bà ơi, ông không thích đàn anh của con hả bà?”
Cô không hiểu, rõ ràng anh còn đỉnh hơn cái lão buổi sáng cả trăm lần, nhưng lúc sáng ông có nói gì đâu mà bây giờ gặp anh ông lại không hài lòng?
Bà Lâm: “Không phải ông con không thích Tiểu Trần mà là ông không thích thái độ của con với thằng bé.”
Lâm Xuân thắc mắc: “Vì sao ạ?”
Bà Lâm: “Con thích Tiểu Trần lắm chứ gì.”
Lâm Xuân thẹn thùng gật đầu đáp lời bà.
Bà Lâm chọt tay lên đầu cháu gái: “Con xem cái vẻ mất giá của con này. Con là con gái, chuyện cưới xin phải là đằng trai đến ngỏ lời, nào có ai chạy tồng tộc ra như con, chả nhà nào thích con cháu mình như vậy cả. Ông nội sợ con kết hôn với người ta sẽ chịu thiệt thòi, bị người ta khó dễ.”
Lâm Xuân không ngờ là vì lí do này: “Bà thì sao ạ, bà không sợ con bị thiệt à, trông bà vui thế còn gì?”
Bà Lâm lườm nguýt cô: “Sao, thấy bà không thương con à?”
Lâm Xuân: “Đâu, con chỉ tò mò thôi mà.”
Bà Lâm: “Ông con làm phản diện thì bà phải làm chính diện chứ, nếu không sẽ làm thằng bé chạy mất dép. Với cả, bà cũng thấy được, Tiểu Trần rất thích con.”
Lâm Xuân nghe mà thấy lòng phơi phới.
Cùng lúc đó, sau khi Lâm Xuân rời đi, ông Lâm đã bắt đầu đặt câu hỏi.
Ông Lâm: “Xuân Xuân gọi cháu là đàn anh, hai đứa học cùng trường với nhau à?”
Trần Sơ gật đầu: “Vâng, cháu hơn Lâm Xuân hai khóa, giờ đang học thạc sĩ ạ.”
Ông Lâm: “Vẫn đang đi học, thế cháu không đi làm à?”
Trần Sơ: “Có ạ, cháu làm cùng công ty với Lâm Xuân.”
Ông Lâm hơi hé mắt khi nghe đến đây: “Đồng nghiệp, cháu cũng làm trong nhà nước à?”
Trần Sơ: “Vâng, chúng cháu cùng làm biên chức ạ.”
Ông Lâm gật đầu, vẻ hài lòng thoáng qua khuôn mặt. Nhà nước khá tốt, công ăn việc làm ổn định, có đồng ra đồng vào.
Bấy giờ, Lâm Diệu Quang vẫn luôn im lặng bỗng lên tiếng: “Công ty cháu tặng điện thoại làm quà Tết à?”
Trần Sơ ngạc nhiên nhìn Lâm Diệu Quang, không hiểu sao chú lại hỏi câu này nhưng anh vẫn gật đầu: “Vâng ạ.”
Lâm Diệu Quang: “Nghe nói đồng nghiệp của cáu không thích điện thoại nên đưa hết cho Lâm Xuân?”
Trần Sơ lại gật: “Đúng ạ.”
Mọi người trong tổ không ai thiếu tiền, nghe nói cuối năm được thưởng điện thoại nên chẳng ai buồn lấy, thế là Lâm Xuân lại được hời.
Lâm Diệu Quang: “Giàu vậy cơ à, thế lương nhân viên được bao nhiêu?”
Chú rất tò mò, đồng nghiệp phải giàu đến mức nào mới có thể hào phóng như vậy?
Trần Sơ nghe vậy đã hiểu ngay, chú đang đánh giá tiềm lực tài chính của mình. Trước khi tới đây, Vua Biển đã nhắc nhở anh nên anh cũng trả lời đâu ra đấy: “Tiền lương một năm của cháu được khoảng một triệu ạ.”
Trần Sơ sợ nói quá thì khó giải thích, nhưng nói bớt bớt lại bị chê nên anh chỉ nói đúng một triệu.
Khi lướt mạng, anh thường thấy mọi người một năm mình làm được một triệu tệ nên anh nghĩ con số này phù hợp với mong muốn của mọi người.
Khi anh nói ra, bốn người nhà người Lâm cũng rất bàng hoàng, nhưng may mà mọi người đều lí trí nên cũng không tỏ ra thái quá.
“Khụ… Giỏi… Giỏi lắm.” Lâm Diệu Quang gắng gượng nói.
Ông Lâm bỗng nói: “Lương một năm được một triệu thì sao, Xuân Xuân nhà mình cũng có kém cạnh đâu, một tháng được mấy chục nghìn tệ, không cần thằng bé nuôi.”
Trần Sơ thấy ông Lâm nói với giọng điệu cực kì bất mãn nên đâm ra bối rối, đã bảo phụ huynh sẽ ưng ý sau khi khoe tài chính ra mà, tại sao ông lại cáu bẳn với mình thế này.
Ông Lâm nói tiếp: “Ông không đòi hỏi gì nhiều về chồng tương lai của Xuân Xuân, chỉ đúng hai điều thôi, thứ nhất là phải đối xử tốt với con bé. Thứ hai là nhà phải có không khí gia đình. Xuân Xuân của ông rất tội nghiệp, từ nhỏ đã chẳng được bố mẹ yêu thương…”
Nói đến đây, ông Lâm trừng mắt với con trai mình. Lâm Diệu Quang đuối lý, lúng túng nhìn sang nơi khác.
“Từ nhỏ con bé đã sống với ông bà, chẳng khác nào trẻ mồ hôi, chưa từng được sống trong mái ấm gia đình. Vậy nên ông muốn con bé cưới chồng phải tìm được nhà nào yên ấm, tốt nhất là nhà đông người, phải thật náo nhiệt vào.” Đoạn, ông nhìn về phía Trần Sơ: “Cháu thì sao, nhà cháu có nhiều anh chị em không? Bố mẹ làm gì?”
Chuyện này… Phải đáp thế nào cho phải bây giờ.
Trần Sơ đờ đẫn, Vua Biển không hề phím cho anh về việc phải nhắc đến cả anh chị em trong nhà.
Ông Lâm thấy Trần Sơ im như phỗng, bực mình vỗ bàn: “Sao không nói gì?”
Trần Sơ thấy ông cụt hứng thì quýnh lên, buột miệng đáp: “Có ạ, nhà cháu có anh chị em, cả nhà rất thân với nhau.”
Bấy giờ ông Lâm mới vừa lòng “Ừ” với anh: “Thế bố mẹ cháu gặp Lâm Xuân chưa? Ấn tượng về con bé như thế nào?”
Trần Sơ đâm lao phải theo lao: “Tốt lắm ạ, người nhà cháu rất thích Lâm Xuân.”
Ông Lâm nghe vậy lại trợn trừng mắt: “Hai đứa mới yêu nhau cơ mà? Sao đã gặp phụ huynh rồi!”
Trần Sơ bị nhìn chằm chằm đến toát mồ hôi lạnh, vậy nên… Vậy nên phải nói là chưa gặp sao?
Lúc này, Tiễn Tuệ vẫn chỉ im lặng lắng nghe đã cất lời: “Bố, hai đứa mới hẹn hò chứ có phải mới quen nhau đâu. Cả hai học cùng trường với nhau, chắc chắn là đã từng gặp bố mẹ thằng bé rồi. Cơ mà… Nếu Tiểu Trần dẫn Lâm Xuân về ra mắt rồi lại tới nhà mình chúc Tết, thế này là muốn đi đến kết hôn rồi chứ gì?”
Vốn dĩ Tiễn Tuệ không muốn nhúng tay vào nhưng Lâm Xuân đã tặng cho con mình một cái điện thoại nên dì cũng đành có qua có lại.
Trần Sơ rất thông minh, thấy dì nói như vậy đã gật đầu lia lịa: “Đúng rồi ạ, cháu và Lâm Xuân đều có ý định kết hôn với nhau ạ.”
Ông Lâm: “Thế bao giờ bố mẹ cháu đến đây?”
Dạ???? Phải đến sao?
Ông Lâm nheo mắt: “Sao, có ý định cưới nhau cơ mà? Trước khi kết hôn hai nhà không cần gặp mặt nhau à?
Tiễn Tuệ nghe mà lo thay. Ông Lâm đang coi việc kết hôn của hai đứa như việc xem mắt truyền thống ở quê nhà, ông nghĩ rằng nếu cả hai thấy hợp nhau là hai bên gia đình phải gặp nhau ngay lập tức để định ngày cưới.
Chậc, không ổn rồi, lỡ Tiểu Trần sợ quá lại chạy mất tăm.
Tiễn Tuệ đang định ra mặt mấy câu thì Trần Sơ đã lên tiếng: “Cháu… Cháu sẽ gọi về nhà để hỏi ạ.”
Nói xong, anh cầm điện thoại đi ra một góc trong ánh mắt dò xét của ông Lâm.
Bấy giờ Lâm Diệu Quang với nói với bố: “Bố, cứ bình tĩnh đã, cẩn thận dọa thằng bé.”
Ông Lâm tức đến mức râu cũng ngóc dậy: “Anh chả có tư cách gì mà nói về chuyện cưới xin của Xuân Xuân cả.”
Lâm Diệu Quảng im lặng cúi đầu, không dám nói nữa.
Tiễn Tuệ nhìn chồng, cất tiếng làm dịu bầu không khí: “Trông Tiểu Trần căng thẳng thế này là thích Lâm Xuân thật lòng đấy, không chạy được đâu.”
Ông Lâm lại khịt mũi, nói đầy tự hào: “Ai mà ghét Xuân Xuân nhà mình được.”
Đầu bên kia, Trần Sơ trầm ngâm trong thoáng chốc, gọi điện cho Vua Biển.
Giờ Vua Biển còn đang ăn ở trước cửa trung tâm thương mại, vừa nghe máy đã nói luôn: “Cuối cùng cũng nhớ đến tao rồi, dẫn tao về mau lên.”
Trần Sơ: “Vua Biển này, cho tao mượn bố mẹ mày một hôm được không?”
Vua Biển: “Cái gì cơ?!”
Đây là lần đầu tiên mà Vua Biển – người dị năng cấp A phải nghi ngờ rằng tai mình có vấn đề.
Trần Sơ biết yêu cầu của mình có hơi đột ngột nên đành giải thích một cách thẹn thùng: “Chuyện là như này…”
Vua Biển nghe xong thì cười hả hê, sau đó mới nói: “Đại ca, dù em bằng lòng cho anh mượn bố mẹ em nhưng thế cũng không ổn đâu.”
Trần Sơ hoang mang: “Không được à?”
Vua Biển: “Tất nhiên là không rồi, bọn mình thân nhau chứ mày có thân với bố mẹ tao đâu, hai nhà gặp nhau, nói chuyện bâng quơ một phát là lộ liền.”
Trần Sơ: “Thế giờ phải làm sao?”
Vua Biển suy tư trong giây chốc rồi nói với anh: “Chuyện này để tao, mày cứ ở nhà Lâm Xuân đi, mai tao dẫn người đến.”
Trần Sơ không yên lòng: “Chuyện này rất quan trọng, mày đừng có làm loạn đấy.”
Vua Biển: “Yên tâm, dù tao có lừa mày thì cũng không thể lừa Lâm Xuân được.”
Trần Sơ: “Ok.”
Sau khi cúp máy, Vua Biển ấn ngay vào WeChat, lập nhóm mới, add tất cả thành viên tổ sáu ngoại trừ Lâm Xuân và Trần Sơ vào.
Vua Biển:
@mọi người, nhiệm vụ khẩn cấp!!!Trợ lí Đàm là người hiện hồn đầu tiên:
Chú lại làm cái gì đấy, đang Tết nhất, lấy đâu ra nhiệm vụ.Vua Biển:
Giúp Trần Sơ cầu hôn.Thanh Không:
Trần Sơ muốn cầu hôn?Vua Bẩn:
Mày tham gia hóng hớt là chính chứ gì.Vua Biển:
Hóng hớt gì, ông nội Lâm Xuân hi vọng con bé sẽ được gả vào gia đình đông con.Cả nhóm im thin thít, Trần Sơ là cô nhi, ai cũng biết điều này.
Trợ lí Đàm là sếp nên anh nghĩ mình phải quán xuyến chuyện này:
Anh là bố.Thanh Không:
Anh cả.Vua Bẩn:
Anh hai.Vua Biển:
Thế để đây làm em tư.*
Tác giả có lời muốn nói:Vốn dĩ hết chương này là xong ngoại truyện rồi, xem ra vẫn phải thêm chương nữa.
Ngoại truyện 5.