Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Tội Ác Trong Mơ (Dream Man)

» Tác Giả: Linda Howard
» Tình Trạng: Hoàn Thành
» Đánh Giá: 10 / 10 ⭐
» Tổng Cộng: 1 Bình chọn
Dịch giả: Orkid

Sẽ ra sao nếu bạn không chỉ cảm nhận được những cảm xúc của người khác mà còn phải trải qua nó như thể chúng là những cảm xúc của chính bạn? Marlie Keen đã có món quà – lời nguyền đó từ khi còn là một cô bé, nàng đã phải sống với nó, chiến đấu với nó suốt quãng đời thơ ấu cho tới lúc trưởng thành, cho đến một ngày...

Trong lúc cố giúp cảnh sát truy bắt một kẻ chuyên bắt cóc và hãm hại trẻ em, Marlie đã bị cuốn vào vụ án, một kinh nghiệm khủng khϊếp đã làm nàng chấn thương trầm trọng về mặt tinh thần, gần như đã gϊếŧ chết nàng từ bên trong. Marlie mất khả năng ngoại cảm của mình. Nàng trở về với cuộc sống của một con người bình thường, những tưởng sẽ không bao giờ còn phải trải qua câu chuyện hãi hùng đó một lần nữa. Nhưng số phận không cho phép nàng cuộn mình trong vỏ ốc suốt đời, số phận có một kế hoạch khác dành cho nàng, và đến lúc nàng phải lựa chọn giữa sự yên bình của bản thân và sự an toàn của những con người vô tội, Marlie đã lựa chọn ra sao?

Một câu chuyện mang đậm phong cách Linda Howard: hành động hồi hộp kết hợp với tình cảm lãng mạn và không kém phần cảm động.
Chương 1
Khi Marlie Keen rời Cinemaplex cùng với những người đi xem phim khác trong đêm thứ Sáu thì đã là mười một giờ ba mươi. Đó là một bộ phim hay, một phim hài nhẹ nhàng khiến cho nàng cười lớn vài lần và khi hết để lại cho nàng một tâm trạng vui vẻ. Khi nàng đi thẳng tới xe ô tô của mình, nàng nghĩ nàng có thể nói được ai đã xem phim gì bằng cách nhìn vào biểu hiện lúc này của họ. Việc đó không khó lắm; những cặp đôi đang nắm tay nhau, hay thậm chí là trao đổi vài nụ hôn trong khu vực đỗ xe, rõ ràng là đã xem bộ phim tình cảm nóng bỏng. Nhóm những cậu thiếu niên nghịch ngợm đã xem bộ phim kinh dị hành động mới nhất. Hai nhân viên văn phòng trẻ tuổi ăn mặc chải chuốt đang tranh luận sôi nổi đã xem bộ phim Thelma và Louise làm lại gần đây. Marlie mừng là mình đã chọn bộ phim hài.

Chính vào lúc nàng đang lái xe về nhà trên đường xa lộ sáng trưng thì ý nghĩ đó chợt nảy ra: Nàng cảm thấy dễ chịu. Dễ chịu nhất trong hàng năm trời qua. Chính xác là sáu năm.

Trong sự hồi tưởng đầy ngạc nhiên, nàng nhận ra rằng đến giờ nàng đã có được sự bình yên trong vài tháng rồi, nhưng nàng quá mải mê với những công việc đều đặn hàng ngày của cuộc sống êm dịu nàng đã xây dựng được ở đây đến nỗi nàng không hề nhận ra. Trong một khoảng thời gian dài nàng chỉ đơn giản là tồn tại, trải qua các hành động, nhưng thời gian đã hoàn thành công việc chậm rãi của mình và dần dần nàng đã được chữa lành, giống như một người khuyết tật hồi phục lại sau chấn thương mất một chi và đang học cách để thích nghi, rồi lại tận hưởng cuộc sống một lần nữa. Tổn thất của nàng là về mặt tinh thần chứ không phải thân thể, và không giống như một người tàn tật, nàng đã khẩn cần trong suốt những đêm dài đen tối, bất tận của nàng rằng nàng sẽ không bao giờ lấy lại được cái phần đã đánh mất. Vào một thời điểm nào đó trong sáu năm vừa qua, nàng đã ngừng sống trong nỗi sợ hãi rằng sự tiên thị sẽ quay trở lại, và nàng chỉ đơn giản là tiếp tục sống cuộc đời mình.

Nàng thích làm người bình thường. Nàng thích việc có thể đi xem phim giống những con người bình thường vẫn làm, thích việc có thể ngồi trong một đám đông; trước đây nàng đã không thể làm được việc đó. Vài năm trước, khi nàng nhận ra việc đó là khả thi, nàng đã biến thành mọt phim trong một thời gian, ngốn ngấu hết những bộ phim mà nàng cho là an toàn. Trong một thời gian dài nàng không thể chịu được bất kì một cảnh bạo lực nào trên phim, nhưng một hai năm trở lại đây nàng đã có thể xem những cảnh hành động thông thường, mặc dù chúng không phải là thể loại nàng yêu thích. Trước sự ngạc nhiên của chính mình, nàng vẫn không thể xem bất kì một cảnh sεメ nào: nàng đã nghĩ rằng nàng sẽ cực kì khó đối mặt với bạo lực, có khi còn không thể, nhưng thay vào đó nàng lại gặp khó khăn với những cảnh thân mật. Tiến sĩ Ewell rất thích nói rằng người ta không bao giờ nên đặt cược vào tâm lý con người, và nàng thấy buồn cười khi nhận ra ông ta đã nói đúng. Bạo lực trong đời nàng đã gây thương tổn trầm trọng, trong khi tìиɧ ɖu͙© chỉ là sự khó chịu, nhưng chính những cảnh "tình cảm" lại vẫn khiến nàng phải nhắm chặt hai mắt cho tới khi nó đã qua.

Nàng rời đường cao tốc để tiến vào một con phố bốn làn đường, và tất nhiên phải dừng lại ở chỗ đèn giao thông ở đoạn cuối dốc. Ra-đi-ô đã được chỉnh sang một chương trình dễ nghe và nàng hít thật sâu, cảm nhận tiếng nhạc chậm rãi kết hợp cảm giác khuây khoả của bộ phim trong một trạng thái thân thể thoải mái, dễ chịu –

- con dao bổ xuống, nhá lên mờ mờ. Một tiếng UỴCH khe khẽ, nhớp nháp khi nó đâm tới. Con dao lại giơ lên, đẫm màu đỏ -

Marlie giật lại, một sự phản ứng vô thức của cơ thể chống lại hình ảnh thực tàn khốc vừa nháng qua trí óc nàng. "Không," nàng khẽ rên lên với chính mình. Nàng có thể nghe thấy tiếng thở của mình, ngắn và hổn hển.

"Không," nàng lại nói, mặc dù nàng đã biết rằng phản đối chẳng ích gì. Hai bàn tay nàng bám chặt vào tay lái, trắng bệch, và thậm chí như thế cũng không đủ để ngăn cơn rùng mình đã bắt đầu từ bàn chân và truyền lên tận thân trên. Nàng mơ hồ nhìn thấy bàn tay mình bắt đầu run rẩy khi những cơn co thắt tăng lên.

-Niềm vui đen tối, hể hả. Niềm vui đắc thắng. Sự khinh miệt –

Nó lại xảy ra một lần nữa. Lạy Chúa, nó đã quay trở lại! Nàng tưởng rằng nàng đã thoát, nhưng không phải. Sự tiên thị lại đến gần hơn, mạnh hơn, to lớn hơn, và từ kinh nghiệm của mình nàng biết rằng nó sẽ nhanh chóng kiểm soát nàng. Sự phối hợp các giác quan của nàng đã bắt đầu trở nên vụng về, nàng đưa ô tô sang phải, để không chắn lối xuống dốc. Một tiếng còi xe vang lên khi nàng tiến quá gần chiếc xe đằng sau, nhưng âm thanh như từ xa vọng lại, bị nghẹt. Tầm nhìn của nàng mờ đi. Nàng phanh gấp một cách tuyệt vọng và gạt cần số xuống mức dừng đỗ, hi vọng nàng đã kéo được cái xe hoàn toàn ra khỏi làn đường, nhưng rồi hình ảnh ác mộng trở lại, đánh vào nàng với tất cả sức mạnh như lửa hiệu tràn qua nàng để tìm kiếm trước khi ùa vào.

Hai bàn tay nàng yếu ớt đặt trên đùi. Nàng ngồi trong xe nhìn thẳng về phía trước, đôi mắt không chớp, cũng không nhìn, mọi thứ đều tập trung vào bên trong.

Hơi thở của nàng trở nên hổn hển hơn. Những âm thanh thô ráp bắt đầu hình thành trong cổ họng nàng, nhưng nàng không nghe thấy chúng. Bàn tay phải của nàng chầm chậm nâng lên từ trên đùi và cuộn thành một nắm tay, như thể nàng đang nắm cái gì đó. Nắm tay vung mạnh, ba lần, trong một cử động đâm chém cứng ngắc. Rồi nàng lại im lặng, khuôn mặt bất động và vô cảm như mặt tượng, ánh mắt cố định và trống rỗng.

Chính tiếng động cộc cộc đanh gọn nơi cửa xe đã đem Marlie trở lại. Bối rối và kiệt sức, trong một thoáng sợ hãi nàng không biết nàng là ai, hay đang ở đâu, hay chuyện gì đang xảy ra. Một ánh đèn màu xanh phi thực chiếu vào mắt nàng. Nàng quay cái nhìn sững sờ, ngô nghê sang người đàn ông đang cúi xuống, nhìn qua khung cửa khi anh ta gõ vào nó bằng cái gì đó phát sáng. Nàng không biết anh ta, không biết gì hết. Anh ta là một người lạ, và anh ta đang cố vào trong xe của nàng. Sự hoảng loạn rất mạnh mẽ và đắng nghét trong miệng nàng.

Rồi sự nhận dạng, cầu Chúa phù hộ cho nó, trở lại đột ngột và mang theo cả hiện thực. Cái thứ phát sáng người đàn ông đang dùng để gõ vào lớp kính tự chuyển mình thành chiếc đèn pin. Một mảnh phát sáng trên ngực anh ta trở thành tấm phù hiệu dễ nhận thấy, và anh ta, nhăn nhó và có giọng ra lệnh và mọi thứ, là một cảnh sát. Chiếc xe tuần tra của anh ta, với đèn xanh đỏ nhấp nháy, đang được đậu vuông góc với xe nàng.

Hình ảnh bạo lực vẫn còn quá gần, quá thực tới mức đáng sợ. Nàng biết nàng phải chặn nó lại nếu không nàng sẽ chẳng thể làm được gì hết, và nàng cần kiểm soát lại bản thân. Mối nguy hiểm to lớn nào đó đang rình rập; kí ức nào đó đang gần nhảy lên nhưng chưa hẳn sẽ đọng lại. Nàng tuyệt vọng đẩy đám sương bối rối đi và vụng về kéo cửa kính xuống, đấu tranh để có sức lực hoàn thiện cái hành động đơn giản đó. Sự kiệt sức thấm vào tận xương tuỷ, làm nàng tê liệt, cơ bắp nàng trở nên nhão nhoét.

Không khí ấm áp, ẩm ướt ào vào qua cửa xe. Viên cảnh sát rọi đèn quanh khoang xe của nàng. "Có vấn đề gì ở đây vậy, thưa cô?"

Nàng cảm thấy đầu óc đặc sệt, suy nghĩ rất mơ hồ, nhưng kể cả khi đó nàng vẫn biết là tốt hơn không nên phun ra sự thật. Việc đó sẽ ngay lập tức khiến nàng bị nghi ngờ đang phê thứ ma tuý gì đó, có lẽ là chất gây ảo giác. Phải, đúng là nó. Đó là mối nguy hiểm to lớn mà nàng đã cảm nhận. Một đêm trong tù, đối với một người bình thường đã đủ tệ rồi; đối với nàng, trong những trường hợp thế này sẽ là một thảm hoạ.

Nàng không hề biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua, nhưng nàng biết là chắc trông nàng phải xanh xao và kiệt quệ lắm.

"A... tôi xin lỗi," nàng nói. Thậm chí giọng nàng cũng run. Nàng tuyệt vọng tìm kiếm một lời giải thích có thể tin được. "Tôi – tôi bị bệnh động kinh. Tôi bắt đầu cảm thấy chóng mặt và đã lái xe ra đây. Tôi nghĩ chắc tôi vừa bị lên cơn nhẹ."

Ánh đèn pin chiếu vào mặt nàng, ngang qua những đường nét trên mặt. "Làm ơn bước ra khỏi xe, thưa cô."

Cơn run rẩy trở lại; nàng không biết liệu chân nàng có thể giữ nàng được không. Nhưng nàng bước ra, bám vào cánh cửa để mở. Ánh đèn màu xanh xiên vào mắt nàng, và nàng quay đầu đi khỏi ánh sáng khi đứng như trời trồng trước cái nhìn chằm chặp, một con người đang run như cầy sấy.

"Tôi có thể xem bằng lái xe của cô được không?"

Tay chân nàng trở nên nặng nề. Phải cố gắng lắm nàng mới lấy được cái ví, và nàng làm rơi nó ngay lập tức, những thứ bên trong tung toé một nửa ra sàn xe, một nửa xuống đất. Những thứ vô hại, tạ ơn Chúa; không hề có lấy một lọ aspirin hay một bao thuốc lá nào. Nàng vẫn sợ những loại thuốc mua được tại quầy, thậm chí là sau sáu năm, bởi vì những tác động về mặt tinh thần quá khó đoán.

Bằng cách tập trung hết sức, kiểm soát sự mệt mỏi vô lý, nàng đã có thể nhặt ví của mình lên và lấy tấm bằng lái xe ra. Viên cảnh sát lặng lẽ kiểm tra nó, rồi trả cho nàng. "Cô có cần giúp đỡ không?" cuối cùng anh ta cũng hỏi.

"Không, giờ tôi thấy tốt hơn rồi, t-trừ những cơn r-run rẩy," nàng nói. Răng nàng va vào nhau vì phản ứng đó. "Tôi sống không xa đây. Tôi về tới nhà được."

"Cô có cần tôi lái theo sau, để đảm bảo cô về nhà an toàn không?"

"Vâng, làm ơn," nàng nói một cách biết ơn. Nàng sẵn sàng nói bất kì lời dối trá nào để không bị đưa vào trong một bệnh viện, nhưng điều đó không có nghĩa là nàng đã đánh mất lý lẽ thông thường. Nàng mệt khủng khϊếp, hậu chấn còn tệ hơn cả nàng nhớ. Và vẫn còn đó hình ảnh ác mộng – do tiên thị hay là từ kí ức, nàng không thể nói được – mà nàng cần phải đối mặt, nhưng nàng gạt nó ra khỏi trí óc nàng. Nàng không thể để mình nghĩ về nó; ngay bây giờ nàng chỉ được tập trung vào những nhiệm vụ trước mắt, đó là tiếp tục giữ tỉnh táo, đứng thẳng, và hoạt động bình thường, ít nhất cho tới khi nàng về nhà.

Viên cảnh sát giúp nàng nhặt lại đồ đạc, và trong vài phút nàng đã lại ngồi sau tay lái, đi dọc theo vỉa hè, lái xe với sự cẩn trọng khắt khe bởi vì mỗi một cử động đều là cả một nỗ lực. Hai lần nàng bắt gặp mình nhắm mắt, bóng tối của sự vô thức ào tới không cách nào tránh được.

Rồi nàng về tới nhà, rẽ vào lối lái xe. Nàng trèo ra được khỏi xe và vẫy tay với viên cảnh sát. Nàng dựa vào chiếc xe, nhìn anh ta lái đi, và chỉ khi anh ta đã rẽ nàng mới đặt ra cho mình nhiệm vụ đi vào trong nhà. Để phòng xa.

Với hai bàn tay yếu ớt, run rẩy, bất hợp tác nàng quàng quai túi quanh cổ để không làm rớt nó. Sau khi dừng lại một thoáng để tập hợp sức mạnh, nàng đẩy mình ra khỏi xe ô tô về hướng hiên trước. Vì là một cú đẩy, nó thiếu lực khủng khϊếp. Nàng lảo đảo như một kẻ say rượu, bước chân loạng choạng, tầm nhìn mờ mịt. Mọi cử động ngày càng trở nên khó khăn hơn khi sự mệt mỏi lớn lên như một vật sống, chiếm lấy những cơ bắp nàng và kéo chúng ra khỏi tầm kiểm soát của nàng. Nàng vươn tới hai bậc thang dẫn lên hiên nhà và dừng ở đó, rung lắc tới lui, ánh mắt mù mờ của nàng nhìn vào hai bậc thang mà bình thường nàng chẳng tốn chút công sức nào. Nàng cố nâng bàn chân lên đủ để bước lên bậc thứ nhất, nhưng chẳng có gì xảy ra. Đơn giản là nàng không thể làm được. Sức nặng ngàn cân đang bám quanh cổ chân nàng, kéo nàng lại.

Nàng bắt đầu rung, một phản ứng quen thuộc khác giống lúc trước, trong cái cuộc đời khác của nàng. Nàng biết nàng chỉ có vài phút để vào trong trước khi hoàn toàn sụp đổ.

Nàng nặng nề quỵ xuống gối, cảm thấy cơn đau tới chỉ như một cảm xúc mơ hồ, xa cách.

Nàng có thể nghe thấy tiếng thở gấp gáp, đứt đoạn của mình vọng lại như không thật. Chậm rãi, đau đớn, nàng kéo mình lên hai bậc thang, đấu tranh với từng inch, đấu tranh để giữ bóng tối trong tầm kiểm soát.

Nàng tới được cửa trước. Chìa khoá. Nàng cần chìa khoá để vào nhà.

Nàng không thể nghĩ. Màn sương tối đen trong não nàng làm nàng tê liệt. Nàng không thể nhớ mình đã làm gì với những chiếc chìa khoá. Trong ví chăng? Vẫn còn trong xe? Hay nàng đã đánh rơi chúng? Nàng không thể nào bước trở lại, không thể nào duy trì tỉnh táo được lâu đến thế. Nàng bắt đầu lục lọi trong túi, hi vọng tìm thấy chùm chìa khóa. Đáng lẽ nàng có thể nhận ra nó bằng cách sờ; nó là một trong những vòng tay kéo dãn được, loại có thể trượt vào cổ tay. Nàng có thể cảm thấy kim loại, nhưng nó vẫn ở ngoài tầm tay nàng.

Vòng tay... Nàng đã trượt chùm chìa khoá lên cổ tay. Đó là một thói quen đã ăn sâu vào nàng tới mức hiếm khi nàng nghĩ về nó. Cơn run rẩy tệ hơn; nàng kéo chùm chìa khóa ra khỏi cổ tay nhưng không thể tra nó vào ổ khoá được. Nàng không thể nhìn được, lúc này bóng tối đã gần như bao phủ lên nàng. Nàng tuyệt vọng cố thử một lần nữa, định vị ổ khoá chỉ bằng cách sờ, vét hết gam sức mạnh cuối cùng của nàng tập trung vào nhiệm vụ vô cùng khó khăn là đưa chiếc chìa vào trong ổ khoá... Được rồi! Hổn hển, nàng xoay chìa cho tới khi nghe tiếng clích. Xong. Mở khoá.

Nàng không được quên chìa khoá, không được để chúng trên ổ khoá. Nàng trượt chiếc vòng trở lại cổ tay khi vặn nắm đấm cửa và đẩy cánh cửa mở toang, tránh xa khỏi nàng. Nàng đã phải dựa vào cánh cửa, và khi điểm tựa đó đột ngột mất đi nàng ngã nhào trên khung cửa, nửa người ở trong nửa ở ngoài căn nhà.

Chỉ một chút nữa thôi, nàng khẽ thúc giục bản thân, và lảo đảo bò trên tay và đầu gối. Bò vào đủ gần để đóng cánh cửa. Thế là đủ.

Bây giờ gần như không còn là bò nữa. Nàng kéo mình vào trong, rêи ɾỉ vì nỗ lực, nhưng nàng không nghe thấy âm thanh đó. Cánh cửa. Nàng phải đóng cửa. Chỉ đến khi đó nàng mới để cho mình đầu hàng bóng tối.

Cánh tay nàng yếu ớt vẫy, nhưng cánh cửa ở ngoài tầm với. Nàng ra lệnh cho chân nàng và bằng cách nào đó nó vâng lời, chậm rãi nâng lên, đá – một cú đá rất yếu. Nhưng cánh cửa cũng nhẹ nhàng đóng lại.

Và rồi bóng tối áp đảo nàng.

Nàng nằm bất động trên sàn khi đồng hồ tích tắc chạy hàng giờ. Ánh sáng bình minh màu xám tràn vào căn phòng. Buổi sáng trôi qua được đánh dấu bằng đường đi của ánh sáng, chiếu qua khung cửa sổ, khi nó đi theo bức tường và ngang qua sàn nhà để cuối cùng chiếu vào mặt nàng. Chỉ đến khi đó nàng mới cử động trong một nỗ lực trốn thoát cái nóng, và tình trạng hôn mê sâu chuyển thành một giấc ngủ thông thường.

Khi nàng bắt đầu thức dậy thì đã là chiều muộn. Sàn nhà không phải là nơi ngủ dễ chịu nhất; mỗi sự chuyển vị trí lại khiến các cơ bắp cứng ngắc của nàng phản đối, đẩy nàng về phía tỉnh táo. Những phàn nàn khác của thân thể dần dần lên tiếng, một cái bàng quang kêu gào phản đối là khó cưỡng lại nhất. Nàng cũng thấy rất khát nữa.

Nàng vật lộn bò trên tay và đầu gối, đầu chúi xuống như một vận động viên ma-ra-tông ở cuối chặng đua. Đầu gối nàng bị đau. Nàng hổn hển trước cơn đau buốt nhói, khó hiểu. Có chuyện gì với đầu gối của nàng chăng? Và tại sao nàng lại đang nằm trên sàn?

Nàng mụ mẫm nhìn quanh, nhận ra ngôi nhà an toàn quen thuộc của mình, những đồ đạc ấm cúng của căn phòng khách nhỏ. Thứ gì đó đang quấn quanh nàng, ngăn trở nỗ lực đứng lên của nàng – nàng chiến đấu với hai quai túi xoắn xít và cuối cùng cũng kéo được thứ đó ra khỏi mình, rồi nàng nhăn nhó vì cả nó trông cũng quen thuộc. Túi của nàng. Nhưng tại sao quai túi lại lủng lẳng trên cổ nàng nhỉ?

Không quan trọng. Nàng đang mệt, rất mệt. Thậm chí cả xương nàng cũng như trống rỗng.

Nàng dùng cái ghế gần đó để giữ thăng bằng và từ từ đứng lên. Cái gì đó không đúng trong sự kết hợp các bộ phận của nàng; nàng lảo đảo và lắc lư như một gã say trên đường tới cùng một địa điểm: nhà vệ sinh. Nàng thấy sự so sánh đó hơi buồn cười.

Sau khi đã chăm sóc nhu cầu cấp thiết nhất, nàng lấy một ly nước và tu ừng ực, làm rớt nước xuống cằm trong lúc uống. Nàng không quan tâm. Nàng không thể nhớ được đã từng khát như thế bao giờ. Hay mệt như thế. Đây là lần tệ nhất, thậm chí còn tệ hơn cả sáu năm trước khi –

Nàng đông cứng, và ánh mắt đột ngột trở nên hãi hùng của nàng nhìn thấy hình phản chiếu của mình trong gương. Người phụ nữ đang nhìn lại nàng có khuôn mặt của nàng, nhưng nó không phải là khuôn mặt bình thản thường ngày mà nàng đã quen thuộc. Đó là khuôn mặt của quá khứ, từ sáu năm về trước, từ cái cuộc đời mà nàng đã tưởng, đã hi vọng, rằng mãi mãi kết thúc.

Nàng nhợt nhạt, da căng ra vì căng thẳng. Hai quầng thâm nằm dưới mắt nàng, làm màu xanh dương mờ đi thành một màu xám xịt. Mái tóc nâu sẫm thường ngày rất gọn gàng của nàng đang bám quanh khuôn mặt nàng trong một mớ hỗn độn. Trông nàng già hơn tuổi hai mươi tám của mình, khuôn mặt nàng là khuôn mặt của một người nào đó đã nhìn thấy quá nhiều, đã trải qua quá nhiều chuyện.

Nàng nhớ hình ảnh tiên thị đẫm máu kinh hoàng, cơn bão cảm xúc đen tối, bạo lực đã tiếm quyền kiểm soát tâm trí nàng, để lại nàng trống rỗng và kiệt sức, giống như tất cả những hình ảnh xưa kia. Nàng tưởng chúng đã kết thúc, nhưng nàng đã nhầm. Tiến sĩ Ewell đã nhầm. Chúng đã trở lại.

Hay là nàng đã có một cảnh hồi tưởng. Khả năng đó còn đáng sợ hơn, vì nàng không bao giờ muốn nhớ lại chuyện đó nữa. Nhưng dường như nó đột ngột trở nên có lý, bởi vì còn lý do nào khác khiến nàng nhìn thấy lưỡi dao ánh lên, nhỏ những giọt đỏ thẫm khi nó đâm và chém –

"Thôi đi," nàng nói to lên, vẫn còn nhìn chằm chằm vào mình trong gương. "Thôi ngay đi."

Trí óc nàng vẫn còn mờ mịt, vẫn còn bị những gì đã xảy ra níu giữ, với hậu quả của trạng thái hôn mê lâu. Rõ ràng là tác động của cảnh hồi tưởng cũng y hệt như là nàng có một hình ảnh tiên thị thực sự vậy.

Nếu trí óc nàng nghĩ rằng nó là thật, thì sự căng thẳng trên cơ thể cũng mạnh y chang.

Nàng nghĩ về việc gọi Tiến sĩ Ewell, nhưng khoảng cách sáu năm chen giữa họ và nàng không muốn xây một cây cầu qua nó. Đã từng có lúc nàng phải dựa vào ông ta trong hầu hết mọi chuyện, và mặc dù ông ta đã luôn hỗ trợ nàng, bảo vệ nàng, nàng đã quen với việc tự chăm sóc bản thân mình. Sự độc lập hợp với nàng. Sau sự bảo bọc trọn vẹn, gần như nghẹt thở trong hai mươi hai năm đầu của đời mình, sự cô độc và tự lực cánh sinh trong sáu năm vừa qua đặc biệt ngọt ngào với nàng. Nàng sẽ tự mình đương đầu với cảnh hồi tưởng này.

🎲 Có Thể Bạn Thích?