*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.Toái ngọc đầu châu
Tác giả: Bắc Nam
Edit: Dú
Chương 10: Lại bí tóm tắt Đinh Hán Bạch và Kỷ Thận Ngữ ngồi vẽ vời cả ngày trong thư phòng, hàng đống giấy Tuyên Thành bị vẽ hỏng rơi đầy thảm. Họ muốn luận bàn, vậy phải chia rõ hai bên, họ cũng muốn hợp tác, vậy phải bàn phải bạc với nhau đã.
Hai người gần như buông bút cùng một lúc, giấy Tuyên Thành đã trải rộng, hai bức tranh cùng chủ đề hiện ra dưới ánh nhìn. Kỷ Thận Ngữ cắn môi, bất chợt duỗi chân ra như lúc ngủ – một hành động trong vô thức, nhưng cắn môi xong thì thấy hoảng hốt.
Cậu không buồn quan tâm, chỉ tập trung nhìn chằm chằm vào bức tranh của đối phương, trang phục phiêu bồng của nhân vật và ô thước vỗ cánh đều quá thật, hoa văn mảnh như sợi tóc lẫn các nếp uốn không hề loạn chút nào. Cậu nhớ đến cái khi Đinh Hán Bạch vẽ các đường hoa văn quỷ mị, mỗi nét bút đều cẩn thận và tỉ mỉ khiến quần chúng vỗ tay trầm trồ ngợi khen.
(*Ô thước: Là chim quạ và chim khách. Tương truyền vào đêm Thất tịch, chim quạ và chim khách kết cánh làm cây cầu cho Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau, còn gọi là cầu Ô thước.) Đinh Hán Bạch vừa lười biếng vừa kiêu căng, nhưng vẽ lại rất chỉn chu và tỉ mỉ, cho nên Kỷ Thận Ngữ mới ngạc nhiên.
"Có gì muốn nói à?" Đinh Hán Bạch cũng xem kỹ hai bức tranh, "Bức này của cậu thì anh nói thật nhé, cầm ra ngoài là một tác phẩm tuyệt vời nhưng với anh thì tàm tạm."
Kỷ Thận Ngữ đã phục tài năng vẽ của đối phương sát đất nên không phản bác: "Sao lại tàm tạm ạ?"
Đinh Hán Bạch chỉ ngón tay: "Chúng ta vẽ không phải vì để thưởng thức mà là để đặt nền móng cho điêu khắc, vậy nên cần phải tinh tế, phải thật. Có một nhà họa sĩ từng nói rằng:
Chỉ khi vẽ cực giống, mới trông sinh động được. Còn cậu thì vẫn chưa đạt được đến mức "cực giống" đó."
(*Đây là một câu nói của họa sĩ Uẩn Nam Điền – hay còn có tên là Uẩn Thọ Bình (1633-1690), là một họa sĩ thời Thanh.) Kỷ Thận Ngữ khiêm tốn lắng nghe: "Còn có vấn đề nào khác không ạ?"
Đinh Hán Bạch liếc cậu một cái, hình như hắn không ngờ cậu sẽ khiêm tốn đến vậy nên giọng điệu bóc mẽ dịu đi nhiều: "Vẽ phải chú ý hai điểm lớn, bố cục hợp, rời một cách tinh tế, màu sắc đậm, nhạt một cách thích hợp. Chúng ta chỉ cần nhìn bố cục thôi, cậu cảm thấy bố cục của mình có vấn đề không?"
Kỷ Thận Ngữ nhìn kỹ một lát: "Quá tập trung vào vật sống, lệch nặng rồi."
Cậu ngồi vẽ lại tranh, đến khi không còn vấn đề gì nữa mới vẽ cùng với Đinh Hán Bạch. Vẽ chung nghĩa là phải hoàn thành một bức tranh cùng với nhau trên cùng một tờ giấy, dung hòa bức tranh của mỗi người thành một, không được lệch quá, không được khác quá, phải để người ngoài không nhận ra sự khác biệt.
Do ngồi chen chúc nhau nên cánh tay phải của Kỷ Thận Ngữ gác lên cánh tay trái của Đinh Hán Bạch, thấy không phát huy được nên Đinh Hán Bạch nhấc tay dạt sang, choàng tay ra sau lưng, nửa ôm lấy cậu. Hai người tập trung vẽ, thi thoảng lúc chấm mực sẽ liếc nhau, ngoài ra không trao đổi gì thêm.
Màn hợp tác không tiếng động này chấm dứt khi mặt trời lặn, cuối cùng, một bức tranh đã được hoàn thành.
Đinh Hán Bạch bình luận: "Có thể vẽ được thì tại sao trước đó không vẽ tinh tế hơn?"
Kỷ Thận Ngữ cũng từng chịu khó học vẽ, không muốn vô duyên vô cớ bị hiểu lầm nên đứng dậy chạy về phòng ngủ, khi về cầm theo một tập vẽ. Trên bìa cứng là con dấu của Kỷ Phương Hứa, cậu nói: "Đây là tranh của sư phụ em, anh nhìn xem."
Đinh Hán Bạch mở ra, trong đó có đủ các thể loại như tranh sơn thủy lẫn con người, nét vẽ thanh thoát giản đơn, phối màu trang nhã, nhưng không đủ để ngắm kĩ lưỡng. Phàm là những chỗ chi tiết thì đều quẹt vài đường bút cho qua, hàm súc có đấy, nhưng không tỉ mỉ trau chuốt, khiến người ta cảm thấy người họa sĩ này lười quá thể.
Kỷ Thận Ngữ lập tức ngộ ra ngay, sau này Kỷ Phương Hứa si mê đồ cổ, trọng tâm dần trật đường ray, có được rồi sẽ có mất.
Một đêm trôi qua, Đinh Hán Bạch vẫn không đi làm, mới sáng sớm tinh mơ đã xách chiếc bình tưới hoa bằng nhôm ra tưới vườn hoa, cây Đinh Hương theo họ hắn thì bị hắn tưới ngập úng cả ra. Tưới xong thì ra thư phòng đợi, chuẩn bị để sáng nay đi nét xong xuôi.
Kỷ Thận Ngữ ngậm kẹo ung dung đến muộn, nằm sấp xuống bàn: "Sư ca ơi, em có một câu hỏi."
Đinh Hán Bạch lấy khăn tay bằng da hươu để lau đá: "Câu hỏi gì?"
Kỷ Thận Ngữ nói: "Chẳng phải chúng ta phải luận bàn hả anh? Nhưng khắc chung một viên đá này đòi hỏi phải giữ sự thống nhất, thế làm sao phân cao thấp được?"
Đinh Hán Bạch ngước mắt lên, ánh mắt giống như lần trước Kỷ Thận Ngữ khắc trúc Phú Quý, ngữ điệu cũng không mấy thiện lành: "Cậu đuổi kịp trình độ anh là được rồi, phân cao thấp hả? Chỉ có Đinh Duyên Thọ là cao hơn anh thôi, phân chia cái quần."
Kỷ Thận Ngữ đứng đờ ra đó, cậu đã lĩnh hội cái sự cuồng vọng tự phụ của Đinh Hán Bạch từ lâu rồi, nhưng không ngờ đối phương vẫn khinh thường cậu như vậy.
Cả hai giữ đá Phù Dung để đi nét, viên đá này là "tình yêu" mà bọn cậu không thể sơ suất được, bèn ra sức phối hợp với nhau. Kỷ Thận Ngữ đã chứng kiến tốc độ đi nét của Đinh Hán Bạch, phong cách vẽ mà cậu kế thừa từ Kỷ Phương Hứa không thể thay đổi được ngay, dần dà đã bị rớt lại phía sau.
Cậu biết Đinh Hán Bạch đang kéo tốc độ để đợi cậu, nhưng nếu kéo chậm bốn phần là vừa đẹp thì Đinh Hán Bạch chỉ chậm chưa đến hai phần mà thôi.
Lòng bàn tay Kỷ Thận Ngữ túa mồ hôi: "Sư ca ơi, đợi em với."
Ngòi bút vẫn đưa đẩy trơn tru, Đinh Hán Bạch hoàn toàn không hề giảm tốc độ: "Xin người khác đợi để làm gì? Nếu bị từ chối, bị cười nhạo, bị khinh khi thì chi bằng hãy cắn răng đuổi theo, cứ đuổi mãi rồi cũng sẽ vượt qua, thế là có thể làm người đó bẽ mặt, xem thường người đó, đè bẹp người đó."
Kỷ Thận Ngữ cắn chặt răng tăng tốc, mắt nhìn mũi mũi nhìn tim, khó lắm mới không bị bỏ rớt lại phía sau. Vất vả lắm mới đi nét xong, cậu quệt mồ hôi túa đầy đầu: "Đợi ngày nào đó em làm anh bẽ mặt, xem thường anh, đè bẹp anh, anh sẽ làm gì?"
Đinh Hán Bạch trả lời: "Không làm gì cả, thế thì chỉ trách anh không tự cố gắng thôi." Hắn rửa sạch bút lông, cán bút gõ lên đồ rửa để vẩy nước đi, những hạt nước bị vẩy ra, trên mặt lại nở nụ cười nhạt, "Đừng bao giờ ghét đối thủ mạnh, dù cảnh đời có sa sút thì kiểu gì phong thái cũng phải đẹp."
Kỷ Thận Ngữ gật đầu, từ lúc đến đây, Đinh Hán Bạch đã nói không ít lời với cậu, có lạnh lùng, có dịu dàng, có tốt và cũng có xấu, khi thì cậu lắng nghe, khi thì nghe xong là quên ngay. Câu vừa rồi cậu đã nhớ kỹ, kể cả vẻ mặt và giọng điệu của Đinh Hán Bạch cũng sẽ nhớ hết.
Vẽ xong là ra phôi, từ lối suy nghĩ đến kỹ thuật vẽ, mỗi người thắng một ván, trước mắt là phần xuống dao khắc căn bản nhất và mấu chốt nhất, chưa đến mười phút sau đã xuất hiện sự khác biệt.
Đinh Hán Bạch làm kẻ trộm, lén lườm cậu tóe khói: "Trân Châu?"
Lúc cất tiếng còn ra vẻ thân thiết, hắn nói: "Khắc thô để ra phôi, cậu cầm dao nhỏ mài tỉ mỉ gì đấy?"
Kỷ Thận Ngữ cầm chiếc dao nhỏ cán dài: "Cách làm truyền thống đúng là phải khắc thô rồi mới ra phôi thật, nhưng sư phụ em thì khác, vẽ rồng điểm mắt mấy chỗ quan trọng, cố định chỉnh thể cái đã rồi từ đó mới tản ra để chạm trổ."
Đinh Hán Bạch nhớ đến bức tượng bằng mã não đỏ, lúc đó hắn đánh giá cao vì độ bắt sáng, thế nhưng đã xuống dao là không thể quay lại nữa, mỗi đường dao phải nhẩm tính ngay từ đầu. "Có phải như vậy sẽ quyết định độ sáng luôn không?" Hắn hỏi, "Thật ra thứ cậu đang xác định là điểm sáng?"
Mũi dao thoáng khựng lại, Kỷ Thận Ngữ hơi luống cuống, "Anh, anh không được..."
Đinh Hán Bạch thấy thích thú: "Không được gì?"
Hiếm khi Kỷ Thận Ngữ nghiêm nghị: "Không được học trộm! Đây là điều mà sư phụ em đã suy ngẫm ra, không truyền ra ngoài!"
Loại kỹ xảo này khác với điêu khắc truyền thống, thoạt trông như chỉ thêm vài nét dao, nhưng nếu chưa từng nghiên cứu và luyện tập nhiều lần thì sẽ không thể đạt hiệu quả được, tất nhiên người ngoài muốn học cũng không dễ gì.
Đinh Hán Bạch cố ý nói: "Đừng để thất truyền trong tay cậu đó."
"Không phải nhọc công anh lo giùm." Kỷ Thận Ngữ hùng hổ, "Tương lai em sẽ truyền lại cho con cái em, rồi truyền cho cháu em, truyền thừa không ngừng qua từng thế hệ... Không chắc là có độc quyền được nữa không."
Đinh Hán Bạch bật cười, ẩn giấu dưới nụ cười là sự hối hận. Hắn nói ra sớm quá, có lẽ Kỷ Thận Ngữ có thể so tài với hắn thật đấy. Gác lại những cảm xúc và suy nghĩ, và cả những kỹ xảo bí truyền, hắn quan sát mỗi mình đôi mắt của đối phương.
Khi Kỷ Thận Ngữ say sưa làm việc, mặt cậu lạnh như nước, chỉ duy con ngươi là còn hoạt động. Cảm xúc trong mắt rất đỗi giản đơn, không có gì ngoài sự chăm chú và niềm yêu thích khôn kể.
Đinh Hán Bạch nhớ lại, Kỷ Thận Ngữ chưa từng nhìn bố hắn, hay Khương Thải Vi, hay chính hắn như vậy bao giờ, mà chỉ nhìn viên đá Phù Dung này như thế mà thôi. Song hắn thừa hiểu rằng, nếu đổi thành đá Tiết Gà, đổi thành mã não băng hay ngọc Hòa Điền thì ánh nhìn của Kỷ Thận Ngữ cũng sẽ không thay đổi.
Hắn đã từng nói, một khi đã cầm dao thì trong mắt, trong lòng cũng chỉ có mỗi viên đá này thôi.
Hắn làm được, Kỷ Thận Ngữ cũng làm được, nhưng có sự khác biệt rất lớn.
Hoàn thành xong việc ra phôi là đã sau trưa, Kỷ Thận Ngữ về phòng, Đinh Hán Bạch phủ đá Phù Dung bằng khăn tay da hươu, ngồi yên một lát lại nghĩ đến mấy thứ linh tinh, bèn đứng dậy đón ánh nắng mặt trời.
Thời tiết tốt vậy, chi bằng ra ngoài dạo chơi.
Đinh Hán Bạch thay giày thể thao trắng, không đi xuống hành lang mà nhảy qua lan can độ hai mét rồi sải bước đến trước cổng vòm. Cửa phòng ngủ mở ra "lạch cạch", Kỷ Thận Ngữ đứng ngay cửa: "Anh đến Ngọc Tiêu Ký à?"
Đinh Hán Bạch đút tay vào túi quần: "Anh đi chơi thôi, nếu cậu muốn đi thì thay đồ đi."
Kỷ Thận Ngữ rất cảnh giác: "Đi nhà tắm ạ?"
Lòng cậu vẫn còn sợ hãi, cái mùi kỳ cọ và xông hơi vẫn còn lởn vởn mãi. Cậu thay đồ rồi ra ngoài với Đinh Hán Bạch, Đinh Hán Bạch cưỡi xe đạp chở cậu đi, lạng lách khiến cậu suýt chút nữa đã quên dòng chữ "Đồ khốn kiếp" trên sườn xe.
"Sư ca ơi," Kỷ Thận Ngữ xin lỗi, "Em xin lỗi."
Đinh Hán Bạch không bận tâm: "Không sao, trách anh lần đó quên đi đón cậu."
Chỉ mỗi hai câu này thôi, nói xong là không thốt ra gì nữa cả, im ắng suốt dọc đường tận khi đến nơi. Bước vào cổng, một bức tường phù điêu dài dằng dặc, tiếng người ồn ào ngay phía sau, người lui tới nườp nượm.
Kỷ Thận Ngữ bám theo Đinh Hán Bạch, vòng qua bức tường phù điêu là bước vào một thế giới rộng lớn – Chợ đồ cổ Đồi Mồi.
Ngọc đẹp đầy rẫy, báu vật đầy đất, khoan đã bàn đến chuyện lựa đồ thật giả thì vừa liếc mắt đã bắt gặp đủ kiểu dáng đẹp đẽ khiến người ta không kịp nhìn hết. Người và đồ vật giống như nhau, càng nhiều sẽ càng hỗn tạp, Đinh Hán Bạch sải bước trên con đường chật hẹp bắt đầu đi dạo, thích cái này mê cái kia, quên béng Kỷ Thận Ngữ.
Kỷ Thận Ngữ cũng chẳng thèm bận tâm đến những thứ khác, ngắm tỉ mỉ từng quầy hàng một, ngồi xổm lâu còn bị người ta đá mông, sau khi đứng dậy ngó nghiêng khắp một vòng thì thấy Đinh Hán Bạch đang đứng chọn vòng tay cách đó không xa. Cậu qua nhìn thì thấy vòng gỗ quá xấu, liếc sang phía khác bèn thấy không ít quầy hàng đều bán vòng gỗ.
Ông chủ đang cố gắng khen lấy khen để vòng gỗ của mình, gỗ Tử Đàn, tính dầu nhiều, kim tuyến sao vàng óng ánh... Đinh Hán Bạch thưởng thức rồi nói: "Mười gỗ Tử Đàn thì bảy cái là giả, tôi thấy chất gỗ của vòng chỗ bác không tốt, hai năm nữa sẽ vỡ."
Ông chủ cam đoan: "Nào có chuyện đó, vòng của tôi sẽ không vỡ đâu!"
Đinh Hán Bạch nói thêm: "Không vỡ chứng tỏ độ dày nhỏ, đồ gỗ thượng thừa đều có độ dày lớn, vậy sản phẩm gỗ này của bác không tốt rồi."
Ông chủ bị hắn hỏi vặn, kiểu gì cũng không được, thoạt trông sắp sửa tranh cãi. Kỷ Thận Ngữ bèn lủi ra phía sau Đinh Hán Bạch, giật góc áo của hắn,
đừng gây chuyện nữa. Ai ngờ Đinh Hán Bạch soi mói xong thì ngoan ngoãn xòe tiền ra, mua hết mấy cái vòng đó.
Họ đi dạo rất lâu, từ đầu đến cuối không hề mua nhầm gì, cuối cùng bèn ngồi uống nước ngọt ở quán đồ vặt bên ngoài, trên bàn là những chiếc vòng nọ. Kỷ Thận Ngữ cầm một cái lên, ngửi thử rồi nhíu mày: "Gỗ Tử Đàn giả."
Đinh Hán Bạch thừa nhận: "Đúng thế thật."
Vậy anh mua làm gì? Kỷ Thận Ngữ muốn hỏi như thế. Song cậu chưa kịp hỏi thì Đinh Hán Bạch đã hỏi trước cậu: "Chất gỗ, từ cây hạch đào, mười hai cánh Kim Cang cực phẩm, cậu cảm thấy những vòng tay này thế nào?"
Kỷ Thận Ngữ không nghĩ ngợi gì đã đáp: "Xấu, có cho tiền em cũng không đeo."
Đinh Hán Bạch uống cạn nước quýt: "Anh cũng biết là xấu, nhưng những quầy hàng này đều bán cả, còn đắt hàng hơn vòng ngọc. Đây chính là tình hình thị trường hiện tại, là xu thế thịnh hành khá nổi."
Chợ đồ cổ này là một hình ảnh thu nhỏ, hàng giả tràn lan, người mua thiếu hiểu biết, người trong giới càng ngày càng nhiều lên, những hàng thật, hàng tốt lại không có thị trường. Muốn thay đổi thì phải giảm tiêu chuẩn xuống, nhưng đối với Ngọc Tiêu Ký, hạ tiêu chuẩn tức là muốn mạng.
"Vậy làm sao hả anh?" Lần này là Kỷ Thận Ngữ hỏi.
Đinh Hán Bạch đáp: "Không làm gì cả, cứ vậy cũng rất tốt, hàng cao cấp vẫn là hàng cao cấp, hàng tầm thường dù có thay đổi ra sao cũng vẫn thế."
Họ vẫn tiếp tục đi dạo, nhưng Kỷ Thận Ngữ không còn háo hức như trước nữa, cậu ngầm nhận ra Đinh Hán Bạch vẫn chưa nói hết, hoặc là, Đinh Hán Bạch không thể nói với cậu được.
Cậu còn ân ẩn cảm thấy Đinh Hán Bạch còn giấu điều gì đó trong lòng – một thứ còn cao hơn cả Ngọc Tiêu Ký nữa.
Lại đi dạo thêm một lát, Đinh Hán Bạch thấy hai tay Kỷ Thận Ngữ trống trơn bèn muốn làm trọn chức trách của người bản địa: "Thích cái gì thì anh mua cho cậu."
Kỷ Thận Ngữ tự giác đáp: "Em nhìn là được rồi, không có cái gì muốn mua cả."
Đinh Hán Bạch hiểu lầm ý cậu: "Sợ anh chọn phải hàng rởm à?"
Trong khoảnh khắc đó, Kỷ Thận Ngữ đọc được ý trong mắt Đinh Hán Bạch, nhìn lại thì cả người Đinh Hán Bạch toát ra cái khí chất của người giàu đã quen vung tiền, cậu tưởng là Đinh Hán Bạch muốn xài tiền thật, nào ngờ Đinh Hán Bạch lại kề sát thì thầm với cậu.
"Những cái này anh chia thật giả rõ ràng được, sẽ không có chuyện mua hàng giả đâu."
Kỷ Thận Ngữ bị dẫn đi, lúc đứng trước một quầy hàng nọ còn giật mình. Cậu nhìn đủ kiểu đồ cổ mà nhất thời thấy hơi lóa mắt. Đinh Hán Bạch bảo cậu chọn một thứ, cậu chọn đại một chiếc ghim cài áo màu tráng men.
Đinh Hán Bạch nhíu mày: "Cậu đeo à?"
"Em mua cho dì." Cậu đáp.
Đinh Hán Bạch giật lấy rồi đặt xuống: "Anh tặng cậu, cậu tặng cho dì, mượn hoa hiến Phật mà còn nói toẹt ra với anh, anh có cần phải cảm ơn cậu không?"
Hắn nói xong thì hất tay Kỷ Thận Ngữ, đích thân chọn lựa, sau khi sàng lọc hàng đống đồ có tì vết và hàng rởm ra thì cầm một chiếc mặt dây chuyền làm bằng đá Hổ Phách lên, "Cái này đi." Hắn ném mặt dây cho đối phương, chi tiền xong thì rời đi.
Khi về là vừa lúc mặt trời sắp lặn, Kỷ Thận Ngữ ngồi phía sau ngắm mặt dây, nắm chốt, tay giơ lên giơ xuống để tìm nguồn sáng tốt nhất. Đối diện với ánh trời chiều nơi phương xa, đá Hổ Phách chuyển màu, bộc lộ tất cả sự xinh đẹp được hình thành qua ngàn vạn năm.
Cậu nói: "Cảm ơn sư ca."
Đinh Hán Bạch đạp xe, không nói câu "Không có gì."
Kỷ Thận Ngữ lại hỏi: "Tại sao lại chọn cái này tặng cho em?"
"Vì màu đẹp." Lần này thì Đinh Hán Bạch có đáp lại, song vẫn chưa nói hết nửa câu sau –
Giống đôi mắt cậu vậy. *Chú thích:
1. Đá Tiết Gà: Là loại đá quý có màu tiết gà.
2. Mã não băng: Là một loại mã não trong suốt, bên trong có vân/họa tiết màu đỏ.
3. Ngọc Hòa Điền:
4. Ghim cài áo màu men:
5. Mặt dây chuyền bằng đá Hổ Phách: