Chương 24: Cung Tiêu Xã

Du Hà đứng bên cạnh cô, hỏi: "Cô có về không?"

Thịnh Kiêu không chịu thua: "Về cái gì, cậu dẫn tôi đi chỗ bán báo."

Du Hà hỏi cô: "Cô mua báo làm gì?"

Thịnh Kiêu đứng dậy vỗ bụi ở mông: "Cậu không hiểu cái này đâu, người ta nói trước khi hành động phải nắm rõ thông tin, không có thông tin ai dám lao vào."

Du Hà ồ lên một tiếng, Thịnh Kiêu nói với cậu: "Tôi nói cậu chính là cậu bé mù chữ mà."

Khi xuống cầu thang, Thịnh Kiêu quay lại: "Không có cách nào chữa cái chân khập khiễng của cậu, lại còn phải chữa cho tôi bệnh thiếu máu."

Nhưng để tiết kiệm tiền, cô tự mình đi bắt một ít đương quy, kỷ tử, còn đi mua lúa mì, táo đỏ, long nhãn và những thứ khác.

Cô không có tiền mua thuốc đông y, đành lấy ít lúa mì để bổ sung vào thực ăn của mình, mỗi loại lấy không nhiều.

Trong cũng tiêu xã có quá nhiều người, Thịnh Kiêu cuối cùng lấy giấy bút và đường đỏ rời khỏi chiến trường của các bà.

Du Hà im lặng mang đồ cho cô ở phía sau, Thịnh Kiêu vừa đi vừa hỏi cậu: "Cậu biết giá vé tàu hiện nay bao nhiêu không? Tính theo quãng đường hay thế nào?"

Du Hà lắc đầu: "Không biết, tôi chưa bao giờ mua vé."

Thịnh Kiêu chậc một tiếng: "Sao cái gì cậu cũng không biết thế?"

Du Hà mím miệng, cậu chưa bao giờ rời khỏi nhà đi xã, thì làm sao biết được những chuyện này.

Trong lúc vô tình Thịnh Kiêu nhìn vào ngõ nhỏ, bỗng thì thầm hỏi: "Cậu nhìn kìa, có phải đang bán gà rừng không?"



Du Hà nhìn vào ngõ: "Đấy là đang bán gà rừng và thỏ rừng."

Thịnh Kiêu hỏi: "Bao nhiêu tiền một con?"

Du Hà nói: "Phải xem đổi vé hay tiền, đổi tiền thì gà rừng là một đồng ba một cân, trứng gà rừng tám xu một quả. Thỏ rừng đắt hơn một chút, một đồng sáu một cân."

Thịnh Kiêu hỏi: "Thỏ ít thịt mà đắt như vậy?"

Du Hà nói: "Thỏ có da lông, mà da lông thì đắt."

Ra là thế, Thịnh Kiêu lại hỏi: "Thế cậu bán được mấy lần?"

Du Hà trả lời cô: "Nửa tháng một lần thôi, nhân lúc ruộng vườn không có việc gì."

Thịnh Kiêu hỏi: "Thế cậu tiết kiệm bao nhiêu tiền rồi?"

Du Hà: "Không nhiều..." Cậu vừa muốn nói ra, thì nhận ra gì đó, im lặng không nói.

Thịnh Kiêu cười, sao chuyện này không thể hỏi ra được?

Cuối cùng bọn họ đến được báo xã, báo xã chỉ là một cái kiốt nhỏ khiép kín, bên ngoài sơn màu xanh lá cây, trước mặt là bến xe buýt, người đến người đi.

Thịnh Kiêu hỏi thẳng: "Anh trai, gần đây có báo gì không?"

Anh trai chỉ vào đống báo: "Báo Nhân Dân Nhật, báo Tân Dân Nhật,báo Văn Hội Nhật... Cô muốn cái gì, còn có báo địa phương nữa."

"Nhưng chỉ có những bản trước ngày hôm qua thôi."