Vì anh Nam mới gặp một lần, hôm nay lại vào buổi tối nên không nhận ra, mãi đến khi tôi nhắc lại là tên này từng giữ xe ở trung tâm thì anh mới “à” lên một tiếng:
-Thảo nào nãy giờ anh cũng thấy quen quen, mà em vô lý vừa vừa thôi, người ta có làm gì em đâu mà em bịa chuyện thế?
Tôi biết có kể thì anh Nam cũng không tin, anh hay nói tôi đa nghi, hơn nữa kể ra lại mất công dính dáng thêm cái vụ xem mắt kia nữa nên chỉ im lặng cho qua chuyện, ai ngờ anh Nam nói tiếp:
-Anh ấy cũng không phải cháu của chú Tứ đâu, đợt chú Tứ nói có lần bị cướp dọc đường may nhờ cái anh Duy này cứu nên mới quen biết tời giờ, anh ấy có võ đấy.
Cái Nhi trố mắt nhìn:
-Giỏi thế hả anh? Vóc dáng đó mà đánh nhau thì oách phải biết nhỉ.
-Anh cũng không biết, anh chỉ nghe chú Tứ nói thế thôi.
Đúng lúc hợp gu của Nhi nên nó xuýt xoa mãi còn tôi thì chẳng tin, kể cả anh ta có cứu hay giúp đỡ gì chú Tứ thì với tôi anh ta vẫn là người đáng ghét.
Bẵng đi mấy hôm sau thì mẹ gọi điện lên, hình như mẹ mới khóc, giọng mẹ không bình tĩnh nữa:
-Con ơi, anh con, anh Toàn con, anh Toàn con…
Mẹ cứ nức mãi nên tôi đâm ra sốt ruột, tôi vội hỏi mẹ:
-Anh Toàn sao hả mẹ?
Mẹ òa lên khóc:
-Anh con bị ung thư, nó đi khám về biết rồi mà nó dấu, mấy bữa nay mẹ thấy nó chẳng ăn uống gì người thì cứ gầy rộc đi nên mới lén vào phòng nó tìm cái kết quả khám hôm nọ.
Tôi chết lặng, trái tim trong l*иg ngực tưởng chừng như không đập được nữa, nỗi đau bất ngờ ập tới làm tôi thấy mình như nghẹt thở, thế nhưng bây giờ bố mẹ già rồi, anh tôi bệnh thì tôi phải là người vững vàng nhất, tôi nén nước mắt hỏi mẹ:
-Sao mẹ biết ạ? Thế anh con đâu rồi?
Mẹ nghe thế thì khóc to hơn:
-Nó đi đâu từ sáng, mẹ đưa kết quả cho bố con xem rồi, bố nói bệnh của anh con không nặng nhưng mẹ không tin đâu, không nặng sao bố phải ngồi bất động ngoài sân mãi thế.
Tôi vội lao về nhà, mới có mấy ngày mà cả bố và mẹ tôi đều phờ phạc, mẹ khóc suốt còn bố thì bình tĩnh hơn nhưng tôi biết thật ra trong lòng bố cũng đau như ái xé. Cả đời bố sống là người tốt, không chỉ tốt với mẹ con tôi mà hình như bố tốt với tất cả mọi người trên thế giới này, ai từng gặp bố cũng quí, ai từng học bố cũng nhớ cũng thương, trước đây bố còn mở lớp dạy thêm ở nhà nhưng tiền bạc thì học trò bố ai có bao nhiêu đóng bấy nhiêu, ai không có điều kiện đóng thì thôi, bố chẳng nhắc nhở bao giờ, thậm chí nhiều người khó khăn quá bố còn cho lại tiền mua sách vở.
Lớp học của bố cũng chỉ mới đóng cửa gần đây, anh Toàn nói bố già rồi phải nghĩ ngơi không cho bố dạy nữa, không dạy nữa thì rảnh rỗi bố lại vào chùa làm công quả, vào quét lá chăm cây chăm hoa trong vườn chùa, bố tôi đơn giản lắm, bình dị lắm thế nên tôi đã từng nghĩ cuộc đời bố sẽ chỉ mãi yên bình thế này mà thôi, ai ngờ đến cuối đời bố lại phải ghánh trên vai một ghánh nặng nhọc nhằn đến thế.
Ban đầu anh tôi không chịu nhập viện, anh suy sụp nhanh tới mức suýt chút nữa tôi còn không nhận ra anh, hôm đó hai anh em tôi ngồi bên bờ sông mãi tới tối muộn, anh không khóc nhưng giọng não nề thê lương gấp vạn lần khóc:
-Em đừng khuyên nữa, có điều trị thì cũng thế thôi, đâu phải em không biết, trên đầu anh giờ như có một cái án tử treo lủng lẳng bất cứ khi nào cũng có thể rơi xuống.
Tôi biết chứ, tôi biết với một người thanh niên ba mươi mấy tuổi còn trẻ còn khỏe, còn cả cuộc đời dài tươi đẹp phía trước bỗng một ngày nhận tin bị ung thư thì sẽ suy sụp đến thế nào, thế nhưng tôi không muốn anh bỏ cuộc, tôi muốn dù con đường phía trước có gian nan tới đâu thì anh tôi cũng sẽ kiên cường bước tiếp.
Anh tôi thở dài:
-Em là người trẻ, em cũng biết điều trị ung thư má.u gian nan đến thế nào, khó khăn và tốn kém đến thế nào. Không phải anh muốn bỏ cuộc mà là anh không muốn chỉ vì kéo dài cuộc đời thêm một chút mà lại đặt lên vai bố mẹ một ghánh nặng.
Tôi nghẹn ngào thương anh, cái gì anh nói cũng có lý, tự nhiên thấy mình vô dụng kinh khủng, tôi không thể đau thay anh, cũng chẳng thể có thật nhiều tiền để có thể vỗ vào vai động viên anh yên tâm chữa trị, anh nói đúng, ung thư má.u là một cuộc chiến dai dẳng hơn bao giờ hết.
Sau hôm đó anh Toàn nhập viện, bệnh viện này gần chỗ tôi, lại là chỗ cái Nhi làm nên nó chạy qua chạy lại với anh tôi suốt, còn tôi thì ngày đi dạy tối vào ngủ với anh, ban đầu tôi cứ nghĩ anh sẽ suy sụp thế nhưng không phải, trước khi vào đây tôi thấy bố với anh ngồi rất lâu ở bàn ghế đá ngoài vườn, chẳng biết bố tôi đã nói gì với anh mà anh như một con người mới, anh xốc lại tinh thần và vững vàng một cách đáng kinh ngạc. Bố tôi cũng không ưu tư như trước nữa, mỗi lúc gặp tôi còn dặn đi dặn lại tôi phải luôn tràn đầy nhiệt huyết để cùng chiến đấu với anh, bố nói cả nhà mình sẽ cùng nhau chiến đấu.
Vào thuốc mấy lần thì anh gầy xọp đi, từng sợi tóc trên đầu thi nhau rụng xuống, sau cùng anh không thèm để nữa, anh nói không muốn mỗi lúc ngủ dậy lại nhìn thấy tóc vương trên gối, anh kêu tôi lấy dao cạo luôn cho anh những cọng tóc ít ỏi còn sót lại. Khi những sợi tóc cuối cùng trên đầu anh rơi xuống tôi không nín được mà òa lên nức nở, số tóc đó mãi sau này tôi vẫn gói kỹ cất vào một góc, anh tôi, người đã cùng tôi trải qua cả thời thơ ấu, người đã từng bẻ nửa củ khoai chia cho tôi, từng cong mình chở tôi đi học trên con đường đầy rơm rạ, từng cốc đầu khi tôi làm sai một bài toán, từng tỉ mẩn ngồi dán lại cho tôi con búp bê bị gãy tay, người đã che chở cho tôi qua bão giông, người không cùng huyết mạch nhưng yêu thương tôi còn hơn má.u thịt…
Một người như thế, tôi không hình dung được mình sẽ sống như thế nào nếu một ngày người đó không còn trên đời này nữa.
Bố mẹ tôi vốn cũng chẳng có của nả gì, chút tiền ít ỏi dưỡng già của bố mẹ lần lượt ra đi mỗi lần bố lên thăm anh tôi. Có một hôm bố ngủ lại bệnh viện với anh, tối đó hai bố con không ngủ được nên đi loanh quanh dưới sân một chút, bố yếu nhanh từ đợt anh vào đây, mới mấy vòng sân mà đã phải ngồi thở dốc nơi ghế đá dưới gốc cây me gần đó.
Tôi ngồi xuống gần bố, ngày trước mỗi lần ngồi gần tôi thường thích được dựa đầu vào cái vai gầy gầy xương xương của bố, giờ cũng đang ngồi gần bố nhưng tôi không dám dựa nữa, tôi còn phải mạnh mẽ để anh tôi có thể dựa vào.
Bố thở dài cất giọng, trong đêm tối đến tiếng thở của bố cũng thấy nặng nề:
-Bố mới kêu người bán căn nhà đang ở đi con ạ.
Tôi giật mình nhìn bố, hai bàn tay bấu chặt vào nhau đến rướm m.áu, chỉ biết bấu thế thôi chứ chẳng biết phải nói gì bây giờ.
-Bố mẹ bàn với nhau rồi, mình bán căn nhà đó đi rồi làm lại cái nhà nhỏ nhỏ trên mảnh đất nhà ông bà ngoại con.
Mảnh đất mà bố nói là căn nhà bé tí tẹo mà ngày đó mẹ con tôi ở, sau này tôi với mẹ theo bố về nhà rồi nhưng hầu như tháng nào bố tôi cũng sang quét dọn thắp hương cho ông bà ngoại nên dù không ai ở nhưng vẫn tươm tất và sạch sẽ, có điều nó nhỏ quá, nó nhỏ quá so với căn nhà chúng tôi đang ở, không chỉ nhỏ về diện tích mà còn nhỏ về cả những kỷ niệm chúng tôi từng có nơi đó.
Tôi biết đó là tài sản cả đời của bố, là tài sản cả đời ông bà nội để lại cho bố, tổ tiên nhà bố bao đời nay đều sinh ra từ đó, nếu không phải vạn bất đắc dĩ thì có ai trên đời nỡ lòng đành đoạn bán đi cái cội nguồn của mình như thế?
Bố thấy tôi im lặng lại vỗ vỗ vào vai tôi:
-Nhà, suy cho cùng cũng chỉ là nơi để mình che mưa che nắng thôi con ạ, chỉ cần trong căn nhà đó luôn có tiếng cười thì dù ở nơi đâu nó cũng trở thành tổ ấm.
Tôi nấc một cái rồi nghẹn ngào nuốt lại, có lẽ bố nói đúng, chỉ cần có bố, có mẹ, có anh, chỉ cần cả nhà tôi bốn người đều vui vẻ thì ở đâu có thành vấn đề gì?
Mấy ngày sau đó tôi vẫn thế, vẫn như con thoi chạy đi chạy về giữa trường và bệnh viện, rảnh lúc nào tôi vào với anh tôi lúc đó, trong lòng lúc nào cũng có một nỗi sợ mơ hồ, tôi sợ nếu hôm nay tôi không vào thì ngày mai không còn nhìn thấy anh nữa, thậm chí sợ bây giờ không vào thì lát nữa sẽ không còn kịp nữa, lúc nào tôi cũng sợ bỏ lỡ anh.
Hôm đó vừa ra khỏi sân trường đang tất ta tất tưởi chạy tới chỗ anh thì tôi thấy một chiếc xe đợi sẵn, tôi vừa đi ngang qua thì kính xe hạ xuống, người trong xe ló đầu ra gọi to:
-An!
Tôi quay lại nheo mắt nhìn, lúc này đang giữa trưa nên ánh mặt trời gay gắt chiếu về chỗ tôi, phải một lúc lâu sau tôi mới nhận ra người trên xe là dì Lý. Tôi dựng xe bê lề đường quay lại mấy bước chào dì:
-Vâng ạ. Dì gọi con?
Dì vẫn ngồi yên trên xe chỉ ló đầu ra trả lời:
-Ừ, dì đợi con nãy giờ, con đi tới phía trước vào quán kia gặp dì một lát.
Tôi không muốn gặp dì, cũng chẳng có lý do gì để gặp cả, không phải tôi sợ dì mà là tôi không thích dì, tôi ghét vì dì đã ngang nhiên cướp đi của tôi một gia đình thế nên không việc gì tôi phải gặp một người mình không muốn cả. Chỉ là chưa kịp từ chối thì dì đã chầm chậm lái xe đi trước dẫn đường cho tôi, thôi thì dù sao dì cũng đã cất công lên tới đây, coi như gặp một lần xem rốt cuộc dì có gì muốn nói.
Vừa ngồi xuống ghế thì dì vào thẳng vấn đề luôn:
-An này, công việc làm ăn của bố con dạo này không suôn sẻ lắm, mấy hôm trước trong xưởng gỗ còn xảy ra một vụ tai nạn khá nghiêm trọng con có nghe nói không?
Tôi vốn chẳng quan tâm tới việc làm ăn của bố, của nả của bố có nhiều hay ít cũng chẳng liên quan gì đến tôi nên khi nghe dì nói thế chỉ lặng lẽ lắc đầu. Dì nhấp một ngụm nước cam rồi nói tiếp:
-Dì biết từ nhỏ con không ở cùng bố, nhưng không ở cùng không có nghĩa là không cùng huyết thống, không nhận của bố con nửa dòng m.áu trong người. Mấy hôm trước dì đi coi thầy, thầy nói công việc làm ăn của bố không thuận lợi là vì ông con, chỉ khi nào hoàn thành nốt cái lời hứa kia của ông thì bố con mới qua được gian nan này.
Tôi vốn không tin vào những điều như thế, nhưng nghĩ lại thì cũng chẳng việc gì dì phải nói dối tôi cả, tôi có lấy ai yêu ai, đời tôi khổ hay sướиɠ vốn không liên quan đến dì, hơn nữa đợt này bố tôi cũng thường sốt ruột giục tôi suốt, chẳng lẽ dì nói đúng?
Cổ họng tôi tự nhiên đắng chát, dù có uống gần hết ly nước rồi vẫn cứ khô khốc, tôi nuốt khan một ngụm nước bọt rồi đáp lời dì:
-Nhưng đợt này anh con đang bệnh dì ạ, con chưa muốn nghĩ tới chuyện gì khác, con còn phải lo cho anh con đã, hơn nữa con với cái anh nhà bên kia cũng mới gặp gỡ mấy lần nên tạm thời chưa đi xa hơn được.
Tôi cũng không biết rốt cuộc dì đang thuyết phục tôi hay đang ban ơn cho tôi nữa, giọng dì cao ngạo:
-Con đã gặp rồi thì cũng biết bố con không nói dối, người thanh niên kia và cả điều kiện của nhà bên đó còn tốt hơn mấy lần cái cậu gì bạn của con ngày trước đó, nếu không phải vì em Vy con chưa học xong mà nhà bên kia lại muốn cưới xin trong năm nay thì dì cũng đã thu xếp cho em Vy con rồi.
Tôi cúi mặt im lặng, thật sự lúc này tôi không có tâm trạng để nói những chuyện này với dì, cũng không có tâm trạng để nghĩ tới bất cứ một điều gì khác ngoài sức khỏe của anh tôi.
Dì đột ngột lên tiếng lần nữa:
-Con trước sau cũng là con của bố, thế nên dì với bố bàn bạc rồi, nếu con đi lấy chồng thì bố sẽ chia cho con một phần tài sản, số tài sản đó sẽ qui thành tiền tương đương một tỷ.
Tôi giật mình ngẩng đầu lên nhìn dì, chẵng lẽ bố thực sự muốn tôi gả về bên đó đến vậy ư, đến mức sẵn sàng đưa ra cái giá một tỷ cho tôi? Tôi biết số tài sản đó sẽ chỉ được chia với điều kiện duy nhất là tôi phải lấy người đàn ông đó vì trước đây bố chưa từng đề cập đến chuyện này.
Một tỷ, số tiền quá lớn so với tôi lúc đó, nhưng dù lớn thế nào cũng không đáng để đánh đổi hạnh phúc cả đời của tôi. Nhưng, nếu bình thường thì tôi chẳng cần một tỷ đó, còn bây giờ nó lại có thể trở thành cứu cánh của tôi.
Lòng tôi nặng nề như đeo một tảng đá lớn, tứ chi cũng nặng nề như có gông xiềng xích chặt, hình ảnh anh Toàn với cái đầu trọc lóc đang cắn răng qua từng cơn dày vò đau đớn, hình ảnh bố tôi nhàn nhã trồng rau củ trong mảnh vườn rộng thênh thang, từng góc vườn bố tôi mỗi ngày từng chăm chút, cả hình ảnh bố chầm chậm lau nước mắt khi ký vào giấy bán nhà cứ dội về trong tim. Mẹ con tôi đã nợ bố và anh một ân nghĩa quá lớn, một ân nghĩa chẳng thể đáp đền.
Bố tôi, tôi không đành lòng nhìn bố đến cuối đời còn phải bán nhà cứu con như thế, tôi cũng không đành lòng khi nghĩ tới cảnh một ngày nào đó anh Toàn biết vì mình mà bố phải đành đoạn bán đi nơi cội nguồn tổ tiên để lại như thế.
Lúc đó tôi nghĩ nếu đổi lại là anh Toàn thì có lẽ anh đã không cần suy nghĩ nhiều đến thế. Mẹ và tôi đã nhận từ bố quá nhiều, hi sinh chút hạnh phúc nhỏ nhoi của bản thân để giữ lại ngôi nhà cho bố thì có sá gì?
Tôi nuốt nước mắt vào lòng gật đầu đồng ý.