Chương 3: con quạ nhỏ em đã lọt vào mắt anh rồi.

Những tiếng nói trên con phố thức tỉnh tôi, và nhanh như chớp, tôi đứng dậy, vội vã khoác vào bộ đồ sơ mi và quần tây màu đen cũ. Tôi dám chắc rằng hôm nay, trong suốt nhiều ngày, Celia phải dịu lại. Thành phố đang tiếp tục kỳ nghỉ, và thậm chí cả bến cảng hôm nay cũng nhàn rỗi, khi Công tước cưỡi ngựa đến thánh đường để cám ơn Chúa vì chiến thắng của ngài trước quân Tây Ban Nha. Thật không thể hình dung được rằng tôi bị nhốt kín trên đây, nơi căn phòng trống rỗng, ngột ngạt trong khi những âm thanh hè hội đang bắt đầu vọng lại qua lớp thạch cao và vôi vữa.

Tôi muốn nôn nóng đi lại trên sàn nhà, nhưng nơi đây quá tù túng; thay vào đó, tôi ngồi xuống đợi, với sự kiên nhẫn tập hợp được, vì âm thanh Celia giẫm đạp lên những nấc thang. Tôi nghĩ hẳn mình phải đang mơ khi nghe giọng chị bên dưới, ngoài khoảnh sân. Chị ấy không thể, tôi luống cuống nghĩ, chị không thể đã quên mất tôi.

Chiếc áo dài đẹp nhất của Celia nổi bật đầy chói lọi giữa đám đông bên dưới trong ánh mặt trời, màu tím lấp lánh với sợi chỉ vàng; và giọng chị nghe rõ trên tiếng huyên náo. "... không đủ trí tuệ để dành lại một khung cửa sổ trong cả ngôi nhà cho vợ anh, cái đồ bo bo giữ của, đần độn ngu dốt! À, giờ thì anh có thể trả cho cậu bé của Barilli những gì tôi đã hứa vì đã dành chỗ cho chúng ta ở những nấc thang của San Domenico, và thấy anh thích thú đến mức nào!"

Sự lên án kịch liệt của chị bị nuốt chửng bởi âm thanh ồn ào xung quanh khi hai người họ tan biến vào đám đông. Antonio đáng thương, tôi nghĩ. Anh không bao giờ suy nghĩ bất cứ gì ngoài lợi ích trước mắt; và rồi tôi nhớ ra, với cảm giác phát ốm, rằng họ đã bỏ mặc những hy vọng của tôi. Tôi sẽ không được tự do. Tôi phải trải qua những ngày còn lại như thế này, ăn năn hối lỗi vì một lỗi lầm không phải do tôi – và chắc chắn, tôi châm biếm nghĩ, mãi cho đến khi Celia quay lại và nghĩ đến việc gửi cho tôi thứ gì đó để ăn.

Tôi quay đi khỏi cửa sổ, tính toán thời gian. Công tước sẽ đến thánh đường vào giữa trưa, và sẽ đi ngang qua đây một lúc trước đó; đó có thể là lúc Antonio và Celia trở lại, nhưng không có vẻ gì giống họ sẽ đợi, lo sợ để mất nơi mua được thân thương này vào đám đông, đến khi đám rước đã băng qua lần nữa trên đường trở về palazzo. Bất kể họ làm gì, ngày của tôi sẽ buồn chán với những hy vọng rỗng tuếch.

Rồi, đột ngột, tôi cười lớn, và âm thanh rung lại lạ kỳ từ những bức tường thạch cao.

Tôi nghĩ, tôi cũng là một đứa ngốc như Antonio, nhăn nhó vì không thể thấy đám diễu hành. Trừ khi tôi muốn một cái ban công để treo vải lụa và một kẻ chiều chuộng để quạt cho tôi khi tôi chiêm ngưỡng, tôi không thể ở nơi tốt hơn!

Đến tận khoảnh khắc này, tôi mới nhận ra mình có thể thấy đoàn quân chiến thắng từ chính cửa sổ phòng tôi. Tôi đoán, cả Antonio cũng không nghĩ thế, hay tôi lẽ ra nên nhanh chóng ra ngoài. Nhưng giờ đây tôi chỉ cần kéo cánh cửa chớp ra rộng hơn, ngồi vững chắc trên lớp gỗ hẹp, và sẽ có một tầm nhìn tốt vượt ra khỏi đám đông Via Croce hơn bất cứ ai bên dưới.

Những cái then cửa thật cứng đầu, và những ngón tay tôi trắng bệch khi đẩy chúng; rồi, với một tiếng kèn kẹt bất chợt, chúng trượt đi và tôi đẩy cửa chớp ra rộng hơn.

Ánh nắng ngập căn phòng nhỏ tù túng, bắt những hạt bụi khiến chúng trở nên lửng lơ thành những đốm vàng trong tia sáng; hơi nóng của bầu trời lóe sáng sắc xanh phản chiếu lại từ lớp vỏ ngoài bức tường đối diện, làm tôi nhói lòng khi nhìn ra ngoài với một nhận thức mới về tự do.

Người bên dưới đang bị những binh lính dùng giáo xô đẩy ra khỏi đường đi, dồn ngược về phía cánh cổng và dưới mái hiên ngôi nhà. Những tiếng nguyền rủa cùng đe dọa của tên lính trộn lẫn với tiếng phản đối của nạn nhân, và chẳng mấy chốc, con đường vắng hoe và trống toác khi những khối chen lấn bị ép lấy, nhớp nhúa mồ hôi ở cả hai bên. Đám đông xấn tới trước một ít khi binh lính đi qua, nhưng không ai đủ táo bạo để bước lại nơi con đường lần nữa.

Tôi có thể thấy người túm tụm tại từng cửa sổ suốt chiều dài của Via Croce – phụ nữ trong những chiếc váy lụa tỏa sáng như cùng gộp lại thành những bông hoa, những gã đàn ông lầm rầm, và những đứa trẻ chán nản. Tôi nghĩ, đây như một ngày hội, chẳng chút nào giống với nghi lễ nghiêm túc của buổi lễ tạ ơn, và tôi cười trước sự lạ lùng ấy. Cả khoảng thời gian dài chờ đợi là một niềm thích thú với tôi, ngắm nhìn con đường bên dưới, tôi quên tất cả mọi thứ khác, quên ngay cả cái bụng rỗng m

Cuối Via Croce, phủ lên con dốc dài, tôi có thể thấy thánh đường của San Domenico, với từng khối đá dường như run lên và bơi trong hơi nóng. Những tiếng chuông đang bắt đầu một giai điệu tưng bừng, và âm thanh vang xuống hàng loạt con đường, ra khỏi thành phố – đắm trong tiếng gào thét của mòng biển và náo động của loài người cùng sự hỗn loạn cho lễ khải hoàn của Công tước xứ Cabria.

Tiếng ồn trên con phố từ từ trở nên lớn hơn. Những tên lính di chuyển lên xuống, khản cổ giữa âm thanh tiếng chuông, nghe như tiếng những chú chó giữa bầy cừu ngang ngạnh, dù mặt trời đã vô cùng mệt lử nơi con phố phủ trắng bụi đường.

Thứ gì đó rực rỡ đang di chuyển xuyên qua khu chợ nơi chân đồi, và một tiếng thét nổ tung từ đám đông đằng ấy, lan ra hết từ người này đến kẻ nọ. Cả con đường đang hò hét, vẫy gọi, và cổ vũ trong nỗi đê mê ngây ngất tột cùng.

Tôi vươn người một cách nguy hiểm qua ngưỡng cửa khi đoạn đầu đám diễu hành dường như khó khăn cất bước và bắt đầu xuống Via Croce: một con thằn lằn phù lên lộng lẫy, mọ mẫm di chuyển đến nơi tiếng nhạc của trống và kèn trompet đang đấu tranh chống lại tiếng ồn chói tai. Tôi không biết rằng sau đó những cận thần di chuyển quá chậm để những người thường thấy và há hốc; trông cứ thể cứ mỗi bước đi hẳn phải là bước cuối cùng, khi dòng người nhích tới từng chút một trên con đường dài, thẳng tắp.

Nhưng chầm chậm, nặng nề, đám rước đến gần hơn. Tia sáng rạng ngời yếu ớt trên hàng lính đầu tiên hiện ra giống mặt trời trên áo giáp tráng lệ của những người lính gác. Họ diễu hành bước đi, làm ngơ bụi bẩn và sức nóng; rồi đến những người lính bình thường, mắt họ lướt qua đám đông tìm gương mặt thân quen, vừa mới chường ra gần đây, đủ để hãnh diện trước sự chào mừng của thành phố.

Rồi, khi hàng ngựa đầu tiên của những cận thần đến ngang bằng, tôi nghe dấu hiệu cổ vũ thay đổi. Nó không giảm đi – đúng hơn, là tăng cao – nhưng có sự chế nhạo trong đó, một trộn lẫn của ngạc nhiên và khinh rẻ lỗ mãng vụn ra từ những cổ họng khô khốc của đám đàn ông. Nhưng sự chú ý giới quý tộc dồn hết vào tiếng hỗn loạn, âm thanh vang vọng trên con đường chẳng khác nào trên một cánh đồng hoang vắng; chúng có thể đến từ một thế giới khác, của một lòng tốt khác, đến những người ở đó đã cổ vũ họ.

Từ bên dưới, giờ đây chẳng khác nào một tòa nhà kính đông đúc, những sắc đỏ sang trọng cùng sắc tím và xanh vón cục lại từ phía sau bầy ngựa như những sọt trái cây chín nẫu. Những sinh vật dị thường, nổi bật và kỳ quặc như những bông hoa nở trên xác chết; tôi dường như bắt được mùi vị của sự thối rữa khi họ đi qua, vì tất cả họ nhìn như chết, gương mặt, mái tóc và đôi tay trắng bệch như đúc. Đó đây, là nước da tự nhiên của một ai tránh được thứ bệnh hủi hợp thời – ánh sáng lập lòe nơi mái tóc một người phụ nữ bới cao như một cái mũ đồng, những lọn tóc quăn đen bóng của một gã đàn ông – nhưng tất cả phần còn lại giống những thi hài sống trang hoàng cho một buổi khiêu vũ rùng rợn của cái chết, đôi mắt thằn lằn họ chớp dính trong nắng.

Tôi quan sát với cảm giác khϊếp sợ khi họ hành binh qua, bồn chồn và kêu la sốt sắng trước sự chậm chạp của đoàn cưỡi ngựa. Giờ đây, khi đám diễu hành di chuyển xuống con đường, ngựa cùng người đang trở nên vướng víu, và cả hàng người đang sẵn sàng dời đi, tôi có thể nghe những giọng mỏng nhẹ, lè nhè kêu ca lớn lên bên trên những tiếng hò thét. Sau đó, với một cú xóc nảy, đám cận thần dâng tràn trong cử động và phi nước kiệu tới khi sự tắc nghẽn phía trước đã rõ ràng. Ngoài họ ra, tôi có thể thấy một tấm biểu ngữ được vác cao phía trên: một con diều hâu bạc trên nền đen, với một cái mũ tế cẩn hồng ngọc trên đó. Đám đông bỗng dưng nín lặng, và tôi biết dáng vẻ cao lớn trong trang phục đỏ tươi cưỡi ngựa đằng sau hẳn phải là Tổng giám mục Francesco của dòng họ Raffaella, chú ngài Công tước.

Tôi có thể nhớ mẹ kể cho tôi câu chuyện, mà tôi chỉ có nửa phần hiểu, về việc cha ngài Công tước và Đức Giáo hoàng đã tranh chấp như thế nào, và Đức Giáo hoàng chỉ đợi cho Tổng Giám mục chết đi trước khi cả lãnh thổ bị rút phép thông công vì bọn dị giáo. Tôi đã không tin bà, nhưng tôi chấp nhận, vì bà dường như đau đớn quá mức, và sự thật của việc đó đã chẳng là vấn đề khi tôi còn bé. Nhưng giờ đây, nhìn xuống ngài Tổng giám mục huyền thoại, tôi có thể thấy vẻ hằn sâu trên gương mặt gầy gò gánh nặng của cuộc đời như chỉ mành treo chuông.

Ngài ngồi trên lưng ngựa đầy kiêu hãnh, lưng rất thẳng. Ngài hẳn phải quá bảy mươi, nhưng ngạo mạn quá mức chịu đựng mà tôi nghĩ không thể có ở độ tuổi đó. Đôi mắt ngài có vẻ lấp lánh hùng dũng bên dưới chiếc mũ tế cao, và gương mặt tái nhợt lộ vẻ thích thú; Có nhiều chất hoàng tử gia tộc Raffaelle trong người đàn ông kinh khủng này hơn chất linh mục của Chúa. Khi ngài ấy đi qua, có một âm thanh giữa mọi người, nghe như tiếng thở dài, và đột ngột tiếng hét họ tăng cao lần nữa.

Con diều hâu bạc xiên qua con đại bàng Tây Ban nha với tôi không có nghĩa g, nhưng tôi đoán người phụ nữ trong chiếc kiệu bên dưới hẳn phải là nữ Công tước Gratiana. Tất cả những gì tôi thấy ở bà là chiếc mũi khoằm thoáng qua nơi nét mặt nhìn nghiêng, một chiếc váy nặng đá quý, và bàn tay với móng vuốt đôi lúc vẫy vẫy đám đông. Không có cách nào để nói bà chịu đựng nỗi nhục nhã đến thế nào.

Nhiều lính hơn, hàng nối hàng, theo sau chiếc kiệu, và cuối cùng, tôi thấy huy hiệu duy nhất tôi biết – chiếc vương miện con diều hâu màu bạc của Công tước xứ Cabria và ở bên hông là hai thiên sứ màu mè. Quên mất lớp vải mỏng hở ra bên dưới, tôi hăm hở chồm ra, và những mái đầu khác trên con đường cũng vươn tới. Đám diễu hành cuộn xoáy lần nữa, khựng lại, và lộn xộn dừng hẳn. Ngài Công tước và những người theo sau đã tạm nghỉ chỉ một lúc ngắn gần trước cánh cửa của chúng tôi, nếu tôi rướn người ra hết mức, tôi có thể thấy họ.

Với một nhịp tim đập nhanh, tôi duỗi người ra khỏi cửa sổ, cảm giác ánh nắng phía sau đầu, và nhìn ra xa nơi những tấm biểu ngữ màu đen và bạc. Một tiếng cười lớn nổ tung làm tôi giật mình; một người đàn ông trên con phố đang chỉ vào cửa sổ một trong những nhà đối diện, nơi một nhóm phụ nữ tụm lại, ăn vận đẹp nhất. Đám phụ nữ đang đỏ mặt, cười đùa và hôn gió với ngài, và tôi dõi theo họ với sự ghen tỵ cảm thấy như một đợt nhộn nhạo sáng lên. Rồi tôi nhìn xuống người cưỡi ngựa đang cúi chào họ chậm chạp quá mức và thấy tia sáng vàng mỏng manh trên mái đầu ấy.

Nhưng tôi chưa bao giờ biết ngài ấy, vì ngài đã già. Tin đồn nói rằng Công tước Carlo đã qua thời sung sức nhất, nhưng ngài ấy trông quá mức – già hơn so với người chú Tổng giám mục – bằng cách nào đó thật khó coi. Thân người thấp và chắc nịch được tô điểm trong bộ giáp bạc lộng lẫy, khoác trong màu đỏ tươi và vàng, và nước da trắng tái nhợt như người hủi đã biến Công tước thành tục tĩu quá mức. Lớp phấn vàng phủ trên mái tóc trắng đưa ra một minh họa về tuổi trẻ; trang điểm phủ lên hai gò má trĩu nặng là màu bột phồng lên. Đôi mắt nhỏ cứng rắn săm soi tò mò hướng lên trong khi một bàn tay béo lùn dừng con ngựa lại, và ra hiệu với người đàn ông bên phía trái.

Người cưỡi ngựa thúc con ngựa đến gần ngài Công tước và cúi đầu lắng nghe, và rồi cũng ngước nhìn lên; những mảnh vỡ của câu chữ lắp đầy tâm trí tôi cứ như ai đó đang thì thầm bên tai.

"Thấp như Công tước Carlo... ngăm đen như cha ngài khi còn trẻ... nhưng với gương mặt góc cạnh như một chiếc hộp. Và ngài ấy có đôi mắt biếc xanh..."

Nhưng tôi ở quá xa để có thể thấy màu đôi mắt Alessandro della Raffaelle.

Công tước hẳn phải đưa ra vài lời bình luận vào những người phụ nữ xì xầm, vì đứa con hoang của ngài ấy cười thầm trước khi quay đi lần nữa, và tôi có thể thấy sự thú vị mỉa mai trên gương mặt hắn từ nơi cửa sổ cao này.

Tóc tôi những cọng tóc mái đung đưa trước trán như đang múa khi tôi cố đưa người ra hết cửa ngoài ban công, nên tôi phải vén ra sau để nhìn rõ hơn; chỉ là tôi hối hả vén tóc ngược ra sau để nhận rõ người cưỡi ngựa thứ ba, đứng lặng như một bức tượng trong đám bụi trắng của con đường.

Anh ta thờ ơ ngồi trên lưng ngựa, vẻ ảm đạm sầu não tương phản đến ngạc nhiên với những màu sắc sặc sỡ xung quanh, ánh mặt trời làm mái tóc màu bạch kim của anh sáng chói. Không giống như ngài Công tước và đứa con hoang của ngài, không vẻ cười cợt nào trên gương mặt anh, và đôi mắt anh không nghiên cứu phía trước nhà để tiêu khiển – thay vào đó, anh ta đang chăm chú lom lom nhìn thẳng vào khung cửa sổ tôi.

Dạ dày tôi co giật và bóp chặt trong sự hoảng loạn không thể cắt nghĩa. Tôi không muốn chú ý đến nó, để cười như những người khác đã làm, nhưng tôi không thể. Đôi mắt người cưỡi ngựa đang nheo lại ngược ánh mặt trời, và có gì đó ở anh khiến tôi nhớ lại một con mèo trước cửa hang chuột.

Với tiếng ầm ầm và âm thanh leng keng của bộ yên ngựa, đám diễu hành tiến tới trước lần nữa, và tôi thở ra một hơi dài nhẹ nhõm khi người cưỡi ngựa cao lớn thúc ngựa tới sát cạnh Công tước. Cả cơ thể tôi run rẩy; ngốc nghếch, tôi tự nói với chính mình, không có gì phải sợ. Tôi không làm gì ngoài bắt gặp ánh mắt một trong những người của Công tước, và có vẻ như anh ta cũng đã không thấy rõ tôi – chẳng có gì ở việc đó khiến tôi phát ốm và hoảng sợ. Nhung tôi trượt xuống khỏi cửa sổ, chốt cửa chớp, và khi nghe tiếng đám diễu hành trở lại, tôi rùng mình như thể đã thoát khỏi sự đe dọa nào đó trong chân tơ kẽ tóc.

Vẫn chưa tối lắm khi Celia trở về. Tôi nghe giọng chị ở khoảnh sân nhà, rồi tiếng những bước chân chị trên nấc thang, và sau đó cánh cửa bật mở, và chị đứng ngay ngưỡng cửa, tóc rối bù, gương mặt đỏ như gấc vì rượu. Chị trừng trừng xuống tôi một cách hiếu chiến.

"Chà, mày đã diễn vai một quý cô tử tế cho ngày hôm đủ lâu. Tao về nhà để thấy tất cả người bọn kẻ hầu đã lỉnh đi mất để ra ngoài đứng và nhìn chằm chặp palazzo trong hy vọng có được những mảnh nhỏ từ hứng thú của Công tước – đó là những gì họ tin. Mày sẽ xuống dưới nhà và giúp đỡ – thế giới sẽ không đến ngày kết thúc chỉ bởi vì một vài gã đàn ông cảm thấy tự hài lòng với chính mình."

Tôi im lặng đứng dậy, và chị chòng chọc nhìn tôi.

"Có chuyện gì với mày vậy? Mưu kế của mày biến mất rồi sao? Mày nhìn như một đứa ngớ ngẩn. Mày đã làm gì suốt ngày?"

"Không gì hết." Tôi gần như thì thầm. "Ở đây chẳng có việc gì để làm."

"Chà, sẽ không có nhiều chẳng thứ gì để làm như thế trong phần còn lại của ngày đâu! Có hàng đống đĩa để rửa sạch và cả đống bàn để cọ rửa – không ai trong đám người hầu khác động đến một tý công việc khi chúng tao ra ngoài. Mày sẽ bận bịu cả hai tay, cô gái của tao."

Tôi nhăn mặt trước cụm từ "đám người hầu khác", nhưng nó chỉ xác nhận những gì tôi đã biết; tôi không là gì cả với Celia ngoài một đôi tay được thuê mướn mà chị phải cho ở trọ, nhưng sẽ không bao giờ thừa nhận. Tôi tự hỏi liệu tôi có thể nhắc chị rằng cả ngày tôi đã chẳng có gì ăn không; rồi tôi nghĩ, tốt hơn là không, có lẽ tôi có thể lấy thứ gì đó trong lúc băng qua bếp. Gần như mắc nghẹn phân nửa với một mảnh bành mì chôm được còn tốt hơn là có sự châm chọc từ miệng lưỡi Celia vì hỏi nhiều hơn thứ chị đã chuẩn bị đưa ra.

Trong lúc hai tay tôi bận rộn, những ý nghĩ tôi tự do, và tôi thấy hoạt cảnh nhỏ lạ lùng trên con đường đó quay về đến lần thứ một trăm – ba người cưỡi ngựa tách biệt giữa tiếng ồn và sự lòe loẹt, giữa đoàn cưỡi ngựa hào hứng, hai người trong số họ cùng nhau pha trò như một cặp đôi nghiện ngập say sưa, và người thứ ba dang chân ngồi trên ngựa như một hình ảnh và chăm chú nhìn lên tôi. Tôi vẫn không thể tự giải thoát bản thân khỏi cảm giác khϊếp sợ quét qua người, bất cứ khi nào nghĩ đến cái nhìn chằm chằm đầy cân nhắc, tính toán đó.

Âm thanh một tiếng vỗ mang những suy nghĩ tôi trở lại hiện tại, và tôi nhìn quanh một cách mãnh liệt vào Celia. "Mày bằng lòng khi bị nhốt trong cái lỗ hỏng sao?" Sự ngờ vực trên gương mặt chị. "Có chuyện gì với mày

Tôi lầm bầm thứ gì đó và hướng đầu về những cái ấm. Tôi không thể giải thích; dù có nghĩa là nói cho chị nghe tôi đã ngồi trong ánh nắng và thấy đám diễu hành bất chấp lời chị như thế nào, tôi không thể nói tại sao ký ức về thứ gì đó quá tầm thường có thể giày vò những suy nghĩ tôi. Tôi cảm giác như một tội phạm chờ đợi bị bắt giữ, từng quả bóng làm trái tim tôi đập nhanh với tội lỗi sợ hãi.

Chẳng mấy chốc Antonio đi tới, càu nhàu về sự đồϊ ҍạϊ của những kẻ hầu thất lạc và hành động điền rồ của những Công tước lấy mất kế sinh nhai của những con người chân thật. "Nếu lão ta phải sống bằng cách mớm cho những thằng ăn xin trong thành phố hôi thối này, lão sẽ không quẳng miếng sinh nhai đi nhẹ nhàng quá mức như thế. Làm sao ta có thể thu được lợi nhuận khi phân nửa dân số sục mõm vào rác rưởi từ bữa ăn của lão?"

"Có lẽ tất cả họ sẽ đến đây sau đó." Tôi cả gan lên tiếng.

Anh khịt mũi. "Phải, tọng vào quá đầy để chúng ta có thể bán chúng – tất cả chúng sẽ chán ngấy món thịt bê, thịt gà gô quay và hếch mũi lên trước thức ăn trong nhà này! Chúng ta sẽ may mắn nếu có đến một tá khách hàng trong phần còn lại của đêm!"

Anh bước đi, bốc khói, và Celia theo sau. Tôi có thể nghe giọng chị từ khoảng cách này, nhiếc móc anh vì để bọn kẻ hầu chuồn đi; anh lẽ ra phải ở đây mới phải, chị nói, thay cho việc đến đứng cạnh chị như một con thú nuôi, khi thằng đàn ông gần đấy đã chứng minh là hiểu biết nhiều về những người nổi tiếng hơn anh! Anh sẽ phải ở nhà nhiều hơn, và giờ có lẽ anh sẽ giữ lấy lời bàn bạc với chị vào lần khác!

Câu đáp trả ầm ĩ của Antonio lạc mất trong một âm thanh nơi cánh cổng. Theo bản năng, tôi căng thẳng, hai tay đu đưa bất động trong lớp nước vấy mỡ khi lắng nghe, và tôi thấy chính mình nín thở. Những vị khách đến muộn, tôi tự nói với chính mình. Có thể là những tên thương gia, đến từ xa để thấy đoàn diễu hành thắng lợi của Công tước, và giờ đang tìm kiếm nơi nào đó để ở lại, không phải về nhà đối mặt với những bà vợ thận trọng. Chà, họ sẽ có một đêm đói meo, vì những ả gái điếm hạng sang đang ở nơi béo bở hơn, đợi bên ngoài những cánh cổng của Palazzo della Raffaelle.

Tiếng lọc cọc khẽ khàng của cỗ xe và tiếng leng keng từ những bộ yên ngựa băng qua dưới cảnh cổng và tiến vào sân. Ngay tức khắc, tôi phóng qua bếp và chăm chú nhìn; những người cưỡi ngựa, gần như nửa tá. Tôi có thể dễ dàng thấy họ trong ánh sáng từ chiếc đèn – những con ngựa quá tốt cho những người đưa hàng, vậy mà quần áo lại đơn giản quá mức so với những cư dân thông thường khác. Một người trong số họ xuống ngựa và bước về phía cánh cửa tiệm rượu, và khi lắng nghe giọng những gã khác, một cơn ớn lạnh sợ hãi dâng lên xâm chiếm tôi. Họ đang mặc những chiếc áo choàng đen cùng những chiếc mũ rộng che kín khuôn mặt, và lời thì thầm họ nghe lén lút, như một âm mưu.

"Nơi này phải không?" Một giọng mềm mỏng. "Thật đáng khinh!"

"Một mục đích ngu xuẩn." Một giọng khác, lớn hơn, nghe đầy phẫn nộ. "Chúng ta đã hỏi khắp nơi, bỏ mũ lưỡi trai để thành những quý ngài lịch lãm trên đường phố xung quanh, vậy mà câu trả lời vẫn giống thế – không phải căn nhà như thế này."

Một người khác thều thào thứ gì đó, và tôi chỉ bắt được từ, "một sai lầm". Một tiếng cười nhạt rung lên trả lời.

"Mày dám nghĩ thế sao, chiến hữu thân mến? Tuân theo mệnh lệnh, và hãy để những suy nghĩ như thế khóa chặt giữa hai răng mày!"

"Ngài ấy rất chắc chắn." Một giọng khác lên tiếng.

"Ngài ấy luôn chắc chắn. Khi sự lục soát chứng tỏ không có kết quả, ngài ấy sẽ nói ngài không bao giờ thực sự tin ngài nói gì."

Tôi nắm chặt khung cửa sổ, lớp vỏ thô ráp làm đau bàn tay ướt của tôi. Tâm trí tôi đột ngột lắp đầy những câu chuyện ghi nhớ được về sự bạo ngược của những tên lính gác của Công tước, của đàn ông và phụ nữ đã đơn giản bị loại trừ vì họ bị các tên lính hoàng gia bắt gặp chú ý. Họ nói rằng những tên lính của dòng họ Raffaelle ban đầu sẽ tống tù, và rồi sáng chế ra một tội ác...

Những kỵ binh đang dời chỗ, để con ngựa dẫn họ về hướng ngưỡng cửa. Giờ đây họ im lăng, tiếng lầm bầm làm lặng đi như một lời cảnh báo từ gã nói câu đầu tiên. Rôi tôi thấy đường nét đồ sộ của Antonio lắp đầy ngưỡng cửa sáng đèn, và nghe tiếng lạo rạo từ đôi chân của những gã kỵ binh trên nền sỏi khi họ xuống ngựa. Tiếng ồn nghe như thể một hồi chuông báo tử.

Tôi không ngừng suy luận – như một con thú bị mắc bẫy, ý nghĩ duy nhất là. Tôi nghĩ những tên kỵ binh với áo choàng có thể là bất cứ ai chứ không phải là những tên lính được ra lệnh đuổi theo tôi. Tôi choáng váng và lảo đảo vì thiếu thức ăn, nhưng tôi đã không nhận ra sau đó.

Sự hoang mang khiến tôi chụp lấy cánh cửa bếp trước khi nhận ra mình không thể đến những bậc thang, mà không băng qua lối đi dài chạy dọng theo ngôi nhà, lối đi mà Antonio hiện đang đứng, tiếp đón những vị khách đến muộn. Tôi sẽ phải xuyên qua tiệm rượu, băng qua khoảng sân, và đến cánh cửa dẫn ngược lên những nấc thang. Lòng bàn tay tôi ướt đẫm sợ hãi khi đấu tranh để suy nghĩ sáng suốt. Tôi không biết những gã đàn ông đó sẽ nói về những thứ lặt vặt của họ trong bao lâu; chẳng còn thời gian để mất.

Tôi bắt được âm thanh giọng nói có học thức lớn dần trong cuộc trò chuyện khi đi ngược về phía cánh cửa khác, và tôi do dự trong vài giây khi giọng nói ấy kéo dài như bất tận. Thật khó để phán đoán âm thanh ấy đến từ đâu, nhưng tôi cầu nguyện rằng Antonio đã đi với họ vào phòng ăn riêng. Tôi sẽ phải tin rằng tôi có thể lướt qua tiệm rượu mà không gây chú ý và thoát đi an toàn vào phòng.

Tôi ngập ngừng lần nữa với bàn tay trên chốt cài của cánh cửa tiệm rượu, quẳng một cái liếc băn khoăn qua vai, nhưng tất cả đều yên tĩnh. Rồi, hai tay ghì chặt vào quần, tôi đẩy cửa mở, nhanh chóng dọ dẫm băng qua căn phòng với sự chào mừng của bóng tối nơi xa.

Một giọng nói, nhẹ nhàng và gần như trêu chọc, khiến tôi dừng lại. "Quạ con bé nhỏ!"

Tôi lảo đảo quay lại, ngờ vực chăm chăm nhìn vào cái gì xuất hiện trong căn phòng trống; rồi một bóng người di chuyển cạnh lò sưởi, và tôi thấy một người đàn ông đứng đó.

Anh ta cởi bao tay sắt ra và giờ đứng như thể đã đóng băng trước âm thanh tiếng cửa mở. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là anh cao lớn một cách dị thường: tôi không thể thấy gương mặt, vì chiếc mũ rộng che bóng mờ trên biểu cảm ở anh. Rồi khi anh di chuyển, ánh sáng bắt được anh, và tôi thấy đôi môi anh chậm rãi cong lên thành một nụ cười thuần túy hài lòng.

Tôi bấu thật chặt vào chiếc quần đen tồi tàn, run lẩy bẩy khi chăm chăm nhìn lại anh. Nếu tôi đã từng lo sợ trước kia, thì đó chẳng là gì so với cơn khϊếp đảm nhìn thấy người lạ cao lớn này biếng nhác dựa lưng vào lò sưởi ở tiệm rượu của Antonio

"Tôi nghĩ không ai ở đây." Giọng tôi là một tiếng thì thào hèn nhát.

"Điều gì khiến em vội vã?" Anh ta thẳng lưng lên trong một cử động uyển chuyển. "em nhìn như thể tất cả quân đoàn La Mã dưới địa ngục đang ở sau lưng. Sao em lại bỏ chạy đi?"

Tôi lắc đầu và nói qua đôi môi khô khốc. "Tôi phải trở lại phòng. Tôi đáng ra không nên thử – nếu Antonio tìm ra-"

"Antonio là tên chủ mập mạp? Chồng em hay người tình em ?"

"Người bà con của tôi." Tôi không dám nói anh trai. "Tôi ở trọ chung với anh và vợ, nhưng anh ấy cấm tôi không được gây rắc rối với khách."

"Một rắc rối khá lớn." Đôi mắt người đàn ông lóe sáng vào tôi theo cách khiến tôi đỏ mặt một cách không tự chủ được, và sự chế giễu nhuốm trong giọng anh. "Nhưng âm thanh của những vị khách mang em lẻn ra ngoài do thám họ. Có phải em thường không nghe lời?"

Giọng tôi dường như chết trong cổ họng, vì tôi thấy tia sáng màu trắng bạc nơi hàm râu viền quanh quai hàm vững chắc. Đây là người đàn ông tôi đã thấy cưỡi ngựa sát bên ngài Công tước, và tôi đã chạy thẳng vào tay anh ta.

Anh lười nhác cởi đôi găng tay đen khi quan sát tôi, chờ đợi tôi trả lời. Một lần tôi đã thấy một con báo trong cũi chỉ đứng đó, hững hờ, kêu grừ grừ sâu trong cổ họng; và nó đã xé toạc cổ họng một người đàn ông trước khi ai đó thấy nó nhảy vào.

Anh ta hẳn phải thấy nỗi sợ của tôi, vì sự biếng nhác rút hết ra khỏi anh và mắt anh nheo lại. "tôi đang run." Anh dịu dàng nói.

Môi tôi hé ra, nhưng không thanh âm nào đến; tôi đang cầu nguyện như chưa bao giờ cầu nguyện trước kia để đủ sức bỏ chạy. Sự hiện diện ở anh dường như tháo hết sức mạnh ra khỏi tôi khi đứng tì vào cửa, bị giữ chặt bởi cái nhìn anh chăm chú tàn nhẫn như một con chim trước một con rắn. Rồi khi anh bước tới, tôi giật mạnh mình ra khỏi cửa và quay lưng khỏi anh. Phải chi tôi có thể đến cánh cửa dẫn ra khoảng sân...

Bàn tay tôi duỗ chạm đến một cái lưng ghế khi trốn ra sau nó, đặt cái hàng rào chắn nhỏ nhoi giữa hai chúng tôi, và anh cười như thể anh thật sự rất hứng thú. Tôi đang lẩn trốn trước anh với nỗi khổ sở chậm chạp thì anh đi vòng quanh căn phòng đến chỗ tôi; tôi không thể – không dám nhìn vào mắt anh, tôi tìm đường theo bản năng và dò dẫm với những ngón tay.

Khi chạm đến cạnh bàn tôi biết mình đã đánh giá sai. Tôi đang bị dồn ngược lại như một con thú trong ô chuồng ngựa, những ngón tay tôi điên cuồng di chuyển để tìm đường thoát thân. Nhưng nó vẫn ở đó, nặng nề và cứng rắn, đập vào phía sau đùi tôi và cắt đường trốn. Tôi quay đi ngay lập tức, cố gắng chống lại cái nhìn săm soi tàn nhẫn kia. Tôi cảm giác nghẹt thở, bị chôn vùi trong bóng anh, và không thể nghĩ ra một từ chống đối.

Khi cảm thấy những đầu ngón tay anh trên má tôi, tôi ngần ngại như đang bị đóng nhãn. Nhưng anh quay gương mặt tôi lên tình cờ như thể anh có thể xoay một bông hồng để ngửi, và không cẩn thận, tôi nhìn thẳng vào mắt anh.

Tôi tự hỏi có phải mình đang mơ. Đôi mắt ấy màu đen, quá tăm tối đến mức chúng không dò được và không thể dò được, tối tăm đến kinh khủng trên gương mặt đẹp đến thế. Tôi nghĩ đến Lucifer[4] khi nhìn vào anh, nghĩ về đôi mắt của quỷ dữ trên gương mặt của một thiên thần sa ngã. Rồi, khi tôi dõi theo, một ánh sáng lạ bắt đầu lóe lên trong chúng – màu đen tối bị nuốt chửng trong một sự rực rỡ khiến đôi mắt rạng lên sắc bạc.

Tôi ngưng thở, và căn phòng, ngôi nhà, cả thành phố, bỗng đột ngột lặng ngắt trong đợi chờ.