Chương 12: Duyên phận thôi
Ngày hôm sau, ông ta quả nhiên vẫn còn đó.
Nhưng mà tôi lại không thể vứt ông ta đi theo dự tính đêm qua. Bởi vì...
Mạch Khê túm lấy tay áo của người mặc áo đen hôn mê bất tỉnh đó, bối rối ngước lên nhìn tôi, nôn nóng muốn hỏi tôi qua giúp chàng.
Tôi thở dài một tiếng, thầm nghĩ nếu bây giờ vứt người đàn ông này đi thì liệu tôi có tỏ ra quá tàn nhẫn không. Hơn nữa thứ tôi không chịu được nhất là Mạch Khê dùng ánh mắt đó nhìn tôi, tôi chỉ có thể vội vã gật gật đầu, lôi người đàn ông đó vào phòng, cởϊ qυầи áo ra rửa vết thương ở thắt lưng, rồi đắp thuốc băng bó cho ông ta.
Thấy hơi thở của người đàn ông đó dần trở nên đều đặn, khuôn mặt trắng bệch nhợt nhạt vì sợ của Mạch Khê cuối cùng mới hồng hào trở lại. Tôi nghĩ, vết thương này nếu là chiến thần Mạch Khê thì e rằng ngay cả một cái nhìn chàng cũng không thèm bố thí, nhưng đây chỉ là một Mạch Khê bảy tuổi, vẫn còn non nớt lắm!
Tôi rửa tay xong, chăm chú nhìn Mạch Khê nghiêm nghị nói: “Cứu ông ta có lẽ sẽ có một phiền phức rất lớn, nhưng Mạch Khê đã bảo tôi cứu, sau này đừng có nói hối hận với tôi”.
Mạch Khê không hiểu lắm nhưng vẫn gật đầu.
Nhìn đôi mắt to long lanh nước của chàng nhìn tôi không chớp, trên mặt vẫn còn vương chút kinh hoàng, lòng tôi mềm nhũn, không kìm được, hôn mạnh một cái lên khuôn mặt trái xoan trắng trẻo mịn màng của chàng.
Đôi mắt chàng càng mở to hơn.
“Có dễ chịu không?”. Tôi nâng cằm chàng hỏi như tên lưu manh
Mạch Khê xoa xoa mặt nghiêm túc suy nghĩ một hồi, rồi lại nghiêm túc gật đầu.
Tôi cười vạn phần đắc ý: “Dễ chịu thì dễ chịu, nhưng mà đây là việc chỉ có thể làm với người quan trọng nhất với mình thôi. Tuyệt đối không được làm tùy tiện”.
Mạch Khê vuốt nhẹ hai cái trên mặt mình, đôi tay nhỏ lại sờ lên mặt tôi, đôi mắt trong veo in rõ hình bóng tôi trong đó. Chàng nhón gót, học tôi hôn “chụt” một cái lên má tôi.
Rồi lại sờ lên chỗ mà mình vừa hôn xong, cứ thế nhìn tôi, như thể đang nói: “Tôi chỉ làm như vậy với Tam Sinh mà thôi”.
Tôi tức thời không thể kìm được hôn liền mấy cái lên má chàng, hôn đến mức mặt chàng toàn là nước miếng. Chàng chẳng biết làm thế nào, lại không dám đẩy tôi ra, chỉ có thể mỉm cười.
“Mạch Khê, Mạch Khê bảo Tam Sinh làm thế nào để không thích Mạch Khê đây!”. Tôi vò những sợi tóc mềm mại lòa xòa trước trán chàng, hận không thể đưa chàng vào trong lòng mình để bảo vệ.
Cuộc sống của tôi và Mạch Khê vẫn trôi qua như bình thường, Chỉ có điều trong nhà giờ có thêm một người đàn ông cả ngày hôn mê bất tỉnh, mà trong kinh thành thì ngày càng có nhiều quan binh đi đi lại lại không ngớt. Quán rượu đã bị người ta kiểm tra rất nhiều lần, may mà vẫn chưa kiểm tra đến nhà tôi.
Ba ngày sau, Mạch Khê đi học rồi, tôi nhàn rỗi ngồi xem sách, ngồi trên xích đu trong sân, nhìn lên không trung một cái, rồi lại nhìn quyển sách một cái, đung đa đung đưa đếm ngày tháng, mong ngóng ngày hoa mai trong sân sở. Đột nhiên, trong nhà vang lên tiếng bước chân yếu ớt. Tôi nhắm mắt lại, nghe tiếng ông ta chầm chậm bước từ phòng trong ra, rảo một vòng quanh phòng khách, rồi lại một vòng quanh kho củi, cuối cùng đi ra sân, bước chân sững lại.
“Cô nương là ai?”. Ông ta hỏi, âm sắc lạnh nhạt: “Sao lại cứu tôi?”.
“Duyên phận thôi![1]”. Tôi bất giác cảm khái: “Thứ mềm yếu nhất trong lòng tôi bảo tôi phải cứu ông, tôi cũng bất đắc dĩ mà thôi”.
[1] Câu này nguyên văn là phân vượn thôi, trong tiếng Trung, phân vượn đồng âm với từ duyên phận nên nó cũng được sử dụng với nghĩa duyên phận, nhưng với sắc thái giễu cợt, đùa cợt (N.d)
Ông ta im lặng một lát, giọng nói có chút ngượng ngùng khó xử: “Được cô nương hậu ái, nhưng trước mắt tại hạ thực lòng không có tâm tư với chuyện phong nguyệt”.
Tôi cảm thấy tức cười. Tôi nói chỗ mềm yếu nhất trong lòng tôi chính là Mạch Khê, nhưng mà vị khách tự cho mình là thông minh, tự cho mình là đa tình hay hiển nhiên đã hiểu sai bét rồi. Tôi là người không thích giải thích, đây cũng chẳng phải là việc gì lớn nên tôi để mặc cho ông ta nghĩ vậy.
Ông ta thấy tôi không đáp lời nữa, lại nói: “Mấy ngày nay, có phải cô nương đã... đắp thuốc băng bó cho tại hạ không?”.
“Phải”. Tôi đáp một cách rất hờ hững. “Đại tiện, tiểu tiện, thay quần trung tiện, gội đầu lau người rửa đít, tất cả đều là tôi hầu hạ ông”. Thực ra, sau khi Mạch Khê ngủ, tôi dùng phép thuật làm hết.
Tôi suy xét một hồi rồi bổ sung: “Có tốt với ông tôi mới nhắc nhở một câu. Vật bài tiết của ông có chút nặng mùi. Có bệnh, phải chữa”.
Sau lưng im lặng,
Im lặng cho đến lúc chạng vạng.
Mạch Khê trở về, đẩy cửa ra nhìn, sững lại một lát. Chàng chạy đến bên tôi, kéo kéo tay tôi, lại chỉ vào người đàn ông kia, nụ cười trên khuôn mặt rất đỗi vui mừng. Lúc này tôi đang bưng một đĩa rau xào xong, vừa đi vào trong nhà vừa gật đầu: “Ừ ừ, biết rồi, biết rồi”.
Người kia nhìn Mạch Khê, vẻ mặt thoáng chút kỳ quái: “Đây là...”
Tôi liếc ông ta một cái: “Em trai tôi”.
Mạch Khê cười với ông ta, như chợt nghĩ tới điều gì đó, lại vái chào ông ta, bộ dạng như một ông cụ non. Người kia như thể có hứng thú với Mạch Khê, tiến lên trước đi vòng quanh Mạch Khê mấy vòng, nói: “Gân cốt cực kỳ tốt, luyện võ công sẽ rất có tiền đồ. Có điều, cậu ta không biết nói à?”
“Ờ, sinh ra đã vậy rồi”. Ông ta hỏi câu này vô cùng cẩn thận, ngược lại tôi đáp rất tự nhiên, Mạch Khê cũng cười chẳng để ý gì, làm cho ông ta ngạc nhiên nhìn chúng tôi mấy bận.
“Cô nương thật phóng khoáng”.
Cơm dọn lên bàn, tôi gắp thức ăn cho Mạch Khê, chàng vẫn như thường lệ ra dấu cho tôi những chuyện vui ở học đường. Người kia không chịu được nữa, hỏi: “Cậu ta đến nay vẫn chưa biết viết chữ sao?”.
Nụ cười trên mặt Mạch Khê biến mất, cúi đầu ăn cơm. Tôi đặt đôi đũa xuống: “Ông có ý kiến sao?”.
“Tôi...”.
“Có ý kiến thì tôi cũng mặc kệ”.
Ông ta im lặng, khẽ thở dài: “Cô nương hiểu lầm rồi, ý của tôi là có lẽ các phu tử ở học đường thấy cậu ta thế này, nên có thành kiến với cậu ta, không dạy cậu ta cho tốt. Mà nay cô nương có ơn cứu mạng với tôi, tôi không có gì báo đáp, chỉ có thể dạy cậu ta một vài thứ có ích, để cậu ta sau này có vốn tự nuôi thân”.
“Những lời này ông nên hỏi Mạch Khê mới phải, nhìn tôi làm gì?”. Tôi vẫn nghĩ Mạch Khê bình đẳng với tôi, việc của chàng, chàng không tự mình quyết, làm sao tôi có thể quyết thay chàng.
Người kia lại thở dài một hồi, cảm thấy nói chuyện với tôi vô cùng khó khăn. Lúc sắp nói tiếp, Mạch Khê đột nhiên nắm lấy tay ông ta, nghiêm túc nhìn ông ta không rời, liên tiếp gật đầu. Ông ta sững người ra, cười nói: “Như vậy thì tôi đã là sư phụ của cậu. Ngày mai cậu không cần phải đến lớp nữa. Theo học tôi sẽ vô cùng khó khăn, cậu phải chuẩn bị cho tốt”.
Mạch Khê vẫn gật đầu lia lịa. Tôi lạnh nhạt hỏi: “Ông tên là gì? Tôi toàn phải ‘này’, ‘này’ để gọi ông”.
Ông ta nghĩ một lát: “Tại hạ tên gọi Bạch Cửu”.
Tôi phì cười, lấy cái tên giả này thật chẳng có chút sáng tạo nào: “Rất tốt, tôi tên là Hoàng Tửu. Cậu bé này tên là Hùng Hoàng Tửu”.
Mặt Bạch Cửu giật giật: “Cô nương thật thú vị...”.
Tôi lạnh nhạt đáp: “Quá khen”.
Từ đó, Mạch Khê bắt đầu cuộc đời bái sư của chàng.
Không chỉ đối với Mạch Khê, mà ngay cả đối với tôi, sư phụ cũng là một sinh vật xa lạ. Sư phụ Bạch Cửu dạy Mạch Khê học chữ, vẽ tranh, dạy chàng luyện võ, thỉnh thoảng còn dạy chàng đánh hai bản nhạc phong nhã.
Ông ta dạy rất nhiều, Mạch Khê học cũng rất nhanh, như thể ông trời cướp đi khả năng nói của chàng, thì lại ưu ái cho chàng những tài năng thiên phú khác.
Đặc biệt, đánh đàn là lĩnh vực chàng có thiên phú nhất. Chàng học chẳng bao lâu đã có thể đánh ra một bản nhạc rồi. Tôi thích nhất là nằm bên cạnh chiếc cầm án (bàn đặt đàn) của chàng, chống cằm nhìn điệu bộ ông cụ non của chàng. Đầu ngón tay non nớt nhảy múa trên dây đàn. Có vài âm chưa nắm được chính xác, nhưng cái bộ dạng tự tin đã nắm chắc rồi của chàng thật là đáng yêu đến mức làm người ta không yêu không được.
Mạch Khê học tập vô cũng nghiêm túc, cho dù không có Bạch Cửu đôn đốc, mỗi ngày chàng đều hoàn thành vượt mức nhiệm vụ mà Bạch Cửu giao. Nhưng rốt cuộc thì chàng vẫn còn nhỏ, lâu dài mà nói, có thể sẽ không chịu được.
Ngày tuyết rơi đầu tiên của năm nay, tôi may cho Mạch Khê một chiếc áo bông mới, chàng cầm lấy ngó phải ngó trái, vừa không nỡ mặc vào lại vừa không nỡ đặt xuống. Gương mặt hồng hào làm tôi ấm lòng, tôi nói: “Mạch Khê tự mình dọn đi, Tam Sinh đi nấu cơm”.
Nhưng khi tôi bưng cơm quay lại, Mạch Khê lại ôm chiếc áo nằm ngủ thϊếp trên bàn.
Tôi bế chàng đặt lên giường, lấy chăn đắp cho chàng, nhìn khuôn mặt nhỏ nhắn đã gầy đi nhiều của chàng mà xót ruột. Thở dài một tiếng, tôi nhìn chàng ngủ say sưa thế này, bất giác cũng thấy buồn ngủ. Cùng không thèm để ý đến thức ăn ở trên bàn đang nguội dần, tôi nằm bò ra mép giường, cũng dần dần chìm vào giấc ngủ.
Cảm giác hơi nhột trên mặt làm tôi tỉnh giấc.
Tôi mở mắt ra, Mạch Khê đang nhìn tôi híp mắt cười, trên tay vẫn còn cầm tóc tôi, ngọn tóc quét qua má tôi, lại nhột nhột một hồi.
Mỗi sợi tóc trên đầu tôi đều quý như vàng, từ trước đến giờ tôi vốn không thích ai đυ.ng vào, nhưng Mạch Khê thì chẳng vấn đề gì. Nếu như có vấn đề gì, nhìn khuôn mặt vui thích của chàng là tôi lại chẳng còn giận hờn gì nữa. Tôi chỉ chớp chớp mắt nhìn chàng nói: “Mạch Khê đang chọc ghẹo Tam Sinh sao?”.
Chàng học theo điệu bộ của tôi cũng chớp mắt, nghi hoặc nhìn tôi, không hiểu chọc ghẹo là cái gì. Tôi cười gian, cắn đùa lên tai chàng: “Thế này chính là chọc ghẹo”.
Chàng sững người, ôm lấy tai, mặt đỏ lựng.
Tôi đang than thở sao đứa trẻ này kiếp này da mặt lại mỏng như thế, bất giác chàng chu môi ra, “chụt” một tiếng hôn mạnh lên má tôi một cái.
Lần này thì đến lượt tôi sững người.
Chàng chụp lấy tay tôi, dùng ngón tay trỏ viết vài nét vào trong lòng bàn tay tôi, chàng viết: “Thích nhất là Tam Sinh”.
Tôi cảm thấy tim mình trong phút chốc tan ra thành nước, ấm nóng, đung đa đung đưa, bồng bềnh ấm áp cả gân cốt tứ chi.
Khi tôi định thần trở laị, tôi cũng không khách khí hôn lên má chàng một cái như vậy, rồi bò lên giường ôm chàng vào lòng, nói: “Hôm nay chúng ta sẽ chẳng làm gì cả, chỉ nghỉ ngơi thôi”.
Nhưng mà mọi việc nào có thuận lợi như vậy, chúng tôi nằm chưa được bao lâu thì chiếc chăn bị kéo ra.
Trên trán Bạch Cửu nổi đầy gân xanh, nhìn Mạch Khê, rồi lại nhìn chằm chằm vào tôi, sau cùng nhắm mắt nhẫn nhịn kiềm chế một hồi rồi mới vững giọng nói: “Hôm nay sao lại không làm bài tập?”.
Mạch Khê nhảy vọt ra khỏi lòng tôi, vội vội vàng vàng nhảy xuống giường xỏ giày.
Bị người khác quấy nhiễu vào thời khắc ấm áp thế này, tôi nổi giận đùng đùng, một tay nắm lấy tay Mạch Khê, nhìn Bạch Cửu nói: “Chạy đi đâu? Đâu phải là bắt gian trên giường”.
Mạch Khê rõ ràng là không biết từ này có nghĩa là gì, nhưng Bạch Cửu thì tức đến mức mặt mày xám xịt, chỉ vào tôi: “Cô, cô, cô...” sững ra hồi lâu mà vẫn không nói ra lời. Ông ta ra tay muốn kéo Mạch Khê đi, tôi tỉnh bơ như không ôm lấy Mạch Khê, một tay ngăn giữa ông ta và Mạch Khê.
Ông ta không bắt được Mạch Khê, sắc mặt càng khó coi.
Tôi cười đắc ý, kiêu ngạo nói: “Hừ! Mạch Khê là của tôi!”.
“Sao cô lại có thể hạ độc thủ với một cậu bé!”.
Tôi không để ý đến ông ta nữa, quay lại xoa đầu Mạch Khê, hỏi: “Mạch Khê muốn học lão già rách việc này nữa sao?”. Kỳ thực Bạch Cửu không quá hai, ba chục tuổi, còn cách “lão già rách việc” xa lắm. Nhưng bây giờ trong mắt tôi, tư tưởng của ông ta quá cổ hủ đến mức chẳng có gì khác biệt so với mấy lão già rách việc ở trường học cả.
Câu này vừa phát ra, mặt của Bạch Cửu trương lên thành màu phổi lợn, như thể muốn phun một ngụm máu chó đen lên mặt tôi, rồi đánh cho một trận nên thân.
Mạch Khê vội vàng che miệng tôi lại, rất không tán đồng lời nói của tôi. Tôi kéo tay chàng ra, hỏi: “Mạch Khê vẫn còn muốn học ông ta sao?”.
Mạch Khê nhìn Bạch Cửu, gật gật đầu. Khóe mắt tôi liếc thấy trên mặt Bạch Cửu nở ra một nụ cười kì lạ, vừa giống như đứa trẻ vừa ăn gian được của bạn cái gì đó, lại vừa giống như một kẻ tiểu nhân mặt mày hớn hở.
Trong phút chốc tôi không nói được trong lòng có cảm giác gì, chỉ lạnh nhạt nói: “Được, vậy thì tiếp tục học”. Sau đó ngay cả giày cũng chẳng xỏ vào, đi thẳng ra khỏi cửa, chạy đến quán rượu, ở tạm quán rượu một đêm.
Đây là lần đầu tiên tôi không về nhà cả đêm, cũng là lần đầu tiên tôi giận dỗi với Mạch Khê, hay có thể nói, đây chính là cảm giác ghen tuông. Rõ ràng là một người kỳ lạ được tôi cứu, ở cùng đâu mới được vài ngày! Thế mà đứa trẻ đáng ghét này đã bênh ông ta! Thật là...
Cha nó chứ!
Lưu lại quán rượu một đêm, tôi bảo chủ quán Lưu và tất cả người làm đi về, sau đó đem tất cả bạch tửu trong quán đổ vào nhà vệ sinh[2].
[2] Trong tiếng Trung, “bạch tửu” (rượu trắng) và “Bạch Cửu” đồng âm. (N.d)