Chương 6: Nghiệp Cảnh Đài

Sáng sớm ngày hôm sau, khi đám trẻ mới ngủ dậy đã thấy cả khách quán huyên náo dị thường. Từng đoàn môn hạ Tử Huyền Môn đến rồi đi mang theo rất nhiều tiểu tử trong quán.

Còn chưa hiểu chuyện gì sảy ra thì Điền Khởi Nguyên xuất hiện, lão dẫn đám trẻ ra khỏi khách quán và sử dụng một phi chu nhỏ hơn cái của Phương Anh bay về phía trung tâm Tử Huyền Môn. Lúc dọc đường, lão có giải thích là do tình hình thay đổi nên tông môn tổ chức nghi lễ Khai Môn Tuyển Trạch sớm hơn dự định một tháng. Theo như lời lão nói thì bất kì cá nhân nào dù thiên tư tuyệt thế hay thấp kém hạ đẳng đều phải đứng trước Nghiệp Cảnh Đài để xác nhận tư chất và thân phận nếu muốn ra nhập Tử Huyền Môn. Có điều sáng nay sắc mặt lão không vui, nhất là khi nhìn về phía Trần Hoài Ngọc và Lý Khánh Tiên.

Rất nhanh, đoàn người đã bay đến ngọn chủ sơn, ngọn núi cao nhất trong Ma Thiên Lãnh và cũng là trung tâm đầu não của Tử Huyền Môn. Lưng chừng núi là một quảng trường rộng lớn lát toàn đá tinh cương màu nguyệt bạch còn có mây trắng vờn quanh, Phía trên quảng trường là ngôi chủ điện toát lên phong cách cổ xưa với mái hiên cong vυ"t, đây là nơi diễn ra rất nhiều hoạt động quan trọng, là đầu não của tông môn.

Điền Khởi Nguyên hu hồi phi chu, dắt đám trẻ đi xuyên qua quảng trường thẳng đến đại điện hùng vĩ kia, có rất nhiều môn hạ giống như Điền Khởi Nguyên cũng mang theo một tốp tiểu tử tiến nhập đại điện, họ gặp Điền Khởi Nguyên kẻ thì cung kính, người thì gật đầu rồi đi thẳng. Đàm Phi đi đến cửa đại điện thấy tấm biển lớn khắc hai chữ ‘Tử Vân’ theo lối cổ triện đang tán phát kim quang thập phần thần kỳ. Điền Khởi Nguyên lập tức giới thiệu:

- Đây là Tử Vân Điện, trung tâm chính trị và ngoại giao của bản môn.

Bên trong Tử Vân điện là một đại sảnh lớn, trong đại sảnh giờ đã lít nhít hơn 300 tên tiểu tử đều mang vẻ mặt ngơ ngác xen lẫn hân hoan.

Phía trong cùng đại điện có 3 bức tượng khổng lồ đều bằng đá. Pho tượng chính giữa là một trung niên râu ba chỏm dài ngang ngực, một tay vắt ra sau lưng, một tay cầm trường kiếm để trước ngực dáng vẻ bễ nghễ coi thường chúng sinh. Pho tượng bên trái là một đại hán râu xồm để mình trần hai tay cầm cự phủ bộ dáng rất dữ tợn. Pho tượng bên phải làm Đàm Phi ngẩn ngơ một hồi, pho tượng miêu tả một thiếu nữ có phong thái hệt như pho tượng thờ Thành Hoàng ở Vĩnh Xuân thôn, vẫn là dáng vẻ kiêu sa thoát tục chân trần đạp trên phiến thanh diệp, sự khác biệt chỉ là khuôn mặt thiếu nữ nơi đây thanh kỳ trẻ và ăn vận theo trang phục môn nhân Tử Huyền Môn.

Ngoài ba pho tượng, phía dưới cũng chỉ bày biện một hàng ghế lớn chế tác từ gỗ tử đàn có niên đại cổ xưa, lác đác đã có một vài người an tọa, trong đó có cả vị Phương Anh cô cô kia.

Điểm nhấn duy nhất trong đại điện là một bệ đá hình bát giác chu vi hơn 10 thước, mỗi góc của bệ đá đều cắm 1 cây tinh kỳ hình tam giác nhỏ cỡ bàn tay. Tám cây tinh kỳ này sáng le lói dệt lên một vòng bạch quang mờ mờ tựa như chiếc l*иg hình bán nguyệt úp lên bề mặt bệ đá. Một mặt bích của bệ đá khảm năm viên ngọc ngũ sắc Vàng – Trắng – Lục – Đỏ - Lam được sắp xếp theo phương vị ngũ hành.

Điền Khởi Nguyên Phân Phó:

- Lát nữa đại điển sẽ bắt đầu, lần lượt các người sẽ bước lên Nghiệp Cảnh Đài kia để thụ lễ với bản môn, nhớ là dù có chuyện gì sảy ra cũng đừng có làm điều thất thố.

Tay Lão tuy chỉ về phía bệ đá hình bát giác nhưng mắt lão lại đảo qua Đàm Phi đầy phức tạp. Lũ trẻ “Dạ” ran không trần trừ. Dặn dò thêm một hồi rồi Điền Khởi Nguyên ly khai đi về hàng ghế phía trong ngồi xuống cạnh Phương Anh nhắm mắt dưỡng thần.

Người đến đã thưa dần, từ hậu viên đi ra một đoàn môn nhân trẻ tuổi ăn vận đồng phục của môn phái bắt đầu sắp xếp đám tiểu tử đang nhốn nháo trong đại điện thành hàng lối quy củ. Khi trật tự đã được ổn định, cũng là lúc tất cả các vị trưởng lão ngồi đầy hàng ghế, duy chỉ có chiếc ghế chủ tọa ở chính giữa là bỏ trống, toàn trường im phăng phắc.

Bỗng có tiếng khánh đinh đương vang vọng kèm theo tiếng hô dõng dạc:

- Trưởng Môn, Vương Tâm Hạc tới!

Toàn bộ đám trưởng lão đang yên vị trên ghế đều đứng dậy nghiêm nghị. Từ trong hậu đường bước ra một bạch phát lão giả tầm 60 tuổi khí độ phi phàm, lão vận trường bào màu Huyền Hoàng, trước ngực trái thêu đồ án song kiếm hợp bích, đấy là y phục riêng của trưởng môn Tử Huyền Môn. Lão giả thư thái đi đến trước ghế giơ tay làm hiệu cho mọi người trật tự, lão cất tiếng trầm ấm tuy nhỏ nhưng vang vọng ngay bên tai mọi người trong đại sảnh:

- Chư vị! Hôm nay ngày lành tháng tốt, Tử Huyền Môn chúng ta cử hành đại lễ Khai Môn Tuyển Trạch sớm hơn dự định một chút, đây cũng là do một số nguyên nhân khách quan, mong chư vị đạo hữu gần xa lượng thứ. Thay mặt chúng môn hạ Tử Huyền Môn, Vương mỗ tuyên bố bắt đầu đại lễ.

Tiếng khánh ngọc lại vang lên, đám môn nhân trẻ bắt đầu hướng dẫn từng tiểu tử đi lên Nghiệp Cảnh Đài thụ lễ.

Người đầu tiên là một bé trai cao lênh khênh, có thể vì phải lên đầu tiên nên gã có vẻ rất căng thẳng, bước chân liêu siêu vấp vào nhau suýt té ngã. Gã đi đến gần bệ đá thì có một môn nhân trẻ bước ra đưa cho gã một viên cầu trong veo to cỡ trái cam và hướng dẫn một vài câu.

Cao Kều bước lên đứng vào trung tâm Nghiệp Cảnh Đài, hai tay ôm viên cầu trước ngực. Chỉ thấy màn sáng trên bệ đá ông ông lên vài tiếng, năm viên ngọc ngũ sắc nhá lên liên hồi rồi tắt ngúm. Đám tiểu tử bên dưới đều há hốc mồm, gần nghìn con mắt đổ dồn về phía Nghiệp Cảnh Đài, toàn trường im phăng phắc.



Bỗng ba viên ngọc Trắng – Lam và Lục khảm trên mặt bích sáng lên, vị môn nhân đứng cạnh bệ đá xướng lên:

- Tam linh căn...thông qua!

Đám trưởng lão ngồi trên ghế đều không có phản ứng gì, vài vị còn lim dim đôi mắt dưỡng thần. Trong khi đám trẻ bên dưới nhao nhao nghị luận.

Cao kều bước ra khỏi bệ đá với vẻ mặt hoan hỷ, rất nhanh gã được một môn nhân khác hướng dẫn đứng qua một bên chờ đợi.

Người tiếp theo là một bé gái còn nhỏ hơn cả Phạm Nhã Kỳ bước lên bệ đá. Năm viên ngọc lần này nhá lên liên hồi một lúc rồi một viên màu đỏ tắt ngúm, môn nhân đứng dưới tiêp tục xướng:

- Dị chủng Băng linh căn, thông qua.

Toàn trường nổ ra một trận oanh động, mấy vị trưởng lão vừa rồi còn nhắm mắt dưỡng thần bây giờ đã nhấp nhổm tỏ ra phấn khích nghị luận với nhau. Trưởng Môn Vương Tâm Hạc thì vuốt râu gật gù ra vẻ rất hài lòng.

Bé gái Băng linh căn cũng được dẫn đi nhưng đứng ở một chỗ khác gã cao kều.

Tiếp đến là một bé trai ăn vận hào hoa ra dáng công tử con nhà đại phú bước lên Nghiệp Cảnh Đài. Lần này màn sáng phát ra tiếng ông ông nhưng ngọc ngũ sắc im lìm không phát sáng, sau 3 nhịp thở thì tiếng môn nhân cạnh bệ đá cất lên:

- Không có linh căn…Phế.

Gã công tử ủ rũ bước khỏi Nghiệp Cảnh đài được một môn nhân khác dìu đi đứng riêng một chỗ.

Giờ đây Đàm Phi đã hiểu triệt để từ “Phế” trong lời nói của Phương Anh cô cô. Nó bắt đầu cảm thấy hoang mang, trán vã hết mồ hôi. Lý Khánh Tiên đứng cạnh dường như đã nhìn thấy tâm trạng của Đàm Phi nên gã vỗ vỗ vào vai Đàm Phi động viên.

Đám tiểu tử cứ từ từ từng người một bước lên Nghiệp Cảnh Đài, đại đa số là Tam linh căn, lác đác có thêm 2-3 biến dị linh căn xuất hiện, mà mỗi khi đó là đại điện lại nhộn nhạo một hồi nghị luận. Những người không có linh căn đứng chung với gã công tử kia cũng không ít. Một tiểu tử răng vẩu đứng sau Đàm Phi cho biết là một số quan lại hoặc đại phú hào ở các quôc gia lân cận địa giới Tử Huyền Môn vì một chút sơ giao với tông môn cũng cầu may gửi gắm con em đến, bù lại họ phải bỏ một số tài sản không hề nhỏ cống nạp cho tông môn, trường hợp của vị công tử kia là một ví dụ.

Rất nhanh đã đến lượt Trần Hoài Ngọc bước lên Nghiệp Cảnh Đài, lúc này do đã nắm được thông tin nên toàn bộ quan chức đều đổ ánh mắt lên Trần Hoài Ngọc. Trần Hoài Ngọc có vẻ không chịu nổi áp lực từ những ánh mắt kia nên hơi mất tự nhiên. Gã thở phù một hơi lấy hết can đảm dứt khoát bước lên bục đá.

Tiếng ông ông gấp gáp, ngọc ngũ sắc nhấp nháy liên hồi khoảng 3 nhịp thở rồi sáng bừng không tắt. Toàn trường trở lên hỗn loạn, đến trưởng môn Tử Huyền điềm tĩnh là thế mà còn phải đứng bật dậy. Tiếng môn nhân đảm nhận nhiệm vụ thông báo cũng tỏ ra thập phần phấn khích:

- Thiên Căn, Thiên Căn…thông qua!

Lúc này trên hàng ghế trưởng lão, hai người Điền Khởi Nguyên và Phương Anh đều nhìn nhau cười ý vị.

Trần Hoài Ngọc được hướng dẫn đi đến đứng cùng nhóm 4 người dị linh căn trước ánh mắt ngưỡng mộ của mọi người, gã cũng là kẻ hiểu biết, không hề tỏ ra chút kiêu ngạo nào.

Không biết do cố ý hay vô tình mà người tiếp theo chính là Phạm Nhã Kỳ, nàng này sống trong gia tộc tu tiên, từ nhỏ đã tiếp xúc với tu tiên giả nên trước khi bước lên Nghiệp Cảnh Đài tâm lý rất ổn định, thi thoảng ánh mắt lại nhìn về phía Phương Anh cô cô với vẻ tràn đầy tự tin.



Nghiệp Cảnh Đài lại phát ra tiếng ông ông quen thuộc, đá ngũ sắc nháy liên hồi gấp gáp lâu hơn cả thời gian của Hoài Ngọc, phải đến 5 hơi thở mới dừng, cả năm viên đá bừng sáng lung linh.

Im phăng phắc.

Rồi vỡ òa.

- Thiên Căn, là cái thứ hai… Thông qua!

Rất nhiều vị trưởng lão khi nghe xong câu thông báo đều nổi hết gai ốc, cảm xúc dâng trào. Phải biết rằng 60 năm qua là 6 lần tuyển trạch, Tử Huyền môn chưa một lần xuất hiện Thiên Căn, vậy mà ngày hôm nay có đến 2 cái cùng xuất hiện, bảo sao họ không xúc động. Đến bản thân Trưởng Môn điềm đạm là thế, giờ đây đang ngồi rung đùi trên ghế mà ngón tay nhịp liên hồi lên tay vịn.

Tiếng nghị luận vẫn còn oanh động mãi không thôi, Vương Trưởng Môn đứng dậy dơ tay:

- Qua 60 năm bản môn mới lại xuất hiện Thiên Căn, đây là ý trời, là vận mệnh mới của Tử Huyền Môn chúng ta, đại lễ còn dài, nhân tài còn ẩn dật trong kia, đề nghị quý vị kìm chế cảm xúc để buổi lễ được tiếp tục.

Lão ngồi xuống ghế, toàn trường lại trở lên yên tĩnh.

Lý Khánh Tiên đi theo chỉ dẫn của môn nhân quản lý bước lên Nghiệp Cảnh Đài.

Tiếng ông ông phát ra, năm viên đá nhá sáng 3 nhịp thở rồi viên màu Vàng tắt ngúm. Tiếng người thông báo vang lên:

- Dị chủng Phong linh căn..Thông qua!

Đại sảnh lại một dịp nhộn nhạo, Lý Khánh tiên được đưa đến nhập bọn với Hoài Ngọc, Nhã Kỳ. Không hẹn mà cả ba đều nhìn về phía Đàm Phi với ánh mắt mong đợi, có lẽ qua mấy hôm ở cùng nhau, tình cảm giữa bọn họ đã trở nên sâu đậm, kẻ nào cũng muốn Đàm Phi có một tương lai giống mình. Nhưng sự đời vốn không như người ta mong muốn, tất cả đều tùy thuộc chữ ‘Duyên’.

Đến lượt Đàm Phi.

Gã thu hết can đảm tiến bước về phía trước.

Đàm Phi đi đến cạnh Nghiệp Cảnh Đài, gã môn nhân trẻ đứng cạnh bệ đá dõng dạc hỏi:

- Tên?

- Đàm Phi!

Gã môn nhân gật đầu xác nhận rồi lấy ra viên cầu như thủy tinh dùng kim vàng khắc tên Đàm Phi lên đó xong đưa cho Đàm Phi. Đàm Phi nhân viên cầu dứt khoát bước thẳng vào màn sáng trên Nghiệp Cảnh Đài.

Nó vừa ổn định giữa trung tâm bệ đá thì nghe thấy tiếng ông ông, cảm giác toàn thân hơi tê tê như ngàn vạn con kiến bò trong cơ thể. Bên ngoài màn sáng không có động tĩnh gì. Phải đến hai nhịp hô hấp đám ngọc ngũ sắc khảm trên mặt bích mới có phản ứng.

Năm viên đá bắt đầu phát sáng chói mắt, toàn thể đại điện im ắng, mọi ánh mắt tập trung về Nghiệp Cảnh Đài, một ‘Thiên Căn’ nữa xuất hiện chăng?