LINH TRƯỞNG VÀ BẢN CHẤT LOÀI NGƯỜIĐôi khi tôi cố hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta biết đến tinh tinh lùn trước, rồi sau đó mới biết đến, hoặc là không biết đến tinh tinh. Cuộc tranh luận về sự tiến hóa của loài người có thể không xoay quanh bạo lực, chiến tranh và ưu thế của đàn ông quá nhiều, mà ngược lại, xoay quanh tìиɧ ɖu͙©, cảm thông, quan tâm và hợp tác. Hẳn là chúng ta đã đi theo con đường tri thức khác hẳn!
• FRANS DE WAAL, Our Inner Ape (tạm dịch: Con vượn trong chúng ta)
Nếu Thomas Hobbes có cơ hội phác thảo một con vật tiêu biểu cho những lời kết tội tối tăm nhất của mình về bản chất con người, có lẽ ông sẽ vẽ con tinh tinh. Có vẻ con vật này sẽ xác nhận từng giả định đáng sợ của Hobbes về da^ʍ tính cố hữu của đời sống con người. Tinh tinh được xem là điên cuồng vì quyền lực, ghen tuông, dễ sử dụng bạo lực, ranh ma và hung hãn. Gϊếŧ chóc, gây chiến có tổ chức giữa các đàn với nhau, cưỡиɠ ɧϊếp và gϊếŧ con non là những điểm nổi bật khi nói đến hành vi của chúng.
Khi các dữ liệu này được công bố vào những năm 1960, các nhà lý luận nhanh chóng đề xuất thuyết “khỉ sát nhân” cho nguồn gốc loài người. Hai nhà linh trưởng học Richard Wrangham và Dale Peterson tóm tắt lý thuyết ma quỷ này bằng những thuật ngữ mạnh mẽ khi tìm thấy trong hành vi của tinh tinh những bằng chứng về sự khát máu của người cổ đại. Ông viết: “Bạo lực kiểu tinh tinh xuất hiện trước và mở đường cho chiến tranh của loài người, biến con người hiện đại thành những kẻ sống sót choáng váng trước thói gây hấn chết người liên tục suốt 5 triệu năm.”
Trước khi tinh tinh được xem là kiểu mẫu sống chuẩn nhất về hành vi của người cổ đại, vị trí này thuộc về một người bà con xa hơn nhiều, loài khỉ đầu chó ở thảo nguyên. Loài linh trưởng sống trên mặt đất này thích nghi với kiểu môi trường sinh thái mà tổ tiên chúng ta chắc chắn đã chiếm lấy khi từ trên cây trèo xuống. Kiểu mẫu khỉ đầu chó bị loại bỏ khi người ta thấy rằng chúng thiếu một số đặc tính cơ bản của con người: hợp tác săn bắt, sử dụng công cụ, chiến tranh có tổ chức, tranh giành quyền lực bao gồm cả tổ hợp liên minh-xây dựng. Trong khi đó, Jane Goodal và nhiều người khác lại đang quan sát các phẩm chất này qua hành vi của tinh tinh. Nhà khoa học thần kinh Robert Sapolsky - một chuyên gia về hành vi của khỉ đầu chó - nhận thấy rằng “nếu khỉ đầu chó có chút kỷ luật nào đó, thì chúng sẽ trở thành tinh tinh”.
Có lẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi vào lúc đó có quá nhiều nhà khoa học cho rằng tinh tinh là những gì con người trở thành nếu như ít kỷ luật hơn một chút. Không thể phóng đại tầm quan trọng của tinh tinh trong các hình mẫu cuối thế kỷ XX về bản chất con người. Những tấm bản đồ mà chúng ta để lại (hoặc thừa hưởng từ các nhà thám hiểm trước đó) quyết định chúng ta sẽ thám hiểm nơi nào và sẽ tìm thấy gì ở đó. Sự tàn bạo và xảo trá mà lũ tinh tinh thể hiện, cùng với sự độc ác đáng xấu hổ đặc trưng cho phần lớn lịch sử loài người, dường như khẳng định những tiên đoán của Hobbes về những gì bản chất tàn phá của con người sẽ gây ra nếu như không có một thế lực nào đó mạnh hơn kiểm soát.
Bảng 1: Tổ chức xã hội của loài khỉ*
Tinh tinh lùn | Bình đẳng và chung sống hòa bình, các cộng đồng tinh tinh lùn chủ yếu được duy trì thông qua mối quan hệ xã hội (giữa các cá thể cái), mặc dù con cái vẫn giao tiếp với con đực. Vị trí của con đực có được từ mẹ. Mối quan hệ giữa con trai và mẹ kéo dài suốt đời. Giao phối theo mô hình nhiều đực - nhiều cái. |
Tinh tinh | Mối quan hệ giữa các con đực với nhau là mạnh nhất và dẫn tới việc lập tức thay đổi các liên minh con đực. Con cái di chuyển trong các phạm vi giao nhau theo lãnh thổ do các con đực tuần tra, nhưng không xây dựng mối quan hệ mạnh với các con cái khác hoặc với bất cứ con đực nào. Giao phối theo mô hình nhiều đực - nhiều cái. |
Con người | Cho đến nay vẫn là loài sống thành những tập thể phong phú nhất trong số các loài linh trưởng, có rất nhiều bằng chứng về đủ loại hình quan hệ xã hội-tìиɧ ɖu͙©, hợp tác và cạnh tranh giữa con người đương đại với nhau. Giao phối theo mô hình nhiều đực - nhiều cái (nếu bạn tin theo mô hình chuẩn mực ở loài người thì đó là theo hình thức một vợ - một chồng). |
Khỉ đột | Nhìn chung, một cá thể đực nổi bật (gọi là “Lưng bạc”) chiếm cứ một phạm vi cho đơn vị gia đình của mình, bao gồm vài con cái và con non. Con đực trẻ tuổi bị buộc phải rời đàn khi trưởng thành về mặt tính dục. Quan hệ xã hội mạnh nhất là giữa Lưng bạc với các con cái trưởng thành. Giao phối theo mô hình đa thê. |
Đười ươi | Đười ươi sống cô độc và có rất ít mối quan hệ dưới bất cứ hình thức nào. Đười ươi đực không chấp nhận sự hiện diện của nhau. Một con đực trưởng thành thiết lập một lãnh thổ rộng lớn trong đó có vài con cái sinh sống. Mỗi con cái có phạm vi riêng. Giao phối theo mô hình phân chia thời gian giữa các con cái, không thường xuyên và thường là bạo lực. |
Vượn | Vượn tổ chức thành các đơn vị gia đình hạt nhân; mỗi cặp duy trì một lãnh thổ, không cho phép cặp khác xuất hiện. Giao phối theo mô hình một vợ - một chồng. |