Chương 13: Nguồn gốc của kẻ đẹp mã (8)

HAM MUỐN YẾU ỚT NỔI TIẾNG Ở NỮ GIỚI
Phụ nữ… gần như không có ngoại lệ, kém hào hứng hơn đàn ông…

• CHARLES DARWIN
Phụ nữ không quan tâm lắm đến tìиɧ ɖu͙©, đúng không nào? Cho đến tận ngày nay, đó vẫn là ý kiến gần như phổ biến trong văn hóa đại chúng, y khoa và tâm lý học tiến hóa phương Tây. Trong những năm gần đây, văn hóa đại chúng đã bắt đầu nghi ngờ việc phụ nữ tương đối ít quan tâm đến tìиɧ ɖu͙©, nhưng theo như mô tả chuẩn mực, không có nhiều thay đổi kể từ khi bác sĩ William Acton công bố những suy nghĩ nổi tiếng của mình về vấn đề này năm 1875 khi khẳng định với độc giả rằng: “Những người mẹ, người vợ và người làm nội trợ tốt nhất đều biết rất ít hoặc không biết gì về đam mê tìиɧ ɖu͙©… Theo quy luật chung, một phụ nữ khiêm nhường hiếm khi khao khát bất cứ sự ban thưởng tìиɧ ɖu͙© nào cho chính mình. Cô ta phục tùng chồng mình, nhưng chỉ nhằm làm anh ta hài lòng.”

Gần đây hơn, trong tác phẩm mà nay đã trở thành kinh điển, The Evolution of Human Sεメuality (tạm dịch: Tiến hóa tính dục loài người), nhà tâm lý học Donald Symons tự tin tuyên bố rằng: “Trong tất cả các dân tộc, giao hợp được hiểu là một sự phục vụ hoặc đặc ân mà nữ giới dâng tặng nam giới.” Trong tài liệu đã trở thành kinh điển xuất bản năm 1948, nhà di truyền học A. J. Bateman không do dự khi kết luận về những phát hiện của mình liên quan đến hành vi của ruồi giấm đối với con người, và nói rằng chọn lọc tự nhiên cổ vũ cho “một sự háo hức bừa bãi ở nam giới và một sự thụ động sáng suốt ở nữ giới”.

Toàn bộ số bằng chứng hợp lại để thuyết phục chúng ta rằng phụ nữ không phải là những sinh vật có ham muốn mạnh. Hàng trăm, nếu không muốn nói là đến hàng nghìn cuộc nghiên cứu đã tuyên bố và khẳng định sự yếu ớt trong ham muốn tìиɧ ɖu͙© của phụ nữ. Một trong những nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trong toàn lĩnh vực tâm lý học tiến hóa, công bố năm 1989, rất điển hình cho thể loại này. Một sinh viên tình nguyện hấp dẫn sắp tốt nghiệp bước tới trước một sinh viên khác giới không hề quen biết (đang độc thân) trong khuôn viên Đại học bang Florida và nói: “Xin chào, gần đây em rất hay thấy anh và anh thật hấp dẫn. Anh có muốn đêm nay lên giường cùng em không?” Khoảng 75% nam thanh niên nói có. Nhiều người thì từ chối nhưng lại đề nghị thực hiện việc đó “vào một lúc khác”. Nhưng không một ai trong số những người phụ nữ được tiếp cận bởi những anh chàng xa lạ hấp dẫn chấp nhận lời đề nghị. Hết việc.

Nghiêm túc mà nói đây là một trong số những nghiên cứu được biết đến nhiều nhất trong lĩnh vực tâm lý học tiến hóa. Giới nghiên cứu tham khảo nó để chứng minh rằng phụ nữ không quan tâm đến tìиɧ ɖu͙© ngẫu nhiên, điều này rất quan trọng nếu giả thuyết của bạn cho rằng theo bản năng phụ nữ sẽ đổi tìиɧ ɖu͙© lấy các thứ từ đàn ông. Dù sao đi nữa, nếu họ thấy vui vẻ với tình cho không biếu không thì thị trường sẽ sụp đổ, và mọi phụ nữ khác sẽ gặp khó khăn khi trao đổi tìиɧ ɖu͙© lấy một thứ gì đó có giá trị*.

KHOẢN ĐẦU TƯ LÀM CHA (MPI)

Như đã nói ở trên, dưới mỗi giả thuyết này, cũng như thuyết tiến hóa nói chung, là quan điểm cho rằng có thể giải thích cuộc sống bằng thuật ngữ của kinh tế và lý thuyết trò chơi. Mục tiêu của trò chơi là gửi mã di truyền của bạn vào tương lai bằng cách sản xuất số lượng hậu duệ sống sót càng nhiều càng tốt. Việc gieo giống này có dẫn tới hạnh phúc hay không thì lại chẳng liên quan gì cả. Trong cuốn sách bán chạy nhất của mình về đề tài tâm lý học tiến hóa, The Moral Animal (tạm dịch: Con thú đạo đức), Robert Wright nói ngắn gọn: “Chúng ta được hoàn thiện để trở thành những con thú hiệu quả, chứ không phải hạnh phúc. (Tất nhiên, chúng ta được thiết kế để theo đuổi hạnh phúc; và việc đạt được các mục tiêu của thuyết Darwin - tìиɧ ɖu͙©, địa vị,… - thường mang lại hạnh phúc, ít ra là trong chốc lát). Mặc dù vậy, thường xuyên thiếu hạnh phúc lại giúp chúng ta tiếp tục theo đuổi nó, vì vậy khiến chúng ta trở nên năng suất.”

Khái niệm năng suất rất gây tò mò - và lập tức công khai gây xung đột, nhưng lại được thể hiện một cách rất ngây thơ, cứ như chỉ có một nghĩa khả dĩ của từ “năng suất” vậy. Góc nhìn cuộc sống này chấp nhận đạo đức làm việc của Đạo Tin Lành (rằng “năng suất” là điều làm cho một con thú trở nên “hiệu quả”) và gợi lại khái niệm của kinh Cựu ước cho rằng cuộc sống là chịu đựng chứ không phải hưởng thụ. Các giả định này được ghi lại trong rất nhiều các tác phẩm của tâm lý học tiến hóa. Nhà nghiên cứu hành vi/linh trưởng học Frans de Waal gọi đây là sinh học xã hội kiểu Calvin.

Việc phụ nữ quan tâm đến chất lượng hơn số lượng được cho là quan trọng trên hai khía cạnh. Trước hết, rõ ràng là cô ta sẽ quan tâm đến việc có con với một người mạnh khỏe để tối đa hóa cơ hội đứa bé có thể sống sót và lớn lên mạnh khỏe. “Tài nguyên sinh sản của phụ nữ rất quý giá và hữu hạn, vì vậy bà cố tổ không lãng phí chúng cho bất cứ một tay lang thang ngẫu nhiên nào”, nhà tâm lý học tiến hóa David Buss viết. “Rõ ràng, phụ nữ không tỉnh táo đến mức nghĩ rằng tϊиɧ ŧяùиɠ rẻ còn trứng mới đắt”, Buss viết tiếp, “Những phụ nữ nào ngày xưa không nhạy bén trước khi chấp thuận làʍ t̠ìиɦ sẽ bị bỏ lại trong đám bụi tiến hóa; bà cố tổ của chúng ta đã sử dụng sự thông thái của cảm xúc để loại bỏ những kẻ thất bại.” Buss không giải thích tại sao lại có quá nhiều “kẻ thất bại” trong bể gene ngày nay nếu như tổ tiên của họ đã được sàng lọc một cách kỹ càng đến thế qua hàng nghìn thế hệ.

Mặc dù xét trên phương diện sinh học, một lượng đầu tư đáng kể cho việc làm mẹ là bắt buộc đối với giống loài chúng ta, các nhà lý thuyết tiến hóa vẫn tin rằng trong các loài linh trưởng, Homo sapiens có tỉ lệ đầu tư làm cha (MPI) rất cao. Họ lập luận rằng MPI cao đã tạo nền tảng cho sự phổ biến của hôn nhân. Theo lời Wright: “Ở mọi nền văn hóa của loài người được ghi nhận trong tài liệu nhân học, hôn nhân là chuẩn mực, còn gia đình là hạt nhân của tổ chức xã hội. Các ông bố ở khắp nơi đều cảm nhận được tình cảm dành cho con cái… Tình yêu này thúc đẩy các ông bố góp phần nuôi nấng, bảo vệ con mình và dạy chúng sử dụng các đồ vật hữu ích.”

Nhà sinh học Tim Birkhead bày tỏ sự đồng tình khi viết: “Vấn đề làm bố nằm ở trung tâm phần lớn hành vi của nam giới - và vì những nguyên nhân tiến hóa tốt đẹp.” Ông nói tiếp: “Trong thời nguyên thủy, nhìn chung đàn ông nào đầu tư cho đứa con không phải của mình sẽ để lại ít hậu duệ hơn những anh chàng chỉ nuôi nấng lứa sau mang di truyền của chính mình. Hệ quả là đàn ông đã, và tiếp tục sẽ, luôn bận tâm với việc làm bố…”*

Còn bây giờ, chúng ta sẽ ghi lại vắn tắt một số giả định không chắc chắn nằm dưới cuộc tranh luận này:

• Mỗi nền văn hóa đều được tổ chức xung quanh hôn nhân và gia đình hạt nhân;

• Ở loài người, ông bố nào chỉ cung cấp cho con của chính mình sẽ để lại nhiều hậu duệ hơn hẳn so với người nào kém chọn lọc hơn và hào phóng về mặt vật chất;

+ Lưu ý cách mà điều này giả định một cơ sở di truyền trừu tượng cho một điều mông lung như “lo làm bố”.

• Trong môi trường ngày xưa, đàn ông có thể biết đứa trẻ nào là con ruột của mình, nghĩa là:

+ Anh ta hiểu rằng một hành vi tìиɧ ɖu͙© có thể tạo ra một đứa trẻ, và

+ Anh ta chắc chắn 100% về độ trung thành của bạn tình.

• Một tay thợ săn vậy là có thể từ chối chia sẻ phần mình săn được với những thành viên đói khát khác trong cùng một nhóm hái lượm sống khăng khít với nhau (bao gồm cháu và con của bạn bè nối khố) mà không cảm thấy xấu hổ, không bị xa lánh, hay bị xua đuổi ra khỏi cộng đồng.

Như vậy, theo mô tả chuẩn mực, khi MPI trở thành lợi thế cho con của người đàn ông đó (có thêm đồ ăn, bảo vệ, giáo dục), phụ nữ sẽ tiến tới chọn những bạn đời có nhiều quyền sử dụng các tài nguyên này hơn cũng như những anh chàng có hành vi thể hiện rằng họ sẽ chia sẻ các tài nguyên này với cô ta và con cái (những dấu hiệu về sự hào phóng, lòng trung thành và sự thành thật).

Nhưng theo đó, hai mục tiêu này của phụ nữ (gene tốt và quyền sử dụng tài nguyên của nam giới) tạo ra những tình huống mâu thuẫn cho nam giới và nữ giới - cả trong mối quan hệ chung lẫn các quan hệ với những đối thủ cùng giới tính. Wright tóm tắt cách lý giải tình huống này như sau: “Đầu tư làm cha cao sẽ khiến việc lựa chọn tìиɧ ɖu͙© phát triển theo hai hướng đồng thời. Không chỉ nam giới tiến tới cạnh tranh để giành với nhau nguồn trứng khan hiếm ở nữ; mà phụ nữ cũng tiến tới cạnh tranh để giành khoản đầu tư hiếm hoi ở nam giới.”