Tín Đồ Shopping Và Chị Gái

Chưa có ai đánh giá truyện này!
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Thể loại: Lãng mạn Dịch giả: Phong Linh Chụp pic: Boom Boom Boom Đội dự án: Ken Shita, Phuong Pham, Huyền Nga, Ta Hong Son, Không Chỉ Mình Tôi Beta: Phi Phi Yên Vũ - Thúy Hoa Nguyễn Tuần trăng mật vòn …
Xem Thêm

Chương 2
OK. TÔI KHÔNG THỂ tin được là Luke đã lên kế hoạch đi Milan mà không có tôi. Làm sao anh ấy lại có thể đến đấy mà không có tôi được cơ chứ? Tôi được sinh ra để dành cho Mil

Không. Không phải là Milan. Phải đọc là Milano mới đúng.

Tôi vẫn chưa thực sự thăm thú được nhiều nơi trong thành phố, ngoại trừ lên xuống một cái taxi và loanh quanh trong phòng khách sạn - nhưng với một người đi du lịch vòng quanh thế giới như tôi, chuyện đó chẳng hề hấn gì mấy. Bạn có thể đón bắt từng xung động của một nơi chỉ trong một thoáng, như thổ dân sống hoang dã vậy. Ngay khi tôi nhìn quanh phòng nghỉ khách sạn, thấy những phụ nữ sành điệu mặc đồ Prada và D&G, vừa ôm hôn nhau vừa uống cạn những tách espresso, châm thuốc lá và điệu nghệ hất mái tóc óng ả, tôi đã biết ngay, bằng bản năng tự nhiên, rằng đây là kiểu thành phố dành cho tôi.

Tôi uống một ngụm cappuccino được phục vụ tại phòng và liếc mắt nhìn bóng mình trong tấm gương gắn trên tủ. Thành thật mà nói thì tôi trông như người Ý vậy! Tất cả những gì tôi cần là vài cái quần ngố và bút kẻ mắt sẫm màu. Và có thể thêm một con Vespa nữa.

“Ciao” tôi tự nhiên nói, và hất tóc ra sau. “Sì. Ciao.”

Tôi có thể làm người Ý. Trừ việc tôi có lẽ cần học thêm vài từ tiếng Ý nữa.

“Sì.” Tôi gật đầu chào mình trong gương. “Sì. Milano.”

Có lẽ tôi sẽ luyện tập bằng cách đọc báo. Tôi mở tờ báo tiếng Ý miễn phí Corriere della Sera [1] được mang tới cùng bữa sáng ra, và bắt đầu nghiên cứu kỹ từng dòng. Bài báo đầu tiên toàn kể chuyện tổng thống rửa đàn piano. Ít nhất thì tôi cũng khá chắc là mấy từ presidente và lavoro pieno có nghĩa như vậy.

[1] Tiếng Ý: Người đưa tin buổi tối.

“Anh biết không Luke, em thực sự có thể sống ở Ý được đấy,” tôi nói khi anh ra khỏi phòng t muốn nói là, nước Ý thật hoàn hảo. Nó có mọi thứ! Có cappuccino… đồ ăn tuyệt hảo... Ai cũng lịch lãm... Lại còn có thể mua đồ Gucci rẻ hơn ở nhà...”

“Còn nghệ thuật nữa,” Luke nói, mặt lạnh tanh. “Như bức Bữa tối cuối cùng của Da Vinci chẳng hạn.”

Mình đang định nhắc tới nghệ thuật.

“Ừ, hiển nhiên là cả nghệ thuật nữa,” tôi nói, đảo mắt. “Ý em là nghệ thuật thì khỏi phải nói rồi.”

Tôi giở một trang Corriere della Sera và đọc lướt qua những dòng tít. Bất ngờ óc tôi kêu lách cách.

Tôi đặt tờ báo xuống và nhìn Luke chăm chú.

Chuyện gì xảy ra với anh ấỵ vậy?

Tôi đang nhìn thấy một Luke Brandon tôi từng biết khi tôi còn là một phòng viên tài chính. Anh đã cạo râu sạch sẽ, và mặc bộ com lê là phẳng phiu, bên trong mặc áo sơ mi xanh lá cây nhạt và thắt cà vạt xanh lá cây sẫm. Giày và tất thật đồng bộ. Chiếc khuyên tai đã biến mất. Không còn vòng tay nữa. Vết tích duy nhất còn lại sau chuyến đi của chúng tôi là tóc anh, mái tóc vẫn bị tết thành những bím nhỏ.

Tôi có thể cảm thấy quả bóng thất vọng đang dần phình to trong mình. Tôi thích anh thực sự là anh cơ, ăn mặc thoải mái và không cạo râu.

“Anh đã... bảnh bao hơn một chút rồi!” tôi nói. “Vòng tay của anh đâu?”

“Trong va li.”

“Nhưng cái bà ở Masai Mara [2] đó đã nói là chúng ta không bao giờ được phép tháo ra cơ mà!” tôi nói trong cơn sốc. “Bà ấy nói đó là bùa bình an đặc biệt của Ma”

[2] Một công viên bảo tồn ở Kenya.

“Becky...” Luke thở dài. “Anh không thể đeo một mẩu dây thừng cũ rỉn quanh cổ tay mà đi họp được.”

Một mẩu dây thừng cũ rỉn ư? Đó là một cái vòng tay thiêng, anh biết mà.

“Anh vẫn giữ những bím tóc đấy thôi!” tôi nói. “Nếu anh vẫn để tóc tết được thì anh cũng đeo vòng tay được!”

“Anh không định giữ những bím tóc đó!” Luke trông đầy ngờ vực. “Anh đã đặt chỗ cắt tóc rồi” - anh nhìn đồng hồ - “mười phút nữa.”

Cắt tóc ư?

Thế này thì nhanh quá. Tôi không thể chịu nổi ý tưởng mái tóc cháy nắng của Luke sẽ bị cắt trụi và rơi lả tả xuống sàn. Mái tóc trăng mật của chúng tôi... thế là hết.

“Luke, đừng,” tôi nói, trước khi kịp ngăn mình lại. “Anh không thể làm thế.”

“Sao thế?” Luke quay lại nhìn tôi gần hơn. “Becky, em ổn không?” Không. Tôi chẳng ổn tí nào.

“Anh không thể cắt trụi tóc đi được,” tôi tuyệt vọng nói. “Nếu thế thì mọi thứ sẽ kết thúc hết!”

“Em yêu... nó đã thực sự hết rồi.” Luke đến bên ngồi cạnh tôi. Anh cầm tay và nhìn vào mắt tôi. “Em biết mà, phải không? Hết rồi. Chúng ta đang về nhà. Chúng ta đang trở lại cuộc sống thực.”

“Em biết!” Ngưng lại một chút, tôi nói. “Chỉ là... emthực sự thích anh để tóc dài.”

“Anh không thể đi họp công chuyện như thế này được.” Luke lắc đầu khiến những hạt cườm xâu trên tóc va vào nhau lách cách. “Em biết điều đó cũng như anh vậy!”

“Nhưng anh không cần phải cắt hết tóc!” tôi nói, đột nhiên nghĩ ra. “Rất nhiều đàn ông Ý để tóc dài mà. Chúng ta chỉ cần tháo những bím tóc ra thôi!”

“Becky...”

“Để em làm cho! Em sẽ tháo hết ra! Ngồi xuống đi anh.”

Tôi đẩy Luke ngồi xuống giường, cẩn thận lần theo những bím tóc nhỏ đầu tiên rồi bắt đầu gỡ chúng ra một cách nhẹ nhàng. Khi tôi dựa sát anh, tôi ngửi thấy mùi doanh nhân sực nức từ loại nước hoa đắt tiền dùng sau khi cạo râu hiệu Armani, loại Luke thường xịt khi đi làm. Từ thời điểm trước khi chúng tôi cưới nhau tới giờ anh chưa từng dùng nó.

Tôi xoay người chuyển chỗ trên giường và bắt đầu cẩn thận tháo những bím tóc ở nửa đầu bên kia. Cả hai chúng tôi đều im lặng; âm thanh duy nhất trong phòng là tiếng những hạt cườm khẽ chạm vào nhau. Khi tôi tháo xong bím tóc cuối cùng, tôi bỗng thấy cổ họng mình nghèn nghẹn - buồn cười thật.

Tôi muốn nói là, chúng tôi không thể mãi mãi hưởng kỳ trăng mật, phải vậy không? Và tôi đang mong ngóng được gặp lại bố mẹ và Suze, và trở lại với cuộc sống thực...

Nhưng vẫn thấy làm sao đó. Tôi đã ở bên Luke suốt mười tháng qua. Chúng tôi chưa từng ở ngoài tầm mắt nhau quá vài giờ. Giờ thì mọi thứ đều kết thúc.

Dù sao thì cũng sẽ ổn thôi. Tôi sẽ lại bận rộn với công việc mới... và với bạn bè mới...

“Xong rồi!

Tôi với tay lấy lọ nước dưỡng tóc Paul Mitchell của mình thoa một chút lên tóc Luke, và chải tóc anh một cách cẩn thận. Hơi lượn sóng một chút nhưng cũng OK. Trông anh như người châu Âu vậy.

“Anh thấy không?” cuối cùng tôi nói. “Trông anh tuyệt quá!”

Luke ngắm nghía mình trong gương một cách nghi ngờ và trong một khoảnh khắc tồi tệ tôi đã nghĩ anh sắp nói là anh vẫn sẽ cắt tóc. Nhưng rồi anh mỉm cười.

“OK. Hoãn cắt tóc. Nhưng chẳng sớm thì muộn cũng phải cắt thôi.”

“Em biết,” tôi nói, đột nhiên thấy vui trở lại. “Chỉ cần không phải hôm nay là được.”

Tôi ngắm Luke thu mấy loại giấy tờ lại cho vào va li.

“Vậy... chính xác thì hôm nay anh sẽ họp với ai?”

Luke đã nói với tôi rồi, trên chuyến bay từ Colombo - nhưng lúc đó người ta đang phục vụ sâm panh miễn phí nên tôi không hoàn toàn chắc có nghe hết những gì anh nói.

“Bọn anh đang theo đuổi một khách hàng mới. Arcodas Group.”

“Đúng rồi. Giờ em nhớ ra rồi. Họ làm gì vậy? Quản lý quỹ à?” Công ty của Luke có tên đầy đủ là Công ty Truyền thông Brandon, nó là cơ quan phụ trách mảng PR cho những tổ chức tài chính như ngân hàng, hiệp hội phát triển nhà ở và các công ty đầu tư. Đó là cách chúng tôi đã gặp nhau, thật thế, trong những ngày tôi làm việc tại tạp chí Successful Saving.

“Không.” Luke dập khóa va li. “Bọn anh đang muốn mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác ngoài tài chính

“Thật không?” tôi ngạc nhiên nhìn anh.

“Đây là điều anh đã luôn muốn làm. Công ty vẫn làm ăn được, nhưng anh muốn làm lớn hơn. Mở rộng hơn. Arcodas là một tập đoàn rất lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Họ sở hữu những dự án phát triển nhà ở... các trung tâm thể thao... các trung tâm mua sắm...”

“Trung tâm mua sắm?” tôi nói, đột nhiên sáng mắt lên. “Anh có được giảm giá không?”

“Nếu có tài khoản thì có lẽ...”

“Vậy thì, liệu Arcodas có trung tâm mua sắm nào ở Milan không anh?” tôi nói, cố gắng làm ra vẻ hữu ích. “Vì em có thể ghé qua một cái. Để nghiên cứu.”

“Họ không có cái nào ở Milan. Họ chỉ ở đây nhân dịp hội thảo về bán lẻ thôi.” Luke đặt cặp xuống và nhìn tôi rất lâu.

“Becky... Anh biết đây là Milan. Nhưng xin em. Ngày hôm nay em đừng điên lên nhé.”

“Điên lên á?” tôi nói, hơi cảm thấy bị xúc phạm. “Ý anh là gì?”

“Anh biết là em sắp đi shopping...”

Sao mà anh biết được nhỉ? Đúng là Luke thật nhạy cảm. Làm sao mà anh biết được tôi không định đi thăm mấy cái tượng đài nổi tiếng hay cái gì đại loại thế?

“Em đâu có định đi shopping!” tôi tinh vi nói. “Em chỉ đơn thuần nhắc đến những trung tâm mua sắm để chứng tỏ em có quan tâm đến công việc của anh thôi.”

“Anh hiểu.” Luke nhìn tôi hơi chế giễu, điều này khiến tôi thấy bực mình.

“Thực sự em tới thành phố này vì nền văn hóa của nó.” Tôi vênh mặt lên. “Và bởi em chưa thấy Milan bao giờ.”

“À há.” Luke gật đầu. “Thế hôm nay em không định viếng thăm shop thời trang nào sao?”

“Luke,” tôi nói rất tử tế, “em là một nhân viên tư vấn mua sắm chuyên nghiệp. Anh thực sự nghĩ em sẽ điên lên chỉ vì mấy cái shop thời trang đó à?”

“Nói thật là đúng thế,” Luke nói.

Tôi cảm thấy sự phẫn nộ đang dâng lên. Chẳng phải là chúng tôi đã thề với nhau sao? Chẳng phải anh đã hứa sẽ tôn trọng tôi và không bao giờ nghi ngờ những gì tôi nói hay sao?

“Anh nghĩ em đến đây chỉ để đi mua sắm thôi sao? Ừ, vậy thì cầm lấy cái này đi!” tôi với cái túi, lấy ví của mình ra và quăng nó vào anh.

“Becky, đừng có ngốc như thế...”

“Cầm lấy đi! Em sẽ chỉ đi dạo quanh thành phố! Em sẽ đi và tham quan nhà thờ.”

“Thôi được rồi.” Luke nhún vai và đút ví của tôi vào túi.

Khỉ thật. Tôi không nghĩ anh lại lấy nó thật.

Nhưng cũng chẳng sao, vì tôi có một thẻ tín dụng khác giấu trong túi xách mà Luke không hay biết gì.

“Tốt thôi,” tôi nói, khoanh tay. “Giữ tiền của em đi. Em chẳng thèm quan tâm!”

chắc em sẽ sống sót thôi,” Luke nói. “Lúc nào mà em chẳng có thể dùng thẻ tín dụng giấu trong túi xách.”

Cái gì cơ!

Làm sao mà anh biết được? Anh theo dõi tôi à?

Đây nhất định phải là cơ sở để ly hôn, chắc chắn!

“Lấy nốt đi!” tôi điên tiết, với lấy cái túi. “Lấy hết mọi thứ đi! Lấy cả áo em đang mặc đây này!” tôi quẳng thẻ tín dụng vào anh. “Anh tưởng anh hiểu em, Luke. Nhưng anh không hề. Tất cả những gì em muốn là đắm mình trong một chút văn hóa và có thể là tiêu chút tiền vào những món đồ lưu niệm lạ kỳ hay đồ chế tác địa phương.”

“Đồ chế tác địa phương?” Luke nhại lại. “Em dùng cụm từ ‘đồ chế tác địa phương’ để chỉ ‘giày Versace’?”

“Không!” tôi đáp, sau một thoáng ngưng lại.

Kể ra cũng đúng. Hơi hơi đúng.

Tôi đang nghĩ đến giày Míu Míu [3] nhiều hơn. Hiển nhiên ở đây thì nó rẻ hơn nhiều rồi.

[3] Một thương hiệu thời trang của Miuccia Prada, con gái út của người sáng lập ra hang Prada nổi tiếng.

“Nghe này, Becky, chỉ cần đừng quá đà thôi, được chứ?” Luke nói. “Chúng ta còn phải tuân thủ giới hạn hành lý mang theo mà.” Anh liếc mắt về phía những chiếc va li đang mở. “Nào là mặt nạ nghỉ lễ Nam Mỹ và cây gậy phù thủy... Ôi, và đừng có quên mấy thanh gươm dùng trong lễ hội múa kiếm...”

Luke còn định dằn vặt tôi bao nhiêu lần về mấy thanh gươm dùng trong lễ hội múa kiếm ấy nữa đây? Chỉ vì nó làm rách cái áo ngu ngốc đấy của anh!

“Em nhắc lại lần thứ một triệu rằng chúng là quà tặng!” tôi nói. “Em không thể gửi chúng về nhà. Chúng ta cần phải mang theo chúng khi quay về, nếu không thì trông chúng ta sẽ chẳng giống khách du lịch xịn chút nào!”

“Được thôi. Tất cả những gì anh đang nói là chúng ta không có chỗ cho những cái mặt nạ Nam Mỹ và thêm sáu đôi bốt nữa.”

Ôi, anh ấy nghĩ anh ấy thật hài hước cơ đấy.

“Luke, em không còn như thế nữa, được chưa?” tôi nói, hơi đay nghiến. “Em đã trưởng thành lên một chút rồi. Em đã tưởng là anh nhận ra điều đó.”

“Nếu em đã nói vậy.” Luke lấy thẻ tín dụng của tôi ra, xem xét thật kỹ, rồi trả lại cho tôi. “Dù sao thì em cũng chỉ còn vài trăm bảng trong này thôi.”

Cái gì?

“Sao anh biết?” tôi nói, cảm thấy bị xúc phạm. “Đó là thẻ tín dụng riêng của em!”

“Thế thì đừng giấu bản kê khai tài khoản dưới đệm. Cô hầu phòng ở Sri Lanka đã tìm thấy nó khi đang dọn giường và đưa nó cho anh.” Anh hôn tôi và xách cặp lên. “Em tận hưởng thành phố vui vẻ nhé!”

***

Khi cánh cửa đóng lại tôi thấy hơi bực mình. Luke chẳng biết gì cả. Luke không hề biết rằng thực sự hôm nay tôi đang có kế hoạch mua tặng anh một món quà. Mấy năm trước, khi tôi gặp anh lần đầu tiên, Luke từng đeo chiếc thắt lưng Ý bằng da hảo hạng mà anh cực kỳ yêu thích. Nhưng một hôm anh để quên nó trong phòng tắm và nó bị dính keo tẩy lông chân n

Đó đâu phải hoàn toàn là lỗi của tôi. Như tôi đã nói với anh, khi bạn đau đớn tột độ, bạn sẽ không còn đầu óc đâu mà nghĩ xem “Dụng cụ nào sẽ phù hợp nhất để tiến hành bóc lớp keo tẩy lông nóng rẫy ra khỏi ống chân mình?” Bạn sẽ chỉ tóm lấy thứ ở gần nhất.

Sao cũng được. Và thế là hôm nay tôi định mua cho anh một cái để thay thế. Một món quà nhỏ nhân dịp “kết thúc kỳ trăng mật.” Nhưng có lẽ anh không xứng đáng có nó nếu anh theo dõi tôi và đọc bản kê khai thẻ tín dụng riêng của tôi. Ý tôi là, thật thiếu tôn trọng. Tôi có đọc thư riêng của anh đâu?

À, thực ra thì cũng có. Vài trong số đó khá là hay ho! Nhưng vấn đề là...

Lạy Chúa. Tôi cứng đờ, một ý nghĩ khủng khϊếp đánh gục tôi. Liệu điều đó có nghĩa là anh đã biết tôi tiêu bao nhiêu tiền ở Hồng Kông vào cái ngày anh ra ngoài xem tình hình mua bán chứng khoán không?

Mẹ kiếp.

Và anh chẳng hề nói gì về chuyện này cả. OK, sau tất cả những chuyện đó, có lẽ anh thực sự xứng đáng được tặng một món quà.

Tôi uống một ngụm cappuccino. Dù sao thì tôi mới là kẻ thắng cuộc chứ không phải Luke. Anh ấy tự cho rằng mình rất thông minh, nhưng lại không hề biết tôi đã có một kế hoạch thiên tài.

Nửa tiếng sau tôi đã xuống tới quầy lễ tân dưới lầu, mặc quần bó đen, (không giống quần ngố lắm, nhưng cũng gần như thế), áo phông cộc tay kẻ sọc, cổ thắt một chiếc khăn quàng, đúng phong cách châu Âu. Tỏi đi thẳng đến bàn đổi tiền và mỉm cười với người phụ nữ ngồi đó.

“Ciao,” tôi vui vẻ nói. “Il...”

Rồi tôi im bặt.

Mình đang nghĩ gì thế này? Nghĩ rằng nếu bắt đầu một cách tự tin, và dùng cả tay diễn đạt, thì tiếng Ý sẽ tự động chui ra khỏi miệng ư?

“Làm ơn cho tôi đổi một ít tiền sang đồng euro,” tôi nói, chuyển sang tiếng Anh. Tôi thò tay vào túi xách và hí hửng lôi ra một xấp giấy bạc nhàu nát. “Rupee, dirham, ringgit... [4]” Tôi chất những tờ giấy bạc đó thành đống trên bàn và lục túi thêm mấy đồng nữa.

[4] Các đồng tiền lần lượt của Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Malaysia.

“Đô la Kenya...” Tôi chăm chú nhìn một tờ giấy bạc kỳ lạ màu hồng mà tôi không nhận ra là tiền nước nào. “Còn cái đồng khỉ này nữa...”

Không thể tin nổi tôi đã mang ngần ấy tiền theo mà thậm chí còn không hề để ý. Tôi có hàng đống đồng rupee trong túi đựng đồ tắm, nguyên một cọc tiền Ethiopia kẹp trong quyển sách bìa mềm. Cộng thêm cả lố giấy bạc kỳ khôi và đống xu vứt tứ tung dưới đáy túi du lịch.

Quan trọng nhất đây là tiền chùa! Đây là tiền của chúng tôi.

Tôi nhìn một cách phấn khích khi bà đổi tiền phân loại đống tiền của tôi. “Cô có những mười bảy loại tiền ở đây,” cuối cùng bà ta cũng lên tiếng, trông hơi sửng sốt.

“Chúng tôi đã đến rất nhiều nước,” tôi giải thích. “Tổng cộng tất cả chỗ đó có giá trị bao nhiêu?”

Khi bà đổi tiền bắt đầu bấm máy tính, tôi thấy hơi phấn khích. Có lẽ tỉ giá hối đoái của vài loại tiền ở đây sẽ có lợi cho tôi. Mà có khi tất cả chỗ này đều đáng giá cả đống tiền cũng nên!

Thế là tôi cảm thấy h lỗi. Nói gì thì nói, đó cũng là tiền của Luke nữa. Tôi đột ngột quyết định rằng nếu chỗ đó đổi được hơn một trăm euro, tôi sẽ trả lại anh một nửa. Chỉ để cho công bằng thôi. Như thế tôi vẫn còn đến năm mươi eưro! Không tồi, chẳng phải làm gì mà được ngần ấy thì thật không tồi!

“Sau khi trừ phí dịch vụ...” bà đổi tiền ngước lên. “Bảy bốn lăm.”

“Bảy trăm bốn mươi lăm euro?” tôi trợn mắt nhìn bà, ngạc nhiên và sung sướиɠ. Tôi không hề biết rằng mình đã mang theo ngần ấy tiền! Lạy Chúa, nó đã hiện ra rồi đấy! Tất cả những ai nói rằng “Năng nhặt chặt bị”... họ nói thật chí lý! Ai mà ngờ được chứ?

Thế này thì tôi sẽ có thể mua được một món quà cho Luke và một đôi giày Míu Míu, và...

“Không phải là bảy trăm bốn mươi lăm euro.” Bà đổi tiền viết nguệch ngoạc lên một mảnh giấy và đưa cho tôi. “Bảy euro, bốn mươi lăm cent.”

“Hả?” Nụ cười hạnh phúc trôi tuột khỏi gương mặt tôi. Không thể nào!

“Bảy euro, bốn mươi lăm cent,” bà đổi tiền kiên nhẫn nhắc lại. “Cô muốn đổi thế nào?”

Sao mà từng ấy tiền lại chỉ đổi được có bảy euro cơ chứ? Vô lý đùng đùng. Như tôi giải thích với bà đổi tiền, với số rupee ấy bạn có thể mua hàng đống thứ ở Ấn Độ. Có khi bạn còn có thể mua được cả một cái xe hơi... hay thậm chí là một lâu đài ấy chứ. Nhưng bà ta không hề động lòng. Đành vậy.

Tôi bất đầu đi xuổng phố, cẩn thận tuân theo tấm bản đồ mà người xách hành lý ở khách sạn đã đưa cho. Anh ta thật tốt bụng. Tôi đã giải thích với anh ta rằng tôi muốn đi thăm những thắng cảnh văn hóa của Milan biết bao, và thế là anh ta bắt đầu nói về bức tranh Bữa tối cuối cùng của Da Vinci, thứ mà anh ra “biết” tôi sẽ muốn xem chết đi được.

Hiển nhiên là tôi muốn xem nó thật. Cực muốn là đằng khác. Nhưng ưu tiên là ưu tiên. Nên tôi đã lịch sự giải thích rằng thực sự thì tôi quan tâm nhiều hơn đến văn hóa Ý đương đại, và thế là anh ta lại thao thao bất tuyệt về mấy nghệ sĩ chuyên làm phim ngắn về cái chết.

Vì thế sau đấy tôi đã phải làm rõ rằng khi nói tới “văn hóa Ý đương đại” tôi thực sự muốn nhắc đến những biểu tượng văn hóa như Prada và Gucci - và mắt anh ta sáng lên ra vẻ thông hiểu. Anh ta đánh dấu một con phố cho tôi, con phố nằm trong một khu vực cổ tên Golden Quadrilatera [5], rõ ràng là “ngập tràn văn hóa” mà anh ra “chắc chắn tôi sẽ đánh giá cao.”

[5] Khu mua sắm thời trang sành điệu ở Milan.

Đó là một ngày nắng có gió nhẹ, ánh mặt trời lấp lánh phản chiếu trên các ô kính cửa sổ, trên ô tô, và những chiếc Vespa tuyệt hảo lượn khắp nơi. Chúa ơi, Milan tuyệt quá! Ai tôi đi qua cũng thấy đeo kính mát hàng hiệu và túi xách cũng hàng hiệu nốt - kể cả đàn ông!

Trong một thoáng tôi đã nghĩ đến việc mua cho Luke một cái túi xách kiểu châu Âu thay vì một cái thắt lưng. Tôi cố gắng tưởng tượng ra cảnh anh bước vào văn phòng với một cái túi nhỏ thời trang lủng lẳng trên cổ tay...

Hmm. Thôi, có lẽ mình nên mua thắt lưng.

Bất ngờ tôi thấy phía trước có một cô gái mặc bộ vest màu kem, đi xăng đan cao gót, đội mũ bảo hiểm màu hồng trang trí hình con báo.

Tôi nhìn chằm chằm vào cô ấy, thèm thuồng. Trời ơi, tôi muốn có một cái mũ bảo hiểm như thế. Tôi muốn nói là, tôi biết tôi không có xe Vespa, nhưng kiểu gì thì tôi cũng có thể đội mũ bảo hiểm chứ? Điều đó có thể trở thành đặc điểm nhận dạng của tôi. Người ta có thể gọi tôi là “Cô gái Đội Mũ bảo hiểm Vespa.” Thêm vào đó, nó sẽ bảo vệ tôi khỏi bọn cướp của gϊếŧ người, nên thực sự thì nó chính là một đặc điểm an toàn...

Có lẽ tôi sẽ hỏi xem cô ấy mua nó ở đâu.

“Excusez-moi, mademoiselle!” tôi gọi to, tự thấy ấn tượng trước sự trôi chảy bất ngờ của mình. “J’adore votre chapeau!” [6]

[6] Tiếng Pháp: - Xin lỗi thưa cô! Tôi vô cùng ngưỡng mộ cái mũ của cô!

Cô gái nhìn tôi thờ ơ, rồi biến mất sau ngã tư. Điều này, nói thật là, tôi thấy hơi thiếu thân thiện. Ý tôi là, tôi ở đây, cố gắng nói ngôn ngữ của cô ta, thế mà...

Ối, nhầm! Thôi được rồi.

OK. Phải công nhận là hơi xấu hổ một chút.

Nhưng mà không sao. Đằng nào thì tôi ở đây đâu phải để mua mũ bảo hiểm Vespa. Tôi đến đây để mua quà cho Luke. Sau cùng thì đó là ý nghĩa của hôn nhân. Đặt chồng bạn lên trên hết. Đặt nhu cầu của anh ấy trước nhu cầu của bạn.

Thêm vào đó, tôi đang nghĩ mình luôn có thể trở lại đây một ngày nào đó. Tôi muốn nói là từ London đến đây thì cũng chẳng bao xa, đúng không? Và Suze cũng có thể đi cùng nữa, tôi nghĩ, tự nhiên thấy sung sướиɠ. Trời ơi, sẽ vui lắm đây. Tôi chợt hình dung ra cảnh tôi và Suze, sải bước trên phố, tay trong tay, túi xách tung tẩy và cười. Một chuyến đi của những phụ nữ trẻ tới Milan! Chúng tôi nhất định phải làm mới được!

Tôi tới một ngã tư nữa và dừng lại xem bản đồ. Mình hẳn đang đến gần lắm rồi. Anh ta nói là không xa lắm mà...

Ngay lúc đó một phụ nữ đi ngang qua tôi, xách một chiếc túi Versace, và tôi cứng đờ người vì phấn khích. Phải đến gần nơi có những thứ đó mới được! Cũng giống như khi tôi đến thăm cái núi lửa đó ở Peru và người hướng dẫn cứ chỉ ra những dấu hiệu cho thấy chúng tôi đã đến gần tâm lắm rồi. Chỉ mình căng mắt ra tìm mấy cái túi Versace nữa...

Tôi tiến lên phía trước một chút... và lại thấy một cái nữa! Người phụ nữ đeo cặp kính mát ngoại cỡ đang uống cappuccino đó có một cái, cộng thêm khoảng sáu triệu triệu cái túi hiệu Armani. Bà ấy đang khua chân múa tay nói chuyện với bạn và thò tay vào một trong số những chiếc túi đó - lôi ra một lọ mứt, dán nhãn Armani. Mứt Armani à? Armani làm mứt sao?

Có khi là ở Milan thì mọi thứ đều được dán nhãn thời trang cũng nên! Có khi Dolce & Gabbana cũng sản xuất kem đánh răng! Có khi Prada cũng làm sốt cà chua!

Tôi lại bắt đầu tiến lên, càng lúc càng nhanh, bồn chồn phấn khích. Tôi có thể cảm nhận được những cửa hàng đó trong không khí. Những chiếc túi hàng hiệu xuất hiện nhiều hơn. Không khí dần nặng mùi hương đắt đỏ. Tôi có thể thực sự nghe thấy âm thanh của những chiếc mắc treo trên giá và những cái phéc mơ tuya...

Và rồi, đột nhiên, nó kia rồi.

Một đại lộ dài, thanh lịch trải ra trước mắt tôi, cùng với những con người thời trang nhất, sành điệu nhất lượn qua lượn lại. Những cô gái rám nắng, trông như người mẫu mặc đồ và đi giày cao gót hiệu Gucci đang chậm rãi sánh bước cùng những người đàn ông trông thật mạnh mẽ mặc com lê lanh hoàn hảo. Một cô gái mặc quần jeans trắng hiệu Versace và tô son đỏ đang đẩy một cái xe nôi bọc da với hai chữ viết l*иg của Louis Vuitton. Một phụ nữ tóc vàng mặc váy da ngắn màu nâu trang trí bằng lông thỏ đang nói quang quác vào cái điện thoại tông xuyệt tông trong khi tay vẫn dắt đứa con trai nhỏ cũng diện đồ Gucci từ đầu đến chân.

Và... các shop thì... Shop nọ nối tiếp shop kia.

Perragamo. Valentino. Dior. Versace. Prada.

Khi tôi đi sâu xuống phố, đầu xoay từ bên nọ sang bên kia, tôi cảm thấy choáng váng. Đúng là một cú sốc văn hóa. Đã bao lâu rồi tôi mới được nhìn thấy một cửa hàng không bán đồ thủ công mỹ nghệ và hạt gỗ nhỉ? Tôi muốn nói là... hàng tháng rồi! Tôi cảm thấy như mình được cứu đói, và hiện giờ đang ngấu nghiến bánh Tiramisu với lượng kem gấp đôi. Cứ nhìn cái áo khoác tuyệt vời ấy mà xem. Nhìn những đôi giày ấy đi.

Mình nên bắt đầu từ đâu đây? Mình nên thậm chí...

Tôi không thể động đậy được. Tôi tê liệt giữa con phố như con lừa không thể lựa chọn giữa hai bồ cỏ trong truyện ngụ ngôn Ê dốp. Nhiều năm nữa người ta vẫn sẽ tìm thấy tôi, vẫn đóng băng tại nơi này, tay giữ chặt thẻ tín dụng.

Đột nhiên mắt tôi hướng vào đống thắt lưng và ví da trưng bày đằng sau cửa kính một cửa hàng gần đó.

Da. Thắt lưng của Luke. Đó là cái mình đến đây để mua. Tập trung vào.

Tôi bước thấp bước cao tiến về phía cửa hàng đó và đẩy cửa, đầu óc vẫn mụ mị. Ngay lập tức mùi của những loại da đắt tiền tràn ngập đã đánh gục tôi. Trên thực tế, mùi đó mạnh đến mức nó khiến đầu óc tôi choáng váng.

Cửa hàng đó rất tuyệt. Nó được trải thảm nâu nhạt với những tủ trưng bày thắp sáng dìu dịu. Tôi có thể thấy ví, thắt lưng, túi xách, áo khoác... Tôi dừng lại bên cô ma nơ canh mặc chiếc áo nâu sô cô la tuyệt vời, bằng da và xa tanh. Tôi vuốt ve nó một cách trìu mến, rồi nhấc thẻ giá lên xem - và suýt ngất.

Nhưng, tất nhiên rồi, giá bằng đồng lia [7] mà. Tôi mỉm cười thở phào. Thảo nào nó trông thật...

[7] Đơn vị tiền tệ Ý

Ôi không. Bây giờ thì là đồng euro rồi.

Chết tiệt.

Tôi nuốt ực một c rồi rời xa cô ma nơ canh.

Việc này chỉ chứng minh bố nói đúng mà thôi - đồng tiền chung là một sai lầm lớn. Khi mười ba tuổi tôi đã đi nghỉ ở Rome với bố mẹ - và toàn bộ ưu điểm của đồng lia là giá trông có vẻ nhiều nhưng thực ra không phải thế. Bạn có thể mua một thứ trị giá hàng triệu triệu lia - nhưng thực tế thì chỉ khoảng ba bảng thôi! Thật kỳ diệu!

Thêm nữa, nếu bạn vô tình mua một chai nước hoa thực sự đắt tiền, không ai (ở đây là bố mẹ bạn) có thể trách cứ bạn được, bởi, như mẹ tôi đã nói, ai mà thực hiện phép chia nhẩm nhanh thế?

Khi tôi bắt đầu nhìn qua tủ trưng bày thắt lưng, một người đàn ông trung niên đậm người bước ra khỏi phòng thử đồ, ngậm xì gà và mặc một chiếc áo khoác đáng ngưỡng mộ màu đen bằng vải cashmere viền da. Ông ta khoảng năm mươi tuổi và rất rám nắng, tóc bạc cắt sát da đầu và mắt xanh sắc lẹm. Thứ duy nhất trông có vẻ không hoàn hảo lắm là cái mũi, thành thật mà nói thì nó hơi chẳng ra hình thù gì.

“Giời ạ, Roberto,” ông ta nói giọng bực tức.

Ông ấy là người Anh! Nhưng giọng ông ta hơi lạ. Như kiểu giọng nửa Anh nửa Mỹ trộn với giọng Cockney [8].

[8] Giọng đặc trưng của những người lao động Anh, đặc biệt ở khu Đông London.

Một nhân viên bán hàng mặc com lê đen đeo kính gọng đen mảnh vội vàng chạy ra khỏi phòng thử đồ, tay cầm thước dây.

“Vâng, thưa ngài Temple?”

“Có bao nhiêu cashmere trong cái này?” Người đàn ông đậm người vuốt nhẹ dọc cái áo một cách cẩn thận.

“Thưa ngài, cashmere một trăm phần trăm đấy

“Loại tốt nhất chứ?” Người đàn ông giơ ngón tay lên cảnh cáo. “Giờ thì tôi không muốn anh lừa tôi. Anh biết phương châm của tôi rồi đấy. Chỉ thứ tốt nhất thôi.”

Anh chàng đeo kính gọng đen hơi nhăn mặt lo lắng.

“Thưa ngài, chúng tôi sẽ không bao giờ, ừm… lừa ngài đâu ạ.” Người đàn ông im lặng ngắm mình trong gương vài giây rồi gật đầu. “Cũng tạm được. Tôi sẽ lấy ba chiếc. Một gửi đến London.” Ông ta đếm đếm trên đầu những ngón tay múp míp. “Một đến Thụy Sĩ. Một đến New York. Anh đã rõ chưa?”

Nhân viên bán hàng đeo kính gọng đen liếc nhìn tôi, và tôi chợt nhận ra là rõ ràng mình đang nghe trộm.

“Ồ, xin chào!” tôi nói nhanh. “Tôi muốn mua cái này, xin vui lòng, và gói nó lại nữa.” Tôi đưa ra chiếc thắt lưng đã chọn.

“Silvia sẽ giúp bà.” Anh ta chỉ bừa về phía một phụ nữ ở chỗ thanh toán, rồi quay lại với khách hàng của mình.

Tôi đưa cái thắt lưng cho Silvia và nhìn vu vơ khi cô ta gói nó lại bằng giấy màu đồng bóng. Tôi nửa thán phục khả năng thắt ruy băng khéo léo của cô ta nửa lắng nghe Ngài Cashmere, người giờ đang nhìn vào cái va li. “Tôi không thích mặt da chút nào,” ông ta nói. “Sờ vào thấy khác… cái gì đấy không chuẩn.”

“Gần đây chúng tôi có thay đổi nhà cung cấp...” Anh chàng đeo kính gọng đen vặn vẹo tay. “Nhưng nó bằng da hảo hạng, thưa ngài...” Anh ta nói nhỏ dần rồi ngưng bặt khi Ngài Cashmere đưa điếu xì gà ra khỏi miệng và nhìn anh ta một cái.

“Anh đang lừa tôi, Roberto,” ông ta nói. “Tôi đã trả giá cao, tôi muốn chất lượng. Những gì anh cần làm là đưa cho tôi hàng da của những nhà cung cấp cũ. Hiểu chưa?”

Ông ta, thấy tôi đang đứng xem, và nháy mắt.

“Nơi bán đồ da tốt nhất thế giới đấy. Nhưng đừng có lấy đầu thừa đuôi thẹo của họ.”

“Tôi sẽ không lấy đâu!” tôi cười lại. “Và nhân tiện thì tôi cũng thích chiếc áo khoác đó!”

“Cô thật tốt.” Ông ta gật đầu lịch sự. “Cô là diễn viên à? Hay người mẫu?”

“Ừm... không. Không cả hai.”

“Cũng chẳng sao.” Ông ta ve vẩy điếu xì gà.

“Bà sẽ thanh toán theo cách nào, thưa bà?” Silvia cắt ngang.

“Ôi! Ừm... đây.”

Khi tôi đưa thẻ Visa ra, tôi cảm thấy sự tốt lành tỏa sáng trong tim mình. Mua quà cho người khác vui hơn nhiều so với việc mua cho minh! Và việc này sẽ khiến thẻ Visa của tôi cạn tiền, và thế là chuyện mua sắm sẽ kết thúc ở đây.

Mình sẽ làm gì tiếp nhỉ? Có lẽ mình nên hấp thụ một chút văn hóa. Mình có thể đi xem bức tranh nổi tiếng mà người xách hành lý ở khách sạn đã nói tới.

Tôi nghe có tiếng ồn ào thích thú phát ra từ phía sau cửa hàng và chậm chạp quay lại xem có chuyện gì. Cánh cửa gương ở buồng kho đang mở, và một phụ nữ mặc bộ vest đen đang đi ra, vây quanh là đám nhân viên xôn xao phấn khích. Cô ta cầm cái quái gì thế nhỉ? Sao mọi người lại...

Rồi đột nhiên tôi nhìn thoáng thấy cái mà cô ta mang theo. Tim tôi ngừng đập. Da tôi bắt đầu sởn gai ốc.

Không thể

Nhưng đúng thế. Cô ấy đang mang một cái túi Thiên Thần.

Thêm Bình Luận