Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Tín Đồ Mơ Mộng Hão Huyền

Chương 5

« Chương TrướcChương Tiếp »
Cao Lãng nói: "Sau này hai người còn gặp lại không?"

Tôi nói: “Nếu không gặp lại thì làm sao còn có chuyện sau đó nữa?”

Cao Lãng nói: "Em đã ám chỉ rất rõ ràng, vậy mà chú ấy vẫn sẵn lòng gặp em..."

Tôi nói: "Bởi vì những trò “khổ nhục kế” luôn luôn hiệu quả."



Sau ngày hôm đó, tôi không liên lạc lại với Trình Nhất Thuỷ nữa. Dựa trên những hiểu biết của tôi về chú ấy, lấy lui làm tiến* là cách xử lý tốt nhất hiện giờ.

*Lấy lui làm tiến: nghĩa là sử dụng việc rút lui, nhường bước để đạt được lợi ích lâu dài.

Hơn nữa, tôi không phải là người thích tán gẫu vu vơ trên WeChat, tôi tin rằng Trình Nhất Thuỷ cũng không thích điều đó.

Thời gian đó, tôi đi dạo qua các triển lãm. Ở những thành phố nơi tôi học hiếm khi có các triển lãm chất lượng cao. Trong thời gian đó, hầu như ngày nào tôi cũng đến các phòng trưng bày nghệ thuật. Tôi đã mua vài cuốn sưu tập tranh ảnh và gửi chúng đến phòng làm việc của Trình Nhất Thuỷ.

Thông tin vận chuyển cho thấy đã được ký nhận bình thường, nhưng Trình Nhất Thủy không liên lạc với tôi.

Tôi cũng không quan tâm.

Sau đó, tôi đến Vân Nam chơi một chuyến. Ở một thị thấn nhỏ, tôi thấy những sản phẩm thủ công được làm từ gốm sứ của địa phương, họ nói rằng chúng có thể xua đuổi tà ma, hình dáng kỳ lạ, mang vẻ hoang dã. Tôi đã mua một đôi và gửi cho Trình Nhất Thuỷ.

Lần này, Trình Nhất Thuỷ đã liên lạc với tôi.

Chú ấy nói vài lời lịch sự, chẳng qua là nói khéo léo để thuyết phục tôi đừng tiêu tiền nữa.

Tôi chỉ trả lời một câu: Lần sau chú có thể không nhận.

Trình Nhất Thuỷ đã không từ chối tôi.

Sau này, tôi lại gửi cho chú ấy rất nhiều thứ, trong đó có những bức tranh nhỏ mà tôi vẽ trong lúc buồn chán.

Tôi tò mò không biết chú ấy xử lý những thứ này như thế nào, liệu chú ấy có ném chúng đi hay tìm một chiếc hộp carton rồi đặt chúng vào “cung điện lạnh lẽo” không, tránh việc phải nhìn thấy rồi quên chúng đi.

Tôi đoán có lẽ là phương án sau.

Tháng mười hai, đến sinh nhật của tôi.

Hôm đó tôi đi ăn lẩu với bạn cùng phòng, sau đó đi bar uống rượu với vài người bạn. Chúng tôi không quay về ký túc xá, một nhóm người đã thuê một căn hộ, ai cũng say khướt rồi tự mình tìm một chỗ lăn ra ngủ.

Nửa đêm tôi tỉnh dậy tìm nước uống, cùng lúc này có một bạn nam cũng tỉnh giấc.

Tôi nói tôi muốn hút thuốc, cậu ta nói cậu ta cũng vậy.

Hai chúng tôi lấy thẻ phòng rồi đi xuống tầng dưới. Ngoài trời gió lạnh, chúng tôi châm một điếu thuốc. Tôi lấy điện thoại di động ra để kiểm tra WeChat, vô tình thấy Trình Nhất Thuỷ gửi cho tôi một tin nhắn chúc mừng sinh nhật vào lúc mười một giờ tối hôm qua. Chú ấy chắc chắn đã xem bài đăng lúc đang ăn lẩu với bạn cùng phòng của tôi trong vòng bạn bè.

Thậm chí chú ấy còn gửi cho tôi một phong bì màu đỏ.

Tôi nhấn vào bao lì xì, trong lúc tôi đang gõ chữ, bạn nam kia đột nhiên gọi tôi: "Chu Dự."

Tôi quay sang nhìn cậu ta: “Nếu cậu muốn thổ lộ tình cảm thì không cần phải nói.”

Khuôn mặt bạn nam hiện lên vẻ ngượng ngùng.

Tôi cười và nói: “Đùa thôi”.

Cậu ta hỏi tôi: "Đang nhắn tui với ai mà cậu vui thế?"

Tôi nói: "Người tôi thích."

Cậu ta ngạc nhiên: "Cậu có người mình thích rồi à?"

"Tại sao tôi không thể có?"

"Bởi vì cậu không giống người như thế."



Cao Lãng lúc này xen vào: "Em đúng là không giống."

Tôi nói: "Sự kiêu căng của con người thể hiện ở việc họ thường nghĩ rằng họ biết rất rõ về một người."



Tôi đã nhận được phong bì màu đỏ, sau đó trả lời Trình Nhất Thuỷ là: Cảm ơn chú, cháu thật sự rất vui.

Lúc đó là ba giờ sáng, đương nhiên là chú ấy không thể nào đang thức.

Tôi trở lại lầu trên, tắm rửa, ngủ một giấc. Mười giờ sáng thức dậy, đã thấy tin nhắn trả lời của Trình Nhất Thủy gửi lúc tám giờ sáng.

Chú ấy nhắn: Vui vẻ là tốt rồi.

Lúc đó, tôi rất muốn gặp chú ấy.

Tôi cũng đã làm như vậy.

Trong tính cách của tôi có một sự bốc đồng, khi sự bốc đồng ấy điều khiển hành động của tôi, tôi dường như trở thành một người hoàn toàn khác.

Nhưng tôi chưa bao giờ hối hận về bất kỳ sự bồng bột nào của mình.

Sau khi nhận được tin nhắn, tôi cân nhắc còn chưa đầy một phút đã đặt một vé bay đến Vô Tích. Tôi không mang theo thứ gì, cũng không quay về ký túc xá thu dọn đồ đạc, chỉ cầm chứng minh thư và điện thoại di động, trực tiếp lên đường.

Nhưng không may vào hôm đó, máy bay bị trễ bốn tiếng.

Khi chúng tôi hạ cánh xuống sân bay, trời đã tối và mưa.

Tôi gọi một chiếc taxi và đến phòng làm việc của Trình Nhất Thuỷ.

Đó là quãng đường dài nhất trong ký ức của tôi, cơn mưa lạnh lẽo khiến màn đêm trở nên u tối hơn bình thường. Tôi không biết điều gì nghiêm trọng hơn, lo lắng hay cấp bách.

Khi đi đến một con đường hẹp, tài xế lấy lý do không thể quay đầu xe, buộc tôi phải xuống xe tại ngã tư. Tôi và anh ta cãi nhau một trận, trong khi ngoài trời vẫn đang mưa, làm sao tôi có thể đi qua đây?

Tài xế nói, chỉ có hai trăm mét, chạy một lúc là tới.

Tiếng Nam Kinh tục tĩu hơn tiếng Tô Châu rất nhiều. Trước khi xuống xe, tôi đã mắng tổ tiên nhà tài xế mấy câu rồi lao vào trong mưa.

Tôi nói “khổ nhục kế” này không phải là tôi cố ý. Ít nhất tôi không muốn tự hành hạ bản thân để giành được thiện cảm của Trình Nhất Thuỷ. Nhưng khách quan mà nói, đoạn đường 200 mét dưới trời mưa này đã giúp tôi.

Đèn của phòng làm việc đang bật.

Giống như ánh sáng sao mai trong đêm mưa tăm tối.

Tôi đưa tay định gõ cửa thì nghe thấy tiếng bước chân từ bên trong tiến lại gần.

Cửa vừa mở ra, trên mặt Trình Nhất Thuỷ lộ ra vẻ kinh ngạc: "Chu Dự?"

Tôi chưa kịp nói gì thì chú ấy đã nói: "Cháu đi từ đâu đến đây? Sao không mang theo ô?"

Tôi nói: "Tài xế taxi bỏ cháu lại."

Chú ấy nắm lấy cánh tay tôi và kéo tôi qua cửa.

Trong phòng làm việc, hệ thống sưởi ấm đầy đủ, tôi rùng mình một cái.

Trình Nhất Thuỷ kêu tôi cởϊ áσ khoác ướt ra, sấy khô tóc, cẩn thận kẻo bị cảm lạnh.

Thậm chí chú ấy còn không biết tìm máy sưởi bằng điện ở đâu.

Vài phút sau, tôi ngồi đối diện chiếc máy sưởi, trên tay cầm một ly nước nóng, còn chiếc áo khoác ướt thì được vắt trên chiếc ghế bên cạnh.

Trình Nhất Thuỷ đứng ở một bên, dựa vào bàn làm việc.

Hình như chú ấy muốn nói cái gì đó, nhưng không biết vì sao lại không nói ra.

Tôi uống nước, hỏi chú: "Những món đồ cháu tặng chú, chú có ném đi không?”.

"Chú không có ném đi."

"Nhưng chú cũng không mang ra." Tôi nói.

Trình Nhất Thuỷ không nói gì.

“Cháu làm khó chú à?” Tôi hỏi.

Trình Nhất Thuỷ im

lặng. Có lẽ chú ấy không cho phép lời nói của bản thân làm tổn thương người khác.

Tôi nói: “Cháu không quấy rầy chú lâu đâu, cháu sẽ đi ngay."

Trình Nhất Thuỷ hỏi: "Cháu đã đặt phòng ở khách sạn chưa?"

"Cháu chưa đặt."

Trình Nhất Thuỷ lấy điện thoại di động ra giúp tôi đặt phòng khách sạn, xong rồi chú ấy chở tôi tới đó.

Tôi đưa chứng minh thư của mình ra, chú ấy dừng lại một chút: "Ngày sinh nhật trên chứng minh thư của cháu không phải hôm nay?"

"À." Tôi nói: "Ngày hôm nay là cháu tự chọn làm ngày sinh của mình. Cháu không thể chọn ngày mình sinh ra, nhưng cháu có thể chọn ngày để kỷ niệm ngày sinh của mình."

Trình Nhất Thuỷ nói: "Quả là một câu nói rất mới lạ."

"Nếu có thể, cháu hy vọng sau khi cháu chết, sẽ không có ai phải nhớ đến cháu trong ngày giỗ của cháu. Tốt nhất là chọn một ngày khác, chẳng hạn như lễ Giáng Sinh cũng không tệ. Đương nhiên, không nhớ đến thì tốt hơn." ."

Trình Nhất Thuỷ nói: "Cháu không vui khi người khác nhớ đến cháu sao?"

“Chú thích sao?” Tôi ngẩng đầu nhìn anh: “Chú muốn có người nhớ tới chú sao?”

"Tốt nhất là không.”

Tôi cười, nói: "Chú nhìn xem, chúng ta rất giống nhau."

Chiếc áo khoác khô rất nhanh.

Tôi đã giữ lời, không ở lại quá lâu. Mục tiêu hôm nay là đến gặp Trình Nhất Thuỷ, và mục tiêu này đã đạt được rồi.

Tôi mặc áo khoác vào, nói rằng tôi phải đi.

Trình Nhất Thuỷ hơi do dự: "Chu Dự, chú muốn nói với cháu hai câu này."

“Chú nói đi.” Tôi nghĩ nãy giờ chú ấy đang suy nghĩ về “hai câu” này.

Trình Nhất Thuỷ đang cân nhắc nên dùng câu từ như thế nào, tôi nghĩ ý định ban đầu của chú ấy là không muốn làm tổn thương tôi: "Chú không biết liệu những hành động của chú có gì không ổn, gây ra hiểu lầm..."

“Không.” Tôi ngắt lời chú ấy: “Chú là một người đoan chính.”

Câu trả lời của tôi khiến Trình Nhất Thuỷ lại im lặng.

Một lát sau, chú ấy thở dài nói: "Xin lỗi, có lẽ là chú già rồi, không hiểu..."

"Không cần hiểu, cháu cũng không hiểu. Trên đời này có quá nhiều chuyện không hợp với nguyên tắc, điều cháu ghét nhất chính là những nguyên tắc này." Tôi tiến lên một bước, ngẩng đầu nhìn chú ấy: "Chú muốn nói cái gì, cháu đều hiểu, nhưng những điều đó không dùng được với cháu."

Cuối cùng, Trình Nhất Thuỷ cũng thẳng thắn nói: "Cháu khiến chú rất khó xử."

Tôi không nói, do dự mới khiến mọi việc trở nên khó khăn.

Trình Nhất Thuỷ, tại sao chú lại do dự?

Tôi tiến thêm một bước, vẫn ngẩng đầu nhìn Trình Nhất Thủy, nói: “Tại sao chú lại gầy như vậy?”

Chú ấy nói: "Thật sao?"

Tôi nói: "Liệu cuối cùng, chú có gầy đến mức biến mất không?"

Chú ấy nói: “Có thể lắm.”

Tôi nói: "Vậy cháu có thể ôm chú trước khi chú biến mất không?"

Trình Nhất Thuỷ không nói gì.

Tôi bước thêm một bước về phía trước và đưa tay ra.

Tôi ôm lấy xương cốt gầy gò của chú ấy, tôi nói: “Chú gầy thật đấy”.

Trình Nhất Thuỷ không đẩy tôi ra.

Tất nhiên, chú ấy cũng không đưa tay ra ôm lại tôi.

Thế này là đủ rồi.

Tôi ngửi thấy một mùi hơi đăng đắng trên người chú ấy, giống như mùi vị của một loại thuốc nào đó trong ký ức mà tôi đã uống khi bị bệnh lúc nhỏ.

Tôi vùi má vào trong vạt áo của chú ấy, nhẹ nhàng nói: "Trình Nhất Thủy, hôm nay cháu rất muốn gặp chú, cho nên cháu đã chạy đến đây. Suốt dọc đường cháu luôn lo lắng chú sẽ từ chối cháu."

Như thường lệ, câu nói này không được trả lời.

Tôi chỉ nghe thấy nhịp tim trầm lặng của Trình Nhất Thuỷ.



Cao Lãng lộ ra vẻ mặt khó nuốt: "Anh không hiểu...”

Hút xong một điếu thuốc, tôi lại châm điếu khác. Vì đã thức khuya lại còn nói chuyện lâu như vậy nên giọng có hơi khàn.

Tôi nói: “Cao Lãng, có bao giờ anh nghĩ rằng khi em nói ra cái gì, em cũng không mong sẽ có ai hiểu. Chúng ta cũng không cần bất kỳ ai phải hiểu cả”.

·

Sau cái ôm đó, tôi đã sẵn sàng để rời đi.

Trình Nhất Thuỷ nói rằng chú ấy sẽ tiễn tôi.

Cảnh tượng gần giống như lần trước, bên ngoài trời vẫn mưa, chúng tôi bước ra cửa.

Trình Nhất Thuỷ giơ tay nhấn công tắc ở cửa.

Trong bóng tối, chiếc đèn trên bàn vẫn sáng.

Mà Trình Nhất Thủy lúc này mới lên tiếng, âm thanh nghe cực kỳ khó khăn: "Chu Dự, chú rất khó xử. Mỗi khi tắt đèn, chú đều sẽ nhớ tới lời nói của cháu."

Cháu không muốn mỗi khi chú trở về một mình, bên trong căn phòng lại chỉ toàn là bóng tối.

Tôi nói: “Câu nói này của chú, chính là món quà sinh nhật tuyệt vời nhất mà cháu nhận được trong năm nay.”
« Chương TrướcChương Tiếp »