- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Đô Thị
- Tín Đồ Mơ Mộng Hão Huyền
- Chương 2
Tín Đồ Mơ Mộng Hão Huyền
Chương 2
Hôm đó là sinh nhật Trình Thanh Gia.
Ký túc xá của chúng tôi bao gồm hai khoa hỗn hợp, tổng cộng bốn người, tôi và một cô gái học thiết kế quảng cáo, Thanh Gia và một cô gái khác học báo chí.
Mặc dù tôi và Thanh Gia không học cùng khoa nhưng lại thân nhau nhất. Không có gì lạ cả, chỉ vì hôm khai giảng, tôi và cô ấy là hai người đến ký túc xá sớm nhất. Cùng nhau thu dọn đồ đạc, cùng nhau hẹn một bữa cơm đầu tiên trong căng tin, cùng nhau chọn một môn tự chọn giống nhau... Dần dần trở thành bạn thân.
Tôi tin vào lý thuyết thế giới song song. Ở một thế giới song song nào đó, bởi vì trì hoãn mà tôi đã đến báo danh muộn mất một ngày, vì vậy tôi và Thanh Gia đã không trở thành bạn thân nhất.
Đương nhiên, tôi cũng không thể quen biết Trình Nhất Thủy.
Quay về ngày sinh nhật của Thanh Gia.
Mấy năm nay, hoạt động giải trí của sinh viên đại học vẫn chưa từng tiêu xài quá mức, chỉ dừng ở mức đi ăn cơm rồi đắm mình trong các quán Karaoke mà thôi.
Hôm đó, Thanh Gia mời chúng tôi đi hát Karaoke.
Trên đường đi vào nhà vệ sinh, vừa đẩy cửa ra, tôi phát hiện có một người đàn ông trung niên đang đứng đối diện ở góc chéo so với cửa hành lang, áo trắng quần đen, khuôn mặt gầy gò, xách một túi giấy màu đen trong tay. Anh tiến tới gần tôi từng bước một, cười hỏi, trong phòng có phải đang tổ chức sinh nhất cho Trình Thanh Gia không.
Tôi còn chưa kịp phóng thích sự cảnh giác, anh đã tự giới thiệu, nói mình là bố của Trình Thanh Gia.
Tôi xoay người muốn gọi người ra ngoài giúp anh, nhưng lại bị anh ngăn lại, anh nói: “Đừng gọi Thanh Gia ra đây, phiền cháu gọi giúp chú người tên là Chu Dự, nếu cô ấy có ở đây.”
Tôi mỉm cười: “Cháu chính là Chu Dự ạ.”
Chú ấy cũng cười, nói tôi biết rằng Thanh Gia không chỉ nhắc đến tôi một lần với chú ấy, nói tôi là bạn thân nhất của cô ấy.
Tôi cười nói: “Chú tìm cháu có chuyện gì ạ?”
Chú ấy nói, trước đó chú ấy và Thanh Gia đã cãi nhau một trận, chú và Thanh Gia đã chiến tranh lạnh đến tận bây giờ, lúc này chú không muốn đi vào, làm ảnh hưởng đến tâm trạng ăn mừng sinh nhật của Thanh Gia, có một món quà muốn nhờ tôi đưa hộ. Chú đưa túi giấy trong tay cho tôi.
Tôi nói: “Chú thật sự không vào trong chào hỏi ạ?”
“Không.” Chú nâng cổ tay lên, nhìn vào đồng hồ đeo tay: “Chú còn phải lên máy bay.”
Chú ấy còn nói: “Phiền cháu giúp chú trông coi Thanh Gia, đừng để nó chơi bời quá muộn. Các cháu nên sớm quay về ký túc xá nhé.”
Tôi nói: “Vậy chú kết bạn Wechat với cháu nhé, khi nào về cháu sẽ báo cáo tình hình cho chú.”
Chú lấy điện thoại di động ra, nhấp mã QR rồi đưa cho tôi. Sau khi quét một cái, tên thật của chú ấy hiện lên, là Trình Nhất Thủy. Chú dùng một cái ảnh đại diện rất bình thường, ảnh chụp phong cảnh, hình như là một tòa nhà nào đó ở nước ngoài.
Khi đó chúng tôi mới năm hai đại học, chưa dám đi thâu đêm không về phòng, vậy nên đã quay về trường trước khi ký túc xá tắt đèn.
Nước nóng trong trường học được cung cấp theo thời gian, chỉ đến 10 giờ tối là dừng. Khi đó là tháng chín, thời tiết còn nóng, tôi tắm một chút bằng nước lạnh, trên vai vắt một chiếc khăn mặt sạch sẽ, đi đến phòng giặt ủi công cộng ở cuối hành lang để hút thuốc, thuận tiện gửi tin nhắn wechat cho Trình Nhất Thủy, nói cho chú ấy biết chúng tôi đã trở về ký túc xá rồi.
Trình Nhất Thủy cảm ơn tôi, cũng nói sau khi đi công tác trở về sẽ dành thời gian mời tôi ăn cơm.
Lần thứ hai gặp mặt chính là Trình Nhất Thủy dẫn Thanh Gia ra ngoài ăn cơm, tiện thể mang theo tôi.
Thanh Gia và Trình Nhất Thủy đã làm hòa, nghe Thanh Gia nói là bởi vì Trình Nhất Thủy đã hứa mua cho cô ấy một chiếc máy ảnh Leica. Món quà quý giá như vậy, cho dù là ai cũng sẽ bị mua chuộc một cách dễ dàng.
Trình Nhất Thủy mời chúng tôi ăn món Nhật Bản, một nhà hàng đắt tiền ở địa phương này, là do Thanh Gia đã lựa chọn tỉ mỉ.
Lúc chúng tôi đến nơi, chú đã ngồi vào bàn rồi, đối diện với bàn gỗ màu đen, mặc một chiếc áo sơ mi trắng giống như lần trước, vẫy tay với chúng tôi, mỉm cười.
Sau khi ngồi xuống, Trình Nhất Thủy đưa cho tôi một túi quà nho nhỏ, nói là quà tặng kèm đã mua khi đi công tác, cảm ơn tôi đã giúp đỡ lần trước.
Tôi không nhận, nói đó chỉ là chuyện nhỏ thôi.
Trình Nhất Thủy cười nói, không phải món đồ gì quý giá đâu, chỉ là một chút kẹo Konpeito thôi.
Tôi hỏi: “Chú đã đi Nhật Bản ạ?”
Trình Nhất Thủy gật đầu.
Thanh Gia nói: “Bố mình làm thiết kế nội thất, hợp tác với một nhà thiết kế Nhật bản trong một dự án hiệu sách, vậy nên hay phải chạy tới chạy lui.”
“Hiệu sách gì thế?”
Trình Nhất Thủy nói: “Giống như hiệu sách Thành Phẩm, hoặc là kiểu như hiệu sách Tiên Phong… Cháu từng đến đó chưa?”
Thanh Gia nói: “Chu Dự là người Nam Kinh.”
Trình Nhất Thủy cười nói: “Nam Kinh là một nơi tốt.”
“Chú từng đến đó chưa?”
“Từng đến vài lần.”
Tôi cười nói: “Lần sau chú đến có thể gọi cho cháu, cháu chỉ cho chú vài nơi.”
Người trong kí túc xá của tôi đều mặc định gia đình Trình Thanh Gia không giàu thì cũng có địa vị, bởi vì trên người cô ấy có khí chất đặc trưng của một vị tiểu thư sống trong nhung lụa, tự tin, ung dung, gặp chuyện biết tiến biết lùi, biết chừng mực, lại không cố ý tỏ ra thanh cao. Đáng khen ngợi.
Gặp Trình Nhất Thủy, tôi đã hiểu tính cách của Trình Thanh Gia đến từ đâu.
Khí chất của cô ấy được kế thừa từ Trình Nhất Thủy, nhưng thế hệ sau đã nhạt nhòa hơn.
Tôi tin rằng khí chất có thể quyết định hình tượng của một người hơn là thể xác bên ngoài, ít nhất thì Trình Nhất Thủy tuyệt đối không giống người đã qua bốn mươi lăm tuổi.
Tôi rất ngưỡng mộ Thanh Gia.
Lần thứ ba tiếp xúc với Trình Nhất Thủy, là một ngày tôi lướt vòng bạn bè, thấy Trình Nhất Thủy đăng một tin tuyển dụng cho phòng làm việc của bạn chú, tuyển dụng thực tập sinh thiết kế đồ họa, hạn chế là phải lớn hơn ba tuổi.
Khi đó tôi đang ở trong kỳ nghỉ hè của năm thứ hai, bị mắc kẹt trong một khoảng thời gian nhàm chán. Nhưng công việc kia rất nổi tiếng trong giới, tôi rất muốn thử sức nên đã liên lạc với Trình Nhất Thủy, hỏi chú có thể giúp tôi bao che sơ yếu lý lịch không.
Trình Nhất Thủy đồng ý một cách sảng khoái.
Không biết có phải do chú ấy đã nói gì không, không bao lâu sau, phòng nhân sự đã gọi điện phỏng vấn tôi.
Sau khi nhận được offer, tôi xuất phát từ Nam Kinh đến Thượng Hải. Tiền lương thực tập rất thấp, chỉ có hai nghìn tệ mỗi tháng, tôi còn phải tự bỏ tiền túi ra. Nơi làm việc ở Từ Gia Hối, để tiết kiệm tiền, tôi sống ở Thất Bảo, mỗi ngày đều đi đi lại lại bằng tàu điện ngầm.
Thật ra tôi cũng không thiếu tiền, sau khi bố mẹ li dị, tôi được cho gấp đôi tiền tiêu vặt. Chỉ là do thói quen tiết kiệm tiền, giữ lại để đề phòng tình huống bất trắc - mặc dù chính tôi cũng không biết sẽ xảy ra tình huống như thế nào.
Ngày gặp lại Trình Nhất Thủy, thật sự là vô cùng tồi tệ.
Cơn bão quét qua Thượng Hải, mưa xối xả cả đêm, ngày hôm sau, các con đường gần khu dân cư bị ngập lụt, người đi làm đã chặn đường vào ga xe lửa, không thể vào cũng không thể đi ra.
Tôi đã đến nơi làm việc trễ nửa tiếng, giày vải hoàn toàn bị ướt, bắp chân dính đầy bùn đất bị bắn lên. Cũng may là nơi làm việc không quá nghiêm ngặt về việc đi trễ, cấp trên bảo tôi đi tắm rửa một chút rồi nhanh chóng đi vào phòng họp, hôm nay có một ông lớn đến đây chia sẻ kinh nghiệm.
Buổi chia sẻ đó, chính là trình Nhất Thủy chủ giảng, đề tài là về lĩnh vực thẩm mỹ không gian và thiết kế đồ họa hợp nhất.
Buổi chia sẻ kết thúc, tôi tiến lên chào hỏi Trình Nhất Thủy. Trình Nhất Thủy cười nói hôm nay chú ấy ở lại Thượng Hải cả ngày, cùng với bạn bè của chú, cũng chính là ông chủ nơi tôi làm việc, họ ra ngoài đi họp. Đến tối, chú mời tôi ăn cơm.
Tôi nói được, chờ đến khi chú liên lạc.
Chú đi đến phòng làm việc, quay lại trước khi cúi đầu nhìn vào chân tôi, cười nói: "Đi giày có khó chịu không?"
Ở chỗ làm, tôi đã chuẩn bị một đôi dép. Tôi đổi sang dép, mang đôi giày ướt sũng đến bệ cửa sổ ở nhà vệ sinh để phơi, cầu nguyện đến giờ tan làm, ít nhất cũng có thể đi vào.
Cả ngày đó tôi bận đến choáng váng, cho đến sáu giờ rưỡi chiều, WeChat của Trình Nhất Thủy đã cho tôi một lối thoát, chú nói xin lỗi vì đã liên lạc với tôi hơi muộn, nếu tôi vẫn chưa ăn cơm thì bây giờ chú ấy đến đón tôi.
Tôi thu dọn đồ đạc, đi xuống cầu thang, băng qua đường, ngồi đối diện với Trình Nhất Thủy trên chiếc xe của chú.
Trình Nhất Thủy hỏi tôi muốn ăn cái gì, tôi nói tùy ý, chú nói vậy thì chú sẽ tự quyết định.
Trên đường đi, tôi và Trình Nhất Thủy tán gẫu chuyện của Thanh Gia.
Thanh Gia thực tập tại một đài truyền hình nào đó ở Bắc Kinh, mỗi ngày đều nhắn tin trên Wechat cho tôi để chửi bới.
Tôi kể những chuyện này cho Trình Nhất Thủy, chú nghe xong có vẻ rất hứng thú, chú nói cho tôi biết, quan hệ bố - con gái giữa chú ấy và Thanh Gia rất xa lạ, nhất là mấy năm nay, con gái lớn rồi, không muốn nói với chú ấy bất cứ chuyện gì nữa.
Chú cười khổ, nói: “Thậm chí Thanh Gia còn không cho chú cơ hội để chứng minh sự cởi mở của mình nữa.”
“Chuyện này không liên quan gì đến sự cởi mở của phụ huynh, mà liên quan đến tính cách của bản thân ạ.”
“Cháu cũng như vậy sao?” Chú cười hỏi.
“Cháu ấy à.” Tôi mỉm cười rồi nói: “Bố mẹ cháu đã ly hôn từ lâu rồi, cũng có gia đình mới rồi. Cháu kể với ai cũng không thích hợp.”
Trình Nhất Thủy có chút áy náy cười với tôi.
Bữa tối là ăn ở một quán trà kiểu Tô, Trình Nhất Thủy là người Tô Châu, chú ấy khẳng định mùi vị các món ăn của Tô Châu là điều không phải bàn cãi.
Tôi bảo sau này nếu chú có cơ hội đến Nam Kinh, tôi sẽ dẫn chú đi nếm thử hương vị Nam Kinh chính gốc.
Chú cười nói đồng ý, cùng nhau đυ.ng đũa. Tôi để ý là chú ăn rất ít, có vẻ là không muốn ăn lắm.
Đề tài trong bữa ăn là nội dung buổi sáng mà chú đã chia sẻ. Chú nghe nói tôi xuất thân từ sinh viên mỹ thuật hội họa, cảm thấy rất hứng thú nên muốn nhìn thử tranh tôi vẽ.
Tôi móc điện thoại ra, rất do dự: “Chú đã nói mình là người văn minh tiến bộ.”
Tôi tìm mấy bản vẽ bình thường của bản thân trong album ảnh đưa cho chú xem, chú lật đi lật lại, khẽ nhíu mày.
Tôi không hề ngạc nhiên trước phản ứng của chú, đa số những người nhìn thấy đều sẽ phản ứng như vậy, những bức tranh của tôi có khẩu vị rất nặng, đủ loại hở - nứt - thủng bụng, gãy chân, tay tàn phế, cái chết và tìиɧ ɖu͙© là những chủ đề rất thông thường.
Tôi khá khó chịu trước phản ứng của Trình Nhất Thủy, muốn lấy lại điện thoại của mình nhưng Trình Nhất Thủy lại né tay tôi ra, tiếp tục lật những bức ảnh phía sau, cuối cùng, chú nhận xét: “Chú rất thích đường nét và cảm xúc trong những bức tranh của cháu. Chẳng qua là chú cho rằng đau khổ có thể biểu hiện rõ ràng bên trong nội tâm hơn.”
Tôi chỉ nói: “Cháu thích như vậy.”
“Thích thì cứ tùy hứng như vậy đi!” Chú cười, khẳng định với tôi một lần nữa: “Vẽ rất đẹp.”
Cơm nước xong, Trình Nhất Thủy đưa tôi trở về Thất Bảo.
Đi được một đoạn, chú cúi đầu nhìn xuống chân tôi, bảo nếu như tôi cảm thấy đi giày khó chịu thì có thể cởi ra đi chân trần.
Đệm trong xe của chú sạch sẽ đến mức không dính một vết bẩn nào, tôi suy nghĩ một chút, vẫn thấy là không nên làm vậy.
Giữa đường, tôi hỏi chú có thể hút thuốc lá không.
Ngón tay của chú chỉ vào cổ họng của mình, ám chỉ ngửi thấy mùi thuốc lá thì không thoải mái lắm, tôi không muốn gây thêm phiền phức cho chú ấy nên đã nói thôi vậy.
Nhưng mà không lâu sau đó, chú dừng xe lại, bảo tôi xuống xe hút một điếu, chú sẽ chờ tôi.
Tôi sững sờ một chút, liếc nhìn chú.
Chú nhìn lại tôi với một chút nghi ngờ.
Tôi khoát khoát tay, cười nói không cần đâu.
Xe lại khởi động một lần nữa, tôi nhìn chú, hỏi: “Nếu Thanh Gia nói hút thuốc lá, chú có quan tâm không?”
“Khó mà nói được, có lẽ là không/”
“Làm phụ huynh, sợ là chú dễ tính quá mức rồi.”
Trình Nhất Thủy cười cười, vẻ mặt rất cô đơn, tỏ vẻ mình luôn tìm cách để chung sống hòa thuận với Thanh Gia, nhưng sợ rằng con người luôn có những lúc thấy bất lực.
Tôi không nói cho Trình Nhất Thủy biết, tôi thật sự hâm mộ Thanh Gia, cực kỳ hâm mộ.
Cao Lãng hỏi tôi: “Lúc đó em đã có tình cảm với chú ấy chưa?”
“Em không biết.” Tôi trả lời anh.
Tôi không có lừa anh ấy, tôi thực sự không biết.
Tôi chỉ biết, chú ý đến giày ướt sẽ làm tôi không thoải mái, tinh tế như vậy, Trình Nhất Thủy là người đầu tiên. Cũng là người duy nhất tôi gặp được cho đến tận bây giờ.
- 🏠 Home
- Ngôn Tình
- Đô Thị
- Tín Đồ Mơ Mộng Hão Huyền
- Chương 2