- 🏠 Home
- Linh Dị
- Đô Thị
- Tiểu Thuyết Tâm Lý Xã Hội: Mầm Xanh
- Chương 22
Tiểu Thuyết Tâm Lý Xã Hội: Mầm Xanh
Chương 22
22.
Lúc trưa nắng bể đầu, tôi chạy về nhà.
Lật đật ba chân bốn cẳng tót người qua ô cửa đã mở sẵn, nhảy vào nhà vệ sinh trước. Ngay lập tức, dùng tay tát nước vào mặt, để gỡ bỏ cơn nóng. Không biết từ lúc nào, mồ hôi nhễ nhại. Nóng rát cả thịt. Đỏ bừng mặt. Tôi lắc mạnh đầu để nước rũ xung quanh mình. Rồi, cứ vậy, lặp lại lần nữa. Thở hồng hộc không phải vì mệt, mà là vì cơn nóng đốt cơ thể từng thớ da.
"Thư về rồi à con?"
Tôi nghe thấy mợ Lan nói vọng từ bên ngoài vào nhưng không đáp lại, cũng chả thèm để ý. Cơn nóng đang quấy nhiễu tâm trạng của mình. Không còn chút gì để đối đáp lại người phụ nữ ngu xuẩn ấy! Đấy, chưa chi mà tôi đã tức giận... Hớp một ngụm nước, với cả vẩy vầy lên hai bắp chân. Cơn gió đột nhiên lùa qua. Lập tức hưởng thụ nó. Cái cảm giác mát mẻ mới thoáng qua. Nhắm mắt lại, đầu tôi mừu tượng đến cái phòng ngủ riêng của con Hà tại nhà bên cạnh. Ở đó có máy lạnh. Qua dùng ké cho đỡ uổng công.
"Về rồi thì vào ăn cơm luôn đi, cái con kia!"
Lần này là giọng ba. Và giờ, sau khi tháo mình khỏi sự ràng buộc của oi bức, tôi mới ngửi thấy mùi thức ăn. Không biết là món gì... Nhưng sau đấy, ba tôi lặp lại câu nói kia lần nữa, bên cánh cửa ngăn cách nhà vệ sinh và mọi thứ. Thực sự là cũng khá đói bụng. Thường ngày, lũ chúng tôi đều là những đứa lười nhác. Những đứa dù chẳng e ngại việc giao tiếp với loài người, nhưng... Đi bộ hay hoạt động ngoài trời không phải là cá tính thường xuyên. Kể cả Ân. Nó cũng chỉ thích bay lắc trong các ngôi nhà màu sắc, nơi ánh đèn chớp nháy liên tục. Hoặc dưới căn hầm của ông Hiếu, nơi có tuyết trắng rải đầy. Lạnh ngắt, thèm thuồng. Tôi ngửa đầu về phía sau. Lại thêm một cơn gió vừa ùa qua.
"Thư ăn cơm luôn nha con."
Bước ra khỏi nhà vệ sinh, tôi lúi húi đổi lớp áo trong lại ra bên ngoài. Mở miệng ngáp một cái rõ to. Thôi thì chắc ăn cho đỡ trống bụng. Ăn no thì ngủ yên. Một chốc tôi sẽ đánh giấc thật dài ở nhà con Hà. Rồi tối đêm, khi Huyền Anh trở về, cả hai sẽ cùng nhau đi nhậu. Huyền Anh ở với tôi bên căn nhà nhỏ đó đã được một thời gian. Kể cả không có gì theo đuổi nó, con bé vẫn chọn trở lại chốn này. Dần dà, tôi ngỡ mình đã quen việc có thêm một đứa em hàng xóm mới. Một con bé mà suốt ngày lẽo đẽo theo với đôi chân xoắn xuýt. Mồm gọi: "chị Thư, chị Thư"... Huyền Anh không giống Hà dù ngày xưa Hà từng ở đó. Cũng từng luôn quấn quýt cùng tôi. Hà khác Huyền Anh ở chỗ nó chưa từng gọi mình là chị. Cũng không giống như Huyền Anh luôn quấy rầy giấc ngủ của tôi. Nhớ đến Hà từng nắm tay mình khi viết bài, lúc tôi dần rơi vào giấc ngủ. Giữa căn nhà vắng lặng, chỉ có những đứa trẻ với nhau.
Đó không phải là nhà Hà. Vì nơi đó luôn có ông bà Ba.
Giờ thì, nhà tôi đủ đầy ba mạng người, với một khung ảnh trên bàn thờ. Mẹ tôi mất cách đây nhiều năm. Quá nhiều năm, lúc tôi còn là đứa trẻ. Một căn nhà mà bếp lò đã không cháy quá nhiều năm. Nhưng bây giờ, thì lại khác. Nơi đây có một người phụ nữ làm bếp lò đỏ lửa.
Bấy giờ, mợ Lan đã bưng một mâm thức ăn tại bàn. Và ba tôi đang ngồi ở đấy, cất tờ báo giấy trong tay sang một bên. Tôi vốn không phải là người suốt ngày nhớ về quá khứ nhưng bằng cách nào đó, nó luôn trở về như lời nhắc nhở mỗi khi tôi thấy ba ở trong nhà. Vì ông đã có hồi không bao giờ ở đó. Nhiều đến mức, tôi trở về nhà với sự im lặng, từ chính mình cũng như vạn vật xung quanh.
Tôi trở về mà không cần cất tiếng gọi ai.
Ngồi xuống trước một chén cơm nóng đầy, tôi không vội mà cầm lên ăn. Thờ thẫn một chút, ngó trong ngó ngoài, chờ cho cái bát đấy nguội. Tôi không ăn đồ nóng. Chẳng bao giờ. Tôi thích ăn khi nó nguội ngắt. Và nếu đồ ăn đã nguội lạnh sẵn thì không cần phải hâm lên. Tôi ăn nó như vậy, lấy ngay ra từ trong tủ lạnh. Tôi đã ăn như vậy, kể từ quá nhiều năm.
"Con không ăn đi à?"
Mợ Lan chưa bao giờ hiểu được cái tật này của tôi. Xem ra nó là bệnh. Ở phía đối diện, ba đang ăn rất ngon lành món rau muống xào thịt bò của mợ. Tại bên cạnh dĩa ấy, còn có món canh mà ông vẫn yêu thích. Nó trùng hợp thay cũng là món mẹ tôi đã từng làm. Vào thời điểm bây giờ, tôi im lặng, nghiêng đầu trông ông ăn rõ ngon. Nhưng mùi chỉ làm tôi muốn nôn mửa. Đút hai bàn tay vào túi áo, tôi cũng chẳng trả lời mợ Lan. Dù cho mợ đã ngồi xuống bên cạnh ba và gắp vào chiếc chén cơm vẫn đầy kia một miếng thịt chín kỹ.
Tôi mơ hồ nhìn mợ. Bên trong l*иg ngực là cây cọc đâm trồi ra.
"Ăn mau đi. Hôm nay mày đi học hay đi chơi đấy?" Ba hối thúc.
Và giờ thì tôi mới nhấc đôi đũa lên, "Hôm nay con được nghỉ mà."
"Đừng có chểnh mảng việc học." Ông nhắc nhở. Sau đó mợ Lan cũng chen vào: "Hôm bữa mợ nghe Bảo nói rằng con đã trở thành huynh trưởng của khoa rồi nhỉ. Vậy thì càng phải tập trung vào việc học hơn đó nha."
Nói nhiều vãi! Tôi nhăn mặt. Đột nhiên lại nhớ về thời lớp một. Vì Bảo gặp tôi lần đầu khi ấy. Ở cái trường làng, trong tiết học nói về những điều viển vông. Tôi đã ước điều gì nhỉ?
Tôi đã ước điều không thể thành hiện thực.
"Con bé này!" Ba rầy rà vì tôi không trả lời mợ Lan. "Hay là mày gửi tao lịch học đi."
Tôi gắp bừa một chút rau cho vào miệng. "Khỏi." Nhai, nhai.
Tại sao đột nhiên ông lại quan tâm đến vậy? Suốt hai mươi hai năm nay... Ba đã đâu có ở đây.
Cơ thể tôi bắt đầu trở lại cảm nhận sự nóng. Nó đang ấm dần lên rồi thành bỏng cháy. Rát lên phía ngoài, hừng hực từ bên trong. Tựa như cái lò ninh xương mợ Lan còn đang đun trên bếp, mà ánh nắng bên ngoài vẫn vàng tươi giống miếng trứng chiên. Đến bây giờ, ba vẫn đang ăn rất ngon miệng. Bữa cơm nhà mà ông đang được thưởng thức. Cũng chẳng so sánh gì hơn được bữa cơm nhà mà ông đã luôn chưa bao giờ có mặt. Tôi vẫn đang nhai miếng thịt bò trong mồm. Và rồi nhìn lên mợ Lan cùng ba. Họ cũng đã từng đâu có ở đây.
Mợ Lan hỏi ba, "Ăn ngon không mình?"
"Ngon." Ba trả lời lại người phụ nữ của mình. Không phải là kẻ đã chết ở trên khung ảnh.
Tôi vẫn đang nhai. Và rồi, liền phụt ra. Tôi nhả miếng thịt đã được nhai khỏi mồm. Nhàu nát. Nó rơi xuống chén cơm đầy. Giờ đã nguội hoàn toàn. Phút giây ấy, cả hai người nhìn vào mình. Mợ Lan hỏi tôi, đang trưng ra khuôn mặt tỉnh bơ: "Thư ăn không được à con?"
Tôi lập tức nói ngay, "Tởm. Nhạt toẹt. Dở ẹc."
Ói. Tôi rất muốn ói mửa ra mọi thứ. Liền. Ói hết ra!
Lúc này, ba chửi mắng tôi. Mợ bênh vực tôi nhưng tôi không cần điều đó. Ba bảo tôi đừng có ăn nữa. Sáng cái chén về phía con gái mình, ba đuổi tôi đi. Lúc này, tôi đã không còn nghĩ gì để bật lại ông. Chỉ suy nghĩ rối bời, đen tối ngập tràn, đan xen lẫn nhau. Buồn ói. Rất buồn ói. Tôi muốn mửa hết mọi thứ ra. Tôi chạy khỏi nhà, dừng ở trước cửa. Dùng tay móc họng mình. Tôi kinh tởm nôn ra từng thứ một. Cảm giác khó chịu tột cùng cứ thế trào ngược từ bên trong. Cứ nôn thốc nôn tháo hết cả. Bụng và l*иg ngực co thắt lại, đau đớn từng cơn. Tôi cứ vậy mà ói ra dịch nhầy trắng. Đến mức cổ họng khô khốc ho khan mà vẫn muốn nôn cho bằng được hết ra.
Ói đến mức nước mắt chảy dọc xuống. Cảm giác không thể thở nổi. Tôi hồng hộc lấy hơi.
Kinh hãi. Ghê tởm. Dở tệ. Nhạt nhẽo. Gớm ghiếc. Ẹc ẹc. Tôi dùng tay mình để móc họng ra. Tay còn lại, tôi bám lên cây cột ở ngoài hiên. Cứ khuỵu người xuống, ho mạnh từng cơn để nôn ọe hết tất cả vừa nuốt vào. Dẫu cả hơi thở lẫn nước mắt hay cõi lòng cứ thế kiệt quệ cũng ùa ra. Thở mạnh một cách dồn dập, tôi mơ hồ nhìn khung cảnh trời trưa nắng gắt qua lớp nước. Mệt nhọc gượng sức mình, l*иg ngực tôi vẫn trống rỗng nhưng cồn cào. Món ăn của mợ Lan dở tệ. Đáng vứt xuống cho chó ăn. Tôi kinh tởm cái thứ ấy. Phát ớn khi phải ăn nó mỗi ngày. Trải qua đã nhiều năm, nó vẫn gớm ói ỉa như vậy... Còn tồi tệ hơn cả thuốc độc. Thứ đó tôi còn có thể nuốt vào, thấm sâu, tận hưởng lấy nó. Đã qua nhiều năm, tay nghề của bà ta vẫn không khá hơn. Vẫn không bao giờ có thể thay thế được. Không bao giờ!
Lết cái thân thể mệt mỏi sang căn nhà kế bên, tôi vẫn nhìn mọi thứ qua lớp nước. Mà cổ họng vẫn cứ ho lên từng cơn, bởi bên trong tổn thương đang cứ gào thét. Tôi sẵn sàng để nôn tiếp thêm một trận nữa. Đến khi nào lôi cả nội tạng đỏ ngầu ra. Tanh tưởi, tởm lợm... Cả mồm miệng lẫn ruột rà đều khó chịu vô cùng. Nó cứ nôn nao mãi. Nổi cộm lên từng cơn trong bụng khiến tôi bật nên từng tiếng thở mạnh, dồn dập khi chân ngừng đi. Tựa giống bên trong có gì đó cào mạnh vào dạ dày mình. Tôi lại lần nữa rơi nước mắt. Môi miệng thèm thuồng thứ gì đó ngọt ngào. Vật người sau khi nhấc từng bước chân nhọc nhằn đến bên tấm đệm cũ của con Hà, tôi thèm thuồng một chén cơm quen thuộc. Thứ mà đã nguội ngắt, có mùi nhang khói. Thứ mà người ta phải chờ để được ăn. Thứ mà dành lại cho những kẻ bị bỏ rơi ở thế giới khốn kiếp. Thứ dành lại cho người ta ăn cùng nước mắt đang rơi.
Đã quá nhiều năm, tôi không thể nhớ nổi. Nhắm tịt mắt lại, thời gian lũ lượt trôi đi. Khí lạnh từ cái máy điều hòa trong phòng con Hà đang phà ra, xoa dịu cơn ê ẩm tại cơ thể tôi. Cứ như bị nứt rơi ra cả. Mà lại được hàn gắn. Tôi lại nhớ về khi Hà nắm lấy tay mình, trong đêm. Ở trên tường kia có ô cửa sổ, nó giúp tôi có thể nhìn thấy phòng của Hà và ngược lại. Đã luôn là thế từ lâu.
Hà có từng hứa với tôi một lời hứa, là lời duy nhất mà nó không làm cho tôi được.
Nhưng Hà đã hứa với tôi. Hà đã cố gắng vì tôi.
Và tôi đã từng có một khát vọng. Một ước muốn vượt tầm điều loài người có thể làm.
Nhưng, càng về sau, tôi lại đổi ước muốn khác. Một thứ mà loài người có thể làm!
Tôi ước mợ Lan chết đi!
Tôi ước mình có thể gϊếŧ phắt mợ đi cho rảnh nợ!
Tôi ước cái chết của người phụ nữ mà ba đã mang về nhà, thay thế cho mẹ tôi!
Chết bờ chết bụi. Chết không ai chôn. Chết đi cho khuất mắt.
Bởi vì tôi căm ghét người đàn bà đó! Mà ba cũng đâu ở đây khi mẹ ở đây?
Ông đã vắng mặt vào lúc đám tang mẹ tôi. Đó là khi tôi sáu tuổi.
Tôi cử hành lễ tang của mẹ tôi chỉ có một mình.
À không. Có anh Hiếu. Có ông Hùng. Có con Hà. Có ông bà Ba ở cạnh. Có những người không cùng máu mủ với tôi!
Ông Hùng nói rằng ba yêu mẹ. Thế tại sao ba lại rời đi? Tại sao ba lại không quay trở về khi vào ngày mẹ mất? Lúc ấy, số tiền ông ta kiếm được có cứu sống được thêm cho mẹ một khắc một giây nào không? Mở mắt ra, tôi vẫn nhìn mọi thứ xung quanh qua lớp nước dày đặc, vẩn đυ.c.
Và nó đang giày vò bản thân nức nở của tôi.
Tôi ghét bà ta!
.
Tôi ghét bà ta!
Đầu óc, toàn bộ cơ thể lúc bấy giờ như đã đóng băng. Mà nó còn đau nhức, như thể có người lấy búa, cứ gõ thật mạnh vào lớp vật thể rắn chắc đấy. Người ấy là mẹ tôi. Bà khiến tôi điên cả người! Tới mức phải gào thét lên thì mới vỡ lẽ ra! Tôi quát nạt vào mặt bà! Mà tại sao mẹ chưa bao giờ học được điều trong quá khứ?
Là để tôi yên!
Đã hớp một viên thuốc, tôi đáng lý ra đã rơi vào giấc. Sau cả một đêm thức trắng để học thì não cần được ngủ. Tuy nhiên, trời đã trưa nên tôi quyết định dùng thuốc để ngủ dễ dàng hơn. Cứ tưởng là sẽ cứ thế rơi vào giấc, không một ai quấy rầy... Đã tắt wifi. Đã tắt đèn. Đã kéo rèm. Đã mở điều hòa. Đã đóng sách vở. Đã đặt đồng hồ báo giờ.
"Sơn ơi. Dậy đi con."
Nhưng mẹ lại đột ngột gọi tôi dậy! Cái quái gì cơ!
Không cần biết bà cần mình để làm cái cóc khô gì! Tôi đã nói với mẹ tôi cần sự yên tĩnh tuyệt đối! Tôi không cần bà làm phiền mình vì bất cứ lý do gì! Thậm chí là cho dù bà ta nói rằng bà quan tâm đến tôi! Tôi đã nói là không cần! Tôi không muốn ăn uống gì giờ này! Tôi cãi nhau với mẹ! Tôi sẵn sàng buông lời thậm tệ để cãi thành lý lẽ với bà ta! Vì bà đã không nghe lời tôi rất nhiều lần! Rằng tôi chả cần ăn uống hay nghỉ ngơi gì theo ý bà lo toan cả! Không phải chỉ bây giờ, phá hỏng giấc ngủ đã được lên kế hoạch sẵn... Mà trong lúc tôi học bà không ngừng làm phiền tôi!
Nhà tôi cửa không thể khóa. Đó là cách mà ba mẹ tôi kiểm soát anh em chúng tôi từ khi còn bé, là một căn phòng riêng tư bị hỏng khóa. Để mẹ tôi có thể ra vào tùy ý trong phòng! Thành một kẻ nhiễu sự, phiền toái! Với từng cái lặt vặt, vụn vãnh mà tôi đã bảo không cần! Quấy rầy tôi lúc đang tập trung học!
Cái loại mẹ gì lại làm phiền lúc con trai mình học bài?
Bày ra bao nhiêu rắc rối, vô ích... Bà ta đang làm màu cho chính mình. Bởi cái bốn bức tường của căn nhà này chính là nơi bà ra vào hàng ngày đến phát ngán! Nên bà đổ cực nhọc, phiền toái lên cho tôi! Tôi còn phải học! Tôi chỉ có bấy nhiêu thời khắc đó để nhắm mắt lại và nghỉ ngơi trong phút chốc! Tôi không có thời gian cho bà ta!
XOẢNG!
Gào thét khản cổ họng, tôi ném chiếc ly vào tường và ngay tức khắc, tất nhiên, nó vỡ tan tành. Tính ra, tôi đã định ném vào người mẹ mình! Có người mẹ nào tồi tệ đến mức bị con trai mình ném cả ly vào người? Những mảnh vỡ cứ vậy mà văng tứ tung! Giờ thì cả sàn nhà toàn là miểng chai! Tất cả là tại sự ngu ngốc của bà!
Chưa dừng lại ở đó, tôi vẫn tiếp tục gào lên qua bức tường. Vì biết mẹ đang nghe thấy. Cho dù bà đang nhỏ từng giọt nước mắt li ti vô dụng,... thì bà ta vẫn nghe thấy lời tôi thét lên!
Đây không phải là về bà hay tôi! Đây là về thực tế! Thực tế tôi phải làm gì!
Thật sự, nếu được chọn lựa, tôi đâu có muốn làm thế! Nhưng cái sự ích kỷ rách việc của bà đã phá hỏng mọi thứ! Tôi chưa bao giờ làm vậy với ba mình. Ông sẽ không dốt đặc để tôi làm như thế! Ba biết việc học quan trọng đối với tôi thế nào! Rằng là việc giữ vững thành tích, bám sát theo kế hoạch đã định sẵn để có được kết quả cuối cùng hoàn hảo là quan trọng đến mức tôi bỏ mạng thế nào! Vậy mà mẹ không hiểu! Cái óc chuột bé tí của bà nên bà chẳng hiểu được gì ngoài những thứ bếp núc, thức ăn,... vô tích sự của mình! Tôi đã luôn muốn chuyển ra ở riêng! Nhưng ba tôi không cho phép! Hình như ông muốn tôi chịu đựng cái sự phiền toái này suốt cuộc đời! Để sự thất bại này ảnh hưởng lên tôi! Để nó ngáng chân mình! Tôi quát tháo mẹ mình bằng bất kỳ ngôn từ nào mà bộ não có thể bật ra! Ngay lập tức! Bà ta thật nhiễu sự! Vô dụng! Phiền phức! Rách việc! Chó chết thật!
Tôi hét thì mẹ thút thít khóc, ở bên kia cánh cửa không thể khóa. Bà ta luôn như vậy. Tích tắc bật khóc mỗi khi tôi quát mắng. Tích tắc lại làm phiền tôi. Tích tắc không ngần ngại đẩy cửa phòng bước vào. Hỏi han từng chuyện ruồi muỗi. Nhưng.Mà.Tôi.Đã.Nói.Không.Cần!
Bà ta nghĩ rằng chỉ có mình mình biết khóc?
Miểng chai thủy tinh bén hoắc đang rải đầy sàn căn phòng.
Và, tích tắc, tôi ngó sang đồng hồ. Còn năm phút nữa là phải tỉnh dậy rồi.
Bấy giờ, đầu vẫn nhức như búa bổ. Tôi chưa được ngủ đủ số giờ dự tính của mình. Bị phá hỏng giữa chừng khiến tôi trở nên gắt gỏng. Tất cả là tại mẹ tôi! Không phải là đứa vô dụng, ngẫu hứng, làm việc chẳng theo kế hoạch! Bà biến tôi thành đứa khốn nạn, ngủ qua giấc trưa mà không ăn uống gì! Trông tôi bừa bộn bê bối lắm? Không! Hôm nay là ngày nghỉ và tôi đã thức trắng cả đêm để học. Chỉ có đúng một tiếng để ngủ trưa!
Chỉ còn năm phút nữa, tôi lại phải bắt đầu ngồi trở lại vào bàn. Còn rất nhiều việc phải làm!
Ngồi gục xuống chỗ mình đang đứng, tôi sẽ dùng năm phút này để khóc. Vỏn vẹn. Ít ỏi. Nhỏ nhoi.
Ngay tức khắc, nước mắt tôi lã chã rơi xuống. Tôi khóc to cùng với tiếng gào thét đuổi bà đi đi!
1 phút đã trôi qua, đầu tôi vẫn nhức inh ỏi phát điên. Nước mắt đua nhau ùa chảy.
2 phút đã trôi qua, tôi đang ép chân mình vào ngực. Thở hổn hển. Mắt như tê dại đi.
3 phút đã trôi qua, hai bàn tay vuốt lên mặt. Đồng hồ báo thức còn đang cho phép tôi khóc nốt những giọt vỡ cuối cùng.
4 phút, tôi đứng dậy trở lại. Sống mũi tôi cay xè. Mẹ ở bên kia đang hỏi rằng tôi có sao không? Có lẽ bà nghe thấy tiếng khóc. Mẹ đang xin lỗi mình. Nhưng an ủi thì được cái đếch sự gì?
Phút thứ năm. Tôi hít một hơi sâu. Rồi cứ vậy, liền trở lại bàn học. Tay trái lật tập sách đã sắp xếp sẵn trước mắt, tay phải thì cầm viết lên. Hiện tại, nước mắt cũng đã thôi rơi, đầu đột nhiên ngừng đau nhức. Diễn ra trong mình chỉ là những hàng chữ đen chạy đều cùng với các con số dày đặc, phủ kín tầm nhìn. Bất kể chuyện gì xảy ra, tôi phải tiếp tục làm việc. Theo đúng kế hoạch, quy trình, đã được tính toán, vẽ ra trước... cho dù khó khăn đến mức nào!
Không được phép lơ là!
Không được phép gián đoạn!
Không được phép đảo lộn!
Phải bám sát nguyên tắc!
Phải bám sát giờ giấc!
Phải bám sát quy củ!
Tôi không được phép đứng lại. Cho dù bất kỳ chuyện gì xảy ra. Mặc kệ mẹ lại bước phòng, tôi vẫn cúi mặt để tập trung vào sách vở. Tôi chỉ cần bà ta không nói! Kể cả khóc cũng không được phép! Mà mấy thứ vặt vãnh đó không thể làm sao lãng mình!
Mẹ đang vào nhặt nhạnh những miếng miểng chai rơi tan nát dưới sàn nhà. Còn tôi cứ tiếp tục học phần tôi.
Sau buổi học sáng thì tôi và Khang lại trở về khách sạn của gia đình cậu ta. Đã cuối tuần, và cũng không vướng bận bất kỳ bài hạn chót nào... chúng tôi có thể cứ như vậy mà thỏa thích chơi. Hôm nay, chị hai với Mi cũng đi Thảo Cầm Viên. Nên tôi lại phải càng vui vẻ lên! Sao có thể thua được chị? Tôi không thể để những chuyện đó làm vướng bận bản thân. Nhất là khi chị hai còn chẳng có chút gì là nặng lòng.
Sau bữa ăn trưa kiểu Âu ở nhà hàng, Khang kéo tôi đi đánh bida. Không cần phải đi đâu xa cả, vì trong khách sạn có một phòng chơi bida riêng dành cho "VIP GUEST". Với bộ môn này, tôi chỉ thường chơi cùng ba và ông nội, vào những ngày cuối tuần hoặc hiếm hoi khi ba về. Vì vậy, đây sẽ là lần đầu tiên, tôi được chơi nó ở chốn công cộng. Cảm thấy có chút lạ lẫm mà hứng thú.
Không khác gì lắm ở nhà với chiếc bàn dài sọc, nhưng bố trí ở khách sạn thì tất nhiên vẫn đẹp mắt. Mà ánh đèn ở căn phòng này chỉ vừa đủ nhìn, chứ không sáng rực như các không gian khác. Thậm chí, còn thoáng một chút bí hiểm. Căn phòng này nằm cùng khu vực với phòng thưởng rượu lẫn xì gà... Mà toàn là các ông chú đang quây quần với nhau. Từng nhóm họ đơn lẻ tại các bàn chơi lớn, rải rác khắp phòng. Thông thường, sẽ có hai đến ba người thực sự tham gia chơi, còn lại là bàn tán xôn xao. Trên tay của những người đàn ông này có ly rượu hoặc một điếu xì gà còn nhả khói... Vì vậy, tôi với Khang cũng lựa chọn một bàn trong góc. Tránh khói mùi cùng sự chú ý của đám đông.
Khang chơi rất khá. Tôi phải thừa nhận là vậy. Vừa bước vào trò chơi, cậu ta khác hẳn dáng vẻ lơ ngơ ngày thường. Ở cú đánh khai cuộc, phong thái Khang rất tự tin. Ngay lập tức, viên số mười hai đã lọt xuống lỗ, cùng các viên khác trải văng khắp bàn. Sau đó, Khang tiếp tục ở lượt mình, đánh bi cái để đẩy thêm trong một lúc hai viên số bảy và chín rơi tọt xuống. Cứ đứng nhìn cậu bạn di chuyển khắp bàn chơi, tôi thấy mình hơi ngứa tay. Nhưng Khang không phạm lỗi. Cậu ta cứ tiếp tục với khuôn mặt tỉnh bơ. Đây là lần đầu tiên, tôi thấy thằng Khang im lặng lâu đến vậy, kể từ khi hai đứa là bạn nhau. Chỉ vài tiếng reo chớp nhoáng khi bóng lọt xuống ô, rồi lại tiếp tục tập trung vào cú đánh tiếp theo. Bước vào trò chơi, Khang cứ như thành con người khác vậy.
Chả nhẽ, cái dáng vẻ này, cậu ta chỉ dùng khi chơi bida? Thường ngày thì giấu nhẹm đi?
Hiện tại, Khang đã cho gần phân nửa số bóng vào lỗ. Nhưng, xem chừng cậu ta hoàn toàn chưa có ý định dừng lại đâu. Tôi nom trông ra, Khang đã quên mất mình có người chơi cùng? Mà chuyện đó thì không thể nào...
May mắn. Đột nhiên điện thoại trong túi quần Khang reo lên. Âm thanh đó suýt làm Khang phạm lỗi. Vì cậu ta giật bắn cả mình. Suýt soát thôi.
"Đợi tui xíu nghen."
Tôi trông Khang cười hề hề với mình, rồi đưa điện thoại lên tai, chân cũng nhanh đó mà rời khỏi phòng. Không biết là ai lại khiến Khang vội đến mức, bước đi cũng cầm theo cả cây đánh. Và rồi, giờ chỉ còn lại mình tôi với cái bàn chơi.
Khang đang thắng thế. Tôi có nên làm gì đó để lừa lọc cậu ta không? Thay đổi thế trận một chút... Không phải muốn chơi ăn gian để thắng Khang đâu. Nhưng tôi cũng muốn chơi nữa chứ! Nếu Khang cứ đánh tốt thế này thì cả ván này, ván sau nữa, ván tiếp theo... Chả lẽ mình cứ đứng dòm hoài?
Nghĩ vậy làm vậy. Chắc Khang sẽ không nhận ra đâu hén. Tôi dạo bước một vòng quanh bàn chơi. Vốn tụi tôi đã chọn cái bàn ở trong góc khuất, nên sẽ không ai chú ý tới... Chỉ cần thay đổi vị trí một chút xíu của những viên bóng màu, là sẽ có thể thay đổi được thế trận nhỉ? Hừm... Tôi hắng giọng. Có lẽ nên thay đổi chỗ của viên màu cam với đỏ... Dù gì ánh đèn ở đây cũng không tốt. Khang cũng là kẻ quên trước quên sau. Khả năng cậu ta cũng không nhận ra...
"Tuy chị không biết chơi..."
Đột nhiên, có tiếng một người con gái vang lên. Tôi bất ngờ ngẩng mặt. Âm thanh làm mình giật mình.
"Nhưng mà chạm tay vào bóng màu là đâu được đâu nhỉ?"
Ở trước mặt tôi, là một chị gái có khuôn mặt xinh đẹp. Rất xinh đẹp, tôi không nói quá đâu. Và khi chị nghiêng đầu thì mái tóc kia rũ xuống bên vai thành một lớp chỉ dày dặn, bắt mắt. Cùng với mái tóc uốn lọn màu nâu đỏ thả bên vai trái, đôi mắt chị ấy rất sáng. Nó cũng có vầng xanh nhạt bao bọc quanh tròng đen. Đó là điều lạ lẫm ngay lập tức tôi liền chú ý. Và chị ấy có đôi môi đỏ rực điểm trên làn da trắng. Tim hẫng một nhịp vì quá ngạc nhiên. Người chị gái trước mắt thật sự rất xinh đẹp mà lại còn có thần thái khác hẳn những người mà mình đã từng gặp trước đây. Chị ấy có ánh mắt gửi đến tôi vừa tự tin, vừa tươi tắn. Nó mãnh liệt nhưng không quá đáng sợ khiến người đối diện e dè. Đang chống tay lên bàn chơi, chị ấy cứ dùng nó nhìn tôi. Thoáng chốc, tôi nhận ra ánh nhìn tràn đầy sức sống này... Tôi đã từng thấy nó trước đây! Tuy chỉ trong giây lát thôi. Đầu óc tôi cứ mơ hồ ráng nhớ lại,... Mà chị ấy đang mặc một chiếc váy đầm cúp ngực màu đỏ của rượu vang.
"Em chỉ định..." Tôi ấp a ấp úng vì có vẻ như đã bị chị phát giác ra âm mưu của mình. Ngại quá đi.
Ở phía đối diện, chị gái nở nụ cười, "Không sao đâu. Chị hiểu mà." Đôi môi rực lửa đó rất vui vẻ.
Giây tiếp theo, chị nháy mắt trái, đồng thời nói nhỏ với tôi:
"Thật tệ khi cứ phải đứng chờ nhỉ."
Á à! Thấy chưa! Tôi bảo rồi mà! Chị hiểu ý tôi mà! Cái tâm trạng ngứa ngáy khi cứ phải chờ đợi!
Tôi mừng đến mức suýt thì reo to lên. Lúc đấy, thì chị lại khúc khích cười. Lại càng xinh đẹp hơn.
"Ở nhà, chị hay xem em trai với ba và bạn ba chơi... Phải nói thằng Bi cũng giống như em vậy. Không chịu nổi chờ đợi tới lượt mình. Mấy ông bác lớn thì chơi giỏi khỏi bàn rồi."
Tôi gật đầu với tất cả câu mà chị nói. Chị nói đúng khỏi phải bàn! Đứng mình không nãy giờ chán ngán lắm rồi! Tôi cũng muốn được chơi mà!
"Cứ mỗi khi ấy, Bi nhà chị sẽ tìm cách gian lận làm sao đó... Như gây gián đoạn nè, đổ nước lên bàn, tự ý di chuyển các trái bóng... Cứ bị ba mắng hoài."
Tôi liền phụng phịu, "Em ở nhà cũng hay bị ba mắng tại tội này lắm..."
"Ừa." Lần nữa, chị gái xinh đẹp lại cười khúc khích. Và rồi, tôi trông chị bước đến gần hơn với mình. Lúc này đây, cả hai chỉ cách nhau đúng một bàn tay. Ngay tại đó, tôi liền bị thu hút ánh nhìn từ đôi mắt đặc biệt lẫn mùi hương rất lôi cuốn. Nó giống mùi của loài hoa, vừa bí ẩn mà lại rất say nồng. Càng nhìn, chị gái lại càng rất giống một ly rượu vang đỏ. Từ thần thái, vẻ ngoài đến mùi hương.
"Em tên gì ấy nhỉ?" Chị nghiêng đầu, rồi cứ thế nói khẽ với tôi.
"Em tên là Duy Phương ạ..." Tôi không thể nghĩ được gì mà liền khai thật với chị. "Phạm Duy Phương."
Phút giây, thấp thoáng nét ngạc nhiên trên khuôn mặt chị xuất hiện. Nhưng mà, ngay sau đó, khóe mắt lẫn bờ môi đỏ rực kia lại trở về với nét cười. Nhấc cánh tay mảnh khảnh khỏi bàn chơi, chị vuốt mái tóc nâu đỏ của chính mình: "Phương này..."
Tôi ngẩn ngơ trông theo từng ngón tay thon dài của chị, "Dạ sao ạ?"
"Ba chị có một người bạn, chơi bộ môn này rất hay. Mà bác ấy hay nói rằng..."
Thoáng chốc, chị mím đôi môi đỏ. Chỉ tại giây lát. Rồi lại, chậm rãi buông ra từng từ. Cứ vậy mà lôi cuốn bất kỳ ai đang lắng nghe.
"Rằng mấu chốt của trò chơi này là kiên nhẫn và chuẩn xác. Bởi lẽ, chỉ cần một cú đánh thôi, cũng liền thay đổi cục diện trận đấu."
"Hay vậy ạ?" Tôi ngạc nhiên reo lên. Thật sự rất thú vị nha.
Ở phía bên cạnh, chị cười tít mắt trả lại mình. "Ừa. Vậy nên em cứ đợi xíu nữa."
Và rồi, từ bên ngoài, cả hai chúng tôi đều thấy Khang đang đi trở lại căn phòng. Giây lát, chị thì thầm bên tai tôi: "Cậu bạn em sẽ đánh trật thôi." Rồi nhanh chóng trở về đứng cách nhau một sải tay. Tôi cứ vậy mà không thể rời mắt khỏi chị ấy.
Khang đã trở về với cuộc chiến. Tự nhiên, khuôn mặt cậu ta hiện rõ nét bối rối. Thấy vậy, tôi hất cằm về phía thằng bạn thân: "Chơi tiếp chứ?". Khang mím môi, gật đầu. Sau đó, vẫn giữ khuôn mặt rối bời, Khang chọn lại vị trí cho quả bi cái. Đặt quả bóng màu trắng trên bàn chơi với bộ dạng đắn đo một lúc, cậu ta ép cơ thể lên bàn. Ở bên ngoài, tôi nín thở quan sát theo. Khang nên đánh trật cú này. Theo như lời chị ấy nói, Khang sẽ đánh trật cú này. Bấy giờ, chị gái xinh đẹp cũng đang nhìn theo Khang. Chúng tôi đều thấy cậu ta đang mím chặt môi.
Khang đã đánh trật! Tôi lập tức reo hò to! Mừng rỡ như đã thắng trận! Không biết tại sao! Quả bóng trắng đã bị cậu ta làm lọt xuống lỗ! Mừng đến mức cười ngoác cả mồm! Nhìn sang chị gái cũng đang khúc khích. Chị là lá bùa may mắn của tôi. Đúng như lời chị nói! Khang rồi cũng đánh trật! Cứ như vậy, chúng tôi vỗ tay, reo hò, cười đùa và chơi cùng nhau. À, chị tên là Hương!
Giữa trưa hè nóng nực như vậy, tôi cùng lớp nước lạnh ngắt rơi vào giấc ngủ.
Không khí lạnh từng đợt phả từ cái máy ở trên tường lôi cuốn tôi như chìm vào không gian khác. Toàn bộ thân thể thả lỏng, hai mắt nhắm nghiền. Tôi biết bên ngoài trời đang nắng gắt lắm. Và hình như cũng lờ mờ nhận thấy được ánh sáng từ từ bớt cáu kỉnh đi. Nhưng, tôi vẫn vùi mình ngủ, bên dưới lớp chăn mền và trong căn phòng lúc nhỏ của con Hà. Bấy giờ đây, không ai ở đấy với tôi cả. Chỉ một mình mình, tại nơi lạnh mười sáu độ. Cùng với sự tĩnh lặng của một con hẻm nhỏ vào trời trưa. Cuộn tròn mình, tôi nằm nghiêng người, áp đầu gối lên bụng. Cứ thế, lăn lộn một chút rồi lại ngủ liền đi.
Lúc này, nghe thấy bên tai có tiếng điện thoại báo tin nhắn đến. Tuy nhiên, tôi không thức giấc. Chẳng có gì phá hỏng nổi giấc ngủ của chính mình, một khi màn sương mù đã giăng kín lối. Giờ đây, tôi thấy miệng mồm nhạt nhẽo mà trước mắt là một màu trắng hòa với vàng. Nó khá là mơ hồ, nhưng giữa tấm phiến đυ.c màu đó... lại hình như thấy được cảnh vật gì quen thuộc. Mà lạ lùng lắm. Khung cảnh ấy như được nhìn qua lăng kính cổ, dù nó cũng có nắng vàng. Cùng với nhiều gợn vẩn nổi lên xung quanh, tôi thấy lại bản thân đang ngồi trong nhà mình. Căn nhà trống chẳng có ba lẫn mợ Lan. Vì khi ấy, tôi thấy nhang đang sắp tàn. Và bát cơm trên bàn thờ đang nguội lạnh dần đi.
Và rồi, tôi nghe thấy tiếng động ở bên tai. Là tiếng gõ cửa chăng... Lục đà lục đυ.c.
Ở bên ngoài, ở dưới nhà... Thật sự không hình dung nổi nữa.
Tôi thấy mình trong giấc mộng tuột xuống khỏi chiếc ghế gỗ. Hóa ra, lúc này, tôi chỉ mới sáu tuổi. Mà... hình như, mình đã trải qua việc này rồi. Thậm chí, còn nhớ như in...
"Có chuyện gì đó?"
Mở cửa ra, tôi hồi bé con gặp gỡ một cậu nhóc khác. Cậu ta cao hơn mình một chút. Mà, nụ cười ở trước mặt tôi, lúc bấy giờ, có màu của ánh sáng. Tất nhiên, tôi biết đấy là thuở bé của ai.
"Bạn là Anh Thư... đúng không?"
Sau buổi khai giảng ở trường tiểu học, hắn đã tìm đến nhà tôi. Theo đó mà dẫn đến nhiều chuyện khác. Rồi lúc bấy giờ, vẫn đứng ở sau cánh cửa sắt hạn hẹp. Tôi cứ vậy nói chuyện với cậu con trai có đôi mắt sở hữu luôn nụ cười.
Tôi lúc ấy cũng nhớ tên mặt thộn có ánh hào quang được ưa thích này tên là Bảo. Võ Gia Bảo.
"Thì sao?" Tôi bĩu môi. Đồng thời đưa tay ra xua đuổi người. "Đi đi. Mẹ tôi dặn là không được nói chuyện với người lạ. Xùy xùy."
Ấy vậy, Bảo vẫn ngoan cố chưa chịu đi. "Cậu có mẹ hả?"
"Ủa ai mà không có mẹ?" Tôi đốp chát trả lại lời.
Hôm ấy là mùng năm tháng chín. Mẹ tôi mất vào ngày mùng ba tháng chín. Tôi vừa làm đám tang mẹ đây. Và hôm ấy chính là chủ nhật, còn ngày khai giảng lại vào thứ hai.
"Vậy tại sao sáng nay bạn đi học một mình vậy?"
Vì lý do đó, nên tôi tựu trường mà không có ai. Ở đối diện đến, Bảo thuở bé vẫn hỏi những câu ngây ngô: "Với cả buổi chiều, mình cũng đâu thấy ai đón bạn đâu?"
Ngay lập tức, tôi nhăn mặt, "Thì tôi lớn rồi tự đi một mình được chớ sao." Rồi, liền đẩy Bảo lùi lại thêm một chút. "Bạn là ai là hỏi nhiều quá vậy?"
"À ừ thì mình là Bảo..." Bảo ấp a ấp úng trong chốc lát.
Nhưng rồi lại bạo dạn nói to ngay. "Mình là lớp trưởng của lớp bạn mà."
Trước khi có con Hà vào lớp, tôi đâu để ý chuyện ai làm cán bộ lớp chi? Nên cũng chả thèm quan tâm... Ngáp ngắn, ngáp dài,.. đổ gục mình xuống bàn. Dẫu sao thì thầy cô cũng đâu có chọn đứa mồ côi.
"Thì làm sao?" Tôi lúc bé sưng sỉa hỏi. Hất cằm mình về phía cậu ta.
Tay giữ cánh cửa sắt không bị đóng kín lại, Bảo phụng phịu, "Thì tụi mình học cùng lớp chớ bộ."
"Thế bạn muốn cái gì?"
Bảo trước mắt tôi lúc này như đã vớ được vàng. Hình như, cậu ta chỉ chờ cái câu hỏi "ở đây làm gì?". Tự nhiên vô duyên có dịp lại đi tìm tôi... Làm sao? Có chuyện gì?
Cứ như vậy, tôi vênh váo hất đầu về phía Bảo. Xem coi cậu ta tính nói gì.
"Thì... Nếu ngày nào bạn cũng đi học một mình, mình đi chung với nhau được không?"
Cái gì cơ? Toàn bộ cơ mặt tôi nhăn nhó liền. Nhưng Bảo cứ tiếp tục nói, không sợ thua:
"Tại á... Tại ba mình bắt là, kể từ hôm nay nè, mình phải đi học một mình."
Cái rồi cậu ta chỉ sang chiếc xe đạp dựng ngay ngoài hiên, ở sau lưng bản thân. "Bằng xe đạp đó."
Đột nhiên, tại đây, tôi chẳng còn bực dọc nữa. "Thì liên quan gì?"
"Liên quan chứ. Mình đi một mình, bạn cũng đi một mình. Hay hai đứa mình đi với nhau đi. Nha? Cho đỡ buồn nè. Đỡ sợ nè. Mà tiện đường nữa!" Bảo xòe bàn tay năm ngón ra liệt kê từng cái lợi một lúc đó. "Rồi không sợ trễ giờ nè. Cũng... vui nữa!"
Tôi sau cánh cửa lại trề môi. Ừa thì... nó cũng khá đáng sợ đấy. Và, Bảo búng tay, như thể còn chuẩn bị thêm gì nữa. Rồi, rút ra từ trong ống quần, là một nắm kẹo đủ sắc màu. Bảo cười tươi. Khi ấy, những bàn tay chụm lại, chạm vào nhau. Cậu ta sớt hết số kẹo đó cho tôi.
"Và ngày nào đi học, mình cũng sẽ cho bạn kẹo hết. Cũng là một cái lợi nè."
Tôi nhìn cậu bạn cùng lớp liên tục rạng rỡ từ đôi môi đến từng câu chữ:
"Ngày nào cũng vậy luôn."
Trên tay tôi, bấy giờ, đầy những viên kẹo đủ sắc màu. Mà lớp giấy nhựa ngoài rọi lại nắng nên chúng trông rất lấp lánh. Như những ngôi sao nhỏ xíu, ngọt ngào là lớp đường trắng tinh.
"Thiệt hông?" Tôi bóc liền một viên bỏ vào miệng. Số còn lại vẫn ở trong lòng bàn tay.
Bảo gật đầu ngay, "Thiệt mà." Xong cậu ta lại tiếp tục nói to. "Mà á, mình sẽ chở Thư nhé."
"Mỗi ngày luôn?" Ngậm viên kẹo làm cho một bên má phồng lên.
Bảo cứ vậy mà tít mắt cười. "Mỗi ngày luôn."
Như thế, kể từ hôm đó, chúng tôi luôn đến trường cùng nhau. Lúc nào cũng vậy, Bảo là người bạn của mình. Luôn quan tâm đến mình. Luôn đi tìm mình. Cậu ta kể từ ngày ấy ở bên cạnh tôi.
Giấc mơ đã dẫn tôi trở về lần đầu tiên gặp gỡ Bảo. Chúng tôi đã bắt đầu như thế cùng nhau.
Cho đến giờ phút này đây. Có lẽ đã không còn ở cùng nhau.
"Thư."
Tôi mở mắt khi nghe thấy tiếng có người gọi tên mình. Và chẳng ngờ rằng, ở trước mặt lúc đấy lại chính là Bảo. Ngỡ vẫn lạc trong giấc mơ chưa thể tỉnh dậy... Hắn tại sao lại đang ngồi bên cạnh tôi? Chớp nhẹ hai mắt, tôi không tin nổi. Nhưng khuôn mặt quen thuộc đó không thể nhầm lẫn. Bảo đang chồm người ngang qua cơ thể mình. Một tay giữ với bản thân, tay còn lại chống ngang hông tôi. Cứ như vậy, đôi mắt ấm áp của hắn... Vậy mà, đang nhìn tôi.
Trong cơn buồn ngủ, mình cất chất giọng khẽ khàng hỏi. Vì chỉ mới tỉnh giấc nên còn hơi chếnh choáng. Tôi suýt chút nữa là quen mồm gọi hắn bằng "anh". "... Làm gì ở đây?"
Bảo trả lời ngay:
"Anh sang tìm em mà. Em không khóa cửa dưới nhà."
Đối diện với gã cao lớn rất hiền hòa, tôi chả sợ gì sất. Bảo luôn rất dịu dàng đối xử với mình, trừ những lúc nóng giận không thể kiểm soát. Đó là tính xấu của hắn. Vì tất nhiên dẫu là người tốt đến mức nào cũng khó kiềm chế được chính mình.
Tôi chép miệng bảo hắn ta: "Anh tìm tôi làm gì?"
"Anh rất muốn gặp em."
Ánh mắt ân cần trải lên cơ thể tôi. Vẫn giữ nguyên tư thế cũ, mình nằm, còn hắn chồm người ngang qua. Lúc này, Bảo lắc nhẹ đầu. Giọng khẽ khàng trách móc:
"Nhưng em không trả lời tin nhắn của anh, cũng không bắt điện thoại của anh..."
Tôi lặng im khi hắn cúi sát người xuống. Trong vô thức, tay mình đưa lên chạm vào khuôn mặt to hơn nhiều bản thân. Bảo đang chậm rãi hạ thấp gò má gần hơn với tôi.
"Anh xin lỗi mà, Thư."
Cứ thế, tôi nghe người mình yêu thấp giọng nói: "Anh xin lỗi em."
"Tôi nghe câu đấy rồi." Ở phía ngược lại, tôi bĩu môi. Bàn tay trượt lên mái tóc cắt sát của hắn.
Đối diện với mình, Bảo xoay cơ thể để dễ dàng tiếp cận người bên dưới hơn. Cái tay còn lại cũng không còn giữ cho bản thân nữa. Nó đã được chống xuống ở cạnh bên mái đầu tôi. Và rồi, cả hai bốn mắt nhìn nhau.
"Nhưng mà em vẫn còn giận."
Bảo e dè kể lại. "Dù anh nói xin lỗi bao nhiêu lần thì em vẫn còn giận..."
Từ bên dưới, tôi hất cằm mình lên.
"Thì anh không muốn nói nữa à?"
"Không." Ngay lập tức, hắn lắc đầu nguầy nguậy. Càng lúc càng khom người sát xuống tôi.
Mà Bảo chù ụ hai gò má, "Chỉ là làm sao để em hết giận đây?"
Lúc này, lưỡi tôi bất giác liếʍ môi. Như từ đầu, sau khi ói mửa thì miệng tất nhiên thấy nhạt nhẽo. Tôi rất thích đường. Và bây giờ còn thèm cái gì đó ngọt ngào hơn. Nghĩ như vậy, hai cánh môi tôi liền chập với nhau.
"Lời xin lỗi mà không đi cùng với trà sữa là một lời nói suông." Tôi nói đẩy Bảo ngồi thẳng người dậy. "Chạy đi mua đi rồi tính."
Nhưng, đối diện lại, hắn đột nhiên nở nụ cười đắc thắng. Bảo nắm lấy được bàn tay bé nhỏ của tôi. Khi này, đầu ngón cái của hắn xoa day day trên ấy. Rất cẩn thận, dịu dàng mà ân cần. Tôi nhìn thẳng vào mắt người yêu. Ngược lại, Bảo cúi người. Cơ thể lớn ấy đè ép lên mình, bên tai nghe lời thầm thì: "Anh để dưới tủ lạnh đấy. Lát xuống lấy nha."
Đành vậy, tôi nở nụ cười. Trong mắt lúc bấy giờ, chỉ nhìn thấy khuôn mặt hiền từ của Bảo. Đầu thì chẳng nghĩ được thứ gì khác. Như là vẫn lạc bước trong cơn mộng mị. Được nhìn vạn vật qua tấm phiến mờ, tôi thấy mỗi Bảo ở đây với mình. Mà những ngón tay đang chạm lên nhau. Bảo đưa bàn tay nhỏ bé của người yêu khẽ chạm lên môi. Rồi hắn hít một hơi sâu. Thể hiện ra rất nhung nhớ tôi.
"À mà..." Kẻ mồm to thì không bao giờ thôi nói chuyện. Bảo như vậy đột nhiên hô lên. Rồi lụi cụi lấy ra trong túi áo khoác ngoài một chiếc hộp xanh nhạt nhỏ bé. "Anh còn cái này nữa nè."
Tôi nom trông nó rất quen. "Cái gì ấy?" Theo phản xạ, cơ thể mình lúc này cũng bật người ngồi dậy. Ở trước mặt, Bảo đang mở chiếc hộp nhỏ ra cho tôi xem. Nó ở đó có một chiếc bánh quy màu nâu sáng. Hắn ta để cho tôi cầm lấy. Nó không cứng ngắc, lại thơm nức mùi bơ. Cứ như vậy, tôi liền cắn một miếng, theo lời thôi thúc của Bảo. Chiếc bánh giòn tan ngay trong miệng. Cực kỳ ngọt ngào lại ngon. Mà... có vị hạnh nhân.
Ánh mắt hắn ta đã luôn vô cùng trìu mến. Tôi thấy Bảo ngắm nhìn mình ăn ngon lành cái bánh hắn mang sang cho.
"Anh nghe Hà nói em đang tập làm bánh..." Bảo nói chậm rãi. "Mà..."
Đâu có? Tôi rất ngạc nhiên. Nhưng miệng vẫn đang thưởng thức cái bánh nên chưa tiện cãi ngang ngay. À rồi, tôi nhớ ra rồi. Cái bánh trong chiếc hộp màu xanh mà Mi hồi sáng đã tặng cho mỗi đứa. Chắc là Hà nói là tôi đã tự làm để hắn chẳng phiền hà hỏi thêm. Lúc này, Bảo khá ái ngại, "Anh ăn thử rồi." Lại cắn thêm một miếng nữa, tôi tỉnh bơ xem hắn định tìm lời như thế nào. Bảo nói dối dở tệ ra. Khi hắn nói dối thì hai tay sẽ tự thọc vào túi áo, hoặc giấu đâu đó gần gần. Giọng nói lại đột nhiên trở nên điềm đạm, mà lại còn dè chừng. Hắn chậm rãi, cần nhiều thời gian để lựa lời cho đúng. Và rồi, sau một hồi né tránh ánh mắt của người đối diện, Bảo sẽ đánh trống lảng đi.
"Mà sao em lại làm cho Hà mà chưa bao giờ làm cho anh?"
Tôi trả lời tỉnh queo: "Thì nó là bạn thân em."
"Anh mới là bạn thân em!"
Bảo khẳng định lại với tôi. Khi này, hắn lại nói rất to. Khi nói thật lòng thì Bảo sẽ mạnh dạn như vậy đó. Liền rất quả quyết, không ngại ngùng mà nói to ra những gì mình nghĩ ngay.
Giờ thì, tôi đã ăn hết cái bánh quy bơ trong tay, "Rồi anh ăn thấy làm sao? Dở ẹc hả?"Như đã quá hiểu rõ, tay Bảo đang đút vào túi áo. Cái đầu thì lại cúi xuống nhìn sang một bên. Hắn ái ngại vô cùng. Đâu có dám mở miệng chê ngay. Nhưng mà rồi, Bảo lại tìm được liền câu nói gỡ rối tình hình:
"Nếu muốn ăn thì nói anh, anh sẽ mua cho em. Em không cần làm nữa đâu."
Tôi mυ"ŧ đầu ngón tay mình. "Với trà sữa nữa." Đâu phải mình làm đâu mà giận.
Ngay lập tức, Bảo trả lời ngay: "Ừa. Với trà sữa nữa. Mỗi khi nào em muốn anh sẽ liền mua."
Nở nụ cười hài lòng liền rướn mình hôn lên môi người yêu. Đáp lại, hắn cũng ôm chầm lấy cơ thể tôi. Bàn tay lớn đỡ quanh hông, còn đôi tay nhỏ đặt tại gò má. Cả hai lại quấn quýt với nhau.
Gió thổi thế nào lại lần nữa, đưa Bảo trở về bên tôi.
Một ngày bận rộn tất bật khủng khϊếp với con bé. Dù cũng không khác mấy bình thường, nhưng Hà trở về với cả cơ thể mệt lả. Tòa án, bệnh viện, rồi khách sạn... Nó cứ liên tục tự dùng tay xoa nắn tại vai lẫn khớp cổ. Con bé cũng hay nghiêng đầu, rồi chỉ hé hẹp đôi mắt ti hí sau cặp kính tròng. Hà cảm thấy toàn thân nhức mỏi. Trên khuôn mặt gầy gò, đôi môi lại chốc chốc mím lại với nhau. Hà than vãn với Lu rằng mình đau nửa đầu. Trong lúc cho con vật nuôi ăn uống, đứa trẻ của tôi cứ cáu kỉnh lầm bầm đủ điều. Nào là nhức lưng, hoa mắt, chóng mặt,.. Lu lắng nghe Hà nói hết mọi triệu chứng. Tuy nhiên, thì ta đều biết là con chó đâu thể chữa bệnh cho người. Vậy nên, thậm chí ngay cả khi không câm, Lu sẽ vẫn im lặng. Chỉ có thể an ủi bằng cách đưa bộ lông mượt cho Hà sờ qua, hay dùng ánh mắt buồn bã trông lên... Chúng tôi thầm mong mỏi con bé nên tự chữa bệnh cho mình. Nhưng, đồng thời, tôi với Lu đều biết đứa trẻ sẽ làm gì tiếp. Giữa căn nhà vắng lặng, tiếng ho liên hồi của con bé cất lên, rồi kéo dài trong một số phút. Hà nhăn mặt. Tuy nhiên nó cứ ép mình tiếp tục ho. Tưởng như sắp nôn ra. Sau một hồi ho khan và thở hồng hộc, hổn hển qua khoang ngực, Hà đã lấy được hơi đều. Con bé đứng giữa nhà, từng nhịp điềm đạm trở lại. Hai mắt nuốt lại những giọt vừa trào theo cơ chế tự nhiên... Hít một hơi sâu.
Bất giác, tay phải đưa tay vò hai bầu mắt rồi đỡ lấy trán. Tôi thấy Hà hơi xây xẩm mặt mày. Lúc này, ánh nhìn nó lại trải khắp căn nhà trống. Tuy vắng mà lại bừa bộn. Không có thằng nhóc con, chẳng ai thèm dọn dẹp mọi thứ nữa. Mọi vật hỗn loạn theo từng khu một, cùng lò bếp lạnh ngắt, im ắng như cõi âm. Thật sự, vì đèn chung quanh vẫn tắt. Hà nhìn mọi thứ trong bóng đêm.
Nhờ thấp thoáng ánh sáng từ bên ngoài, đứa trẻ của tôi bần thần biết rằng căn nhà đã thật sự cần ai đó dọn dẹp. Hà bấm bụng... Nó nghĩ mình sẽ rảnh vào ngày mai? Nếu ngày mai có hứng thì nó sẽ làm. Có lẽ là như vậy, sau khi trở về từ bệnh viện chăng? Không. Con bé nhớ ra mình còn phải chuẩn bị nhiều thứ. Nó còn có cả ca cấp cứu tại bệnh viện mà... Thôi thì bừa chút cũng không sao.
Cái nếp sống bừa bộn của Hà như thế, tôi đã biết sẵn. Lúc này, trên khuôn mặt bực bội, cặp lông mày thanh mảnh châu lại. Con bé của tôi đi lên hành lang với sự khó chịu và mệt mỏi đó. Quẳng chiếc giỏ xách gần mình, rồi nó thả cơ thể nhọc nhằn xuống giường. Lại cong người, ho to một vài tiếng. Hà co quắp hai chân. Giờ đây, nó nằm thế với những suy nghĩ tạp loạn. Không yên nổi giấc. Ngồi dậy. Vẫn trong bóng tối, nó với tay lấy chiếc máy laptop đặt dưới cuối chân giường. Tuy miệng ngáp dài nhưng con bé biết mình sẽ không thể ngủ. Đầu nhức khiến mặt mày lờ đờ, chỉ có đôi mắt vẫn đang cố nhướng lên để nhìn màn hình sáng xanh. Bấy giờ, những đầu ngón tay gõ lạch cạch trên bàn phím. Và sau khi mở đến ba bốn thư mục, cùng mấy ô trình duyệt, Hà giữ thái độ trầm ngâm trong lúc quan sát hết tất cả. Con bé đặt tay ở trước môi mình, rồi răng nó cắn móng tay. Khi Hà vuốt tóc thì những sợi chỉ đen rơi xuống đầy giường. Ơ hờ, con bé chỉ dùng tay trần gom hết những mảnh vụn vặt từ mình đó rồi bỏ bừa vào thùng rác. Sau đó, nó tiếp tục trở lại với màn hình đang sáng. Ở đấy hiện lên là một trang cộng đồng chung.
Đã rất lâu rồi, Hà không đăng nhập vào trang mạng này. Nó kích hoạt lại tài khoản của mình. Rồi việc đầu tiên sau khi xem sơ bộ qua những gì đổi mới, Hà ấn vào theo dõi một tài khoản đang sáng đèn. Người đó để ảnh đại diện là những đóa hoa cẩm tú cầu muôn sắc. Tên tài khoản là Angelina.ʎʞuıp1111. Hà nhấp vào ô theo dõi.
Đứa trẻ của tôi hỏi người ở bên kia màn hình: "Tại sao bạn lại thích cộng đồng này đến vậy?"
Giây lát, người ấy trả lời lại ngay:
"Vì ở đây mọi người đều có thể sống thật. Chúng ta không cần phải giả tạo điều gì. Chúng ta cởi bỏ mặt nạ của mình ra."
- 🏠 Home
- Linh Dị
- Đô Thị
- Tiểu Thuyết Tâm Lý Xã Hội: Mầm Xanh
- Chương 22