Tại biệt thự của Dương gia.
Dương gia là một gia đình giàu có, sở hữu nhiều đất đai và nông trại. Biệt thự Dương gia được xây ở quận 7 của TP. HCM với sân vườn rộng, không gian thoáng mát và gần một con sông. Nhà họ Dương đời thứ ba có hai người con, người con đầu là gái có tên Dương Khiết Như và người con thứ hai là nam có tên là Dương Chấn Phong.
Dương Khiết Như từ nhỏ đam mê đàn piano, cô không có ý muốn sẽ thừa kế và tham gia vào việc kinh doanh của gia đình, nên việc tiếp quản gia sản của Dương gia giao lại cho em trai là Dương Chấn Phong. Dương Chấn Phong là người thích sự cầu tiến, tham vọng quyền lực vì thế thích hợp hơn chị gái để quản lý sản nghiệp.
Ông Dương Hoa ba của Dương Chấn Phong, cũng an tâm giao lại cơ ngơi của gia đình cho con trai. Tài sản thừa kế cũng được chia hợp lý cho Dương Khiết Như và Dương Chấn Phong.
Dương Khiết Như đã đi lấy chồng từ năm 25 tuổi, cô chị hơn cậu em chỉ có 2 tuổi. Nhưng đến năm 29 tuổi thì Dương Chấn Phong mới kết hôn. Vị hôn thê của Dương Chấn Phong là con gái của nhà họ Trương.
Trịnh Mỹ Duyên 26 tuổi - Là con gái của Trịnh Thống Kiệt nhưng danh phận lại không được người nhà họ Trịnh công nhận. Mẹ của Trịnh Mỹ Duyên là tình nhân cũng coi như là vợ nhỏ thứ ba của ông Trịnh Thống Kiệt. Ông có hết thảy là năm người con, tính luôn con của vợ chính. Nhưng số con trai chiếm hơn con gái, đếm ra thì ông ta chỉ có hai cô con gái. Những đứa con sinh ra đều trưởng thành tốt chỉ riêng Trịnh Mỹ Duyên thì kém may mắn hơn những người con còn lại. Năm cô 18 tuổi đã bị tai nạn giao thông và chân cô từ đó bị liệt.
Người nhà họ Trịnh rất xem thường mẹ con Trịnh Mỹ Duyên, kể cả là ba ruột của cô cũng không quan tâm đoái hoài đến đứa con ngoài giá thú này. Cũng vì không có tiền chạy chữa nên Trịnh Mỹ Duyên đành phải chịu cảnh ngồi xe lăn từ đó cho đến bây giờ.
Năm 200x Trịnh gia làm ăn thua lỗ, cần sự cứu trợ của một nguồn vốn lớn. Vậy nên, vợ của Trịnh Thống Kiệt là Phan Hồng Nga mới tận dụng mối tình bạn hữu với bà Dương, nhằm móc nối một cuộc hôn sự với Dương gia.
Phan Hồng Nga không có con gái nên không thể gả đi đứa nào, bà ta đành đè xuống lòng ganh ghét với vợ nhỏ mà ngỏ ý đến bà hai. Bà hai có một cô con gái tên là Trịnh Thị Ánh Tuyết. Ánh Tuyết được bí mật đưa vào Trịnh gia nhận Phan Hồng Nga làm mẹ. Bí mật này được giấu kín với Dương gia. Vì gia đình nhà họ Dương sẽ không bao giờ đồng ý làm thông gia với vợ nhỏ của Trịnh Thống Kiệt. Dương gia là một gia đình danh giá, không chấp nhận kiểu con dâu là con ngoài giá thú.
Nhưng người tính lại không thể bằng trời tính. Cho đến ngày chuẩn bị đám cưới chỉ còn là ba ngày, thì Trịnh Thị Ánh Tuyết bị ngã cầu thang, từ đó hôm mê không tỉnh. Tình thế bị dồn ép, không còn cách nào khác Trịnh Thống Kiệt và Phan Hồng Nga mưu sẽ thuê người giả mạo. Nhưng tính đi tính lại, họ lại nghĩ đến chuyện sẽ bị tống tiền. Vậy nên, họ đã chọn hay nói cách khác là bắt ép Trịnh Mỹ Duyên một cô gái tật nguyền làm người thế thân cho Trịnh Thị Ánh Tuyết.
Dương Chấn Phong ngồi xuống ghế, nửa người trên tựa ra sau, chân phải vắt lên đùi. Miệng lười biếng nói: Cô ta cuối tuần này là về rồi sao?
Quản gia Khiêm đứng bên cạnh, ngón tay đưa lên chỉnh lại kính mắt rồi thưa với Dương Chấn Phong: Dạ thưa cậu chủ, bên phía mợ từ Singapor gọi về có nói là cuối tuần này mợ sẽ về.
Dương Chấn Phong miệng cười đểu: Sao không đi luôn mấy năm rồi hẵng về nhỉ?
Quản gia Khiêm trầm giọng: Cậu chủ không mong mợ về hay sao?
Ha! Mong gì hạn phụ nữ đã tật nguyền mà còn dối trá chứ?
Quản gia Khiêm nói: Sao cậu chủ lại nói mợ chủ như vậy? Mợ cũng đâu muốn bị tật nguyền?
Dương Chấn Phong liếc mắt qua quản gia Khiêm: Nếu tôi biết cô ta bị tật nguyền thì còn lâu tôi mới lấy. Ông nhìn tôi xem? Dương Chấn Phong đưa hai tay lướt từ đầu xuống người: Trong nhà, tôi đường đường là một thiếu gia, ngoài kia đường đường là một CEO. Ấy thế mà tôi lại có một con vợ què? Nghe có nực cười lắm không?
Dương Chấn Phong lóe tia nộ khí trong đôi mắt, lại bực tức nói: Đúng là mất hết mặt mũi. Cũng tại mẹ tôi đã quá tin tưởng vào nhà họ Trương. Lại không ngờ họ dám lừa gia đình tôi một cú đau đến như vậy?
Quản gia Khiêm nghe Dương Chấn Phong nói thì có lời khuyên nhủ: Cậu ráng nhẫn nhịn, đợi đến khi bà nhắm mắt suôi tay thì cậu mới có thể ly hôn.
Bà được quản gia nhắc đến ở đây là bà nội của Dương Chấn Phong. Dương Chấn Phong tuy có uy có quyền trong công ty, nhưng về đến nhà anh ta lại yếu thế với mẹ và bà. Dương Chấn Phong được cái rất có hiếu, nhưng cũng một phần là vì di chúc của ba anh. Nếu Dương Chấn Phong có hỗn xược với bà và mẹ thì toàn bộ tài sản của anh sẽ tự bay về một cái quỹ từ thiện, kể cả chị gái anh cũng vậy.
Tấm lòng hiếu thuận đôi khi cũng bị tác động bởi cảm xúc, đặc biệt là lúc bị ép buộc cái gì đó, con cái sẽ dễ cải lại và hỗn hào. Khi ba Dương Chấn Phong còn sống, ông cũng đề phòng việc con cái sau này bất hiếu, không chịu chăm lo cho đấng sinh thành nên đã nghĩ ra một cái di chúc như thế.
Dương Chấn Phong nghe quản gia Khiêm nói thì thở dài rồi đưa tay lên trán: Bà tôi thật là bao dung, rộng lượng. Rộng đến nỗi ép khổ cháu của bà luôn.
Ai ép khổ con hả? Giọng nói của một bà cụ ở tuổi 80 vang lên.
Dương Chấn Phong bỏ tay xuống, quản gia Khiêm đi tới đỡ bà cụ. Bà đi đứng hơi khó, nên cần đi đâu thì bà đều cầm theo cây gậy. Mỗi bước đi phát ra tiếng cộc cộc, cộc cộc. Rồi cây gậy chọt lên đùi của Dương Chấn Phong.
Dương Chấn Phong a lên một tiếng, giọng lại hơi nủn nịu với bà nội: Nội ơi! Đau đó! Dương Chấn Phong bỏ chân xuống.
Bà cụ nói: Đau cái gì hả? Vừa nãy nói gì nội nghe hết rồi nhá. Coi mà liệu cái hồn với nội!
Dương Chấn Phong nhăn mặt: Con chả có nói cái gì sai? Anh quay mặt sang một bên, mày nhíu lại, tay đưa lên sờ cầm.
Bà cụ đứng khòm lưng, cất giọng khàn khàn: Sai thì là sai, bà nói phải nghe không có cải!
Dương Chấn Phong thở dài, quay mặt qua bà: Bà nội ngang ngược lắm luôn.
Bà cụ lại giơ cây gậy chọt vào chân của Dương Chấn Phong: Con nói gì? Ai ngang ngược hả? Ai?
Dương Chấn Phong mếu với bà: Con đau lắm, sao bà nội cứ chọt mãi thế?
Đừng có giả tạo, quýnh cho bây giờ?
Bà nói xong thì móc trong túi ra viên kẹo bỏ vào tay của Dương Chấn Phong: Phải ngoan bà nội mới cho cháu nhiều hơn, bữa nay hư cho một viên thôi.
Bà cụ cười rồi cầm gậy đi lộc cộc về phòng. Dương Chấn Phong cầm viên kẹo, nét miệng cười nhẹ. Bà của anh tuổi đã cao nên bị chứng lãng trí của người già, bà lúc tỉnh lúc lẫn nên anh cũng tùy tình hình mà trò chuyện với bà. Những lúc lẫn thì bà lại xem anh là một đứa cháu 6, 7 tuổi chỉ biết theo bà xin những viên kẹo. Bà nói thì nói, dọa quýnh thì dọa nhưng mà anh biết cho dù lẫn hay tỉnh thì bà cũng vẫn thương anh. Chỉ có điều là bà lại ép anh phải nhận Trịnh Mỹ Duyên làm vợ, thật kỳ lạ bà anh bị cô ta dụ dỗ từ khi nào? Hay bị bỏ thuốc mê mà sao cứ bên vực cho cô ta, còn nói cô ta đáng thương tội nghiệp.
Dương Chấn Phong khép viên kẹo vào lòng bàn tay, thầm nói: Là thiên kim của nhà họ Trịnh thì tật nguyền cũng chẳng có phải là đáng thương. Cô ta nào có thiếu thốn thứ gì? Đàn ông cũng nên chọn người xứng với cô ta. Nhưng đặc biệt người đó không bao giờ là con.