*chap dài bù những ngày tác giả off lâu. Chúc các bạn đọc vui vẻ*
Hai Sinh nhìn Trương uất hận, Trương thì chẳng đáp lại lời nào, im lặng nhìn Hai Sinh. Có lẽ trong lòng cũng chẳng ai nói được ai đúng ai sai lúc đó... Bây giờ chỉ còn nhìn nhau trong luyến tiếc và nói với nhau những lời cay nghiệt thôi.
Hai Sinh và Trương quen biết với nhau từ lúc còn nhỏ đến khi cả hai trưởng thành. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác biệt một trời một vực nhưng không hiểu vì sao họ lại dính với nhau từ nhỏ đến lớn.
Nhà Hai Sinh nghèo khó nhưng biết y thuật, lại hay giúp đời giúp người. Cha Hai Sinh là thầy thuốc giỏi trong vùng, không ham lợi danh, có ai nghèo khó đến chữa bệnh là không lấy tiền. Bởi vậy dù ngày chữa bệnh biết bao nhiêu người nhưng nhà vẫn không khá giả. Vẫn cứ một ngôi nhà tranh lợp lá nhỏ ven sông, để duy trình kinh tế Hai Sinh làm tá điền cho nhà Trương.
Nhà Trương ngược lại với nhà Hai Sinh, một gia đình giàu có, quyền thế nhờ cấu kết quan huyện tham ô thuế, thêm cả cho vay nặng lãi ức hϊếp dân lành. Trong vùng không người nông dân nào chịu nỗi cái thuế má nhà Trương đưa ra, thế nên ai cũng nợ nhà Trương không ít thì nhiều. Nhà Trương ngoài cho dân thuê ruộng làm nông, còn làm thương nhân, Trương hay được cha chở đi đây đi đó, làm quen công việc giống như cha để sau này lên tiếp quản. Trương sau mỗi chuyến đi liền chạy ra ruộng tìm Hai Sinh để kể lại mọi chuyện.
Ai cũng biết Hai Sinh và Trương thân thiết như hình với bóng. Nhưng sâu bên trong mối quan hệ đó, Trương ăn học hiểu rộng biết mình đã nảy sinh một loại ý đồ cấm kị với Hai Sinh. Còn Hai Sinh thì hơi ngốc một chút,Hai Sinh không hiểu bản thân lại từ chối lời ngỏ ý của các thiếu nữ. Trong đầu lại không nghĩ đến hình ảnh những cô thiếu nữ mới lớn mà lúc nào cũng chờ thiếu gia nọ trở về sau mỗi chuyến buôn với cha, để kể cho mình nghe những câu chuyện, những cái đẹp mà Hai Sinh chưa bao giờ nhìn thấy.
Chàng Trương sau mỗi chuyến buôn về là tặng những thứ mình mua được trên tỉnh cho cậu tá điền ở quê. Còn cậu tá điền đó lại nấu chè trôi nước cho chàng Trương ăn mỗi khi chàng thiếu gia đi buôn về, chỉ đơn giản vì chàng Trương thích chè trôi nước của mình nấu.
Cha Hai Sinh đã để mắt đến hai người từ lâu. Cha Hai Sinh để ý con trai mình hay vào bếp tỉ mỉ nhào bột nấu chè. Không phải để cúng hay thèm ăn, Hai Sinh không thích chè nhưng lại thường vào bếp nấu. Ban đầu có hỏi nhưng Hai Sinh chỉ qua loa trả lời là bản thân muốn ăn. Nhưng con trai ông làm sao ông không nhận ra con mình có vấn đề. Ông để ý Hai Sinh cẩn thận cất vào giỏ đựng rồi đem ra ngoài, đến khi về cả người đều vui vẻ hạnh phúc.
Cha Hai Sinh cứ ngỡ con mình lại phải lòng cô gái nhà nào đó, lại cười thầm vui mừng vì con trai đã trưởng thành. Ông mong chờ đến ngày con trai mình sẽ dắt về một cô con dâu phụng dưỡng cho ông, rồi hai đứa nó cho ông đứa cháu, đứa cháu đó sẽ chạy nhảy tíu tít khắp nhà.
Nghĩ đến thôi mà cha Hai Sinh đã vui sướиɠ hết cả người, còn kể đi kể lại chuyện con trai mình vào bếp nấu chè đem tặng người yêu cho mấy vị khách đến nhà mình khám bệnh.
Đến một đêm nọ, khi cha Hai Sinh thức dậy lúc giữa đêm, ông bắt gặp Hai Sinh đang lẩm bẩm cái gì đó. Ông tò mò lại gần ánh đèn dầu thấp thoáng giữa đêm. Hoá ra Hai Sinh chỉ đang học chữ, Hai Sinh đang nhẩm những con chữ mà thôi.
" Ai dạy con vậy? "
Hai Sinh không giấu diếm: " Trương dạy con đó cha ".
Cha Hai Sinh bất ngờ rồi lại hoang mang không biết vì sao cái cậu thiếu gia đó lại làm bạn với đứa con trai ngốc của mình: " Cậu cả Trương dạy con? Nhưng để làm gì?Trước nay con thân thiết với cậu Trương vậy sao? ".
Hai Sinh nghĩ thời gian qua lâu chắc cha mình già rồi, cũng quên chuyện đó mà nhắc lại: " Lúc trước chắc hồi Trương khoảng mười tuổi, cậu ta bị ngã vào cái kênh gần nhà mình, cái kênh không sâu lắm đâu mà mém chút cậu ta ngắm gà khoả thân rồi ".
Nhắc lại chuyện cũ, cha Hai Sinh mới nhớ ra. Hoá ra từ lúc đó hai người đã trở thành bạn bè rồi chơi với nhau đến bây giờ. Chớp mắt hai đứa trẻ đó lớn nhanh đến tuổi ai cũng thành người lớn cả làm ông đã quên câu chuyện năm nào: " À..".
" Lúc đó con mới vớt cậu ta lên, rồi hai tụi con mới kè kè bên nhau tới giờ. Cậu ta kêu dạy chữ cho con có gì sau này cậu ta đi xa gửi thư về cho con, con còn biết chữ để đọc ".
Cha Hai Sinh trầm ngâm một lúc như ông đang gặp uẩn khúc điều gì. Hai Sinh không hiểu cha mình lo cái gì mà hỏi: " cha sao vậy, con thấy cha có vẻ lo lắng điều gì hả? "
Cha Hai Sinh nói với thái độ không vui: " Cha thấy con thân thiết với nó quá nhiều không tốt, hai đứa cũng hạn chế tiếp xúc lại đi ".
Hai Sinh không hiểu: " Cha nói gì lạ vậy? Tụi con quen biết nhau từ hồi nhỏ đến giờ, bây giờ cha tự dưng kêu con cắt đứt quan hệ với Trương là sao "
" nhà bên đó cấu kết với quan huyện ăn hϊếp dân lành, ai trong vùng cũng căm ghét cái nhà đó hết. Con liên can với nhà đó rồi người ta nhìn nhà mình thế nào, có khi lại bị hiểu lầm có dính liếu với mấy chuyện không tốt, rồi bị lời ra tiếng vào. Cha không thích điều đó ". Cha Hai Sinh thể hiện rõ trên mặt hai chữ " căm ghét ".
Hai Sinh cười trừ, trấn an cha mình: " cậu Trương hiền lành tốt bụng lắm, chỉ là nhà cậu ấy làm điều xấu thôi, chứ cậu Trương đâu có hại ai bao giờ "
" Thôi, tốt nhất con đừng nên tiếp xúc dính dán gì với nhà đó nữa...". Nói rồi cha Hai Sinh muộn phiền vào trong buồng ngủ, để lại Hai Sinh ngồi đó buồn phiền.
Một ngày kia, Hai Sinh cứ lẽo đẽo theo cha mình cầu xin điều gì đó mà khiến cha Hai Sinh cảm thấy phiền hà khó chịu.
" Thôi mà cha, qua bên đó chữa bệnh cho nhà Trương đi, mẹ Trương bị phong hàn nặng lắm"
Cha Hai Sinh xua tay từ chối, còn thêm lời lẽ chỉ trích: " Cha không cứu cái bọn nhà giàu đó đâu, bọn họ ăn lời trên mồ hôi công sức dân lành bây giờ bị như vậy là đáng đời ".
" Mình là lương y ai có bệnh thì mình chữa. Dù sao Trương cũng là bạn con, ba chữa cho mẹ Trương đi, con xin cha mà ". Hai Sinh nắm lấy tay cha cầu xin, nhưng cha Hai Sinh nhất quyết không chữa. Thế là Hai Sinh cãi lời cha đem đồ nghề của cha qua nhà Trương chữa bệnh.
Hành động của Hai Sinh khiến cha Hai Sinh tức đến không thể nói lời nào, chỉ muốn tống cổ con trai ra ruộng ở. Khi Hai Sinh cầm đồ nghề lỉnh kỉnh đến cửa, Hai Sinh ngoái đầu lại nhìn cha như kiểu: cha có hối hận không, hay cha níu con lại đi, cha mà không nói gì là con qua nhà Trương thiệt đó, con mà kê thuốc tầm bậy tầm bạ là cha chịu trách nhiệm nha cha.
" Mày có biết thuốc thang gì đâu mà kê, không khéo lại hành người ta bệnh thêm ".
Hai Sinh: " Vậy thì cha phải đi khám cho người ta chứ".
Cha Hai Sinh biết con trai có ý gì, ông cũng bất lực mà đi theo con trai. Mặc dù không thích đám địa chủ cấu kết với quan huyện nhưng với tâm đức hành nghề ông không thể để con trai kê thuốc hại người. Chung quy thì vẫn lôi kéo thành công cha mình qua nhà Trương chữa bệnh cho mẹ Trương.
Mẹ của Trương bị phong hàn kê thuốc uống vài ngày là khỏi. Nhưng kì lạ sau khi uống thuốc của cha Hai Sinh kê, mẹ Trương càng ngày bệnh càng nặng. Đúng bảy ngày sau, mẹ Trương đã trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh.
Sau đó cha Trương mời một thầy lang khác về chuẩn đoán nguyên nhân cái chết của mẹ Trương. Cha Trương thật sự không tin bà nhà của mình lại mất vì bệnh phong hàn. Quả thật như vậy, sau khi chuẩn đoán thầy lang kia bảo mẹ Trương chết do bị trúng độc. Chất độc đã bào mòn sức khoẻ mẹ Trương mỗi ngày đến khi bà kiệt quệ mà chết.
Ngay lập tức mọi sự nghi ngờ đều hướng thẳng về phía cha Hai Sinh. Cha Trương tức giận lập tức báo quan, quan cho người bắt cha Hai Sinh lên huyện án.
Ngày cha Hai Sinh bị bắt đi, Hai Sinh đã cố giải thích với cha Trương không phải do thuốc cha mình hại chết mẹ Trương. Thậm chí quỳ trước sân nhà Trương cầu xin nhà họ tha cho cha mình.
Bao công sức giải oan của Hai Sinh không thành, Trương còn đang mặc áo tang làm hậu sự cho mẹ vẫn đang bối rối hoang mang. Hai Sinh không có thời gian nói rõ với Trương mà chạy lên huyện án xem tình hình của cha. Ở đó quan huyện tra khảo cha Hai Sinh gắt gao nhưng cha Hai Sinh đương nhiên không làm không nhận.
Quan huyện vốn quen biết với cha Trương, qua một lúc bàn bạc gì đó. Quan huyện ra lệnh dùng hình với cha Hai Sinh.
" Nếu ông không chịu khai báo, tôi chỉ có thể dùng hình với ông "
Cha Hai Sinh đáp lại quan huyện một cách quyết đoán: " Tôi không có hại bà ấy, tôi không có lí do gì để hại bà ấy cả, tôi chưa bao giờ kê thuốc sai ".
Nghe ông vẫn còn cứng miệng quan huyện nghiêm khắc ra lệnh:" Người đâu, dùng hình ". Sau khi quan huyện ra lệnh, cha Hai Sinh bị ép nằm xấp xuống, rồi hai tên lính lấy gậy đánh liên tục vào lưng cha Hai Sinh.
Cha Hai Sinh đau đớn la lên, Hai Sinh đứng bên ngoài không nhịn được mà lao án đường ngăn cản bọn họ. Nhưng Hai Sinh bị lính ngăn lại không thể làm gì hơn việc nhìn cha mình bị đánh.
Hai Sinh vừa khóc vừa cầu xin quan huyện: " Xin quan dừng lại đi ạ, đừng đánh cha tôi, cha tôi già rồi không thể chịu nỗi đâu, muốn đánh hãy đánh tôi đi, làm ơn..".
Quan huyện không để lời Hai Sinh vào tai, vẫn không dừng hành hình lại. Hai Sinh tại huyện đường khóc lóc nhìn cha: " Cha ơi..". Nhìn tấm lưng người cha thấm máu, Hai Sinh muốn vùng khỏi đám lính đang giữ mình mà đến bên cha. Quan huyện thấy vậy thì khó chịu cảnh cáo: " Nếu ngươi còn dám cản trở công đường thì ta buộc phải xử phạt ngươi ".
Hai Sinh trừng mắt nhìn quan huyện khiến quan huyện giật mình. Ngay lúc này, Trương chạy vào huyện đường nói lớn: " Dừng lại, tất cả mau dừng lại ". Trương vẫn còn đang mặc áo tang làm lễ tang của mẹ, sự xuất hiện của Trương khiến cả huyện đường bất ngờ, cha Trương đứng dậy khỏi ghế: " Con làm gì ở đây? Sao không ở nhà lo tang ".
Hai tên lính dừng hành hình, Hai Sinh lập tức chạy đến bên cha. Hai Sinh đỡ cha đứng dậy: " Cha có sao không cha? "
Thấy Hai Sinh đã đến bên cha mình, Trương mới vào vấn đề chính: " Con thấy trong chuyện này nhất định có ẩn tình, cha Hai Sinh là thầy lang có tiếng trong vùng chữa bệnh cho ai cũng khỏi nhưng tại sao, mẹ con chỉ bị bệnh phong hàn mà uống thuốc của ông ấy lại qua đời ". Trương nhìn cha mình nói: " Chúng ta chưa làm rõ sự tình đã ép người khác nhận tội, đây là một điều quá đáng lắm cha à ".
Cha Trương không hiểu nhưng khó chịu với cách ứng xử của Trương trước huyện đường bao nhiêu người. Cha Trương mắng Trương, cái thằng này dám làm ông mất mặt trước bao nhiêu người: " Con còn bênh vực cái gì, rõ ràng mẹ con chỉ uống thuốc của ông ấy trong một tuần qua, uẩn khúc là sao? Con đừng để người ngoài dắt mũi ".
" Nếu như thuốc có vấn đề vậy sao chỉ có mẹ con mất mạng, vùng này ai cũng uống thuốc của ông ấy mà. Sao cha không đặt ra câu hỏi lỡ có người động tay động chân với đồ ăn hay nước uống? Mẹ con đâu chỉ uống thuốc ông ấy không thôi? Ông ấy còn không có động cơ, đáng lẽ người đáng nghi đang ở trong nhà chúng ta kia kìa ".
Ông Trương hơi giật mình, nói như thằng Trương có khác gì gia đình tự gϊếŧ hại nhau rồi sau đó đổ tội cho cha Hai Sinh: " Con nói vậy là sao? "
" không phải trong nhà chúng ta có người luôn muốn mẹ và con biến mất sao? "
"Đủ rồi Trương, con đừng có gây rối huyện đường. Con đừng coi trọng người mà khinh rẻ người nhà, con lấy bằng chứng đâu mà nói bọn họ hạ độc mẹ con. Con mau về lo hậu sự cho mẹ đi "
" Vậy cha lấy bằng chứng đâu mà kết tội cha Hai Sinh hại chết mẹ con? Rõ là mẹ con chết vì trúng độc nhưng trong nhà Hai Sinh không tìm được chất gây độc nào liên quan đến cái chết của mẹ. Vậy chưa đủ bằng chứng để ép tội người khác ".
Nhìn con mình trước mặt bao nhiêu người trực tiếp chống lại mình, cha Trương quê độ tức giận lắm, ông đi xuống sảnh đường tát vào Trương một cái tát đau điếng: " Mày đang làm cái gì vậy? Mày làm cha mày bẽ mặt trước bao nhiêu người, mày hài lòng chưa? ".
Trương im lặng cuối mặt không nói gì, lặng lẽ nhìn hai cha con Hai Sinh đứng một bên nhìn mình. Nhìn Hai Sinh lo lắng bối rối nhìn mình, Trương mỉm cười nhẹ như nói: " Không sao hết, đừng lo cho tôi "
Quan huyện bối rối trước cảnh cha con tương tàn trên huyện án, lắp bắp ra lệnh: " Giam nghi phạm vào ngục, chờ ngày xét xử. Bãi đường".
Cha Hai Sinh bị hai tên lính kéo đi, Hai Sinh bất lực nhìn cha bị đưa đi. Cha Trương thì hậm hực rời khỏi huyện đường để lại Trương cùng Hai Sinh đứng đó. Hai Sinh rưng rưng nhìn Trương: " Cảm ơn, tôi tưởng Trương nghĩ cha tôi gϊếŧ mẹ Trương mà không giúp tôi ".
Trương vỗ vai trấn an Hai Sinh: " Khóc cái gì, nam nhân chi chí vậy mà rơi nước mắt rồi, cậu bảo cậu mạnh mẽ lắm mà ". Hai Sinh không ngăn được mình mà rơi lệ yếu đuối trước Trương, hai tay chàng bấu vò vạt áo lo lắng: " Tại tôi sợ..".
Trương lấy ra chiếc khăn tay bằng lụa, nhẹ nhàng lau nước mắt cho Hai Sinh còn tranh thủ trêu ghẹo: " Nhìn cậu bây giờ có khác gì đứa con nít sợ mất cha đâu, nín đi, có tôi ở đây mà, tôi sẽ cùng cậu vượt qua được không ".
Hai Sinh gật đầu, nhẹ giọng nói một lời cảm ơn.
Qua ba ngày sau, Hai Sinh nhận tin cha mình đã tự tử trong tù trong khi chờ xét xử. Cái chết của ông như lời thú nhận việc ông đã kê thuốc sai hại chết bà cả nhà địa chủ. Hai Sinh sau khi nghe tin như sét đánh ngang tai, chàng bủn rủn tay chân khi xác xác cha về mai táng.
Đối với dân đen như bọn họ, đám quan lại sẽ không để tâm. Giống như một con chuột chết cứ vứt mặc xác ở ngoài đường, để cho diều tha quạ mổ cũng không quan tâm.
Đám tang mẹ Trương được làm trang trọng, cầu kì đến 7 ngày, song song với đám tang điều hiu, nghèo khổ của cha Hai Sinh chỉ vỏn vẹn là những nén nhang của người thân tình.
Có người hỏi đến cái chết của cha Hai Sinh, Hai Sinh chỉ biết ngậm nước mắt lắc đầu.
Để bây giờ nhớ lại, Hai Sinh vẫn còn cay xè sống mũi, đôi mắt đỏ hoe ươn ướt như sắp khóc lần nữa.
Ông Trương vỗ vai Hai Sinh an ủi: " Chuyện cũng đã qua rồi. Ông cũng nên buông bỏ để sống tiếp ".
Hai Sinh hất tay Trương nhìn ông Trương với cặp mắt đầy căm phẫn: " Buông bỏ cái gì? Ông hết lần này đến lần khác lừa dối tôi "
" Đó là vì..tôi muốn giữ ông ở lại đây, tôi không muốn ông rời đi ". Ông Trương giọng điệu bất lực như chuyện giữa hai người bọn họ đã không thể cứu vãn nỗi nữa.
"Tôi mặc kệ ông có muốn hay không, Hai Sinh tôi vẫn sẽ rời đi khi kiếm đủ tiền "
Ông Trương giằng lên tức giận, ông nắm lấy cổ áo Hai Sinh đe doạ: " Ai cho ông rời đi? ".
Hai Sinh đẩy ông Trương ra, giọng điệu khó chịu: " Ông có thôi đi không, đầu đã hai thứ tóc rồi mà vẫn không bỏ cái thái độ cố chấp đó là sao? Ông với tôi không còn trẻ nữa đừng có hở ra là đυ.ng tay đυ.ng chân với tôi ".
Bao nhiêu năm rồi tính nết của ông Trương vẫn không thay đổi, y hệt như hồi trẻ. Cứ nói chuyện được một hai câu cái tay lại đυ.ng chạm vào cơ thể người khác. Từ khi chuyện đó xảy ra Trương ngày càng cố chấp, tính tình nóng nảy dễ mất bình tĩnh hơn trước.
" Khi nào trả hết nợ cho nhà tôi thì hãy nói câu đó, còn bây giờ chưa trả xong đừng mong mang con trai mình cuốn gói đi đâu hết "
" Được thôi, cứ chờ xem ". Hai Sinh đứng dậy muốn rời đi, trước khi đi còn 'căn dặn' kĩ càng: " Ông mà để con trai tôi bị con vợ ông đánh thử xem, tôi sẽ quay về đây lật tung cái nhà ông lên ".
Ông Trương thấy lạ: " Nó có phải con trai ruột ông đâu mà ông lo cho nó quá vậy ".
" Không phải ruột thịt nhưng cũng là con của tôi, ông không được ức hϊếp nó ".
Ông Trương thở dài, rồi gật đầu như đã hiểu rõ. Hai Sinh rời đi để lại ông Trương với bao nhiêu tiếc nuối. Hai Sinh lại bỏ ông mà đi, lần này đi chẳng biết bao lâu sẽ trở về.
Sau khi cha Hai Sinh mất, quan huyện thì không tìm đủ bằng chứng kết tội cha Hai Sinh nhưng cũng không đủ bằng chứng để minh oan cho cha Hai Sinh. Sau cái chết của cha Hai Sinh, gia đình nhà Trương rút đơn kiện,không kiện tụng gì nữa để sự việc lặng xuống từ từ.
Không có câu trả lời thoả đáng cho cái chết của cha Hai Sinh buồn lắm đến nỗi ru rú trong nhà gần cả tuần không ăn không uống. Trương đến tìm thì cũng không ra tiếp đón, thậm chí đuổi Trương về. Nhưng Trương chắc chắn không về mà ở lại lo cho Hai Sinh, Hai Sinh cả tuần không ăn uống đầy đủ đâm ra bệnh.
Khi Trương đút cháo đến tận miệng thì Hai Sinh cũng chẳng thèm ăn. Hai Sinh mệt mõi nói với Trương: " Không cần lo cho tôi, cậu Trương đi về đi. Mai tôi sẽ rời xứ này đến chỗ khác sống ".
Trương nghe như vậy đương nhiên không đồng ý liền khuyên ngăn níu kéo Hai Sinh ở lại.Hai Sinh kiên quyết một lời muốn ra đi. Lúc đó Trương muốn ngăn cũng không được, chỉ đành đưa cho Hai Sinh túi tiền.
Trương nói với giọng không nỡ, tay vô thức sờ lên gò má nhợt nhạt của Hai Sinh như nâng niu viên pha lê mình rất trân quý: " Muốn đi thì đi nhưng hãy nói với tôi nơi đó là đâu, để tôi biết còn đi tìm. Biển người bao la rộng lớn, lạc mất cậu rồi tôi biết tìm ở đâu ".
Hai Sinh phì cười với nỗi lo lắng của Trương, phút chốc những đau buồn gáng nặng trong lòng Hai Sinh phần nào vơi đi. Có Trương bên cạnh, Hai Sinh cảm thấy bình yên, nhẹ lòng hơn hẵn. Hai Sinh nói đùa: " Nếu lỡ tôi nói cho cậu Trương một nơi mà tôi đi nẽo thật xa thì sao?".
Câu nói đùa của Hai Sinh vậy mà làm Trương có thể biến sắc ngay, đôi mắt Trương thấp thoáng nỗi buồn dường như tưởng rằng câu đùa đó là thật: " Vậy thì..cậu cứ đi đi. Đi cho thoả lòng cậu đi, chán thì về đây với tôi. Tôi luôn ở đây chờ cậu ". Trương nắm chặt lấy đôi bàn tay Hai Sinh như khẳng định đây không chỉ là lời nói cho qua của mình mà là một lời hứa.
Hai Sinh thấy hạnh phúc trong lòng lắm nhưng niềm hạnh phúc đó không kéo dài được bao lâu: " Cậu Trương không định lấy vợ mà chờ tôi mãi hả? ".
Trước đến nay Hai Sinh chưa bao giờ đề cập đến chuyện vợ con với Trương, Trương có hơi giật mình khi Hai Sinh nhắc về vấn đề này, chàng không biết trả lời thế nào nhất thời bối rối bấu víu lấy tay Hai Sinh.
Hai Sinh: " Cậu Trương cũng đã đến tuổi lấy vợ, sớm muộn gì cũng phải thành gia lập thất để còn tiếp quản cơ nghiệp gia đình. Chúng ta không còn thời gian bên nhau như trước nữa, đến lúc chúng ta phải đi con đường của riêng mình rồi ".
"Con đường của riêng mình ", Trương nhìn Hai Sinh đăm chiêu: " Cậu cũng sẽ lấy vợ sinh con sao? ".
" Chứ cậu nghĩ chúng ta sẽ bên nhau đến bao giờ? Chúng ta đều là nam nhân sao có thể cùng bên nhau đến cả đời "
Hai Sinh ngây ngô đùa giỡn bao nhiêu thì Trương căng thẳng nghiêm túc bấy nhiêu: " Ai nói hai nam nhân không thể cùng sống bên nhau, chẳng ai đặt ra luật cấm hai nam nhân không thể cùng bên nhau cả ".
" Nhưng...điều đó không phải rất kì lạ sao? ". Hai Sinh không hiểu, thậm chí không biết đến loại tình cảm gì xuất hiện giữa mình và chàng Trương. Vì Hai Sinh không học rộng hiểu sâu như Trương nên không hiểu tình cảm nam nữ, yêu đương là gì. Trong đầu Hai Sinh chỉ nghĩ đơn giản là lấy vợ sinh con là việc phải làm của nam nhân không thể đi hướng khác.
" Vậy việc tôi thích cậu là kì lạ lắm sao? ". Vừa nói xong Trương nhìn dáng vẻ ngơ ngác của Hai Sinh liền biết con người này không hiểu mình nói gì. Trương nói lại lần nữa, lần này chàng nói chậm từng chữ cho Hai Sinh nghe: " Tôi thích cậu. Nếu hai nam nhân ở bên nhau là sai trái thì tôi mặc kệ. Tôi muốn ở bên cậu đến cuối đời. Nếu không có vợ chăm sóc thì tôi muốn cậu có thể chăm sóc cho tôi đến lúc tôi sắp chết. Nếu không có con nối dõi thì cuối đời tôi sẽ truyền hết mọi thứ tôi biết cho cậu. Tôi cần cậu, tôi không cần vợ con gì cả ".
Hai Sinh trước những lời tỏ ngõ của chàng thiếu gia làm cho cứng người, không nói được câu nào. Trương nhìn cái dáng vẻ đến một lời cũng không thể nói của Hai Sinh thì đâm ra giận dỗi, chàng trách móc: " Có tên ngốc nghếch nào đó cứ nấu chè trôi nước cho tôi mà không biết tôi thích người nấu hơn mấy viên chè đó. Rõ là không rành việc bếp núc vậy mà cứ đâm đầu vào nấu cho bỏng tay, không bỏng thì mặt dính nhọ như mèo, lần nào cũng vậy ".
Hai Sinh liền phản bác: " Vì ai nói thích chè trôi nước tôi làm hả? ". Thiệt tình, mình đã có công nấu cho ăn, đem đến tận miệng vậy mà giờ lại trách móc mình. Hai Sinh đang cảm thấy câu trước còn đang bồi hồi rung động thì câu sau đã chọc điên người rồi.