Trần Khánh số phận bi thảm, phải sống cuộc đời bấp bênh, cuối cùng bị người ta mua về làm phu lang chỉ với ba lượng bạc. Nhưng trớ trêu thay, ngay ngày được mua về, chồng của cậu bị ép đi lính, đến cả mặt cũng chưa kịp nhìn, cuối cùng Trần Khánh phải ôm con gà mà làm lễ thành thân. Năm năm sau, chiến tranh kết thúc, tin dữ báo về rằng chồng của cậu đã tử trận. Trần Khánh trở thành góa phu. Mẹ cậu chia cho cậu một nửa tiền trợ cấp, bảo cậu tái giá, nhưng Trần Khánh đã từ chối. Trần Khánh, một người ít nói, cực kỳ ngại giao tiếp, đã tổ chức tang lễ cho chồng và gánh vác gia đình đang trên bờ vực sụp đổ. Cậu sống cần mẫn từ sáng đến tối, chăm chút hai ba mẫu ruộng tốt và một căn nhà nhỏ. Chỉ có điều, người hàng xóm mới trở về từ chiến trường kia lại nhìn cậu bằng ánh mắt ngày càng kỳ lạ. ………………… Châu Viễn may mắn sống sót trở về từ chiến trường, được triều đình cấp cho ba mẫu đất và định cư tại làng. Anh cao lớn, vạm vỡ, là người mà cả làng đều xem là đức lang quân lý tưởng. Thế nhưng, ánh mắt anh chỉ dừng lại ở Trần Khánh, người góa phu nhà hàng xóm. Mùa xuân là những loài thảo mộc dại, mùa hè là chiếc áo tơi, mùa thu là những trái cây rừng, mùa đông là than bạc. Và còn cả một trái tim chân thành. Dù có chậm chạp đến đâu, Trần Khánh cũng hiểu được ý tứ của anh. Cậu nhìn về phía mẹ mình. Mẹ cậu chỉ nói: “Cả đời vất vả rồi, con có quyền theo đuổi hạnh phúc của mình.” Những ngày tháng sau đó, ba người một nhà, bình an và thuận hòa. ………………. Có bạn hỏi liệu có chi tiết sinh con trong truyện không, nên mình trả lời luôn là có nhé. Nhưng như thường lệ, chi tiết này sẽ xuất hiện vào gần cuối truyện. Mong mọi người đừng lo lắng quá nhé.