Nắng buổi chiều rất gắt, nhưng gió biển không vì thế mà oi nóng. Ngọc Linh sức lớn nên cầm nông cụ trong phòng ra đào đào bới bới nửa bãi đất ở trước nhà rồi lại theo Đào Mộc đi học bơi. Ngọc Dung ở nhà chăm sóc tiểu muội, đợi tiểu muội ngủ say thì nàng ấy mới ra ngoài thả giống rau lên bãi đất đã xới rồi tưới nước.
Ở quê nhà ngày trước, nàng ấy cũng từng theo cha mẹ đi làm nông, chẳng qua chỉ là trồng ít rau với vài thứ vặt vãnh mà thôi.
Hôm nay vào nội thành, vốn dĩ nàng ấy định mua vài con gà về nuôi nhưng thấy gà trong của lão bán gà rũ cánh mệt mỏi, trông không mấy khỏe mạnh nên nàng ấy không dám mua.
Có điều khi trước lúc nàng ấy sang nhà hàng xóm đón tiểu muội thì có nghe thấy vài tiếng gà gáy, trong nhà Đào Nhị Thẩm có nuôi gà. Người nuôi gà ở trong thôn chắc cũng không ít, thế thì có thể đến gặp Đào Nhị Thẩm hỏi xem trong thôn có gà để bán hay không.
Còn có, phải mua một cái vạc nước để trong nhà. Mỗi lần dùng đều là do Ngọc Linh ôm hai cái u đi lấy nước vô cùng bất tiện.
Ngọc Dung đã suy nghĩ đắn đo cẩn thận rồi, nhưng vẫn không nén được tiếng thở dài, số tiền này tiêu lãng phí quá rồi.
Hôm nay chỉ mua một số thứ quan trọng thôi đã tiêu hết bốn ngân bối. Rồi lại còn mua gà mua vạc nước, lại một khoản tiền vơi đi. Sang đến tháng Giêng trời trở lạnh nàng ấy lại phải sắm thêm quần áo, ngẫm đến lại khiến cho nàng lo lắng.
Chỉ thấy tiền ra mà không thấy tiền vào thật sự khiến cho lòng người không đành chẳng nỡ. Lần tới vào lại nội thành nàng ấy phải đi dạo xem xem có cách gì có thể kiếm ra tiền hay không.
Ngọc Dung có tay nghề thủ công. Tính tình của nàng ấy lại trầm ổn, kiên nhẫn, từ nhỏ đã theo mẹ học tay nghề thêu hoa làm giày. Ai nấy trong thôn thấy nàng ấy cũng đều khen nàng ấy một tiếng đảm đang khéo léo.
Cũng không biết ở thành Hoài có chấp nhận những dáng vẻ thêu hoa dệt vải kia không.
Trong lòng Ngọc Dung không có cội rễ gì, nhưng lão Thái có nói mấy ngày đầu của tháng sau sẽ đưa dân làng vào nội thành mua đồ, đến khi ấy lại vào thành để tìm hiểu cho rõ ràng.
Bây giờ, nàng ấy hơi phát rầu vì không biết phải xử lý cái túi ngao sò mà tiểu muội đào về như thế nào cả.
Cái con sò này lúc ở quê nàng ấy chưa từng thấy bao giờ. Nhưng từng trông thấy thôn dân bắt được con trai từ sông, cái vẻ ngoài của chúng nó không khác nhau là mấy, chỉ là to hơn thế này rất nhiều.
Chẳng lẽ giống như loài trai, phải cạy mở ra để lấy thịt?
Nhiều như thế này phải nạy đến bao giờ mới xong…
Ngọc Dung đổ chúng ra, cho vào cái chậu gỗ mới mua rồi đổ nước vào. Vừa định vào trong lấy dao nạy ra thì trông thấy Đào Nhị Thẩm cầm hai cái ghế trúc nhỏ đi về phía nhà mình.
“Ơ! Ta đến đây vừa khéo nhỉ, chuẩn bị làm ngao sò hả?”
“Đúng ạ, thẩm đã ăn canh Ngật Đáp chưa?”
Nhắc đến món canh Ngật Đáp, mặt mày Đào Nhị Thẩm tỏ ý một lời khó kể hết.
Vừa nãy lúc Ngọc Lâm mang canh Ngật Đáp sang bà thoáng nghe qua thôi đã rất muốn ăn rồi. Nhưng nghĩ đến chuyện phải đổ bát canh nhà người ta làm cho sang bát canh nhà mình rồi đi ra ngoài rửa chén bát, chỉ trong chốc lát thế thôi, đến khi thẩm tiễn Ngọc Lâm trở về thì phần lớn canh Ngật Đáp trong bát đã bị ba gã đần ở nhà ăn hết phân nửa.
Coi như là bọn họ còn có lương tâm để lại cho bà. Nhưng đám cha con nhà lão thế mà lại chê tài nấu nướng của thẩm, quả đúng là không thể chịu được.
Sau đó…
Thôi bỏ đi, không nhớ nữa, chuyện ồn ào trong nhà cũng quá mất mặt đi.
“Cái canh Ngật Đáp ấy là cháu làm ư?”
“Vâng, coi như là một loại đồ ăn nhẹ ở quê, thẩm ăn có quen không?”