Chương 14: Thợ rèn Lục Trạm

Tần thị tiếp tục dẫn hai người đi về phía trước, không bao lâu liền thấy một gian nhà hẻo lánh đơn sơ, bên trong vang lên tiếng đánh thùng thùng.

Nhìn qua khung cửa sổ nhỏ đang mở rộng, có thể thấy bóng lưng của một người đàn ông.

Tần thị nói: "Chúng ta đi vào thôi."

Vào nhà, Tần thị kêu lên: "Trạm ca nhi, ngươi có bận không?"

Lục trạm đang đập cái thanh loan đao rồi tiếp theo kẹp lấy bỏ vào trong thùng nước, ngẩng đầu lên nhìn thấy là Tần thị, hắn cười nói: "Bà, người đã đến rồi."

Tần thị nhìn mấy đồ linh tinh trong cửa tiệm, bà ấy đúng chỉ về phía hai người nói: "Ta dẫn bọn họ đến xem có đồ gì có thể dùng không."

Lục Trạm nhìn hai người bên cạnh Tần thị, hắn cầm khăn lau mồ hôi trên mặt, nó: "Cứ xem tự nhiên, muốn cái gì ta cũng có thể làm ra."

Sử thị bộ dạng hắn cao lớn, cơ thể khỏe mạnh, trái lại rất là hài lòng với đứa nhỏ này. Lại nhìn mấy đồ đặt trên chiếc bàn dài, có rất nhiều loại, lớn nhỏ gì cũng có.

Dương thị lại nhíu mày, bộ dạng hắn quá cao to, nữ nhi của mình đứng bên cạnh hắn, giống như là một đứa trẻ.

Sử thị kéo Dương thị, nói: "Không phải con muốn mua kéo sao, ta thấy nên làm một cái ở đây."

Bà vừa nói vừa cầm cái kéo trên chiếc bàn, Dương thị lại nói: "Trong nhà con cũng có một cây rồi."

"Cái đó đã dùng bao nhiêu năm rồi, hơn nữa cây kéo đó được làm khi con đi lấy chồng." Sử thị nói xong kéo bà đến một chỗ khuất.

Lục Trạm cũng không quan tâm bọn họ có muốn mau đồ không, hắn xoay người lại tiếp tục làm việc.

Những người đến cửa tiệm hắn đều là khách hàng cũ, hắn không phải là người biết ăn nói, hai người kia nghi ngờ kỹ năng của hắn cũng là chuyện bình thường, nhưng mà hắn chưa từng bao giờ thuyết phục đối phương mua đồ của hắn. Dù sao đồ hắn làm luôn được bày biện thoải mái, thấy ở bên trong thì tất nhiên sẽ có người mua đồ.

Trước mặt người trẻ tuổi kia, Sử thị cũng không tiện nói rõ, nên vội vàng kéo nữ nhi đi ra chỗ khác.

Sử thị nói: "Ta cảm thấy đứa trẻ này không hể tệ, nhìn thấy cũng là một người thành thật. Tuy trước đây đã cưới qua nương tử, nhưng vị tân nương tử kia đã bỏ chạy, cũng được tính là một thiếu niên."

Dương thị nói: "Nương, bộ dạng hắn cao to và mạnh mẽ như vậy, Tam Nương nhà ta mà đúng bên cạnh hắn lại giống một đứa trẻ. Nếu sau này mà hắn bắt nạt Tam Nương, chỉ sợ là mới đẩy có một chút, thì Tam Nương nhà ta lại không đứng dậy được."

Đây là chính là điều mà Dương thị lo nhất, mặc dù bà và Đỗ Hoa Thịnh chưa từng cãi hoặc đánh nhau, nhưng ở trong thôn, bà đã thấy rất nhiều phu thê cãi và đánh nhau, trời sinh nữ nhân yếu hơn nam nhân, hơn nữa nữ nhi của mình còn ốm yếu như thế.

Sử thị nói: "Ta thấy đứa bé kia không giống người như vậy, với tuổi của hắn mà bên người không ai quản lại có thể thủ hiếu đến mấy năm, người mà thúc thẩm hắn làm mai bỏ chạy, bây giờ nhìn trên người lại không có bao nhiêu oán hận. Con còn ghét bỏ bộ dạng cao lớn của hắn sao, bộ dạng cáo lớn như này, sẽ có sức lực tốt, trong nhà con chỉ có Đỗ Hoa Thịnh, Phong ca thì vẫn còn nhỏ, tục ngữ nói con rể chính là một nửa đứa con trai, sau này nhà con có nhiều việc thì với sức lực đó, chỉ với một người như hắn cũng bằng hai người các con!"

Sử thị không hiểu nữ nhi đang ghét bỏ cái gì, điều kiện tốt nư vậy, cho dù đốt đèn l*иg cũng chưa chắc tìm được.

Vẻ mặt Dương thị xoắn xuýt, nương nói những lời này, cũng là lời nói thật, chỉ là trong lòng chưa có quyết định chắc chắn.

"Con cứ lại tin ta một lần, túc đầu ta chọn Đỗ Hoa Thịnh cho con, tuy nói nương của hắn không phải là kẻ tốt gì, nhưng nó không phải đối xử với con rất tốt sao? Mấy năm kia, con không có sinh nhi tử, thế nhưng hắn có chán ghét con không?" Sử thị vỗ ay của nữ nhi, lại nói: "Ta chính là nhìn trúng chàng thiếu niên kia rồi, con cũng đừng có bắt bẻ nữa. Con không phải là không biết điều kiện của nhà mình, cho dù con muốn tìm một nhà khá giả cho Tam Nương, cũng không phải là một chuyện dễ dàng."

Một nhà Đỗ Hoa Thịnh rất là nghèo, hơn nữa còn có người mẹ chồng luôn nhảy nhót không ngừng làm cho cả nhà đều không yên. Nếu không chịu hôn sự này, thì muốn tìm một cái thích hợp hơn không phải là chuyện dễ.

Trong lòng Dương thị đã bị nương của bà thuyết phục, nhưng bà vẫn còn lo lắng, nói: "Nhưng Tam Nương chỉ mới mười ba tuổi, còn người này đã 19 tuổi rồi. "

"Nữ nhi không chưa đến tuổi cập kê, ta cũng không dám để nàng lấy chồng." Dương thị nói.

Sử thị cười nhìn nàng một cái: "Con lo lắng cái gì, ta còn không biết sao? Ta thấy đứa nhỏ này là một người đứng đắn, cũng không phải là kẻ khốn nạn tìm hoa vấn liễu. Mà là một trẻ con miệng còn hôi sữa, chưa ăn mặn lần nào, thì hiểu cái gì chứ?"

Mặc dù người đàn ông huyết khí phương cương, nhưng cũng phải cưới vợ, sau đó đã hiểu ra những chuyện kia. Trước khi thành thân, lại không chịu nhìn qua cơ thể nữ nhân, còn không phải là một trẻ con miệng chưa hôi sữa. Theo Sử thị thấy, nữ nhi đang lo lắng đều thừa thãi.

Nhìn cái người trước kia bỏ trốn là biết, đã đưa người vào cửa, còn không cho hắn vào nhà, vào ngày đại hỉ hắn còn phải đi đến nhà khác ngủ, có thể thấy được là cái gì cũng không hiểu. Nếu mà đổi thành người khác, ai quan tâm ngươi có bằng lòng không, nếu đã vào cửa thì cứ thành thật ngủ một giấc.

"Cũng không biết hắn có ghét bỏ Tam Nương còn nhỏ không." Dương thị nói.

Sử thị cười nói: "Chuyện này ngươi cũng đừng lo lắng, lúc về ta sẽ đặc biệt tìm lão tỷ muội nói chuyện này. Nếu đã đến rồi, con cũng làm một cái kéo để khi về cho Tam Nương."

Một lúc sau hai người lại đi vào, nói là muốn làm một cái kéo không, lần sau đi chợ sẽ đến lấy, Lục Trạm gật đầu đồng ý, rồi hỏi tên bọn họ, nhà ở nơi nào sau đó lấy giấy bút ra, xoạt xoạt vài tiếng ghi xuống dưới.

Dương thị thấy hắn vậy mà biết chữ, ngay lập tức kinh sợ.

Tần thị bên kia thấy chuyện này có hi vọng, nên cũng cười, không phải là bà ham chút tiền của bà mối này. Chỉ là hai nhà biết nhau, nên bà cũng nói nhiều thêm một câu.

Tần thị dẫn hai người đi ra, bà nói: "Người cũng đã nhìn, trong nhà cũng đã nhìn qua, các ngươi cảm thấy thế nào?"

Dương thị nói: "Hắn còn biết viết chữ sao?"

"Năm đó phụ thân hắn đưa hắn đi đọc sách hai năm, sau này lại không đi nữa, nên có thể biết mấy chữ."

Dù vậy, theo Dương thị thấy đã biết chữ rất là ghê ghớm rồi.

"Đúng là đứa trẻ này không tệ, đương nhiên chúng ta rất thích. chỉ là phải nói rõ chuyện này với bà, đứa cháu ngoại kia của ta chỉ mới có 13 tuổi, còn chưa cập kê, nhỏ hơn hắn mấy tuổi. Tuy nhiên con bé là một người biết chịu khó, ở nhà việc trong hay ngoài con bé đều làm chuyện tốt, hôm nay con bé theo nương ra ngoài bán nâm, còn bán được 30 văn tiền. Nhưng con bé không chịu giữ số tiền này, nói là để nương giữ. Nương nó thương xót con mình, cầm hai mươi văn đưa cho con bé, lúc này chỉ sợ là đang ở cửa thành chờ chỗ chúng ta." Sử thị cười ha hả nói.

Tần thị nghe lời này của Sử thị, cũng đã hiểu rõ mấy phần, bà nói: "Chẳng qua chuyện này chỉ còn 2, 3 năm. Trong nhà Trạm ca nhi không có người, thúc thẩm của hắn đã nói qua, chỉ cần là người biết chịu khó."

Nói xong Tần thị đi theo hai người đến cửa thành.

Đỗ Tam Nương vẫn luôn đứng chờ ở cửa thành, nàng trông chờ đến mòn mỏi, cuối cùng nhìn nương đi ra, bên cạnh còn có người phụ nữ xa lạ.

"Nương..."

Dương thị nhìn thấy nàng, mở miệng nói: "Con đã đi đâu vậy?"

"Con đi lòng vòng thôi, rồi mua được ba thước vải, trở về con sẽ may y phục cho cha mẹ, còn dư lại may ít đồ cho Tứ Nương." Nàng cười nói còn lấy vải ra, nói: "Năm văn tiền một thước, chưởng quỹ còn cho con rất nhiểu vải vụn, sau này may vá cũng không cần buồn phiền đi tìm vải vụn."

Sử thị cười cười, chỉ vào Tần thị nói: "Tam Nương, gọi bà đi."

Đỗ Tam Nương nở một nụ cười ngọt ngào, cúi người xuống và nói: "Cháu chào bà."

Tần thị thấy nàng tuy ốm yếu, nhưng ăn mặc rất sạch sẽ, cả người đều gọn gàng và nhanh nhẹn. Còn biết cầm tiền mua vải may y phục cho cha mẹ, là một người hiếu thảo. Sau này thành thân, chắc chắn biết yêu thương phu quân. Còn có thể để chưởng quỹ kia cho vải vụn, cũng là một người tháo vát, đương nhiên sau này cũng biết sống cần kiệm.

Tần thị cảm thấy rất là hài lòng về nàng.