Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai

» Tác Giả: Colleen McCulough
» Tình Trạng: Hoàn Thành
“Có một truyền thuyết về con chim chỉ hót một lần trong đời, nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hát bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khổ khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi, và tiếng ca hân hoan ấy đáng cho cả sơn ca và họa mi phải ghen tị. Bài ca duy nhất có một không hai, bài ca phải đổi bằng tính mạng mới có được. Nhưng cả thế gian lặng đi lắng nghe, và chính thượng đế trên Thiên đình cũng mỉm cười. Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại... Ít ra là truyền thuyết nói như vậy".

... “Có một truyền thuyết về người con gái chỉ yêu một lần duy nhất trong đời, nhưng nàng yêu bằng một tình yêu mãnh liệt nhất thế gian. Có lần nàng quyết bỏ đi tìm tình yêu đích thực của đời mình, qua bao cạm bẫy và ngang trái của đời thường, người con gái vẫn quyết lao vào ngọn lửa tình yêu mặc dù biết có thể mình sẽ bị thiêu trụi trong đó. Vượt lên trên mọi nỗi đau khổ khôn tả, nàng đã chiến thắng cả đức Chúa Trời để giành lại người mình yêu. Một tình yêu duy nhất nhưng cả thế gian phải lặng đi để chiêm ngưỡng, và chính thượng đế trên thiên đình cũng phải ghen tị BỞI VÌ TẤT CẢ NHỮNG GÌ TỐT ĐẸP NHẤT CHỈ CÓ THỂ CÓ ĐƯỢC KHI TA CHỊU TRẢ GIÁ BẰNG NỖI ĐAU KHỔ VĨ ĐẠI... Người con gái đó chính là Meggie, nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai, dám đoạt tình yêu vĩ đại từ tay Chúa. Và ngày nay có bao nhiêu người con gái dám yêu hết mình, dám đi đến cùng của thử thách để giành lại cho mình một tình yêu đích thực...?!

Cuốn sách đầy cảm động, đau đớn chứa đựng một tình yêu hi sinh đẹp đến ứa nước mắt. Kết thúc truyện còn đau đớn và mất mát hơn. Phải chăng như lời Chúa đã nói: “Của César thì trả về cho César, của Thiên Chúa hãy trả về cho Thiên Chúa”. Lẽ nào, Maggie lấy mất của Chúa một cha truyền giáo Ralph, Maggie phải trả lại cho Chúa đứa con trai của mình???

©

Tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai xuất bản vào mùa xuân 1977 cùng một lúc ở New York, San Francisco, London, Sydney - Ít lâu sau đã được dịch ra bảy thứ tiếng, được bạn đọc nhiệt liệt hoan nghênh và giới phê bình đánh giá cao. Suốt mấy năm là tác phẩm ăn khách nhất ở phương Tây. Đây là tác phẩm đặc sắc, có giá trị trong văn học thế giới hiện đại.

Colleen McCulough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó hầu như không ai biết tiếng. Khi tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai đem lại vinh dự cho tác giả thì McCulough vẫn chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Bà sinh ở Úc, bang New South Wales, trong gia đình công nhân xây dựng xuất thân từ Ireland. Thời thanh xuân McCulough ở Sydney, đã từng học trường của nhà thờ công giáo, từ bé – bà mơ ước trở thành bác sĩ, nhưng không có điều kiện để qua đại học y. Bà đã thử làm một số nghề- làm báo, công tác thư viện, dạy học rồi trở lại nghề y, qua lớp đào tạo chuyên môn về sinh lý học thần kinh. Sau đó, bà đã làm việc bà đã làm việc tại các bệnh viện ở Sydney, London, Birmingham, rồi sang Mỹ, làm việc tại một trường y thuộc trường đại học Yale. Năm 1974 bà viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên, không có tiếng vang gì. Tiếng chim hót trong bụi mận gai được thai nghén trong ngót bốn năm, rồi đầu mùa hè 1975, bà bắt tay vào viết liền một mạch trong mười tháng. Suốt thời gian ấy, bà vẫn bận túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.

Tác phẩm này có thể gọi là “Xaga về gia đình Cleary”. Xaga là hình thức văn xuôi cổ có tính anh hùng ca, kể chuyện một cách điềm đạm về những con người hùng dũng. Cuốn tiểu thuyết này viết về lịch sử nửa thế kỷ của ba thế hệ một gia đình lao động - gia đình Cleary. Loại tiểu thuyết lịch sử gia đình từ trước đã có những thành công như thiên sử thi vè dòng họ Foocxaitơ của Gônxuocthy, “Gia đình Tibô” của Rôgiê Mactanh duy Gar. “Gia đình Artamônôp” của M. Gorki. Đặc điểm chung của các tác phẩm đó là số phận gia đình tiêu biểu cho số phận của giaia cấp tư sản, các thế hệ sau đoạn tuyệt với truyền thống của gia đình. So sánh với những tác phẩm kể trên thì tác phẩm của McCulough có sự khác biệt, có cái độc đáo riêng của nó. Trước hết, đây là lịch sử của một gia đình lao động. Sự phát triển, tính kế thừa và đổi mới của ba thế hệ gia đình này là hình mẫu thu nhỏ của lịch sử dân tộc. Các thế hệ sau kế thừa những nét tốt đẹp nhất của gia đình - tính cần cù, tự chủ, tính kiên cường đón nhận những đòn ác liệt của số phận, lòng tự hào gia đình, song đồng thời có những đổi khác nhịp bước với thời đại. Nếu Fiona gan góc chịu đựng mọi tai họa nhưng cam chịu số phận thì con gái bà là Meggie đã tìm cách cướp lấy hạnh phúc của mình từ tay Chúa trời, và Jaxtina, con gái của Meggie là một cô gái hiện đại, có những chuẩn mực đạo đức hoàn toàn khác. Cuốn tiểu thuyết xây dựng như truyện sử biên gia đình, tác giả tập trung vào những xung đột tâm lý - đạo đức nhiều hơn là những vấn đề giai cấp - xã hội. Các nhân vật tuy vẫn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, nhưng chủ yếu là ứng xử theo tính cách riêng của mình nhiều hơn. Trong số nhiều nhân vật, nổi bật hơn cả là ba nhân vật - Fiona, Meggie - con gái bà và cha đạo Ralph de Bricassart. Meggie có thể coi là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trong tiểu thuyết có nhiều tuyến tình tiết, nhiều môtíp, đề tài, song tất cả đều phục vụ câu chuyện chính: mối tình lớn lao trong sáng của Meggie và cha de Bricassart.

Trong tác phẩm quy mô lớn này, những xung đột tâm lý - tinh thần của nhân vật quyện chặt với sự miêu tả tỉ mỉ toàn cảnh lịch sử, địa lý, thiên nhiên. Thiên nhiên bao la, dữ dội nhưng có cái đẹp hoang sơ riêng của nó như hiện ra trước mắt bạn đọc. Giá trị nhận thức của tác phẩm do đó càng thêm đầy đủ. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người ở đây mang tính chất chung sống hài hòa, thiên nhiên chưa bị uy hϊếp đến nguy cơ hủy diệt.

Tính hiện thực và lãng mạn trong tác phẩm này hòa lẫn vào nhau tới mức nhuần nhị. Sự miêu tả tỉ mỉ bằng hình thức của bản thân đời sống, cả từ cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói của nhân vật, cho đến cách xén lông cừu, nếp sống hàng ngày..., lối kể chuyện thong thả theo trình tự thời gian khiến cho tác phẩm gần với loại tiểu thuyết hiện thực thế kỷ 19. Nhưng những tính cách phi thường rực rỡ biểu hiện trong những biến cố đột ngột, đầy hấp dẫn tạo nên màu sắc lãng mạn rất rõ nét. Môt tác phẩm văn học Mỹ thời nay xa lạ với những cảnh hung bạo, với “sεメ”, với “phản nhân vật” đưa bạn đọc trở về với những vấn đề “nhà” (theo nghĩa quê hương), “cội nguồn”, “cha và con” mà lại được ham chuộng như thế ở phương Tây thì đó chứng tỏ những vấn đề muôn thuở của nhân loại bao giờ cũng làm rung động lòng người ở bất cứ nơi nào trên hành tinh chúng ta.
Chương 1
Ngày 8 tháng 12 năm 1915, Meggie Cleary bước vào năm thứ tư của tuổi đời. Dọn dẹp xong buổi ăn sáng, không nói một lời và hơi đột ngột, mẹ của Meggie đặt lên hai tay cô một cái hộp gói trong giấy màu hạt dẻ rồi bảo cô bé ra ngoài sân. Nghe lời mẹ, Meggie ra ngồi ngay trước cửa nhà, sau bụi cây đậu chổi, rồi vội vàng mở chiếc hộp. Mấy ngón tay cô bé vụng về, hơn nữa, giấy gói rất dày. Nhưng ngay lúc đó, một mùi thơm thoang thoảng làm Meggie nghĩ đến cửa hàng bách hóa Wahinẹ Cô bé đoán ngay rằng, dù bên trong chứa đựng thứ gì đi nữa, chắc chắn món quà ấy cũng được mua từ cửa hàng bách hóa chứ không phải do ở nhà làm hay do ai đó đã chọ Mở hết lớp giấy bên ngoài, Meggie nhận ra một cái gì đó thật mịn và óng ánh ở góc hộp - Cô bé xé toạc ra.

- Agnès! Ồ Agnès! - cô bé thì thầm một cách âu yếm, mắt sáng lên khi nhìn thấy một con búp bê nằm êm ái trong mớ giấy vụn.

Đúng là một phép mầu. Một phép mầu thật. Từ trước đến nay Meggie mới đến cửa hàng Wahine chỉ một lần thôi, hồi tháng 5 vừa rồi, cô bé được cha mẹ thưởng vì đã tỏ ra rất ngoan.

Lần đó trên chiếc xe bò có mui, cô bé phải hết sức cố gắng mới ngồi yên được bên cạnh mẹ. Vui quá, Meggie không kịp nhìn thấy gì và cũng không nhớ gì cả, ngoài Agnès, con búp bê tuyệt đẹp mắc chiếc váy xòe rộng bằng xa tanh hồng kết ren chung quanh, được đặt trên quầy của cửa hàng bách hóa. Ngay lúc ấy, Meggie kín đáo đặt tên Agnès cho con búp bê xinh đẹp, cái tên khá lịch sự mà cô bé biết. Vậy mà nhiều tháng sau, lòng thèm muốn ấy của Meggie cũng chỉ là mơ ước. Meggie chưa bao giờ có búp bê và không hề tưởng tượng rằng một bé gái như mình ngày nào đó sẽ có một con búp bệ Lâu nay cô bé thường vui thích với những thứ đồ chơi mà các anh trai của cô vứt bỏ, chẳng hạn như những cái còi, cái ná bắn thun và những hình lính xù xì. Làm sao cô dám mơ ước được chơi với Angès.

Tay vuốt nhẹ lên chiếc áo của búp bê, chiếc áo đẹp nhất trong số những áo mà cô béthấy phụ nữ thường mặc, Meggie bế nhẹ Angès lên. Tay và chân của búp bê đều cử động được, cổ và thân mình cũng thế. Màu tóc vàng óng ánh có điểm những hạt trai, khuôn mặt làm bằng sứ được vẽ rất khéo và đẹp. Mắt búp bê màu xanh, sinh động đến kinh ngạc. Đôi mắt ấy sáng lên qua hai hàng mi cong vυ"t. Khi đặt Angès nằm xuống, Meggie khám phá ra rằng búp bê còn biết nhắm mắt lại. Phía trên gò má cao màu hồng có một nốt ruồi. Hai môi hơi hé ra cho thấy những chiếc răng màu trắng thật nhỏ. Meggie đặt búp bê trên đầu gối, tìm một chỗ ngồi êm ái rồi nhìn ngắm một cách say mệTrong khi Meggie vẫn ngồi như thế thì sau bụi cây đậu chổi, Jack và Hughie đang chơi đùa bên cạnh đám cỏ mọc cao sát hàng rào. Cả hai nhìn thấy mái tóc màu hung đặc biệt của Meggie, màu tóc đúng là của dòng họ Cleary, ngoại trừ Frank là có tóc màu khác.

Jack vừa thúc cùi chỏ vào anh mình vừa liến thoắng chỉ Meggiẹ Cả hai đang chơi trò quân lính truy lùng một thổ dân Maori phản bội. Meggie không để ý đến hai anh và vẫn đắm nhìn Agnès thân yêu, miệng huýt gió nho nhỏ những âm thanh quen thuộc.

- Meggie, mày đang cầm gì đó? Jack vừa la to vừa nhào tới - Đưa tao xem.

- Ừ, đưa xem.

Hughie nói thêm vào, vừa cười khúc khích vừa tìm cách chặn Meggie không cho chạy thoát.

Cô bé ôm chặc búp bê vào ngực và lắc đầu.

- Không, búp bê của em. Món quà sinh nhật của em.

- Cứ đưa bọn tao xem. Bọn tao chỉ muốn xem qua thôi.

Trong niềm vui và hãnh diện vừa được mẹ tặng quà, cô bé đưa búp bê ra khoe:

- Các anh xem này, nó đẹp quá. Nó tên Agnès đó.

- Agnès? Agnès? Giọng Jack chế diễu. - Tên gì mà tồi thế. Tại sao không gọi nó là Margaret hay Bettỷ

- Không thể gọi khác hơn vì nó là Agnès!

Hughie nhìn cánh tay con búp bê cử động, cậu ta huýt gió và nói:

- Jack nhìn xem, tay nó cử động được đấy.

- Cử động làm sao? Đưa tao xem.

- Không! Cô bé la lên và lại ôm búp bê sát vào ngực, nước mắt sắp trào ra. - Không, các anh làm hư búp bê của em... A, Jack, đừng đυ.ng vào nó, anh sẽ làm gã búp bê của em mất.

Hai bàn tay rám nắng, dơ bẩn của Jack chụp lên cổ tay Meggie, siết thật mạnh.- Đừng mè nheo nữa, tao mách với anh Bob bây giờ.

Jack siết mạnh hai cổ tay của Meggie, trong khi Hughie túm lấy chiếc váy của búp bê kéo ra.

- Đưa đây - giọng Jack nhỏ nhẹ lại. - Nếu không, tao sẽ siết mạnh đau lắm đó.

- Không, không, Jack! Em năn nỉ anh. Anh làm hỏng búp bê bây giờ. Em van anh để cho nó yên. Đừng lấy của em...

Dù hai tay bị siết càng lúc càng mạnh, cô bé vẫn không chịu buông con búp bê ra. Meggie khóc to lên, chân đá vào Jack.

- Đã lấy được rồi! - Hughie reo lên đắc thắng khi búp bê vừa vuột khỏi tay Meggiẹ Chiếc áo ngoài và bên trong cả chiếc qυầи ɭóŧ cũng đều tơi tả. Con búp bê hoàn toàn trần trụi. Chúng nắm hai chân búp bê kéo ngược ra phía sau, còn cái đầu chúng quay đủ hướng và không thèm chú ý đến Meggie khóc một mình. Trong gia đình họ Cleary vẫn thế, ai mà không có khả năng đối phó thì chịu chứ không có ai hổ trợ hay thương hại. Nguyên tắc ấy cũng áp dụng cho cả các cô gái. Từng chùm tóc vàng của con búp bê bị vứt ra rải đầy dưới đất, còn các hạt trai nhấp nhánh văng mất trong cỏ, một chiếc giày dơ bẩn vô tình dẫm lên chiếc váy nằm trên đất. Meggie quỳ gối xuống, hai tay run rẩy lượm lại những mảnh áo quần bé nhỏ của búp bê, rồi mò mẫn trong đám cỏ mong tìm lại những hạt trai. Nước mắt làm cho cô bé không còn nhìn thấy gì nữa, trái tim đau nhói một cách lạ lùng, vì rằng từ trước đến nay, chưa bao giờ cô bé lại cảm nhận một điều gì đó có thể gọi là đau đớn.

🎲 Có Thể Bạn Thích?