Quyển 8 - Chương 219.1: Vẽ tranh

Cha mẹ Tang Phi Vãn đều là kẻ đa tình.

Từ khi y có thể nhớ được thì đã thấy mẹ mình trêu đùa dây dưa với đủ loại đàn ông, cha y thỉnh thoảng lại mang một người phụ nữ khác về nhà. Tuy có câu trúc xấu sinh ra măng tốt, nhưng cũng có câu gần mực thì đen, dưới sự hun đúc mưa dầm thấm đất của họ, Tang Phi Vãn có thể nói là không thầy dạy mà cũng hiểu thuật “tán tỉnh”, thậm chí còn cảm thấy hứng thú.

Nhưng y chỉ hiểu “tìиɧ ɖu͙©”, chứ không hiểu “tình yêu”, tuy chỉ khác nhau một chữ, nhưng cách biệt cả một bầu trời.

Bản tính của vai chính trong sách chưa chắc đã đại diện cho tính cách của tác giả, nhưng không thể phủ nhận, ít nhiều gì cũng sẽ phản chiếu. Chẳng hạn như vai chính Đoạn Dương trong quyển sách “Tham hoan” này, cũng thoáng có vài phần tương tự với Tang Phi Vãn, đều là người kẻ bạc tình. Khác nhau ở chỗ Đoạn Dương thích “quấn thân”, còn Tang Phi Vãn thích “câu tâm”.

Đó là một loại tâm lý rất mâu thuẫn.

Từ khi còn bé Tang Phi Vãn đã hiểu sức mạnh mà hai chữ “vui sướиɠ” mang lại, không chỉ có thể làm người ta ý loạn tình mê, mà còn có thể làm người ta mất hết lý trí, vứt bỏ gia đình. Một mặt y rất tò mò, một mặt y lại cảm thấy chán ghét, cho nên nhiều năm như vậy, y chỉ thích trêu đùa lòng người, chưa từng dính vào việc “tìиɧ ɖu͙©”.

Nhưng có vài người bẩm sinh không cần thầy dạy cũng hiểu.

Tang Phi Vãn quỳ gối trong đại điện, hình như không hề e ngại vị vương nắm giữ quyền sinh sát ở Bắc Vực. Y ngửa cổ nhìn Bách Lý Độ Nguyệt, ngón tay thon dài ấm áp đầu ở trước mắt bao người, câu lấy tay đối phương, tiện đà từ từ nắm chặt. Một đoạn tay áo đỏ ánh hoa văn vàng kim thuận thế chảy xuống, che đi động tác nắm tay của họ.

“Phi Vãn cũng biết vẽ tranh, hay là Thành chủ để ta thử một lần?”

Y vừa nói ra lời này, tôi tớ hầu hạ trong điện suýt thì bật cười ra tiếng. Ai mà không biết Tang Phi Vãn là một kẻ không có văn hóa, là một bao cỏ thật sự. Vào ngày y được hiến vào Vương Thành, vì dung mạo tuyệt trần, y đã từng được Thành chủ triệu kiến một lần, kết quả, không những không nổi bật mà còn tạo thành trò cười.

Bách Lý Độ Nguyệt thích vẽ tranh, đằng sau tòa cao ở chủ điện treo một bức tranh dài mấy mét có tên là "Vân Cảnh Cửu Châu Đồ", Tang Phi Vãn biết chữ nửa vời, lại đọc thành "Vũ Thổ Cửu Xuyên Viên", khiến mọi người cười phá lên. Càng kỳ lạ hơn, y còn không biết mình đã làm sai gì, vẫn tỏ ra đắc ý, thật đúng là "kẻ không biết thì không sợ".

Bao cỏ lúc này lại nói mình biết vẽ tranh, truyền ra thì đúng là trò cười lớn nhất thiên hạ.

Người khác không tin, Bách Lý Độ Nguyệt đương nhiên lại càng không tin. Tay áo hắn vung lên, rút tay ra, lấy tư thái từ trên cao nhìn xuống, cúi đầu nhìn kỹ Tang Phi Vãn: “Ngươi biết nếu làm hỏng tranh của bổn Thành chủ thì sẽ như thế nào không?”

Sắc mặt Tang Phi Vãn không thay đổi, thậm chí còn mỉm cười, từ từ thốt ra năm chữ: “Lột da, làm giấy vẽ.”

Bách Lý Độ Nguyệt nghe vậy thì rũ mắt, lông mi màu sương khói như được bao phủ một lớp tuyết rơi, kết hợp với trường bào đỏ sậm thêu chỉ vàng kim, có một loại mỹ cảm kỳ lạ. Hắn khẽ cười, nói: “Màu da ngươi rất đều, thật sự rất phù hợp.”

Hắn nói xong, xoay người đi lên tòa cao, làn áo đỏ quét qua bậc thang, trông dáng vẻ như không đồng ý với lời thỉnh cầu của Tang Phi Vãn. Nhưng mọi người thấy Bách Lý Độ Nguyệt ngồi xuống ghế trên, thân hình dựa nghiêng trên sạp, dùng tay lười nhác chống đầu. Mặt hắn không có biểu cảm gì, suy nghĩ một lát, bỗng hắn lạnh nhạt phân phó với thị vệ bên cạnh: “Đi, lấy giấy và bút mực đến.”

Thế mà lại đồng ý sao?!

Trong điện tôi tớ thấy thế thì không khỏi thầm kinh ngạc. Bách Lý Độ Nguyệt yêu tranh như mạng, không dễ để người khác chạm vào, chứ đừng nói đến việc tùy ý để người khác xoá sửa, hôm nay sao lại đổi tính?

Họ không nghĩ ra rằng ở trong lòng Bách Lý Độ Nguyệt, bức tranh đó đã bị huỷ hoại, có hỏng cũng không hỏng hơn được nữa.

Thị vệ nghe vậy thì lập tức đi lấy đồ dùng vẽ tranh, tất cả đều là tài liệu vẽ tranh tốt nhất, có cả giấy và bút mực, còn có cả thuốc màu.

Tang Phi Vãn thấy thế thì thuận thế đứng dậy, tiện tay phủi bụi trên vạt áo. Y liếc nhìn bức họa trong tay thị vệ, âm thầm quan sát nét bút của Bách Lý Độ Nguyệt, sau đó trước mắt bao người, y lấy một cây bút lông bạch ngọc từ trên khay, chấm nhẹ vào nghiên mực thượng.

Chỉ là một nghiên mực quý báu tầm thường mà thôi, không phải là mực ngàn năm. Nhưng cũng tốt, mực ngàn năm khó khô, khó thành hình, vẽ rồi khó tránh lộ sự vụng về. Mẹ của Tang Phi Vãn nghiên cứu trường phái phương Tây, ông ngoại lại là đại sư quốc họa, tuy y học chưa sâu, nhưng cũng coi như có chút bản lĩnh.

Bức tranh này có núi non trùng điệp, có rừng cây u tịch, tuyết trắng phủ dày, một vị tăng lữ đang đi đến căn nhà tranh dưới ánh trăng. Đoạn Dương có lẽ là tiện tay quệt một nét, tạo thành một vết mực ngoằn ngoèo bên ngoài sân nhà tranh.

Mọi người tò mò nghiêng mắt nhìn, muốn xem Tang Phi Vãn sẽ làm gì. Nhưng mà chỉ thấy cổ tay y lay động, bỗng nhiên thêm vài nét cành cây sắc bén ngoài sân nhà tranh, che phủ hoàn toàn vết mực kia, rồi y đổi bút khác, chấm đẫm chu sa, điểm thêm vài chấm mai đỏ. Nét mực đậm nhạt vừa phải, hình tuyết rơi hiện ra, chẳng còn chút tỳ vết ban đầu.

Tang Phi Vãn chỉnh sửa trái phải, nhưng vẫn cảm thấy thiếu chút gì đó. Y ngước mắt nhìn về phía nam tử với màu tóc sương trắng và bộ đồ đỏ sẫm, lại thấy đối phương đang tò mò nhìn mình chằm chằm. Y bỗng mỉm cười, dùng đầu bút đề thơ ở chỗ trống bên bức tranh.

Nguyện độ hàng sa chúng,

trường minh nhật nguyệt đăng.

(Nguyện độ chúng sinh,

Trời trăng mãi sáng. - Dịch thơ)

Tranh này có thiền ý, thơ có Phật ý, lại rất hợp với tên Bách Lý Độ Nguyệt, thật sự không thể thỏa đáng hơn.

Tang Phi Vãn làm xong tất cả, nhẹ nhàng gác bút về khay, giơ tay thi lễ, tỏ vẻ mình đã vẽ xong. Thị vệ cũng dâng cuộn tranh lên, cung kính đưa cho Bách Lý Độ Nguyệt thưởng thức