Chương 3: Bên nấm mộ cô đơn
Mã phu nhân nhiệm một tiếng “mô Phật” rồi nhoẻn cười nói :
- Sinh sinh tử tử vốn có định số, sao cháu lại nghĩ đến việc đó làm gì?
Thanh Loan đôi mắt đen lay láy, chớp chớp mấy cái rồi nói :
- Cháu nghe bá mẫu nói đến mạng số của Quyên biểu tỷ nên hỏi cho biết thế thôi.
Mã phu nhân đưa mắt nhìn Thanh Loan một lúc, rồi nói :
- Không đâu, tướng mạo cháu có nhiều phúc khí, không thể bạc mệnh như Quyên nhi được.
Đôi mắt Thanh Loan đang u buồn, nghe nói bỗng nhiên sánh quắc. Nàng mỉm một nụ cười tự an ủi, rồi đắc ý quay nhìn Quân Vũ, tỏ một niềm hoan lạc.
Cử chỉ ấy vừa làm cho Mã Quân Vũ tức cười, vừa làm cho Mã phu nhân cảm mến.
Mã phu nhân quay sang nói với Quân Vũ :
- Hiện nay cha con đang tâm thành mộ đạo rồi. Vì qua mấy mươi năm trầm luân trong bể loạn, cha con đã trải bao đau khổ cho nên lúc mộ đạo, lòng cha con được yên tịnh như mặt nước hồ. Gần đây, mẹ thấy cha con gạt bỏ tất cả những liên hệ với đời, không còn quan tâm đến việc gì nữa. Mẹ đây tuy đã có nghiên cứu mấy mươi năm về Phật học, song cũng chưa thể nào cắt đứt được hoài cảm bên ngoài. Mẹ thường vẫn nhớ đến con. Nhưng đó là trời phú một mối tình thương trong lòng người mẹ, không thể tránh được. Về đường tu hành phải tự mình lo lấy thân mình, không thể lo cho kẻ khác được. Con còn niên thiếu, mẹ chỉ mong con một điều là thiện niệm làm đầu, vị tha hơn vị kỷ.
Dứt lời, Mã phu nhân nhắm mắt lại, tay lần chuỗi hạt, miệng lâm râm tụng niệm, sắc mặt bà đổi lại vẻ trầm lặng vô tư.
Mã Quân Vũ không dám làm rộn thêm nữa, khẽ kéo Thanh Loan lui ra khỏi Dưỡng Tâm đường.
Bấy giờ người lão mộc A Lục đã quét dọn sửa sang phòng ngủ cho Mã Quân Vũ. Còn Thanh Loan thì đã có sẵn căn phòng của Tiểu Quyên để lại, nên lão bộc cũng đỡ phải bận tâm sắp đặt cho nàng.
Sáng hôm nay, A Lục đã dự sẵn các đồ tế lễ. Ông bèn dắt Mã Quân Vũ thân đến ngôi mộ của Tiểu Quyên để lễ bái.
Lúc đó, mặt trời mới mọc, cảnh núi rừng như vẽ. Dưới màn sương bên bờ suối, một nấm mồ trơ trọi nằm giữa thảm cỏ. A Lục bày lễ vật rồi quay lại gạt lệ nói với Quân Vũ :
- Thưa thiếu gia! Đây là mộ của Quyên cô nương. Hồi tưởng lại lúc lão cùng tiểu gia và cô nương thường ra chỗ này đùa nghịch. Cô cậu thì ra bờ suối ngồi câu cá, lúc vui đùa cao hứng có khi quên cả bữa ăn. Dĩ vãng như còn in trước mắt! Bây giờ cảnh vật còn nguyên dấu mà Quyên cô nương đã ra người thiên cổ, tấm thân vàng ngọc vùi sâu ba thước đất.
Quân Vũ nghẹn ngào nói với A Lục :
- Lão bộc hãy về đi! Chỉ để một mình tôi ở đây.
A Lục suýt bị gãy tay hôm trước, nên chẳng dám trái lời. Ông chỉ khuyên qua mấy câu :
- Người chết rồi không thể sống lại được, xin thiếu gia chớ quá ưu sầu, phải thận trọng sức khỏe. Lão về nhà một lúc sẽ xin ra đây đón thiếu gia.
Lão bộc đi rồi, Quân Vũ đứng một mình, nhìn cảnh vật nhớ đến tuổi thơ, bao nhiêu dĩ vãng êm đềm hiện đến trước mắt, chàng không sao ngăn được mối hoài cảm.
Hai dòng lệ tuông trào, và quá đau thương chàng không khóc được lên tiếng, chỉ quỳ trước nấm mộ Tiểu Quyên như một pho tượng, nước mắt chảy lẫn máu, ngất đi lúc nào không hay biết.
Mãi cho đến lúc A Lục trở lại thì thấy chàng mê man, gọi luôn mấy tiếng cũng chẳng đáp lời. A Lục thất kinh nhìn vào mặt thấy đôi mắt chàng trợn ngược, vẻ mặt hốc hác phi thường.
Không biết làm sao hơn, lão bộc liền bỏ chạy về Thủy Nguyệt sơn trang để báo tin.
Nhưng khi về đến nơi thấy Mã lão đi đâu từ sáng sớm, hành tung vô định, còn Mã phu nhân thì đang ngồi tham thiền tụng niệm ở Dưỡng Tâm đường. Lão bộc không dám kinh động, luống cuống chạy đi tìm Lý Thanh Loan.
Lý Thanh Loan nghe lão nói chưa dứt đã hoảng hốt theo chân lão đến nơi.
Bây giờ Quân Vũ vẫn còn quỳ trước nấm mồ Tiểu Quyên, nhưng toàn thân cứng đờ như pho tượng gỗ. Thanh Loan chạy tới nắm tay Quân Vũ gọi.
- Vũ ca! Vũ ca...
Quân Vũ vẫn với vẻ mặt hốc hác, không nói gì cả. Thanh Loan vô cùng thương cảm, nắm tay Quân Vũ kéo mạnh một cái, Quân Vũ ngã nằm dưới đất, mê man bất tỉnh.
Thanh Loan khóc sướt mướt nói :
- Vũ ca! Vì đâu Vũ ca ra thế! Nếu Vũ ca chết đi Thanh Loan này cũng không còn muốn sống nữa.
Nàng ôm Quân Vũ vào lòng mếu máo nói không dứt lời.
Bỗng một luồng kình phong từ phía sau tạt đến, Thanh Loan nghe một giọng quen thuộc quát lớn :
- Mau buông tay! Cô nương muốn cho chàng chết hay sao?
Giọng nói đột ngột ấy, làm cho Thanh Loan giật mình. Nàng buông Quân Vũ nhảy lùi ra đàng sau hai bước, định thần nhìn kỹ thì thấy người vừa nói là ông lão mà nàng đã cùng Quân Vũ gặp trên chiếc ghe lớn ở Động Đình hồ đêm trước đây.
Không đợi Thanh Loan hỏi, ông lão thở dài, bảo :
- Vì chàng quá xúc động nên bị tổn thương nguyên khí. Chân khí trong toàn thân bị ngưng đọng. Lúc này nếu ai sờ mó vào người chàng, thì chân khí sẽ ngưng tụ trong phủ tạng, không sơ tán được, mà ngưng hết thành nội thương. Người nội công càng cao thâm thì bị thương càng nặng, dù may mắn khỏi chết cũng phải chịu phế tật suốt đời.
Thanh Loan vừa khóc sụt sùi, vừa nói :
- Nó như thế thì không còn phương pháp nào chữa được ư? Nếu Vũ ca chết thực thì tôi cũng không thể nào sống nữa.
Ông lão liếc nhìn trên má ngây thơ của Thanh Loan, hai dòng lệ nối nhau chảy như hai dòng suối nhỏ, bất giác cũng động lòng, khẽ bảo :
- Không sao đâu! Lão có cách cứu chàng thoát khỏi hiểm nghèo.
Dứt lời ông lão từ từ tiến tới, xòe bàn tay mặt vỗ mạnh vào huyệt “Mạch Môn” của chàng, tay trái thì xoa bóp vào hai huyệt “Xương Môn” và “Phế Hải”.
Chỉ chốc lát Quân Vũ ngáp dài một cái, rồi tỉnh lại.
Thấy Quân Vũ hồi tỉnh, Thanh Loan mừng quá, quên cả việc tạ ơn ông lão, cất tiếng gọi :
- Vũ ca! Anh đã thấy khỏe rồi chứ?
Vừa nói, nàng vừa đưa tay đỡ Quân Vũ đứng lên. Nàng rất tự nhiên không kể gì đến người đứng bên cạnh. Nàng kéo tay áo lau những giọt máu đọng ở khóe mắt chàng.
Trên mặt Thanh Loan ngấn lệ vẫn chưa khô, nhưng nàng đã nhoẻn một nụ cười nhìn Quân Vũ rất trìu mến.
Quân Vũ thấy Thanh Loan nhiệt tâm lo lắng cho chàng, chàng không nỡ từ chối, cứ đứng yên để cho nàng săn sóc.
Chợt chàng nhìn thấy ông lão mà chàng đã gặp ở Động Đình hồ, đang đứng nghiêm chỉnh bên cạnh, chàng vột khẽ đẩy Thanh Loan sang một bên, rồi cúi chào và nói :
- Lão tiền bối đến lúc nào vãn sinh không hay biết để tiếp đón, thật thất lễ.
Bây giờ Thanh Loan mới chợt nhớ lại là nàng chưa cám ơn ông lão, nên vội cúi đầu nói :
- Đa tạ lão bá cứu mạng Vũ ca của tôi.
Ông già đáp lễ hai người rồi nghiêm giọng nói :
- Tôi không có ý định đến đây cứu người. Chẳng qua là không muốn thừa lúc người ta nguy khốn mà hại mạng đó thôi. Vũ hiền hữu vẫn thường nói trong võ lâm ngẫu nhiên giúp nhau là chuyện rất thông thường... Thực ra lệnh sư muội có thể cứu Vũ hiền hữu được, chỉ vì nàng thiếu lịch duyệt, hơn nữa trong lúc hoảng hốt nên không biết phương pháp giải cứu đó thôi.
Quân Vũ nghe ông già nói ngẩn người không hiểu ra sao. Nhưng sau một lúc trầm tư, chàng đã hiểu được rõ ràng những việc vừa xảy ra. Chàng mỉm cười nói :
- Tôi đã thọ ơn cảnh giới lại mang ơn cứu mạng của lão tiền bối. Lão tiền bối đối với chúng tôi như thế thật chí tình chí nghĩa. Ơn đó còn trọng hơn chút ơn mọn của gia sư tôi đã cứu lão tiền bối năm xưa. Vậy bây giờ lão tiền bối có điều gì chỉ giáo, Quân Vũ này sẵn sàng rửa tai để nghe.
Ông già vuốt râu cười khanh khách nói tiếp :
- Thiên Long biên cuộc của chúng tôi và phái Côn Luân thưở nay không có gì hiềm khích cả, chỉ có tấm “Tạng Chánh đồ” là báu vật trong giới võ lâm mà môn phái nào cũng muốn đoạt cho được mới chịu. Trước đây, lúc gặp mặt trên Động Đình hồ, tôi đã nói rõ ý nghĩa bạn và thù rồi, giờ đây xin Mã hiền hữu cho tôi được nếm mùi “Phân Quang kiếm pháp”.
Mã Quân Vũ mỉm cười, nói :
- A! Sở dĩ lão tiền bối theo đuổi đến đây cũng chỉ vì “Tạng Chánh đồ”. Bây giờ không nói “Tạng Chánh đồ” có thật phải rơi vào tay phái Côn Luân hay không, nhưng trong mình tôi thật không có vật đó.
Vẻ mặt lão già biến hẳn. Ông ta cười nhạt nói :
- Nếu vậy phiền hiền hữu chịu khó một chút đến gặp vị Biên đầu của tôi.
Mã Quân Vũ đôi mày cau lại, cười ha hả đáp :
- Nếu vậy là lão tiền bối có ý định bắt tôi đem về biên cuộc Thiên Long khảo vấn ư?
Lão già vuốt chòm râu bạc cười khúc khích nói :
- Quy luật của phái Thiên Long rất nghiêm. Lão phu không trọn quyền định đoạt, chỉ biết mời quý hữu đến đó mà thôi.
Mã Quân Vũ đứng lên cười lớn, nói :
- Môn hạ đệ tử của phái Côn Luân không phải là những kẻ vô dụng, khϊếp sợ uy danh kẻ khác, xin lão tiền bối chớ nghĩ đến điều đó.
Ông lão nói :
- Đúng vậy, uy danh của Côn Luân phái không vừa, và công lực của quý hữu chẳng phải tầm thường. Vậy thì chúng ta đấu nhau một trận rồi sẽ biện giải sau.
Mã Quân Vũ nói :
- Vãn bối rất ngu dốt và bất tài, sức học chưa bao nhiêu, nay được lão tiền bối không chê mà so kiếm thì vãn bối dám đâu từ chối. Nhưng chỉ hiềm mới gặp nhau có một lần, chưa rõ được cao danh của lão tiền bối. Vậy trước khi đấu lão tiền bối có thể cho vãn sinh rõ đại danh chăng?
Ông lão vuốt chòm râu, ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp :
- Ta là Tương Giang phân cuộc của Thiên Long tổng biên, có tên là Đặng Như Long, và có hơi khó nghe là Trường Giang Thần Giảo. Vậy thì quý hữu tiếp nhận lấy chiêu này.
Vừa dứt lời, tay mặt lão đã chợp vào vai Mã Quân Vũ mau như chớp.
Mã Quân Vũ lách qua một bên né khỏi. Thanh Loan lẹ làng ứng chiến. Võ công của nàng đâu phải tầm thường, nàng mới ra tay đã đánh liền ba chiêu một lúc, đôi bàn tay trắng như ngọc tung lên, và múa như đôi bướm.
Đặng Như Long bị nàng đánh mấy chiêu quá gấp nên phải lùi lại ba bước. Lý Thanh Loan thu tay về, nói lớn :
- Ông cứu Vũ ca tôi, tôi rất cảm ơn. Nhưng bây giờ ông lại đánh Vũ ca tôi, tôi không cảm ơn ông nữa.
Đặng Như Long trợn đôi mắt trắng toát, nói :
- Võ công của tiểu cô nương cũng khá đấy, nhưng lão Đặng Như Long này không muốn giao đấu với nữ nhi. Vậy cô nương hãy dang ra để tôi cùng sư huynh cô đọ sức.
Lý Thanh Loan cười lanh lảnh, nói :
- Võ công của Vũ ca tôi còn cao gấp bộ tôi, ông đánh sao cho lại?
Câu nói khích của Thanh Loan làm cho lão Đặng Như Long thêm tức giận. Lão hét lớn :
- Nếu cô đã có ý giúp sư huynh cô đánh tôi thì tôi xin lãnh giáo với cô mấy hiệp trước đã.
Lý Thanh Loan nói :
- Rất hay! Nếu tôi thua ông thì còn có Vũ ca của tôi giúp đỡ, lo gì!
Dứt lời, nàng đưa mắt nhìn Quân Vũ, rồi phất tay áo đánh thẳng vào ngực đối phương gió lộng vù vù.
Đặng Như Long cười hô hố, đưa tay trái ra, gài lấy chiêu thế của nàng, còn tay mặt trả lại một chưởng.
Thanh Loan rất lanh lẹ, nàng quay lưng một cái chiêu thế đã biến đổi ly kỳ, tay trái nàng điểm vào huyệt “Khúc Trì” tay phải quay tròn một vòng chém vào vai của đối thủ.
Đặng Như Long không ngờ nàng biến chiêu lẹ làng như thế, thiếu chút nữa bị điểm trúng huyệt, trong lòng vừa sợ vừa tức, tung đôi song chưởng liên hoàn đánh ra một lượt, gió lộng ào ạt, và dùng công lực đánh bồi liên tiếp đến tám chiêu.
Lý Thanh Loan bị địch thủ dùng toàn lực công hãm, ứng biến không kịp nữa, chân tay luống cuống, bị ép phải thối lui, và chờ cho địch thủ đánh hết tám chiêu mới vận hơi thở phào một cái.
Đặng Như Long thấy mình đã tận lực dùng hết tám chiêu ác liệt mà vẫn không thắng nàng được, nên không còn dám khinh địch.
Lý Thanh Loan vận sức vào hai cánh tay, múa nhanh như gió, chế ngự ngón song chưởng của Như Long, làm cho ông ta phải hết lòng chống đỡ.
Hai người đánh nhau một lúc vẫn chưa phân thắng bại.
Mã Quân Vũ đứng ngoài xem, thoạt đầu thấy Thanh Loan bị công hãm, chàng đã toan nhảy vào để ứng chiến, nhưng sau đó nàng đổi thế thủ ra thế công, chiêu pháp sắc bén, thì chàng an lòng, không có ý tương trợ nữa.
Lâu nay chàng nghe Ngô Không đại sư truyền cho nàng về môn “Thập bát La Hán chưởng” môn này tuy chàng đã học qua, nhưng chưa được tinh vi, giờ thấy Thanh Loan dùng môn ấy đương cự với Đặng Như Long là tay cao thủ trong phái Thiên Long, làm cho chàng phải tấm tắc khen thầm.
Đôi tay nàng thoăn thoắt càng đánh càng lanh lẹ phi thường, chẳng khác đôi bướm vờn hoa, thân nàng rất linh động, tiến thoái nhanh như gió thoảng.
Trong lúc Thanh Loan có được sức lanh lẹ phi thường và chiến thuật tinh kỳ ấy thì lão Đặng Như Long lại hơn về công lực thâm hậu, và sức kinh nghiệm ở đấu trường.
Lão đã từng trải biết bao nhiêu trận chiến, giữ chức phân cuộc trong Thiên Long, nếu không hạ nổi một thiếu nữ như Thanh Loan thì còn đâu danh tiếng từ mấy mươi năm nay nữa.
Thế là lão vì danh dự phải đem mớ kinh nghiệm ra để chiến thắng Thanh Loan.
Lão đổi thay quyền pháp, không dùng lối đánh mau đánh mạnh như trước, mà xuất chiến một cách chậm chạp phi thường. Song mỗi quyền cước đánh ra đều mang theo một tiềm lực kinh khủng, sức gió phát ra vun vυ"t, làm cho quần áo của Thanh Loan bay phơi phới.
Thanh Loan còn trẻ tuổi, công lực chưa bao nhiêu, mặc dù thân pháp có lanh lẹ cũng không thể chịu đựng với sức trầm hùng của lão già ấy nổi.
Hai bên tiếp tục giao đấu được mười hiệp nữa thì mặt phấn đã lấm tấm mồ hôi.
Mã Quân Vũ thấy tình thế bất lợi cho Thanh Loan. Nhưng chàng lại không ngờ lão Đặng Như Long lại phải vận hết công lực để chống lại với thiếu nữ mà không sợ hao tổn nguyên khí như vậy, bất giác chàng nổi xung, toan gọi Thanh Loan lui ra, để cho chàng vào thay thế.
Bỗng thấy Thanh Loan thay đổi quyền pháp, những chiêu thức giống như trong “Thập bát La Hán chưởng” nhưng lại có pha vào nhiều điểm rất khác lạ.
Nguyên Ngô Không đại sư vì muốn cố công rèn luyện cho Thanh Loan, nên ông đã lao tâm khổ trí, nghiên cứu môn “Thập bát La Hán chưởng” và tham khảo các môn chưởng pháp khác đặc chế ra một chưởng pháp đặc biệt tinh kỳ. Vì “Thập bát La Hán chưởng” là chuyên về ngoại công, toàn là những thế đánh cứng mạnh. Thanh Loan là một thiếu nữ sức yếu, tuy có tinh thục về môn đó, nhưng lúc xuất chiêu không thể phát huy được hết công lực. Bởi vậy, Ngô Không đại sư mới tham chế ra lối hỗn hợp cả hai yếu quyết “xảo” và “lực” gọi là “Lưu Vân chưởng” để bù vào chỗ kém cương mãnh, thích hợp với Thanh Loan.
Sau khi thay đổi chiêu thức, Thanh Loan dùng “Lưu Vân chưởng” thì khí thế lại xoay chiều, trở nên vững chắc. Thân nàng xoay chuyển thoăn thoắt, lẹ như mây trôi nước chảy, luôn luôn bám vào địch thủ nhắm những chỗ sơ hở mà đánh ra nhiều chiêu thức kỳ quái.
Mã Quân Vũ thấy hai bên giao đấu đến hồi quyết liệt. Đặng Như Long vừa bị đánh trúng mấy chiêu, trở nên vững chắc. Thân nàng xoay chuyển thoăn thoắt, lẹ như mây trôi nước chảy, luôn luôn bám vào địch thủ nhắm những chỗ sơ hở mà đánh ra nhiều chiêu thức kỳ quái.
Mã Quân Vũ thấy hai bên giao đấu đến hồi quyết liệt. Đặng Như Long vừa bị đánh trúng mấy chiêu, song nhờ công lực thâm hậu, nên chưa đến nỗi bị thương nặng.
Ngược lại mỗi lần Đặng Như Long đánh ra một chiêu là Thanh Loan phải tránh né cho được, nếu không lỡ bị một đòn thì không chết cũng phải gãy xương.
Mã Quân Vũ thầm nghĩ :
- Nếu còn giao đấu nữa tất Thanh Loan phải thất bại.
Chàng liền nhảy xổ vào giữa hai người đưa tay gạt ra, theo thế “Phân Lưỡng Đoạn Lưu” rồi mỉm cười nói :
- Hai người không oán cừu gì nhau hà tất phải tử chiến. Đặng tiền bối công lực rất thâm hậu, nếu còn đánh nữa thì Thanh Loan sư muội nhất định là thua. Chi bằng tới đây chúng ta hưu chiến là hơn.
Đặng Như Long biết Quân Vũ nói thế là có ý khiêm nhượng đối với ông, thực ra Thanh Loan càng đánh càng hăng, lão tự nhận chưa thể nắm chắc phần thắng được.
Lời nói khiêm nhượng ấy lại làm cho lòng lão khó chịu hơn. Lão đỏ mặt nói :
- Võ học Côn Luân phái quả thật cao cường. Hôm nay nếu là một cuộc tỷ võ thông thường thì lão phu phải nhận lấy phần thua. Nhưng trái lại hôm nay không phải là một cuộc tỷ võ để phân thắng bại thì lấy đâu phân định cao thấp.
Mã Quân Vũ ôn tồn nói :
- Nếu tiền bối vui lòng lưu lại chúng tôi một chút dư địa, mà ngừng cuộc giao đấu, thì sau khi chúng tôi đi Côn Luân về sẽ theo gót tiền bối đến yết kiến nơi Thiên Long bang chủ, trần thuyết sự hiểu lầm về bức “Tạng Chánh đồ” để khỏi thương tổn hòa khí giữa hai bên thì hay biết bao nhiêu. Còn nếu tiền bối nhất định ý mạnh quyết chiến thì Mã Quân Vũ này cũng phải vì sư môn mà bảo tồn danh dự. Điều đó xin tiền bối nghĩ kỹ lại.
Đặng Như Long hai luồn nhãn quang như điện, nhìn thẳng vào mặt Quân Vũ một lúc lâu rồi đáp :
- Qúy hữu nói phải lắm, song lão phu tới đây là do thượng lệnh, không thể tự mình định đoạt được, xin quý hữu lượng tình cho.
Mã Quân Vũ cau mày đáp :
- Tiền bối dạy chúng tôi như thế tức là bắt buộc chúng tôi phải giao đấu rồi.
Đặng Như Long chưa kịp đáp lời thì đành xa có mấy tiếng hú vọng lại. Rồi chỉ loáng mắt bốn bóng người vượt qua bờ suối đến nơi. Mã Quân Vũ nhận ngay ra đó là bốn đại hán cùng đi với Đặng Như Long trên bốn chiến thuyền con ở Động Đình hồ đem nọ. Tất cả đều mặc võ phục, đeo kiếm, lần lượt đến sắp hàng đứng bên cạnh Đặng Như Long.
Mã Quân Vũ đưa mắt nhìn bốn đại hán một lượt rồi quay lại hỏi Đặng Như Long :
- Lão tiền bối đã xếp đặt từ trước, có ý buộc vãn bối phải phục tùng chăng?
Đặng Như Long không lưu ý đến lời nói của Quân Vũ, quay sang hỏi bốn đại hán :
- Người trong Tổng đường đều đến cả chứ?
Một đại hán đứng bên cạnh cúi đầu đáp :
- Hồng Kỳ biên cuộc và Hắc Kỳ biên cuộc đã họp nhau đến Tam Thanh quan rồi, còn Tổng Cuộc hộ pháp Tô hương chủ đã đến Động Đình hồ. Có lẽ cô nương cũng đến đây bây giờ.
Đặng Như Long cau mày nói :
- Thế ra cả ái nữ của Bang chủ cũng xuất động sao?
Một đại hán cúi đầu đáp :
- Theo lời Tô hương chủ nói thì Bang chủ xem việc này quan trọng. Rất có thể Bang chủ cũng thân hành đi nữa.
Đặng Như Long “Ồ” một tiếng, trên mặt thoáng vẻ lo âu. Ông ta quay nhìn Mã Quân Vũ, thấy chàng thần sắc vẫn thản nhiên, coi như không có gì quan trọng vậy. Ông ta không khỏi than thầm, và nhớ tới cái ơn Huyền Thanh đạo sư cứu mạng lấy làm hổ thẹn.
Mã Quân Vũ vốn không có ý giao đấu với Đặng Như Long, nên thấy nét mặt lão bơ phờ nghĩ ngợi, chàng khẽ bảo Thanh Loan :
- Chúng ta đi khỏi!
Thanh Loan mỉm cười gật đầu. Hai người rời bước đi thẳng về phía Thủy Nguyệt sơn trang.
Một trong bốn đại hán mắt lườm lườm nhìn theo có ý muốn nhảy theo chận Quân Vũ, Thanh Loan lại. Nhưng Đặng Như Long xua tay nói :
- Hai người này đều học được võ công đích truyền của phái Côn Luân, kiếm pháp rất lợi hại, nếu đánh nhau với họ chúng ta sẽ bất lợi. Hãy chờ những tay tiếp viện của chúng ta đến rồi sẽ giao đấu cũng chẳng muộn. Bây giờ chỉ cần mai phục quanh Thủy Nguyệt sơn trang, đừng để chúng nó trốn thoát là được.
Một đại hán hỏi :
- Có cần mời Tô hương chủ tới đây sớm một chút không?
Đặng Như Long gật đầu thay câu trả lời. Đại hán đó lập tức cúi đầu chào rồi đi liền.
Trường Giang Thần Giảo Đặng Như Long cùng ba đại hán kia cùng rời bước đi về phía tây Thủy Nguyệt sơn trang. Họ vừa đi được mấy bước thốt nhiên nghe một tràng cười lanh lảnh từ phía sau vọng đến.
Đặng Như Long quay đầu nhìn lại thấy một lão già đã đứng trên nấm mộ xanh tự lúc nào, mình ốm như bộ xương, tóc bạc, mặc chiếc áo dài đen, lối phục sức tăng không ra tăng, đạo không ra đạo, tay cầm chiếc gậy đen bóng, đầu gậy có chạm hình con rắn, đứng yên không động đậy. Kể ra hình dáng người này không có gì là xấu xí, chỉ có lối ăn mặc lạ lùng, và cây xà trượng kia làm cho người ta trông thấy phải lạnh người.
Đặng Như Long là người giang hồ lão luyện, trông thấy lối ăn mặc quái gở đã nhiều, ông ta cũng đã có lần nghe nói đến lối phục sức của người này, nhưng trong chốt lát không thể nhớ ra, liền gọi ba tên bộ hạ đến bảo nhỏ :
- Đừng có gây chuyện với người đó. Chúng ta đi thôi.
Bốn người vừa đi được mấy bước quay lại đã không thấy quái nhân ấy đâu nữa.
Đặng Văn Long nghĩ bụng :
- Người này thân pháp rất mau lẹ, hình dung cổ quái, chẳng biết ở vào phái võ nào. Xem thế thì những tay cao thủ giang hồ đã theo dõi đến Thủy Nguyệt sơn trang này không ít. Mã Quân Vũ cố nhiên bị cường địch dòm ngó đã nhiều, mỗi hành động của hắn không thể thoát khỏi tầm mắt của các tay cao thủ võ lâm. Còn như Thiên Long bang của ta đây muốn bắt hắn làm con tin cũng sẽ gặp phải nhiều cản trở khó khăn của các môn phái nữa. Ôi! tấm “Tạng Chánh đồ” là một báu vật nhưng cũng là một tai vạ gϊếŧ người ghê gớm thật!
Nghĩ như thế, Đặng Văn Long lấy làm lo lắng.
Bốn người đến mé tây, liền rẽ sang rừng trúc, rồi mai phục nơi đại môn Thủy Nguyệt sơn trang.
Bây giờ Mã Quân Vũ đã dắt Thanh Loan về đến nhà. Chàng thấy Mã Long, thân phụ chàng đang ngồi nơi đại sảnh xem sách.
Vừa thoáng thấy Quân Vũ, Mã lão hỏi :
- Con đã viếng mộ Tiểu Quyên biểu tỷ con rồi chứ?
Mã Quân Vũ cúi đầu thưa :
- Vâng! Con đã đi lễ mộ biểu tỷ con rồi! Nay con xin phép thân phụ được đến Côn Luân sớm.
Mã lão mỉm cười, bảo :
- Càng tốt! Con đi ngay bây giờ cũng được. Cha đã cho A Lục sắp sẵn hành trang cho các con kìa.
Ông đưa tay chỉ vào một góc trường kỷ và nói :
- Các con kiểm điểm lại xem có thiếu món gì không?
Mã Quân Vũ xem lại thấy đủ cả, không còn thiếu sót gì nữa. Xem thế nếu chàng không xin phép rời gia trang, phụ thân chàng cũng sẽ thúc hối chàng ra đi lập tức.
Lòng chàng bồi hồi thương mến! Mấy năm xa cách, giờ đây vừa gặp song thân lại phải lên đường. Nhưng chàng cũng thấy rõ nguy cơ sắp đến, nếu chậm một chút không còn trách vụ, chẳng những rắt rối bản thân chàng còn có thể gây tai vạ cho gia đình chàng là đằng khác.
Chàng đeo trường kiếm vào mình, mang khăn gói lên vai, rồi cúi lạy phụ thân, nghẹn ngào nói :
- Con bất hiếu, không thể ở nhà hầu hạ song thân được...
Chàng nói chưa dứt lời, Mã lão đã khỏa tay, buông sách xuống bàn, đứng dậy cười ha hả, bước ra khỏi sảnh đường.
Rồi bỗng nhiên ông quay lại bảo Mã Quân Vũ :
- Các con ăn cơm rồi hãy đi.
Nói xong, ông chắp tay sau lưng, từ từ ra khỏi đại môn, đi thẳng một mạch không hề quay đầu lại.
Người lão bộc dọn cơm lên. Mã Quân Vũ nghẹn ngào không nuối nổi một chén.
Thanh Loan thấy thế cũng chỉ ăn qua loa vài miếng mà thôi.
Mã Quân Vũ trao cho Thanh Loan một thanh kiếm, và nói :
- Chúng ta đi ngay cho tiện.
Thanh Loan trố mắt nhìn vẻ mặt hấp tấp của Quân Vũ, hỏi :
- Chúng ta không lạy bá mẫu để giã biệt ư? Bá mẫu mến tôi lắm mà!
Mã Quân Vũ gạt lệ, lắt đầu :
- Thôi! Phụ thân tôi sẽ chuyển lời giã từ. Bây giờ chúng ta cần đi ngay kẻo không kịp.
Thanh Loan chớp mắt mấy cái, và mỉm cười, nói :
- Cũng được, mọi việc tôi đều nghe theo lời Vũ ca cả.
Hai người bước ra khỏi sơn trang, Mã Quân Vũ quay đầu lại nhìn thấy cảnh vật ruột gan như cắt.
Lần này chàng về thăm nhà chưa đầy hai ngày. Nhưng hai ngày ấy chàng có cảm tưởng như là hai năm. Tiểu Quyên chết đi đã khiến cho chàng sầu thảm vô cùng, thân phụ chàng lại mộ đạo, vứt bỏ cả trần duyên. Mẫu thân chàng lại quy y đầu Phật, lòng đìu hiu lặng lẽ tợ giếng khô. Chàng là một đứa con duy nhất mà cha mẹ chàng hầu như không lưu ý tới. Điều đáng sợ nhất là bức “Tạng Chánh đồ” sẽ gây sóng gió, mà chàng chỉ cầu mong sao cho việc ân oán của sư môn không liên lụy đến song thân.
Quân Vũ vừa đi vừa suy nghĩ, niềm riêng canh cánh bên lòng, không tiện nói ra.
Thanh Loan thấy nét mặt chàng thay đổi bất thường, bất giác đôi mày liễu uốn cong, nàng hỏi :
- Vũ ca! anh nghĩ gì thế? Anh có thể nói ra niềm tâm sự ấy cho tôi nghe chăng?
Mã Quân Vũ liếc nhìn thấy nét mặt băn khoăn của nàng, nghĩ bụng :
- Cô bé này thực thà, ngây thơ đến thế, lẽ nào ta lại bộc lộ tâm tư, làm cho nàng lo lắng. Hơn nữa, hoàn cảnh nguy nan trước mắt, nếu để lòng nàng hoang mang thì rất có hại.
Nghĩ như thế, chàng cố gạt bỏ ưu sầu gượng cười, đáp :
- Có rất nhiều nhân vật lợi hại trong võ lâm muốn đối đầu với chúng ta. Chúng ta cần đi gấp khỏi nơi này ngay. Ra đến Tương Bắc thì mới thoát được vòng vây của chúng.
Thanh Loan cười đáp :
- Điều đó tôi cũng hiểu như thế. Nhưng nếu được ở luôn bên cạnh anh thì dẫu nguy hiểm đến đâu tôi cũng không sợ.
Dứt lời, đôi mắt nàng long lanh rướm lệ, mà miệng lại nhoẻn một nụ cười tươi.
Nàng vừa thương cảm, vừa vui sướиɠ.
Quân Vũ lòng cũng hồi hộp, nắm tay nàng giục.
- Chúng ta đi mau lên chứ!
Thanh Loan chớp mắt mấy cái, hai giọt lệ từ từ lăn xuống, nàng nói :
- Không. Tôi không muốn lên Côn Luân nữa.
Quân Vũ ngạc nhiên, buông tay nàng, hỏi :
- Sao thế? Sư muội không muốn làm đệ tử phái Côn Luân ư?
Thanh Loan lắc đầu đáp :
- Không phải thế! Tôi sợ đến Côn Luân rồi anh đi chỗ khác để một mình tôi ở lại thì buồn lắm!
Quân Vũ thấy tình nàng khắn khít, cũng cảm mến, mỉm cười bảo :
- Sao sư muội lại nghĩ lẫn quẩn như vậy. Tôi là đệ tử của phái Côn Luân, dĩ nhiên tôi chẳng bao giờ xa Côn Luân, và tôi sẽ săn sóc sư muội mãi mãi sau này.
Thanh Loan nghe nói, mặt mày hớn hở, hỏi lại :
- Thế thì Vũ ca hứa với tôi lúc nào cũng ở bên cạnh tôi phải không? Nếu thật vậy tôi mới chịu đi Côn Luân.
Quân Vũ giật mình đáp :
- Tôi hứa sẽ xem sư muội như một cô em gái ngoan, và tôi sẽ săn sóc, giúp đỡ sư muội.
Thanh Loan tuổi còn nhỏ, tâm hồn trong trắng, nàng chỉ biết mến Quân Vũ, mong sao được sống luôn luôn bên cạnh Quân Vũ là đủ rồi. Nàng đâu biết đó là mối tình đầu của nàng đã chớm nở trong con tim cô quạnh ấy.
Nghe Quân Vũ nói thế, nàng nhắc lại :
- Thế là Vũ ca đã hứa với tôi rồi đấy chứ?
Quân Vũ gật đầu. Thanh Loan sung sướиɠ quá, vượt tới trước Quân Vũ đi như bay.
Hai người đi độ một giờ đã vượt qua khỏi núi Đông Mao Lĩnh. Xuống khỏi đỉnh núi này tức đã giáp quan lộ đi Nhạc Dương.
Bỗng trước mặt xuất hiện ba bóng người ngựa phi nhanh tới. Đi đầu là một thiếu nữ mặt áo xanh, lưng đeo trường kiếm. Theo sau là hai đại hán, mặt mũi hung hăng.
Trong hai người đại hán đó, một người đúng là tên thuộc hạ của Đặng Như Long.
Bóng ngựa phi gần đến, tên đại hán đó kêu lớn :
- Tô hương chủ, chính đôi nam nữ thiếu niên này rồi!
Thiếu nữ áo xanh gò cương, quay ngang ngựa lại, đưa mắt nhìn Quân Vũ và Thanh Loan một lượt, rồi mỉm cười, hỏi :
- Hai vị đều là cao đồ của Huyền Thanh đạo sư tiền bối trong Côn Luân phái chứ?
Quân Vũ lạnh lùng đáp :
- Đúng vậy! Chúng tôi đều là môn hạ của phái Côn Luân. Cô nương muốn chỉ giáo điều gì mà nhọc lòng chiếu cố?
Thiếu nữ xuống ngựa, hai luồng nhãn quang chiếu thẳng vào mặt Quân Vũ, nàng mỉm cười, nói :
- “Phân Quang kiếm pháp” và “Thiên Cang chưởng” của Côn Luân phái đã lừng danh trong chốn võ lâm, tôi đâu dám xúc phạm đến hai vị. Tôi chỉ có việc cần thương lượng với hai vị mà thôi.
Mã Quân Vũ thấy thiếu nữ đó trạc hai mươi, đôi má ửng hồng, mắt sáng như sao, mày thanh như vẽ, môi đỏ như son, vóc người thướt tha uyển chuyển, thật là một tuyệt sắc giai nhân. Nàng vừa nói vừa tiến tới bên chàng.
Quân Vũ lùi lại mấy bước, nói :
- Cô nương có điều gì xin cứ nói?
Thiếu nữ cười lanh lảnh đáp :
- Tôi chỉ sợ hai vị không nghe làm cho lời nói của tôi chẳng ích gì.
Quân Vũ thấy giọng nàng có vẻ khıêυ khí©h, tức giận cau đôi mày rậm, đáp :
- Thì cô nương muốn gì cứ nói ra, còn việc có chấp nhận hay không là quyền của chúng tôi, chẳng lẽ cô nương lại bắt buộc chúng tôi phải xem lời nói cô nương như một mệnh lệnh hay sao?
Thiếu nữ cười nhạt :
- A! Ngươi ăn nói thật ngang bướng? Ngươi tưởng ta sợ ngươi sao? Đừng nói đến ngươi, ngay như Huyền Thanh sư phụ của ngươi, ta cũng chẳng cần phải nể nang nữa.
Mã Quân Vũ nổi giận quát :
- Nàng là ai mà dám xấc láo thế?
Thiếu nữ đôi mắt xếch ngược, mặt lạnh như tuyết, cười lanh lảnh :
- “Tạng Chánh đồ” có phải đã lọt vào tay phái Côn Luân chăng? Nếu trong người ngươi có giấu thì phải mau mau đem nạp cho ta để bảo toàn mạng sống?
Quân Vũ nhếch mép, lạnh lùng đáp :
- Nếu “Tạng Chánh đồ” không có trong mình ta, hoặc nếu có mà ta không đưa ra thì mi làm gì?
Thiếu nữ cầm ngang trường kiếm, nói :
- Thế thì ngươi đừng hòng thoát khỏi chỗ này. Nếu có gan ngươi cứ vượt qua xem thử.
Quân Vũ chưa kịp phải ứng ra sao, thì thiếu nữ đã tiếp lời :
- Ngươi hãy nghĩ lại cho kỹ, đừng để ta phải làm mất hòa khí giữ hai môn phái.
Quân Vũ rút kiếm ra khỏi vỏ, nạt lớn :
- Nàng khinh người thái quá! Đừng ăn năn hối hận nhé!
Vừa nói, chàng vừa vung trường kiếm, dùng thế “Hàn Nguyệt Thương Ba”, lưỡi kiếm rung rung nhắm thẳng đối phương đâm tới.
Thiếu nữ đưa ngang trường kiếm ra đỡ. Hai kiếm chạm nhau phát ra một tiếng “cheng” thực dài. Quân Vũ thấy chồn cả cánh tay, trường kiếm suýt bị tung đi.
Ngược lại, thiếu nữ đầy vẻ mặt kinh sợ. Nàng trố mắt nhìn Quân Vũ một lúc rồi mới tiếp tục xông vào đánh nữa.
Bên kia, Thanh Loan cũng đã bắt đầu giao đấu với hai tên đại hán. Nhưng Thanh Loan không trầm tĩnh như Quân Vũ, nàng vừa xuất thủ đã khởi ngay thế công, đánh mau và mạnh để mong áp đảo đối phương. Thanh trường kiếm của nàng múa tít, đâm bên tả, chém bên hữu như rồng cuốn nước, luồng kiếm quang bọc quanh người nàng không một chỗ hở. Mới mười mấy hiệp đã làm cho hai đại hán chống đỡ mờ cả mắt.
Mã Quân Vũ cố ý muốn thoát thân chứ không muốn đánh lâu. Chàng thấy những thế kiếm của thiếu nữ rất tinh kỳ, nếu cứ bình thường mà đánh thì chưa biết bao giờ phân thắng phụ được.
Chàng nóng ruột liền tung luôn một lúc ba thế kiếm “Khởi Phượng Đằng Giao” “Sóc Phong Cuồng Khiếu” và “Vụ Liễm Vân Thu” trong “Truy Vân thập nhị kiếm” đánh dồn dập như gió táp mưa sa, uy thế vô cùng mãnh liệt.
Thiếu nữ tuy là bản lãnh cao cường, song đối với môn “Truy Vân kiếm pháp” là môn võ ưu tú nhất của phái Côn Luân, nàng làm sao chống nổi, nên buộc lòng phải lui luôn ba bước.
Mã Quân Vũ nhân cơ hội ấy nhảy phóc về phía Thanh Loan, vung một đường kiếm, đánh bật thanh đao của một đại hán ra xa hơn một trượng, rồi khẽ bảo Thanh Loan.
- Mau mau theo tôi thoát khỏi nơi này.
Thanh Loan gật đầu, vung tít trường kiếm chém thật mạnh, đẩy lui đại hán thứ hai ra xa ba bước, rồi cùng Quân Vũ cắm đầu chạy như bay.
Thiếu nữ đứng ngẩn người, nhìn theo hút bóng hai người đi khỏi sơn khẩu. Nàng thở phào một tiếng rồi quay lại nói với hai tên đại hán :
- Các ngươi về báo với Tổng đà chủ là bọn họ đã đi khỏi sơn khẩu rồi, yêu cầu ông ta hãy trở về Động Đình hồ đi.
Đoạn nàng nhảy lên ngựa, một mình đuổi theo đối phương.
Quân Vũ và Thanh Loan chạy miết một hồi quay lại không thấy ai đuổi theo, bấy giờ mới đi thong thả một chút.
Thanh Loan ngửa mặt nhìn trời, thấy bốn bề mây đen kéo tới, liền quay lại nói với Quân Vũ :
- Vũ ca! Trời sắp mưa tới nơi rồi.
Chẳng mấy chốc gió thổi vù vù, và sấm chớp đã bủa giăng tứ phía.
Quân Vũ đưa mắt nhìn quanh, xem xét địa thế, thấy hai người mới ra khỏi Đông Mao Lĩnh chừng ba dặm, nơi đây cảnh vắng đồng hoang. Muốn đến Nhạc Dương còn phải trải qua một quãng đường khá dài, mà xem chừng trời mưa đã đến nơi, nếu không tìm chỗ ẩn núp sẽ bị ướt hết.
Chàng quay lại hỏi Thanh Loan :
- Chung quanh đây không có làng mạc, biết làm sao tìm nơi ẩn núp?
Thanh Loan trỏ tay về phía đông, nói với Quân Vũ :
- Hình như chỗ rừng rậm kia có thấp thoáng một nóc nhà, chúng ta mau đến đó thì vừa.
Hai người vội vàng chạy miết tới. Té ra đây là một tòa cổ miếu hoang phế, khói lạnh hương tàn đã từ lâu, cửa đã mục, xung quanh cỏ mọc um tùm, tường rêu phủ kín, trông rất thê lương. Nhưng may, trong chánh điện vẫn còn nguyên vẹn, đành sau hương án có mấy pho tượng rất lớn, nhưng pho tượng nào cũng bị sứt bể, không còn rõ đó là tượng của vị thần nào nữa.
Hai người vừa vào bên trong thì trời đổ mưa như trút nước, sấm chớp dữ dội, gió thổi vù vù.
Quân Vũ dắt tay Thanh Loan đến ngồi nơi một góc điện nhìn ra. Bốn bề âm u lạnh lẽo.
Bỗng Thanh Loan cất tiếng hỏi Quân Vũ :
- Vũ ca! Anh có “Tạng Chánh đồ” thật không?
Quân Vũ lắc đầu đáp :
- Đâu có!
Thanh Loan thở dài nói :
- Thế mà bọn họ cứ đuổi theo chúng ta để hỏi “Tạng Chánh đồ” thì thật là ngu xuẩn.
Quân Vũ thấy Thanh Loan quá ngây thơ, thật thà nên không dằn được, cười ra tiếng.
Thanh Loan trợn mắt hỏi :
- Anh cười gì? Tôi nói sai rồi sao?
Quân Vũ lại càng cười lớn, đáp :
- Không, không, sư muội có nói gì sai đâu!
Thanh Loan nét mặt ngơ ngác, hai mắt buồn rớm lệ, ngồi dựa vào bên chàng, nói :
- Tôi từ nhỏ không có mẹ cha, không được ai gần gũi dạy dỗ, tôi tự biết còn khờ dại, có nhiều việc chưa hiểu. Vậy anh dạy dỗ tôi, sau này tôi lớn lên hiểu biết thêm thì tôi sẽ không còn nói sai nữa.
Quân Vũ thấy vẻ thật thà của Thanh Loan cũng vui mà cũng bực! Chàng thấy nàng buồn rầu, ái ngại nói :
- Sao sư muội lại buồn bã như vậy? Tôi đâu có cười sư muội nói sai?
Thanh Loan ngồi thẳng người, hỏi lớn :
- Vậy anh cười tôi về việc gì?
Quân Vũ ôn tồn đáp :
- Sư muội không nói sai, nhưng tôi nghe sư muội nói tôi tức cười.
Thanh Loan ngơ ngác như chưa hiểu Quân Vũ nói gì.
Chàng giảng giải :
- Thì bọn chúng tưởng chúng ta có mang tấm “Tạng Chánh đồ” trong người nên chúng mới theo đuổi làm khó dễ chứ!
Thanh Loan nói :
- Bởi vậy tôi mới bảo bọn họ là ngu ngốc! Chúng ta không có “Tạng Chánh đồ” mà cứ đuổi đánh chúng ta thì ích gì?
Quân Vũ nói :
- Họ định bắt chúng ta làm con tin để buộc sư phụ tôi đem “Tạng Chánh đồ” đến chuộc mạng đấy.
Thanh Loan hỏi nhỏ :
- Như thế thì bức “Tạng Chánh đồ” có thật trong tay Huyền Thanh sư bá ư?
Quân Vũ nói :
- Điều đó tôi cũng chưa biết đích xác.
Thanh Loan bây giờ lại khúc khích cười, nàng dựa lưng vào Quân Vũ như đang tìm hiểu một việc gì khó khăn lắm.
Bên ngoài trời vẫn mưa tầm tã, gió thổi lạnh lùng, nhưng bên trong có vẻ ấm áp giữa đôi tâm hồn trẻ trung, đượm mùi hương sắc ấy.
Mặc dù Quân Vũ là kẻ thông minh, thấy xa hiểu rộng, nhưng cũng không thể không thừa nhận tấm lòng trinh bạch của Thanh Loan đối với chàng. Trên khuôn mặt ngây thơ kia không có vẻ gì là lẳиɠ ɭơ lãng mạn cả.
Trong lúc hai người đang nói chuyện thì bỗng có tiếng hú từ xa đưa lại, lẫn với tiếng sấm rền. Quân Vũ giật mình, đẩy nhẹ Thanh Loan sang một bên rồi đứng dậy để tai nghe ngóng.
Sau vài giây đồng hồ, đã thấy có tiếng người cười nói ở ngoài cửa điện :
- Trận mưa này còn có thể kéo đến hai ba giờ nữa. Tòa cổ miếu này nóc chánh điện vẫn còn tốt, chúng ta có thể vào đó tránh mưa núp gió, rồi lát nữa sẽ hay.
Quân Vũ vội kéo Thanh Loan núp vào sau pho tượng. Hai người vừa ẩn xong thì cửa điện hé mở, hai bóng người xông vào.
Người thứ nhất ăn mặc theo lối đại sĩ, áo bào đen, đầu búi tóc, hình vóc cao lớn, mặt tía, râu dài, tuổi độ ngũ tuần, lưng đeo một thứ binh khí gì rất lạ, giống như kiếm mà trước mũi có thêm hai cái móc. Người thứ hai là một nho sinh, tuổi tứ tuần, mặt trắng không râu, chít khăn màu lam, mặc áo màu xám, trong lưng có vật gì cộm lên, tựa như một thứ binh khí mềm.
Sau khi vào trong điện, họ cở lớp áo ngoài vắt cho khô nước, rồi cũng ngồi đối diện với nhau tâm tình.
- Huyền Thanh đạo sư không phải là một nhân vật tầm thường, không dễ gì đối phó với lão đâu. Bức “Tạng Chánh đồ” tất phải trải qua một phen tranh đoạt khốc liệt. Cứ theo tin tức thu lượm được trong hai ngày vừa qua thì các tay cao thủ ở các nơi cũng đã đến đây nhiều lắm. Thực lực lớn nhất là Thiên Long bang, Hoa Sơn và Không Động. Ngoài ra còn có các phái khác như Nga My, Thiếu Lâm, Thanh Thành, tuy cũng có phái người đến, nhưng những nhân vật đầu não vẫn chưa tới. Các phái đó chúng ta chưa đáng ngại. Đáng sợ nhất là Thiên Long bang và Hoa Sơn, lực lượng của họ lớn lắm. Nghe nói Hoa Sơn do Bát Cánh Thần Ôn Đỗ Duy Sinh thân dẫn các môn hạ cao thủ đến đây rồi. Còn Thiên Long bang thì Hải Thiên Nhất Tào Tô Bằng Hải chưa tới, nhưng bộ hạ có Hồng, Bạch, Hắc “Tam kỳ phân cuộc” đều đã đến Tương Bắc. Phái Không Động có ai đến thì chưa rõ...
Người mặt trắng nói đến đây ngừng lại, đưa tay vuốt mấy giọt mồ hôi trộn lẫn với nước mưa trên vừng trán, rồi nói tiếp :
- Chưởng môn sư huynh chưa đến, tôi và sư huynh chưa đủ sức kháng cực với Thiên Long bang và Hoa Sơn phái đâu.
Người đạo sĩ gật đầu, mỉm cười nói :
- Tam đệ lo ngại rất đúng! Nhưng mỗi phái có một kế hoạch riêng, không nói đến thực lực, chỉ bàn về kế hoạch thì chưa biết kế hoạch phái nào đã đạt được kết quả sớm. Như Thiên Long và Hoa Sơn, tuy phái bộ hạ đến đông thật, nhưng họ chỉ cốt bao vây ở Tam Thanh quan. Mà nơi Tam Thanh quan thì Huyền Thanh đạo sư kiếm thuật tinh vi, dễ gì đã hạ nổi.
Người nho sinh nói :
- Bởi vì kiếm thuật Huyền Thanh đạo sư lợi hại, nên các phái mới tập trung ở Tam Thanh quan. Họ cần tập trung các bộ hạ cao thủ để làm hai việc. Một là vây hãm Tam Thanh quan, không cho Huyền Thanh tẩu thoát, hai là họp sức nhau để hạ cho được Huyền Thanh. Đó là dự mưu của Bát Cánh Thần Ôn, mà tôi đã điều tra biết đích xác.
Người đạo sĩ nói :
- Phải phải! Tam đệ nhận xét rất đúng. Nhưng tôi thấy rằng một Bát Cánh Thần Ôn và bộ hạ của hắn vị tất đã làm gì nổi Huyền Thanh đạo nhân. Kế hoạch đó nếu được cũng còn lâu mới thành. Chúng ta không làm thế, chỉ tìm bắt cho được đứa đồ đệ của Huyền Thanh, rồi sẽ đến tìm lão, bảo đem “Tạng Chánh đồ” ra chuộc mạng là yên.
Đạo sĩ nói chưa dứt lời, bên ngoài bỗng nổi lên một tràng cười hăng hắc. Tiếp đó, một bóng người xuất hiện trước cửa. Đó là một lão già tóc trắng da thâm, mặc áo dài màu xám, tay cầm một cây gậy trúc.
Lão ung dung bước vào, đưa tay vẫy nước mưa ướt đẫm trên áo, đôi mắt sáng quắt, nhìn hai người kia, nói :
- Ái chà! Trời mưa gió lạnh mà quý hữu vào trong cổ miếu để tâm sự thì ấm áp biết bao! À! Lệnh sư huynh của quý hữu sao không thấy có mặt ở đây?
Hai người nhận ra lão già ấy đúng là vị Chưởng môn của phái Hoa Sơn, Bát Cánh Thần Ôn Đỗ Duy Sinh, giật mình đứng dậy chắp tay xá một cái, và đáp :
- Chưởng môn sư huynh chúng tôi vì bận việc, ít khi xuống núi. Chỉ có hai đứa tôi là kẻ rảnh rang, thường hành tẩu trên giang hồ. Chẳng ngờ hôm nay được gặp lão hữu nơi đây, thật vạn hạnh.
Đỗ Duy Sinh vuốt râu cười ha hả. Tiếng cười làm rung cả mái ngói. Ông ta nói :
- Phái Điểm Thương từ khi sư huynh của quý hữu nhận chức Chưởng môn, đã làm danh vang khắp thiên hạ. Đó là một công trạng của sư huynh quý hữu. Tuy nhiên, cũng phải kể đến công lao của quý hữu, nếu không có quý hữu giúp sức thì chắc gì tiếng nghe tiếng “Điểm Thương song nhạn” muốn được hội ngộ, nhưng chưa có dịp, nay bất ngờ lại được gặp “Song nhạn” nơi đây, thật là may mắn. Chỉ tiếc không gặp đủ mặt “Tam nhạn” cho vui.
Đạo nhân áo đen vừa cười vừa đáp :
- Đỗ lão huynh là Chưởng môn của phái Hoa Sơn, uy danh vang dội, hôm nay để bước đến đây hẳn có việc gì trọng đại?
Đỗ Duy Sinh nhìn hai người kia một lúc, đôi mắt lóe hào quang cười nhạt nói :
- Sao ngươi dùng lời khách sáo trước mặt ta như vậy? Hai người đến đây hẳn có một mục đích gì rồi! Hà tất phải che mắt ta?
Chàng trung niên nho sinh cười nhạt, nói :
- À! Ra chúng mình đến đây cùng một chủ đích cả. Không nói ra ai cũng biết rồi! Vậy thì chúng ta còn cãi cọ nhau làm gì, hãy để thì giờ nói chuyện khác cho vui.
Đỗ Duy Sinh nói :
- Dù có nói gì nữa, đã vào việc tất không thể nhường nhịn nhau. Hoa Sơn và Điểm Thương kỳ này có lẽ được dịp thử sức đó.
Đôi mày chàng trung niên nho sĩ bỗng nhướng lên, hai mắt nhìn chòng chọc vào vị Chưởng môn phái Hoa Sơn nói :
- Môn võ “Đàn Chỉ Kim Hoàn” của Đỗ lão huynh từ lâu nức tiếng giang hồ. Nếu hôm nay lão huynh dạy như thế thì có lẽ anh em “Song nhạn” chúng tôi được dịp nếm thử mùi vị nó rồi! Đỗ Duy Sinh cười lớn :
- Chỉ tiếc không gặp đủ mặt “Tam nhạn” của Điểm Thương.
Đạo nhân áo đen nét mặt khinh khỉnh nói :
- Không cứ gì phải Tam Nhạn! Nếu Đỗ lão huynh lấy võ công làm vui thì từng người một trong chúng tôi cũng đủ hầu lão huynh rồi!
Sắc mặt Đỗ Duy Sinh bỗng biến đổi. Ông ta đưa cây gậy trúc ra trước mặt nói :
- Thế thì hay lắm! Chúng ta thử chơi một chặp cho ấm vậy.
Chàng trung niên nho sinh nói :
- Đánh nhau bây giờ thì hơi sớm! Một ngày nào đó chúng ta sẽ gặp nhau, và lúc đó dẫu ai muốn từ chối cũng không được. Giời đây, việc chưa đến, chúng ta đánh nhau chỉ làm lợi cho các môn phái khác. Lão huynh có nhận ra điều bất lợi ấy chăng?
Đỗ Duy Sinh dịu hẳn nét mặt, gật gù đáp :
- Có lý! Hiện nay thủ hạ bang Thiên Long đến đây rất đông, chúng ta cần phải giữ lấy thực lực của môn phái chúng ta để đối phó với bất cứ một ai trong lúc cần.
Câu nói chưa dứt, chợt ngoài xa có tiếng hú vọng đến. Đỗ Duy Sinh liền chống đầu gậy trúc xuống đất, lắc mình một cái nhảy vọt ra ngoài. Tiếng hú vọng đến gần, và chỉ chốc lát, hai đại hán xuất hiện trong làn mưa, chạy như bay đến chỗ Đỗ Duy Sinh. Chúng cúi đầu chào và nói nhỏ vào tai Đỗ Duy Sinh mấy câu, tức thì Đỗ Duy Sinh dùng thuật khinh công chạy như bay biến. Chẳng mấy chốc đã mất dạng.
Chàng trung niên nho sinh thấy thế quay lại nói với đạo nhân áo đen :
- Bát Cánh Thần Ôn được bọn bộ hạ đến báo điều cơ mật, chắc là có chuyện gì quan trọng đây! Chúng ta nên theo dõi thử.
Đạo nhân áo đen gật đầu, đứng dậy nắm tay người trung niên nho sĩ bước ra khỏi điện, rồi cùng vượt mưa gió đuổi theo.
Mã Quân Vũ và Lý Thanh Loan núp sau pho tượng thần nghe thấy rõ ràng mọi sự việc vừa xảy ra.
Lý Thanh Loan hỏi :
- Vũ ca! Cả ba người này đều có ý tìm chúng mình. Nếu họ gặp mặt thì chắc chúng mình phải đánh với họ rồi!
Mã Quân Vũ xem thử thấy cử chỉ và lời nói của ba người lúc nãy, biết đó toàn là những cao thủ trong các phái võ lâm, nếu gặp nhau không thể chống lại nổi. Vả lại còn biết bao nhiêu kẻ khác theo dõi chàng trong bóng tối chưa ra mặt. Tình thế thật nguy hiểm. Chàng trầm ngâm một lúc rồi nói với Thanh Loan :
- Chúng ta cứ núp trong miễu này chờ đến tối sẽ đi mới tiện. Cố gắng làm sao đêm nay ra khỏi Tương Bắc thì mới mong thoát hiểm.
Thanh Loan có bao giờ trái ý Quân Vũ đâu, nàng ngoan ngoãn tuân lời ngồi trong góc điện, chờ cho trời tối.
Trận mưa kéo dài đến hết canh một thì tạnh hẳn. Vầng trăng quang đãng tỏa ánh sáng lung linh. Mã Quân Vũ dắt Thanh Loan ra khỏi cổ miếu, chạy một mạch không thể kể gì đến sình lầy. Cho đến lúc hai người vượt qua khỏi mấy dãy rừng núi thì đã đi quá hai mươi dặm đường rồi.
Quân Vũ bảo Thanh Loan đi chậm bước lại, thì bấy giờ mình mẩy nàng đã đẫm cả bùn đất.
Quân Vũ nhìn nàng mỉm cười, nói :
- Ô kìa! Em sắp thành một “con người” bùn biết đi đó!
Thanh Loan nhìn quần áo nàng, le lưỡi nói :
- Ồ! ghê nhỉ!
Chưa dứt lời, đàng sau có tiếng cười lanh lảnh vọng tới. Rồi tiếp theo, một giọng nói trong như suối ngọc :
- Hai vị trò chuyện thú nhỉ? Còn có thì giờ để cợt đùa với nhau sao?
Mã Quân Vũ quay đầu lại thấy bóng một cô gái lướt tới như bay, đuổi theo.
Mình nàng khoác chiếc áo dạ hành màu đen, bó sát vào người, làn tóc mây được bao lại bằng một chiếc khăn nhung, có gắn mấy hạt minh châu lóng lánh, trên lưng đeo thanh trường kiếm, bên hông nàng còn treo lủng lẳng một cái túi nhỏ, thân hình uyển chuyển dưới ánh trăng chẳng khác một tiên nữ xuất trần.
Trông thấy vẻ mặt tươi đẹp của nàng, không đọng chút giận dữ, Mã Quân Vũ an tâm, quay lại hỏi :
- Cô nương! Vì đâu mà cô nương cứ theo đuổi bức bách chúng tôi mãi như thế. Chúng ta hai bên không thù oán nhau, cô nương không thể bỏ qua chúng tôi được sao?
Thiếu nữ áo đen mắt nhìn Quân Vũ và Thanh Loan một lúc, rồi cười ha hả nói :
- À! Chúng tôi! Tiếng chúng tôi nghe thân mật quá! Nàng đó là người gì của ngươi?
Quân Vũ đỏ mặt, vừa ngượng vừa giận, nói :
- Nàng là Thanh Loan, sư muội của tôi. Chúng tôi đã không có ý tranh tài với cô nương, nếu cô nương cứ theo áp bức chúng tôi mãi thì chúng tôi không nhịn đâu.
Thiếu nữ áo đen cười một tràng dài, nói :
- Thì “Phân Quang kiếm pháp” của ngươi ta đã thử qua rồi. Thật ra, chúng ta đánh nhau chưa biết phần thắng sẽ về ai. Nhưng này, sư muội của ngươi trông đẹp đẽ, dễ thương đấy chứ.
Quân Vũ thấy thiếu nữ áo đen cứ soi bói mãi, bực mình, quay lại nắm tay Thanh Loan, bảo :
- Thôi chúng mình đi, không cần tranh luận với ai làm gì.
Chàng chưa dứt lời thì thiếu nữ áo đen đã nhún mình một cái, toàn thân như một chiếc lá, nhảy tung tới trước đón đường, và nói :
- Trong vòng năm mươi dặm, nơi nào cũng có những cao thủ đón đường, muốn thoát ra đâu phải dễ.
Mã Quân Vũ nổi giận nói :
- Chuyện đó can hệ gì đến nàng mà nàng phải lo lắng. Nàng chỉ cần tránh đường cho chúng tôi đi, nếu không đừng trách tôi vô lễ đấy!
Thiếu nữ cũng trợn mắt đáp :
- Ngươi tưởng ta sợ ngươi sao? Nữ hiệp Tô Phi Phụng này chưa hề nể một ai trong chốn giang hồ! Ta đã có hảo ý báo lại cho ngươi biết những gian nguy khó khăn mà ngươi lấy ân làm oán?
Trong đôi mắt thiếu nữ quả có chứa một từ tâm, khiến Mã Quân Vũ không thể nào nghi ngờ được. Chàng lại nghe thiếu nữ xưng là họ Tô, chợt nhớ lại đêm tâm sự trên ghe với Đặng Như Long trên Động Đình hồ. Đặng Như Long có nói cho chàng biết Tô Bằng Hải, Chưởng môn Thiên Long bang có một cô con gái sắc nước hương trời, tài năng xuất chúng, thường ngang dọc trong chốn giang hồ, chàng đoán thiếu nữ này đúng là cô con gái của Tô Bằng Hải rồi, nên dịu giọng, nói :
- A! Như vậy thì tại hạ đã trách lầm cô nương! Vậy cô nương có phải là ái nữ của Tô bang chủ phái Thiên Long chăng?
Tô Phi Phụng giật mình hỏi :
- Sao ngươi lại biết?
Mã Quân Vũ biết nàng võ công không phải tầm thường, hiện nay chàng chỉ cần thoát thân, chưa phải lúc đem tài năng tranh đấu, nên nhẹ giọng đáp :
- Đại danh của Tô cô nương đã vang khắp giang hồ, Mã Quân Vũ này được nghe lâu rồi. Vậy thì ơn chỉ giáo của cô nương để ngày sau báo đáp, bây giờ chúng tôi xin chào cô nương.
Dứt lời Quân Vũ kéo tay Thanh Loan, lướt qua khỏi thiếu nữ bỏ chạy.
Tô Phi Phụng bị Quân Vũ dùng lời ôn hòa khích lệ, không còn biết nói sao, đành phải để cho chàng và Thanh Loan thoát đi. Nàng sững sờ đứng nhìn theo cho đến khi hai chiếc bóng của đôi thiếu niên nam nữ kia mất hút dưới ánh trăng mờ, nàng mới buông tiếng thở dài, lắc đầu buồn bã.
Tô Phi Phụng bình thường là một nữ hiệp ngang tàng, đã từng tung hoành trên đất Giang Nam, không hề biết phục hay cảm mến ai bao giờ, thế mà trước Mã Quân Vũ, anh chàng dung nghi tuấn tú này, nàng cảm thấy như mất hẳn tự chủ, tánh ngạo nghễ của một cô gái chọc trời khuấy nước bỗng biến đi đâu mất.
Nàng thẫn thờ nhìn lên mặt trăng. Ánh trăng mơ màng như gieo vào lòng nàng một mối tình sầu.
Bỗng nhiên, nàng quắc mắt nhìn về đàng trước trong cõi âm u kia như có việc gì quan trọng, nàng liền nhún chân một cái, thân hình lướt đi thoăn thoắt đuổi theo Mã Quân Vũ và Thanh Loan.
Tô Phi Phụng có biệt hiệu là “Vô Hình nữ hiệp” vì thuật khinh công của nàng rất mau lẹ. Dưới ánh trăng mờ, thân hình nàng lướt mau như một vệt khói đen.
Bấy giờ, Mã Quân Vũ và Lý Thanh Loan đã chạy được một quãng khá xa.
Trước mặt họ là một khoảng rừng cây rậm rạp, nối tiếp liên miên. Mã Quân Vũ bảo Thanh Loan đi chậm lại để phòng nguy biến.
Hai người vừa vượt qua khỏi một khúc quanh trong khu rừng rậm thì trước mặt hiện ra một ông lão, mình ốm như bộ xương, râu bạc trắng, mặt áo dài đen, tay cầm cây xà trượng, đứng nơi đó tự bao giờ rồi. Gió rừng thổi vi vu, phất phơ chòm râu bạc và chiếc áo dài của ông lão, làm cho ai trông thấy cũng phải rợn người.
Mã Quân Vũ tuy là một chàng trai dạn dĩ, nhưng vừa nhìn thấy ông lão đó đã giật mình đánh thót một cái. Còn Lý Thanh Loan miệng ú ớ nói không ra tiếng, lảo đảo ngã vào người Quân Vũ.
Qua một lúc, Quân Vũ lấy lại được bình tĩnh, nắm tay Thanh Loan nép mình bên đường, vượt qua ông lão gầy đó.
Đột nhiên, một tràng cười nổi lên, làm rung chuyển cả không gian. Tiếng cười nghe rùng rợn và quái gở làm sao! Ông lão gầy cất tiếng nói :
- Tao cũng lười biếng không muốn đánh hai đứa bay làm gì, vì hai đứa bay thuộc vào hàng con nít. Tao chỉ hỏi chúng bay một lời là “Tạng Chánh đồ” hiện nay ở đâu? Nếu bay nói thật chẳng những tao tha mạng chúng bay mà còn đưa chúng bay ra khỏi vùng Tương Bắc nữa.
Mã Quân Vũ không đáp, trố mắt nhìn ông già ốm có ý dò xét.
Ông già ốm lại lại nói tiếp :
- Bọn Thiên Long bang cuộc bố trí khắp nơi, theo dõi chúng bay đủ lối. Nếu tao không ra tay điểm huyệt mấy đứa rình rập nơi Thủy Nguyệt sơn trang thì chúng bay có cánh cũng không thể chạy đến nơi đây được. Tuy chúng bay đã trốn đến đây, song những tay cao thủ trong các phái võ lâm còn như lưới nhện, từ đây đến năm mươi dặm, khó nổi vượt qua. Bây giờ chỉ có hai đường, là đưa “Tạng Chánh đồ” cho tay hay không. Đó là con đường sống chết, tùy hai đứa bay lựa chọn.
Mã Quân Vũ thấy ông lão đó râu bạc phơ, mình ốm như que củi, mà đôi mắt lóe hào quang, tay cầm cây xà thần quái trượng, giọng nói trầm hùng, chứng tỏ nội công đến độ uyên thâm, không phải là tay vừa, nên giả cách ôn hòa đáp :
- Tạng Chánh đồ như thế nào thực ra tôi không hề biết.
Lão già ốm cười ha hả nói :
- Có lẽ, có lẽ, mày không biết “Tạng Chánh đồ” là gì, nhưng chắc chắn nó đã lọt vào tay Huyền Thanh đạo nhân rồi! Thằng già lỗ mũi trâu, sư phụ của mày đó, chắc không nói cho mày biết...
Ngừng một chút, lão tiến đến bên Mã Quân Vũ cười hề hề :
- Thôi được! Thế thì tao phải bắt hai đứa mày trước để làm con tin, rồi tao sẽ tìm thằng thầy lỗ mũi trâu của chúng mày đem “Tạng Chánh đồ” đến mà chuộc mạng.
Mã Quân Vũ lùi ra một bước, hét lớn :
- Ông là ai mà lại phách lối như vậy? Chúng tôi đâu để cho ông bắt dễ dàng...
Chàng nói chưa dứt thì ông già ốm đã lướt tới, cưới hô hố :
- Mày chưa xứng đáng là kẻ được hỏi danh hiệu tao...
Vừa nói, lão vừa vươn tay toan bắt Mã Quân Vũ, bỗng nhiên, bên mé rừng nổi lên mấy tiếng cười khúc khích, và một bóng người xông đến rất nhanh.
Thoáng thấy bóng người ấy, Mã Quân Vũ đã thất kinh, vì không ai xa lạ mà chính là lão Bát Cánh Thần Ôn Đỗ Duy Sinh, Chưởng môn phái Hoa Sơn.
Đỗ Duy Sinh tay cầm gậy trúc, vẻ mặt hiên ngang, trố mắt nhìn vào lão già ốm, cười nhạt hỏi :
- A! Té ra Trần lão huynh! Lão huynh vẫn còn được sống dai đến hôm nay sao?
Lão già ốm nhấc bổng cây xà trượng lên, cười khúc khích :
- Hay lắm! Đỗ lão huynh tai mắt vẫn còn tinh anh đấy chứ? Chỉ nghe hơi gió cũng biết được mà đến đây. Chúng ta lại được một phen kỳ ngộ!
Đỗ Duy Sinh không để ý đến lời khích lệ của lão già ốm, quay sang hỏi Mã Quân Vũ :
- Hai đứa bay có phải là môn hạ của Huyền Thanh đạo nhân trong Côn Luân phái chăng?
Mã Quân Vũ trước đây đã núp sau tượng thần nơi cổ miếu, biết rõ lão là Chưởng môn trong phái Hoa Sơn, nên tìm cách nhỏ nhẹ để thoát hiểm, chàng đáp :
- Vãn bối đúng là môn hạ của phái Côn Luân, còn lão tiền bối có phải là Bát Cánh Thần Ôn, Chưởng môn phái Hoa Sơn chăng.
Đỗ Duy Sinh giật mình thầm nghĩ :
- Thằng bé chưa ráo máu đầu sao cũng biết được danh hiệu của ta?
Lão gật đầu hỏi :
- Đúng rồi, ta là Đỗ Duy Sinh, nhưng vì sao mày lại biết?
Mã Quân Vũ liến thoắng đáp :
- Lão tiền bối là một Chưởng môn trong một phái võ, uy danh chấn động. Trước đây vãn bối thường nghe gia sư nhắc đến cử chỉ và dáng điệu của lão tiền bối nên vãn bối rất kính phục.
Nói câu này, Mã Quân Vũ muốn gây cảm tình với một người và khích một người để cho cả hai người kia đánh nhau, chàng tìm cơ hội lánh nạn.
Quả nhiên, câu nói của chàng đã làm cho mặt mày Đỗ Duy Sinh đầy vui tươi và tự đắc. Lão cười lớn nói :
- A ha! Đúng rồi! Thằng nhỏ này nói đúng lắm! Ta và Huyền Thanh đạo nhân có gặp nhau mấy lần! Phái Hoa Sơn và Côn Luân đều là những bậc đại nghĩa lừng danh.
Dứt một tràng cười, Đỗ Duy Sinh lại đổi giọng hỏi Quân Vũ :
- Ta có nghe đồn sư phụ của ngươi tìm được “Tạng Chánh đồ”. Việc ấy có thật hay không?
Quân Vũ mỉm cười, nghĩ thầm :
- “Lão già này thật khôn ngoan. Mình có nịnh lão đến đâu lão cũng không quên ý định là tra hỏi “Tạng Chánh đồ”. Bây giờ nếu mình bảo là không có thì lão sẽ nổi giận ngay. Như thế chỉ gây thêm khó khăn mà thôi”.
Chàng giả cách lờ mờ đáp :
- Theo vãn bối được biết thì sư phụ vãn bối gần đây có được một cái hộp bằng ngọc rất đẹp, trong đó không biết có phải là “Tạng Chánh đồ” không? Việc đó thực tình vãn bối không hiểu được.
Đỗ Duy Sinh lại hỏi :
- Sư phụ ngươi hiện nay đã rời khỏi Tam Thanh quan. Vậy ngươi có biết lão ta đi đâu không?
Mã Quân Vũ chư kịp đáp thì lão già ốm như bộ xương đã hét lên một tiếng chói lói, và nói :
- A! Lúc nãy ta hỏi “Tạng Chánh đồ” mi trả lời không biết, bây giờ mi lại đem khai hết cho lão Thần ôn này. Mi thật là khinh dễ tao...
Chưa dứt lời, lão đã tung cây xà thần quái trượng, dùng thế “Phi Bảo Lưu Hoàn” điểm vào ngực Quân Vũ.
Nhưng Đỗ Duy Sinh nhanh như chớp, chỉ lắc mình một cái đã nhảy đến trước mặt Quân Vũ đưa cây gậy trúc lên đánh vẹt cây xà trượng sang một bên, rồi cười nhạt, nói :
- Danh hiệu Xà Tào Trần Hổ vang lừng khắp chốn võ lâm mà lại đi bức bách một đứa con nít, chẳng sợ đời cười chê sao?
Người ốm như bộ xương chính là Xà Tào Trần Hổ, mà lâu nay trong giang hồ ai nghe tên cũng phải khϊếp sợ. Lão nghe Đỗ Duy Sinh nói, đôi mày bạc dựng lên, hét :
- Bát Cánh Thần Ôn! Mi đừng dùng lời nhân nghĩa giả dối mà che mắt thê gian! Mi vượt hàng trăm dặm đến đây không phải với dụng ý cướp giật tấm “Tạng Chánh đồ” sao?
Đỗ Duy Sinh cười ha hả, đáp :
- Điều đó đã hiển nhiên rồi! Hiện nay ai cũng mong ước tấm “Tạng Chánh đồ” cả, không riêng gì ta. Có điều tấm “Tạng Chánh đồ” lại lọt vào tay Huyền Thanh đạo nhân là kẻ lừng danh về “Phân Quang kiếm pháp” và “Thiên Cang chưởng”. Nay ta muốn bắt hai tên đồ đệ của lão làm con tin, để lão đem “Tạng Chánh đồ” đến chuộc mạng! Còn ngươi, nếu ngươi tự hào là võ công thâm hậu, có thể thắng nổi “Phân Quang kiếm pháp” thì cứ đi tìm lấy Huyền Thanh đạo nhân mà đánh giật lấy “Tạng Chánh đồ”. Ngươi đủ gan làm điều ấy chăng?
Trần Hổ cười lanh lảnh, nói :
- Hai đứa bé này đang ở trong tay ta, ngươi từ đâu đến đây lại muốn cướp giật nó. Ta thấy chuyện này làm không dễ. Ngươi nên nghĩ lại để khỏi tổn thương hòa khí giữa đôi bên.
Đỗ Duy Sinh trợn mắt, nói :
- Ta đã có ý định, không ai dám trái ý ta cả.
Vừa nói, Đỗ Duy Sinh vừa vung cây gậy trúc lên điểm một đòn vào mặt Trần Hổ. Trần Hổ đâu phải tay vừa, cây xà trượng múa vèo vèo, dùng thế “Tấn Lôi Kích Mộc” quét qua dưới chân Duy Sinh một cái.
Đỗ Duy Sinh cười hô hố, nhảy vυ"t lên cao hai trượng để tránh, đồng thời đá vυ"t vào mặt Trần Hổ một đòn rất mạnh.
Trần Hổ biết Đỗ Duy Sinh là tổ sư phái Hoa Sơn, công lực siêu quần, nên không dám khinh thường, dùng hết sức mình để phản kích.
Hai bên đều dùng những chiêu tuyệt kỷ. Mới xem qua tưởng tầm thường, nhưng thực ra gậy trúc và xà trượng đều được nội lực truyền sang, sức mạnh chẳng khác một luồng chưởng khí.
Trước đây hai mươi năm, hai người đã có đánh nhau một lần. Trần Hổ bị bại dưới tay Đỗ Duy Sinh. Trần Hổ cho đó là một điều nhục nhã nhất trong đời, vì vậy lão mới trốn mặt vào Cửu Công sơn khổ công rèn luyện. Nay tuy lão tuổi đã già, nhưng công lực tinh vi hơn trước nhiều.
Còn Đỗ Duy Sinh hai mươi năm qua luyện được môn “Phục Ma trượng pháp”. Môn này rất lợi hại, gồm có tám mươi mốt chiêu. Trong giới giang hồ chưa ai cự nổi với lão mười chiêu, thế mà lúc này lão đã xuất đến hơn hai mươi chiêu mà vẫn chưa đánh bại được Trần Hổ.
Thấy cây xà trượng của Trần Hổ vẫn ngang nhiên tung hoành với gậy trúc, Đỗ Duy Sinh tức giận đem hết chiêu thuật ra áp dụng, càng đánh càng lanh lẹ phi thường.
Mã Quân Vũ đứng xem, thấy hai cây gậy luôn luôn quấn vào nhau như bóng với hình, càng đánh chiêu thuật càng mạnh thêm, và gió lộng vù vù. Chàng đoán biết hai người từ chiêu thuật biến sang nội gia chân lực, tập trung vào hai cây trượng để tranh thắng phụ.