- 🏠 Home
- Văn Học Việt Nam
- Thượng Đức
- Chương 7
Thượng Đức
Chương 7
1
Thế là xa Mộc Hà. Một nơi heo hút nhất trên đất Trị Thiên. Nơi mà Ngoãn biết có người muốn đầy đoạ anh ở đó. Nhầm to. Anh sống thung thăng cùng những người bạn đã một thời đánh đấm khá ra trò ở tuyến trước. Trông lúa, trông sắn, chản nuôi gia súc, tích trữ lương thực cho đơn vị há chẳng là nhiệm vụ. Cũng có người trong bạn bè xui anh tường trình lên trên trị cho tay Lê kia một trận. Đời lính cực nhọc bao nhiêu, phấn đấu bao nhiêu mới lên được cái chức tiểu đoàn phó, chốc biến thành anh đội trưởng chẳng ra lính, chẳng ra quan. Không bao giờ. Ngoãn nghĩ: Là thằng lính, ở cương vị nào anh cũng cố hết sức hoàn thành nhiệm vụ. Có ai bảo anh chọn lấy hai con đường, hoặc làm tướng, hoặc về với vợ con, anh sẽ không một chút đắn đo: về với vợ con. Lão Lê thù anh? có gì mà lão thù dai thế? Anh có lỗi, rõ rồi. Ai lại nói với cấp trên hỗn hào thế? Cho là ông không nghe được cũng không nên. Anh sẵn sàng nhận kỷ luật. Song cái việc bắt thằng thám báo mà vu cho anh một đống khuyết điểm như vậy chỉ có lão Lê. Thôi kệ, ông ấy là thủ trưởng của mình, ông ấy xấu, thì có hay gì cho mình. Mà đời có giá cả đấy. Người tốt rồi sẽ được hưởng cái tốt. Người xấu không bị cái này sẽ bị cái kia.
Được gọi về Của cùng đơn vị hành quân, Ngoãn thấy cái triết lý của mình hay hay. Đấy thôi. Còn chiến tranh, những thằng lính như mình đâu thoát được chuyện đi đánh nhau. Toàn bộ lính phía sau nhập lại thành một tiểu đoàn, hành quân về phía đại bản doanh. Trung đoàn trưởng Nguyễn Quỳ còn mập mờ, chưa nói rõ việc đi chiến đấu, nhưng Ngoãn thì biết tởng. Đi sâu vào phía trong là cầm chắc. Không biết lúc nào mới được về. Lần được nghỉ phép trước lại cũng phải cảm ơn lão Lê đấy. Do lão muốn trị mình mà hoá ra gặp may, được về nhà ít bữa. Chuyện gia đình còn nhiều rắc rối nhưng anh cũng đã làm cho vợ được cái nhà ở riêng. Hân được tự do. Gia đình bớt đi cái sự căng thẳng. Nhoáng cái mà đã được năm rồi. Tiếc là trước khi vào cửa tử, trên không cho về nhà ít bữa, về phép vẫn là mong ước cháy bỏng của người lính. Đời lính, mỗi anh một hoàn cảnh. Thằng nhớ cha mẹ, thằng nhớ em út. Ngoãn nhớ vợ vô cùng. Hoàn cảnh nhà anh thật lắm éo le. Mỗi lần anh về là mỗi lần đầy ấp những kỷ niệm. Lần thứ nhất về nhà, anh vội vã cưới vợ rồi đi. Lần thứ hai tưởng gia đình êm ả sẽ được nghỉ những ngày đầm ấm với vợ nào ngờ ầm ĩ cả lên. Bố đánh, ở riêng. Lo đủ trăm bề, đến ôm ấp vợ, ngủ với vợ cũng còn thòm thèm. Chao ôi là đời lính... Hành quân liên miên. Đã có lệnh sẽ dừng lại nghỉ chân ở Rừng Trại. “Cố lên đi, sắp đến nơi rồi đấy” chính trị viên Đoàn động viên. Đúng là sắp đến nơi rồi. Trời ơi! Đây là quê hương của Ngoãn mà. Cuốc bộ ba chục cây số nữa là về đến làng, là được gặp vợ. Không biết Hân dạo này ra sao? Lủi thủi một thân một mình. Nỗi thèm khát được gặp vợ như cứ níu chân Ngoãn lại.
- Sao thế? - Lại chính trị viên nhắc nhở - Bám chắc phía trước chớ?
- Báo cáo chính trị viên chân tôi bị sưng đau quá. Người nhôn nhốt sốt, có lẽ bị ốm.
Chính trị viên soi mói nhìn Ngoãn:
- Có ốm tư tưởng không đấy? Cố lên chút nữa, sắp tới chỗ nghỉ rồi tính.
Ngoãn lườm lườm chính trị viên. Mẹ kiếp, thì tớ ốm tư tưởng đây, làm gì nhau nào. Sau cái ý nghĩ ấy, Ngoãn thấy người oải ra, không muốn bước nữa. Anh thấy đời mình sao mà khốn khổ, ở nhà thì vậy, ở đây thì vậy. Chân anh đau, gây gấy sốt mà lão chính trị viên lại nghi anh ốm tư tưởng. Đã thế, anh ốm luôn cho biết mặt. Anh đoán chừng phía trước độ chục cây số nữa là đến Rừng Trại. Lính ta sẽ giăng võng nghỉ đêm ở cánh rừng ấy. Mai lại hành quân tiếp đến nơi đì đùng bom đạn. Đã vào trận không nói mạnh được. Đạn bom đâu có mắt. Có thể hy sinh, bị thương. Có thể vĩnh viễn không gặp lại Hân nữa... Đằng nào trong đầu chính trị viên Đoàn mình cũng là anh ốm tư tưởng. Ngoãn lùi lại cho đến chót hàng quân. Chỉ rẽ ngoặt một cái anh đã tách khỏi đoàn. Về với Hân rồi ra sao thì ra... Đúng là chân anh đau, đúng là người đang sốt vậy mà không hiểu sao lúc này anh đi phăm phăm. Đêm. Tối như bưng mà anh không vấp, không lạc. Anh về đến làng đã nửa đêm. Cũng hay, chỉ có Hân một mình, chỉ có Hân biết anh về. Hẳn là Hân đang cần anh. Thôi đành, chả thiệt gì, có Hân, gần Hân là đủ. Đóng góp cho quân đội, cho đất nước thì biết mấy cho vừa. Mình ở quân ngũ chừng ấy năm là được rồi. Nhà cửa thì vậy, vợ con thì vậy. Mình không lo lấy thân mình, ai lo cho đây? Anh ngậm ngùi thương mình, thương Hân. Ở làng Vọng mấy ai có hoàn cảnh trớ trêu như anh và Hân. Cái nhà chưa ra cái nhà. Đồ dùng, vật dụng, cần thứ gì thiếu thứ đó. Tiền chẳng có. Không lúc nào anh không nghĩ tới sự cô quạnh của Hân. vắng chồng, người vợ có thể dựa vào bố mẹ, anh em nhà chồng, vắng chồng người vợ còn có bố mẹ em út bên ngoại. Hân của anh thì chẳng bấu víu được vào ai. Mà anh thì biền biệt. Một năm vài ngày phép, chưa làm được việc gì nên hồn giúp vợ, lại đi. Niềm mơ ước của Ngoãn về một tương lai tốt đẹp ở con đường binh nghiệp không còn. Với anh, cái chức tiểu đoàn phó mà còn trầy trật lúc được lúc không. Anh bướng, hay cãi lại chỉ huy. Nhưng dù có làm tá làm tướng gì trong quân đội cũng không lôi kéo được anh. Làm cái anh nông dân, sớm chiều ở đồng, tối ngày bên vợ có sức hấp dẫn anh hơn nhiều. Anh chẳng còn mong ước gì hơn chóng hoàn thành nhiệm vụ để về với Hân. về với Hân, vợ chồng sẽ cặm cụi làm ăn. Giàu hay nghèo là do hai bàn tay con người. Hân cần cù, chịu khó, biết chắt chiu. Anh là người khỏe mạnh, ham lao động, không lý gì cuộc sống lại quá khổ, quá nghèo khó như hiện tại. Một ngôi nhà ngói, giếng nước, vườn rau, chăn dắt thêm con bò, đàn lợn, đàn gà là niềm mơ ước của anh, của Hân. Rồi anh và Hân sẽ có con. Ríu rít con cái vợ chồng bên nhau, còn gì hơn thế.
Suốt dọc đường hành quân, anh chỉ nhớ vợ, chỉ ước ao được gặp vợ. Từ lúc chính trị viên Đoàn nghi anh ốm tư tưởng, đầu anh mới nảy ra ý định chấm dứt cuộc đời quân ngũ. Có lẽ đây là lần đầu, anh ý thức được rằng mình đang làm một việc không phải với đồng đội.
Hân chưa ngủ. Có một ngọn đèn dầu leo lét trong ngôi nhà tranh lụp xụp dựng tạm. Chuyện anh ở riêng là do sự hiểu nhầm của bố, sự phong kiến của bố. Theo bố, gái đã có chồng thì không được tụ tập chỗ đông người, phải xa lánh đàn ông... Bố nghi Hân và Nhiêu Trường có tình ý với nhau. Vớ vẩn là thế, nhất định là bố nghĩ sai về Hân thôi. Hân bị oan.Ở riêng, Hân đỡ khổ, đỡ tủi. Nhưng ở riêng mà chồng quanh năm ngày tháng xa nhà cũng tội cho Hân lắm. Lủi thủi một mình, không hiểu Hân sẽ sống sao đây? Ngọn đèn dầu leo lét kia ơi! Hân đang buồn não nề, ngồi viết thư cho anh chăng? Hình như có tiếng người bên trong. Ai vậy? Ai đang nói chuyện với Hân? Bỗng dưng, anh trở nên rón rén, tò mò, hồi hộp. Ý định quẳng cái ba lô đánh bịch xuống đất, ôm chầm lấy Hân, bế Hân lên giường, biến đâu mất. Anh nghe tim đập thình thịch. Anh đưa tay lên ngực như muốn che chắn bớt tiếng đập đó. Anh đang ở gần sát ngôi nhà.
2
Lúc đó, trong căn nhà của Hân quả là đang có một người đàn ông. Không chỉ đêm nay mà nhiều đêm khác nữa, Nhiêu Trường vẫn thường tới đây. Cũng có lúc hai ba người bạn cùng đi, đến chơi bài, chuyện gẫu, nhưng cũng có khi chỉ mình Nhiêu Trường. Từ ngày Hân ra ở riêng, lại ở cuối làng heo hút, Nhiêu Trường cảm thấy những điều mình khao khát đang có cớ với được. Anh không còn phải canh cánh lo sợ ông Ngoãn theo dõi. Anh cũng không còn canh cánh lo sợ bà vợ của anh xịu mặt, bĩu môi. Cưới vợ được một năm nhưng Nhiêu Trường thấy vợ chưa có biểu hiện gì của việc chửa đẻ. Anh cũng không hào hứng lắm trong việc làʍ t̠ìиɦ với vợ; Vợ anh hơn anh hai tuổi, béo quay béo quắt. Anh thậm ghét cái dáng đi của vợ. Đàn bà gì bàn chân to như cái lưỡi cuốc. Chưa thấy người đã nghe tiếng bước chân lạch bạch. Thôi thì cái đó còn khả dĩ chứ cái mùi hôi nách của mụ ta Nhiêu Trường phải chịu đựng như một cực hình. Trong khi đó, Hân cứ phây phây, thon thả, thơm sực, dễ nhìn. Từ ngày lấy chồng đến nay, cô căng quyến rũ biết bao nhiêu. Thật hoài của khi một người như thế lại chẳng ai đùa bỡn vuốt ve, ôm ấp đêm hôm. Nhiêu Trường để ý Hân từ ngày mới về nhà chồng. Những ngày ấy, cô vui hơn hớn. Nhưng về sau, cô cứ ỉu xìu, lặng lẽ như một cái bóng của nhà ông Ngoãn. Nhiêu Trường biết Hân yêu chồng và càng yêu, cô căng rầu rĩ, cô quạnh. Thường những người như vậy rất dễ xiêu lòng khi có thằng đàn ông từng trải, biết tâm lý họ, biết chiêu chuộng, biết khêu gợi... Sự trong trắng thủy chung nào có ý nghĩa gì đối với sự thèm khát cuông dại của người đàn bà xa chồng. Họ cũng tỏ ra giữ gìn vì sợ dư luận. Chọn nơi làʍ t̠ìиɦ thật kín đáo, vô can thì chẳng ai từ chối. Hồi Hân còn ở chung, có nhiều điều bất lợi. Ông Ngoãn luôn dòm ngó, vợ anh luôn dấm dẳn khó chịu. Bởi thế, anh phải nín nhịn, phải giữ một khoảng cách với Hân. Thực lòng, cái nhà ông Ngoãn làm to chuyện lên cũng có lý. Nếu không vì vậy, có lẽ anh đã làʍ t̠ìиɦ với Hân lâu rồi. Nhưng thôi, như thế lại hóa hay. Cũng kỳ cục cho cái nhà ông Ngoãn. Từ hồi Hân ra ở riêng, cấm có lai vãng. Hân không còn phải chịu sự kiểm soát của ai. Phần anh, cũng không sợ bà vợ dòm ngó. Anh là cán bộ, bận họp hành là chuyện bình thường. Kể cả khi mụ béo có nhìn thấy anh vào nhà Hân thì đã sao nào? Anh là kế toán hợp tác xã, Hân là đội trưởng đội kỹ thuật trông lúa thí điểm. Hai người phải gần gủi nhau để bàn soạn công việc. Không gặp gõ trao đổi với nhau thường xuyên mới là chuyện khó hiểu, đáng ngờ. Ngôi nhà tranh tạm bợ của Hân cũng là cái cớ để Nhiêu Trường đến đây thường xuyên. Khi anh giúp Hân ken lại mái tranh cho đỡ dột, khi anh buộc lại cửa rả cho Hân, phòng trộm cắp. Cả những bức phên vách, đám trẻ con chăn trâu chăn bò cứ chui thủng để thỏa mãn tò mò cũng đã được anh bịt kín mít.
Và đêm nay, anh thấy mọi sự đã chín mùi. Điều anh chờ đợi đã đến rồi. Phía cuối làng, nhà này với nhà kia cách nhau xa lắc. Hơn nữa, đã quá nửa đêm, mọi người đều đang ngập chìm trong giấc ngủ say.
- Anh tắt đèn đi nhé. - Nhiêu Trường nói, mắt nhìn Hân đã có phần mê muội, đờ đẫn.
- ô hay!Sao lại tắt. Anh nói chi lạ.
- Khuya rồi, định không cho anh ngủ lại đây à?
- Anh nói đùa hay nói thật đấy?
Hân mở to cặp mắt ngơ ngác nhìn Nhiêu Trường. Đôi mắt lấp lánh ngây thơ, quyến rũ đến lạ lùng. Hân không đoán được ý định của mình hay chỉ giả bộ ngô nghê vậy? Mà giả bộ ngô nghê cũng là phải thôi. Thứ đàn bà chủ động xáp vào đàn ông đâu phải là thứ đàn bà đáng để cho anh mất thời gian, mất công mất sức.
- Sao lại không thật? Lẽ ra em phải hiểu lâu rồi chớ? Anh thương em. Anh sẵn sàng bỏ mụ vợ béo của anh để lấy em.
Nhiêu Trường quàng tay ôm lấy Hân, vật ngửa Hân ra giường.
- ối làng nước ơi! Cứu tôi với. Anh này điên, điên thật rồi.
Hân hất Nhiêu Trường ra khỏi giường, vùng đứng dậy chạy ra mở cửa: Anh ra khỏi nhà ngay. Ra ngay không tôi gọi hàng xóm đến bây giờ.
Ở một góc giường, Nhiêu Trường lóp ngóp ngồi dậy.
- Em đuổi anh thật đấy à?
- Thật với giả gì? Tôi không ngờ anh lại đổ đốn thế. Có vợ rồi còn giở trò ma cô. Ra ngay. Đừng để tôi phải hô hoán lên.
- Hô hoán à? Chả ăn thua gì đâu. Giờ này chỉ có ma cô thôi.
Nhiêu Trường nhảy chồm tới, như một con thú dữ, vồ lấy Hân.
Hân vừa dảy ra vừa xô đẩy cật lực Nhiêu Trường ra ngoài:
- ôi làng nước ơi! Cứu, cứu tôi với. Ai cứu tôi với.
- Có đây rồi.
Ngoãn đứng ngay ngoài cánh cửa. Anh đã nhìn thấy tất cả, đã nghe thấy tất cả. Anh kéo cửa liếp, nhảy vào túm lấy người Nhiêu Trường. Bằng một sức mạnh dồn nén ngột ngạt, anh quật Nhiêu Trường xuống nền đất. Một tiếng “uỵch” và một tiếng “hự” vang lên trong đêm tĩnh mịch. Hân im như hến, đứng trơ như trời trồng. Sự xuất hiện lạ lùng của chồng khiến cô bàng hoàng. Cô không hiểu mình đang thức hay đang mơ. Ngoãn đã ôm chầm lấy Hân, vuốt tóc cô, vuốt lưng cô, hôn lên má cô chùn chụt:
- Yên tâm đi, anh đây mà. Anh về với em đây!
Nhiêu Trường cũng đã nhận ra những gì mình đang phải chịu trận. Trời ơi! Sao lại có sự ngẫu nhiên chết người vậy chớ? Bây giờ làm thế nào đây. Mặt Nhiêu Trường xám ngoét. Răng đánh vào nhau lập cập. Anh chưa biết nên nằm yên, hay vùng chạy thì Ngoãn đã túm lấy anh lôi dậy:
- Quỳ xuống, bò lại chỗ cô ấy mà lạy đi.
- Anh, anh tha cho tôi... tha... tha...
- Bò! Ngoãn nói như quát - Mày là con rệp, hiểu chưa? Một con rệp.
Nhiêu Trường vừa bò vừa chắp tay vái lia lịa trước mặt Hân.
Nhưng Hân đã không còn nhìn thấy gì. Chân tay cô bủn rủn. Mắt Hân lúc mờ mịt, lúc toá ra hàng trăm con đom đóm. Cô đang từ từ ngã xuống. Rất nhanh, ngoãn dang tay đỡ kịp. Cô ngã vào lòng Ngoãn ngất xỉu. Bây giờ, đến lượt Ngoãn bối rối. Người Hân mềm oặt, lạnh ngắt. Anh cuống quỳt đặt vợ lên giường. Anh lật đồ đạc, túi áo, tìm dầu cao xoa bóp cho Hân. Phải, đó là cơ hội để Nhiêu Trường thoát thân. Khi hai tay của Ngoãn không thể bỏ Hân ra, y lóp ngóp bò dậy lẻn vào bóng đêm.
Từ đó cho đến khi Hân tỉnh dậy, không rõ thời gian là bao nhiêu. Khi Hân mở mắt, Ngoãn mới kịp nghĩ đến Nhiêu Trường. Anh chạy ra vườn. Trời tối đen và yên tĩnh lạ lùng. Hắn chạy đi đâu? Anh quay vào nói với Hân: Em chờ chút, anh phải vào nhà hắn ngay.
- Thôi anh. Đời nào hắn về nhà.
- Không thế cũng phải gặp vợ hắn nói cho cô ấy biết.
- Thôi mà anh, hay hớm gì. Trời xui quỷ khiến thế nào anh lại về, may ơi là may, mừng ơi là mừng.
3
Từ ngày ở riêng, một trang mới trong đời Hân đã mở ra. Không còn phụ thuộc vào nhà chồng, Hân có nhiều thời gian tham gia các công tác xã hội. Xuất thân từ một gia đình có lý lịch sáng bong, chồng lại đang ở quân ngũ, chi bộ đảng Làng Vọng đang chú ý tới cô. Cô được đi học lớp đối tượng Đảng. Cô được bầu vào ban chấp hành đoàn. Đội văn nghệ Làng Vọng còn rủ cô tham gia nữa đấy. Cô không hát được cải lương, không thể lên sân khấu. Mọi người vẫn biết thế, nhưng cứ tha thiết mời cô vào đội. Không cứ vào đội văn nghệ là phải biết hát? Đội cần người có trách nhiệm, có tiếng nói, được lãnh đạo chú ý. Và điều quan trọng hơn, cô đang son rỗi, đi tối về sớm gì cũng được, không vướng bận việc gì, không bị ai la rầy. Nhưng tất cả những việc ấy chỉ như một thứ trang sức. Cái sống còn với cô là cánh đồng cao sản. Hợp tác giao hẳn một cánh đồng cho thanh niên làm thí điểm về cách trông lúa theo kỹ thuật mới. Chi đoàn thanh niên cử Hân làm đội trưởng. Thử thách lớn nhất của cô là ở đây. Cánh đồng nằm cạnh đường lớn. Xung quanh là ruộng lúa của hợp tác. Cánh đồng cao sản của Hân phải tốt ngợp, đạt năm tấn một sào. Đó là yêu cầu của cấp trên, là mơ ước của mọi xã viên. Để ngẩng cao đầu đi trên cánh đồng cao sản của mình, Hân đã phải đẫm mồ hôi trong học tập nghiên cứu. Từ giống, phân bón, đến cách chăm sóc cây lúa từng thời kỳ nhất nhất đều phải theo quy trình. Và cô đang thắng. Cánh đồng lúa cao sản đang thu hút tất cả bà con xã viên. Ai nấy đi qua đều trầm trồ khen. Họ bàn soạn, hỏi han nhau về cách làm để có được vụ lúa tốt bời bời này... Hân trở thành người thầy, nhà kỹ thuật, hướng dẫn các bước cho bà con xã viên. Đời cô đang phơi phới. Sau vụ lúa, cô sẽ được chi bộ đảng Làng Vọng kết nạp...
Hân thầm thì kể hết cho Ngoãn biết những việc như vậy. Trong lúc cô phấn chấn, hoan hỉ, thì Ngoãn chỉ nằm im nghe. Trong lòng anh đang bùng lên một cuộc đấu tranh gắt gao. Anh có nên thú nhận với vợ, mình trốn đơn vị không? Hay là làm lơ và ngày mai tìm cách đuổi theo đơn vị? Vợ anh đang hăm hở, phấn đấu, còn anh thì bỏ cuộc. Liệu rồi nói hết nỗi lòng, Hân có khinh anh không? Có chấp nhận để anh ở nhà không? Lại còn hợp tác xã, đoàn thể và bao nhiêu ràng buộc khác nữa. Liệu anh có thể trơ ra cho người ta nhiếc móc khinh thường? Mới đầu, trò chim chuột nhơ bẩn của Nhiêu Trường khiến anh sục sôi căm giận. Anh thương Hân vô cùng. Những thằng đàn ông như Nhiêu Trường đã không phải đi ra trận lại còn giở trò đê tiện với vợ người khác. Anh đã ngỡ rằng việc trở về của anh là đúng. Nếu anh không về, hạnh phúc gia đình có cơ tan vỡ. Nhưng suy nghĩ ấy đã không còn đứng vững, ở đâu rồi cũng có người tốt kẻ xấu. Nếu anh lộ mặt là thằng đào ngũ, phận anh đã đành, nhưng còn vợ anh, bố mẹ anh và các em của anh nữa, liệu có bị liên lụy? Và anh sẽ ăn nói với mọi người sao đây?
Thoắt thấy chồng ắng lặng, Hân giật thót. Cô ngờ ngợ đã có chuyện gì không hay xảy ra. Cô ngồi dậy, khêu to ngọn đèn. Cô nhìn chiếc mũ cứng của Ngoãn úp trên chum thóc. Thôi chết, chiếc mũ không có sao.
- Răng vậy anh?
- Anh về hẳn.
- Về hẳn? - Hân nhắc lại như bị điện giật. Người cô run bần bật trong cánh tay nóng ấm của chồng.
- Bình tĩnh nào. Đơn vị cho anh phục viên mà.
- Không đúng. Lúc ni không cấp trên mô lại cho bộ đội về phục viên cả.
Không thể nói dối được nữa, Ngoãn bèn kể cho vợ nghe tất cả. Hân ôm lấy anh, nước mắt trào ra. Chưa bao giờ Hân thương chồng như vậy. Cô biết anh thiếu thốn đủ bề. Những lần về vội vã và hiếm hoi của anh, sự ngấu nghiến của anh, sự ra đi đầy bịn rịn của anh đã nói với cô điều đó. Ôi! Giá như Hân có thể đi theo anh để lúc nào cũng được cạnh anh. Bao nhiêu nhớ thương, khổ sở mà cô phải chịu đựng khỉ xa Ngoãn giờ biến đâu sạch.
- Phải đi thôi anh ạ! Không thể về như ri được. Mọi người sẽ coi khinh. Mình không thể nào sống được. Hổ thẹn lắm, nhục nhã lắm. Biết bao người cùng đi với anh có ai đào ngũ. Sau anh, bao lớp thanh niên khác cũng thế.
- Anh không về để rồi những thằng đều cáng như Nhiêu Trường phá nát cuộc đời em hay sao?
- Anh không thể lấy lý do đó được. Làng Vọng mấy ai như hắn. Và hắn cũng không thể làm gì được em. Anh biết rồi đó.
- Em sợ vì anh mà ảnh hưởng đến sự phấn đấu của em phải không?
- Không chỉ em, còn bố mẹ, anh em nội ngoại, còn con cái chúng ta mai sau. Tất cả sẽ mang một vết nhơ. Chứ một mình, em sẵn sàng mất tất để được gần anh... Nhưng dư luận xã hội sẽ chẳng để anh yên ổn. Chỉ có thể chui xuống đất hoặc chạy biến khỏi làng Vọng.
Đêm đến là tai quái, Ngoãn mới vừa gặp vợ chốc lát mà ánh ngày đâu đó đã tràn vào căn nhà. Hân vừa muốn giữ chồng vừa hốt hải muốn tiễn chồng đi.
- Thế nào anh, có còn kịp trở lại đơn vị không?
- Yên trí mà. Anh sẽ đi, nếu em muốn. Chiều tối nay vẫn chưa muộn.
Một niềm vui rạng rỡ trên mặt Hân, nhưng ngay sau đó, nỗi lo âu lại tràn ngập lòng cô. Thế nhỡ có ai nhìn thấy anh về, có sao không? Em phải nói thế nào?
- Em đến buồn cười. Chả lẽ anh không được về thăm em? Không được về nhà mình?
- Nhưng...
- Có ai khảo mà xưng. Em cứ bảo anh ghé nhà một hôm rồi đi, đã sao?
Hân chợt nhận ra sự ngây ngô của mình. Cô sà vào lòng chồng, ngoan ngoãn...
- Anh có vào với thầy mẹ chút không?
Hân hỏi sau khi đã tạm yên lòng về việc trở lại đơn vị của chồng.
- Có thời gian đâu mà vào. Mới lại anh không muốn gặp bố. Việc Nhiêu Trường định giở trò mèo với em tối qua đã rõ là những nghi kỵ của bố trước đây đều đúng cả.
- Thì em đâu có ngờ. Bố mà biết chuyện thì không biết sẽ như thế nào?
- Biết hay không là do chúng ta thôi. Có lẽ một lúc nào đó cũng nên nói và xin lỗi bố - Xin anh, vừa rồi bố lại nổi lôi đình lên, đánh mẹ, đánh em Tấn đấy!
- Chuyện ấy có gì lạ! Nhưng vì sao vậy?
- Em cũng không biết nữa.
- Em Tấn vẫn còn đi học đấy chớ?
- Vẫn nhưng vừa rồi suýt đi bộ đội. Hè nó về sinh hoạt với chi đoàn thanh niên thôn. Không hiểu sao làm đơn tình nguyện xin đi thanh niên xung phong. Trượt, xoay sang đi khám nghĩa vụ quân sự.
- Thằng này điên rồi. Nó có điên không hử?
- Có điên khối ra đấy. Em can, chú ấy bảo, đi bộ đội có gì mà phải can. Mọi người có một con đường, một ý thích. Chắc không đủ gạo đủ tiền theo học. Có khi cũng vì chuyện bố chửi đánh nữa, nhưng không muốn nói ra.
- Hừ! Cho dù thế nữa, hắn cũng phải tìm công việc khác. Gương tày liếp của anh đây, không chịu rút kinh nghiệm. Vậy sao lại thay đổi?
- Nghe bảo trên huyện thấy nhà mình đã có hai người đi rồi, nên tạm hoãn.
- Em mượn cho anh cái xe đạp, trước khi về đơn vị phải gặp, bảo nó thôi ngay cái trò mơ mộng hão huyền. Anh còn không chịu nổi nữa là nó. Vào bộ đội, dăm bữa nửa tháng là biết ngay thôi mà.
- Anh đi cứ đi, chứ khuyên chú ấy khó lắm. Chú ấy đã nghĩ gì, quyết gì thì không ngăn nổi đâu. Đến bố còn chịu nữa là.
- Em cứ mượn cho anh cái xe đạp. Bằng mọi cách phải ngăn nó lại. Trời ơi! Khi anh đi là để nó được yên ở nhà hoc hành. Thiếu thốn thì vay mượn, bố chửi mắng thì ráng chịu ai đời đi suy tính một cách nông nổi như thế. May mà nó chưa đi chứ không anh ân hận cả đời.
- Được rồi, em sẽ mượn xe cho anh. Chỉ sợ anh em chưa gặp đã cãi nhau. Chuyện em lo nhất là bố. Anh ghé về mà không vào thăm bố, liệu bố có để yên không? Rồi Nhiêu Trường nữa, làm sao giấu được bố. Trước đây mới chỉ đoán già đoán non bố đã chẳng tha.
- Việc Nhiều Trường sẽ làm bố khùng lên. Tất nhiên là vậy.
- Thì em đâu có ngờ. Thế nên em mới lo. Bố mà biết chuyện không khéo là tan nát hết. Đằng nào rồi chẳng đến tai bố.
Nói vậy, Hân đã tính toán rất kỹ. Những gì xảy ra đêm nay không thể đến với người thứ ba, nếu Ngoãn không nói ra. Hân cũng nắm rất rõ những gì đang xáo động trong bụng chồng. Tỏ ra hung hăng là vậy, nhưng anh sợ bố. Anh cay đắng, tức tối với Nhiêu Trường nhưng sẽ chẳng dám hé vì ngại bố biết. Bằng cách gợi ra như vậy, Hân sẽ ngăn chặn chuyến đi của anh lên trường học của Tấn. Đã gặp Tấn còn mong gì giữ được kín chuyện.
Một tiếng thở dài đến não nùng. Những lời nói của Hân quả là những cú đấm vào lương tâm anh. Sao đời anh lại lâm vào cảnh khó khăn đến thế. Đột ngột, anh vùng dậy, soi vào mắt vợ như để moi ra câu trả lời cho những gì vướng víu trong lòng:
- Tại sao em biết chuyện sẽ đến tai bố?
Hân ngồi dây, nhẹ nhàng vuốt tóc, vuốt lưng chồng. Cô lựa chiều dìu Ngoãn nằm xuống:
- Anh bình tĩnh nào. Ấy là em cứ để phòng cho kín kẽ.
Ở đây, tai vách mạch rừng, biết đâu sự ồn ã khi nãy lại chẳng có kẻ tò mò nghe được.
Ngoãn đã nằm lại như cũ. Thực lòng, anh không có ý vào xin lỗi bố về chuyện Nhiêu Trường. Trước đây, khi có dị nghị, anh một mực không tin. Lần này, vô tình bắt gặp chuyện không hay của Nhiêu Trường với vợ, anh ân hận với bố vô cùng. Cuộc đời có những sự ngẫu nhiên lạ lùng là vậy. Vi lẽ đó mà anh thêm quỳ trọng vợ biết nhường nào. Vợ anh rõ là một người chung thủy, trọng danh dự, quyết liệt với những vi phạm đạo đức. Những ngày đằng đẵng xa nhà, anh thấu hiểu sự thương nhớ, nồi khát thèm ái ân của vợ. ở hoàn cảnh như anh, như vợ anh mà có kẻ đến lợi dụng chèo kéo cũng dễ xiêu lòng. Hân của anh đã không mảy may nhượng bộ. Anh không quý, không yêu Hân sao được? Nhưng quỷ quái thay là tâm lý con người: Trọng đấy, yêu đấy, quý đấy mà vẫn có cái gì muốn nhấn nhá vào chút nỗi đau của vợ. Cô cứ thế bồi mãi, cô cứ cãi bai bải về sự trong sáng giữa Nhiêu Trường và cô. Bây giờ thì bày bày ra đấy, còn cãi nữa không? Thì cô chung thủy chứ sao? Cô dữ dằn với Nhiêu Trường chứ sao? Những hành động, lời nói của Nhiêu Trường cô có còn giãi bày là tốt đẹp nữa không? ừ thì tôi có thể bỏ qua cho cô, nhưng còn bố. Cô biết rõ bố là người thế nào. Vậy mà chả có lần cô cho bố là phong kiến, là cổ lỗ sĩ đó sao? Nghĩ thế, Ngoãn cũng lấy bố làm đòn hù doạ Hân, chứ dại gì giơ lưng chịu đòn...
Thấy chồng im thít, Hân phần nào đã đoán được những suy nghĩ đang nung nấu trong đầu chồng. Bằng lời nói việc làm của mình, tối nay, cô đã gột rửa được những gì còn vưởng víu trong đầu Ngoãn. Có lẽ chẳng lời nói nào, việc làm nào giải toả cho Ngoãn tốt hơn những gì đã xảy ra tối nay. Điều quá may mắn cho Nhiêu Trường là Hân đã không chịu nổi cú sốc, chứ không y nhất định không gãy tay cũng què cẳng với Ngoãn. Tâm trạng Hân lúc bấy giờ thật oái oăm. Khi Nhiêu Trường giở trò thô bạo, cô hết sức ngạc nhiên, căm uất. Cô không chỉ đuổi Nhiêu Trường mà sẵn sàng liều chết nếu y cưỡng bức cô. Nhưng sự hiện ra quá ư đột ngột của chồng lại đảo lộn ý định của cô. Cô lo cho Nhiêu Trường, cô lo cho chính mình. Ngay lúc đó, cô chưa hiểu vì sao lại thế. Nhưng bây giờ thì cô hiểu. Lẽ nào chỉ có Nhiêu Trường là người có lởi. Thoạt đầu, Nhiêu Trường tìm đến cô hay cô tìm đến Nhiêu Trường, cô cũng không biết nữa. Cô chỉ biết rằng sau khi lấy chồng, gần gũi với chồng được vài ngày, niềm vui của cô đà lặng tắt rất sớm. Cô cảm thấy buồn bã cô đơn. Và không để mình bị héo mòn, cô cần phải làm một việc gì đó. Cô trở lại với hội bạn bè độc thân ở làng Vọng. Trong nhóm bạn bè của cô có Nhiêu Trường. Tại sao y lại nhập hội khi đã có vợ hơn một năm nay? Cô đã không phải đặt câu hỏi như thế. Chơi vui, gần gũi với Nhiêu Trường đâu phải chỉ một mình cô. Nhưng căng ngày, cô căng nhận ra: với cô, cách cư xử của Nhiêu Trường có gì không giống với mọi người. Anh nói năng nhỏ nhẹ hơn, chú ý đến cô nhiều hơn. Mắt Nhiêu Trường có lúc như ngây dại, có lúc rực lên rất ma quái.
Nhiêu Trường không từ chối một việc gì khi cô nhờ Anh chủ động giúp cô học thêm văn hoá, khoa học kỹ thuật. Hiện nay, cô có thể giữ chân kế toán hợp tác xà một cách tự tin. Cô có thể nói về đất, về phân bón, về giống, kỹ thuật gieo trông theo khoa học rất trôi chảy. Cô được phụ trách cánh đồng lúa cao sản là do kiến thức Nhiêu Trường đã truyền dạy cho cô. Cô trở nên tươi vui, hoạt bát, yêu đời và có vị trí nhất định ở làng Vọng, ở làng Vọng có biết bao người như cô, có hoàn cảnh như cô, sao Nhiêu Trường chỉ chú ý một mình cô? Cô biết lắm. Nhiêu Trường cảm tình với cô hơn người khác, quý cô, mến cô hơn người khác. Còn ra, Nhiêu Trường có yêu cô không? Có lợi dụng cô hay không? Nhiều khi cô nghĩ đến nhưng vội vàng xua đi. Có một cái gì rờn rợn khiến cô không dám nghĩ đến đầu đến cuối. Anh ấy đã có vợ. Mình đã có chồng. Trong cuộc sống, mến mộ nhau là lẽ tự nhiên, có gì mà phải băn khoăn. Tuyệt nhiên, không bao giờ cô có ý định lợi dụng Nhiêu Trường. Cô cố gắng tránh xa những hoàn cảnh dễ bộc lộ những tình cảm riêng tư dẫn đến những hành động vi phạm nhân cách đạo đức. Là vậy, cô không cho phép mình có những tòi nói, việc làm mếch lòng người mình chịu ơn huệ. SSy vậy rồi cái gì đến, đã đến. Sự sàm sỡ, liều lĩnh của Nhiêu Trường tối nay vừa bất ngờ vừa không bất ngờ. Nhưng nó đã đến bờ vực của giới hạn cuối cùng. Cô đã xử sự đúng theo lương tâm và lý trí mách bảo. Cô làm vậy có quá đáng hay không? Cô không phải tự vấn lương tâm. Cô không bao giờ nghĩ tới việc chồng cô lại về vào đúng lúc ấy. Không ngờ chính anh lại là người chứng giám sự chung thủy của cô. Điều cô muốn đứng tim là chồng cô sẽ trừng trị Nhiêu Trường thế nào? Khi Ngoãn túm lấy Nhiêu Trường quật xuống, lập tức cô nghĩ ngay đến việc phải cứu Nhiêu Trường. Nhưng vì không biết cứu bằng cách nào cô trở nên hoảng loạn. Việc cô ngất xỉu đã ngăn được sự ầm ĩ trong đêm, nếu không rạng sáng sẽ có vô số những lời chê trách ầm ĩ làng xã... Rồi những lời đàm tiếu sau đó sẽ bám suốt cuộc đời một con người.
Nhưng mọi chuyện mới chỉ là tạm thời. Cái gì sẽ còn xẩy ra, khó mà lường hết được. Trong đầu óc nửa quê nửa tỉnh của Hân, cái sự Nhiêu Trường có cảm tình với cô, giúp đỡ cô, thậm chí yêu cô đi nữa thì cũng chẳng có gì phải bù lu bù loa, hành tội anh ta. Nhưng dù có yêu đến đâu cũng chỉ là thầm yêu trộm nhớ chứ ai lại điên cuông rồ dại như vậy. Xét cho hết nhẽ, Hân thấy không nên để chuyện xảy ra liên lụy đến uy tín, công tác của Nhiêu Trường. Tất nhiên, từ nay cô cũng cạch mặt anh ta. Đấy là tất cả những gì cô muốn. Cũng là điều cô cầu mong Ngoãn chấp nhận. Hân biết chuyện Nhiêu Trường sẽ thêm cái cớ để Ngoãn dùng dằng ở lại. Một thanh niên đào ngũ là không thể nào tha thứ. Nó hèn kém xấu xa hơn bất cứ việc gì xảy ra ở làng Vọng. Cô cũng nhận thấy mình có lỗi với bố và cũng muốn chồng ghé trường thăm Tấn, nhưng cô sợ những chuyện đó ảnh hưởng đến việc lên đường của Ngoãn. Cuối cùng, Hân đã thỏ thẻ nói cho Ngoãn thấu rõ ngọn ngành.
- Tóm lại, em không muốn anh ở nhà phải không?
- Sao anh hỏi lạ lùng thế? Em muốn hay không có liên quan gì đến chuyện đi, chuyện ở của anh. Vợ mà không muốn gần chồng, ngày đêm có chồng bên cạnh thì là thứ gì chứ đâu phải là người. Nhưng muốn cũng không được mà. Anh ngó xem, biết bao nhiêu nam nữ thanh niên ở làng Vọng có ai trốn nghĩa vụ quân sự? Chẳng nói gì chuyện ấy, chỉ riêng ai đó ở làng Vọng bỏ nhiệm vụ về với vợ, một ngày cũng đủ để nhục, để xấu thẹn một đời.
- Thật ra anh không có ý định này đâu, nhưng thấy hoàn cảnh của em, anh ái ngại quá.
- Em biết, em hiểu, nhưng làm sao bám hết mọi người để kể cho họ nghe. Mà có nghe làm sao họ thông cảm cho anh. Thôi thì bom đạn cũng không thể kéo dài mãi. Mọi người chịu được, anh cố mà chịu.
- Không cần động viên anh. Cái chính là em thôi. Em bằng lòng sống côi cút như thế. Em bằng lòng để cho những thằng cha như Nhiêu Trường đến ức hϊếp như thế phải không?
- Thì em cũng khổ sở lắm chớ. Đêm hôm trằn trọc biết bao lần, nước mắt tràn trụa vì thương nhớ anh. Nhưng cắn răng mà chịu chứ biết làm sao? Với lại, phải ngó trước ngó sau. Các mẹ, các chị, rồi bạn bè cùng lứa họ chịu đựng được cả.
Mình làm khác đi, mình đâu còn là người. Tổ cha, tổ mẹ cái thằng Mỹ. Nó làm bao nhiêu gia đình xa cách, chia lìa. Nghe như trong lời nói của vợ có sự ngùi tủi, Ngoãn thấy lòng mình cũng sui sủi một cảm thương khiến hai mắt cay sè.
Anh không ngờ mới chừng ấy năm ra đi, vợ anh ở nhà đã có những suy nghĩ sâu sắc đến vậy. Mới ngày nào chia tay, anh còn phải động viên để Hân hiểu và thông cảm cho anh. Vậy mà giờ đây, chính cô đang làm việc đó với anh. Anh thấy vừa phục vợ, vừa xấu hổ cho mình. Giọng anh se nhỏ:
- Nhưng còn Nhiêu Trường, chả lẽ chuyện vừa rồi cũng đổ ráo cho thằng địch?
- Thứ người đó anh chấp làm gì?
- Sao lại không chấp? Anh thì đi đánh nhau, một sống một chết với thằng địch. Còn ở hậu phương lại có thằng chim chuột vợ anh. Làm sao yên tâm mà đi được đây?
- Sẽ có lúc nói chuyện đó với hắn. Nhưng em không muốn vì hắn mà ảnh hưởng đến thanh danh của anh, của em.
- Theo em thì anh nên đi, và không nói gì với làng xã, với gia đình Nhiêu Trường?
- Đúng như thế, việc đó em sẽ lo. Anh cứ yên tâm lên đường, hoàn thành nhiệm vụ rồi hẵng hay.
Họ còn nói với nhau đại loại những lời như thế không biết bao lâu. Chỉ biết rằng sau đó Ngoãn nói với Hân đầy hoảng hốt:
- Trời sắp sáng mất rồi. Phải đi ngay thôi. Chỉ chốc nữa là ngoài đường đầy người.
- Vâng! Sắp đến lúc xã viên ra đồng đi cày, đi bừa.
- Em có ra đồng không?
- Ra đồng là thế nào? Em đưa anh đi. Ra đồng không hôm nay thì ngày mai.
Hân mượn xe đạp. Thương chồng vất vả đi bộ suốt một chặng đường dài tối qua, lại phải đi ngay, cô giành phần đạp xe để chồng ngồi phía sau. Hối hả, họ ra khỏi làng khi còn nhá nhem mặt người. May. Họ không gặp ai. Tới rừng thông, Ngoãn bảo Hân dừng xe lại.
- Thôi chết. Anh đói phải không?
Bây giờ, Hân mới nhận ra từ lúc chồng về đến giờ chưa cơm nước gì. Cô ân hận và bối rối. Đoạn đường đang đi không có hàng quán, biết mua bán gì đây? Và cô trách chồng, lẽ ra qua thị xã phải nhắc cái đầu óc vô tâm vô tính của cô.
- Còn thiết gì ăn uống mà đói hả em? Nhưng anh...
Hân mở to mắt, đăm đắm nhìn vào mắt chồng, mắt anh rực lên và có cái gì hơi đờ đẫn. Cô đã đọc được sự khao khát ở chồng. Thật là khốn khổ, đến cái việc ôm ấp với nhau mà vợ chồng cũng không có thời gian. Trời! Tính sao đây?
- Chỗ đơn vị anh đóng còn xa không?
- Nào biết. Mà em hỏi làm gì?
- Bây giờ là 10 giờ. Chiều anh tới có được không?
- Chiều tối gì cũng được. Chuẩn bị ra trận, không ai nỡ khắt khe quá với giờ giấc.
- Hay là vợ chồng mình về thị xã, vào chỗ bố mẹ?
- Em không sợ lộ chuyện anh bỏ ngũ về sao?
- Thì đành vậy thôi.
Một cơn thèm khát ái ân cũng rực lên trên khuôn mặt của Hân.
- Không được đâu. - Ngoãn quàng tay ôm lấy vợ kéo riết vào lòng mình - Đã cố giữ để được êm chuyện lại “lạy ông tôi ở bụi này” sao được.
Anh đưa mắt nhìn vào rừng thông trập trùng. Anh đập khẽ vào vai Hân rồi chỉ lên đó.
Hân cười, má đỏ rựng:
- Được không anh? Trên ấy có ngươi không? Ngượng chết.
- Có hay không kệ xác. Mắc gì ngượng. Mình là vợ chồng.
Hân gửi lại xe đạp ở cái quán nước bên đường. Hai người bươn lên rừng thông. Ngoãn đi trước, Hân tất tả theo sau. Nhìn xa, rừng thông có vẻ dày đặc cây lá nhưng đi vào sâu lại vẫn thấy chỗ nào cũng thưa thoáng. Làʍ t̠ìиɦ ở đây thì thật trống trải. Nhưng nghĩ cho cùng, nếu ai bắt được anh và Hân thì có sao? Ngoãn đã thấy trong người rộn rực khôn tả nên dừng lại ở một gốc cây to.
- Ở đây được đấy em ạ.
- Không được đâu anh! Trông hoang trống huếch.
- Chẳng tìm được chỗ kín đáo hơn. Nhanh lên, muộn lắm rồi.
-Không thể từ chối. Hân đang loay hoay mở áo xống lại vội vã kéo kín trở lại:
- Chết thôi anh ơi! Có người. Hình như ông ta nấp rình mình kìa.
Theo tay Hân chỉ, Ngoãn thấy có một ông già tuổi chừng sáu mươi. Ông ta đội nón lá và hình như tay lăm lăm một chiếc gậy. Ngoãn cảm thấy chột dạ. Cảm hứng ái ân bỏng bay biến đâu mất. Không phải ông ta theo dõi mình với Hân có làm gì với nhau hay không mà chắc là nghĩ mình với Hân đang làm việc ám muội gì đó. Làm biệt kích cho địch chẳng hạn. Đã thế thì không thể làm gì được. Thôi thì thú thật với ông ta cho rồi. Ngoãn lắc đầu ái ngại nói với vợ.
Hân gật đầu đồng tình. Trong đời những tính toán của đàn bà thường tỉnh táo, ma mãnh hơn đàn ông. Đã nghi là gián điệp biệt kích đằng nào ông ta cũng đòi kiếm tra giấy tờ. Anh không có giấy tờ gì không khéo lôi thôi to. Chi bằng đánh tan sự nghi ngờ ấy. Và để cho ông ta nhận ra đôi nam nữ dẫn nhau lên đây chỉ để làʍ t̠ìиɦ. Họ không là vợ chồng cũng là hai người yêu nhau.
- Anh ôm lấy em đi. - Hân giục chồng. Trong khi Ngoãn lúng túng không biết làm thế nào thì bằng một cử chỉ dứt khoát, cô mở xống áo, quàng tay ôm chặt lấy chồng. Chị nói thầm:
- Yêu em đi. Đừng để ý đến ông ta, coi như không có ông tạ.
- Nhỡ ông ta đến.
- Chính ông ấy sẽ xấu hổ chứ không phải mình. Sẽ nói hẳn với ông ta mình là vợ chồng.
Quả nhiên, thấy hai người hối hả làm cái việc khó coi cạnh gốc cây thông, ông già lọm khọm nọ đứng dậy lánh khỏi bụi rậm đi xuống chân đồi. Có vẻ không nhìn nhưng Ngoãn và Hân đều cảm nhận được điều đó. Bóng chiều êm ái đang tràn xuống rừng thông che chở cho họ. Gió nhẹ, tiếng vi vυ"t của thông như một làn dân ca dịu nhẹ kí©h thí©ɧ sự hưng phấn.
Nhưng họ đã không kịp hưởng sự hưng phấn đó. Tiếng còi báo động đâu đó bỗng giật cục, hú hét như chính họ là người gây ra tai hoạ. Họ hốt hoảng buông nhau ra, vội vã chỉnh đốn quần áo. Sau đó là tiếng ào ào đến kinh thiên động địa của máy bay. Tiếng rú rít và những chớp lửa. Tiếng nổ lộng óc và sự rung chuyển của đất đá cây cối ở rừng thông.
Vốn là người từng trải, Ngoãn hiểu rằng máy bay đang nhằm vào mục tiêu trên đường giao thông và những hầm trú ẩn của ta dưới chân rừng. Anh nói với Hân:
- Kiểu ni nó đánh phá không lâu đâu. Em đi ra mạn sườn bên kia. Đợi nó yên yên hẵng về, cẩn thận đấy. Nhớ ghé quán nước lấy xe đạp.
- Còn anh?
- Khỏi lo. Anh quen rồi. Anh men lối này về chỗ đơn vị đóng quân.
Họ chia tay trong tiếng gào rú của bom đạn.
- 🏠 Home
- Văn Học Việt Nam
- Thượng Đức
- Chương 7