Tải app Android hoặc iOS để đọc truyện nhanh hơn

Hỗ trợ: Fanpage TruyenHD

Thượng Đức

Chương 4

« Chương TrướcChương Tiếp »
1

Sở chỉ huy nhẹ Sư 304 nằm trong môt cánh rừng lim cạnh đường 14. Những cây lim thẳng lao vυ"t lên trời. Tán lá như một mái nhà khổng lổ che chắn cho người lính. Cạnh đó là con sông Bung. Mùa này, nước không sục sôi, ào ạt mà hiền hoà lặng lẽ trôi trên những triền sỏi cát bằng mịn. Có thể nhìn thấy những đàn cá nhỏ, ríu ran bơi theo dòng nước trong vắt.

Sư trưởng Lê Công Phê tới đây từ ngày 2 tháng 6. Suốt hai tháng trời chờ đợi, ông đã nhận được lệnh của Bộ đưa lực lượng vào Quảng Nam phối hợp với Quân khu 5 diệt các vị trí địch lấn chiếm sâu vào vùng giải phóng, xoá bỏ các lõm, tạo thế cho chiến trường. Suốt mấy ngày qua, ông và bộ sậu của sư đoàn đã được phó tư lệnh Quân khu 5 - Nguyễn Chánh cùng một số cán bộ tỉnh Quảng Đà đi quan sát một số khu vực: Bung, Giằng, cồn Xôi, Thành Mỹ, Hiên... Đoàn cũng đã lên Điểm cao 843 nhìn xuống chi khu quận lỵ Thượng Đức. Một không khí náo nức tin tưởng tràn ngập trong lòng cán bộ chiến sĩ sư đoàn.

Ngày 6 tháng 6, Trung đoàn 6 và Trung đoàn 8 pháo binh nhận lệnh hành quân. Các đoàn xe cắm đầy lá ngụy trang nối nhau chờ xuất phát. Lệnh báo động vang lên ở các doanh trại. Bộ đội rầm rập chạy đến đứng xếp hàng bên lề đường. Từ thung lũng Khe Van đến gần cổng trung đoàn bỗng chốc mọc lên những hàng cây xanh thẳng tắp. Gương mặt nào cũng chộn rộn hào hứng. Xe nào đủ người là chạy. Dọc đường số 9 vào Hương Hoá, những đoàn xe chở bộ đội hầu như tuần nào cũng diễn ra. Thám báo biệt kích có lẽ không còn lạ gì. Rồi những chiếc xe ấy lại lặng lẽ trở lại doanh trại. Nhưng hôm nay thì không phải như vậy. Tiếng ầm ầm vang vọng suốt đêm. Rạng sáng, bất ngờ đoàn xe rẽ sang Đường 14 B nhập vào Đường Trường Sơn rùng rùng tiến vể phía nam. Qua A Sầu, A Lưói, dân bản chạy ra xúm xít hai bên đường. Ông già, bà lão, thanh niên vẫy tay, trẻ con chạy theo xe hò reo. Những nụ cười. Những tiếng nói ríu ran. Các chiến sĩ trẻ vẫy tay chào lại. Càng vào sâu, đoàn xe càng gặp nhiều bộ đội thanh niên xung phong đang làm đường. Nhũng chiếc xe cùng chiều, ngược chiều. Lái xe thò đầu ra cửa hỏi han nhau, tạm biệt nhau. Cũng là những cuộc hành quân, nhưng cuộc hành quân hôm nay có cái gì khác hẳn. Rộn ràng. Công khai. Náo nức. Nó báo hiệu những cơn bão lớn tất yếu sẽ phải xảy ra.





2

Tướng Hai Mạnh đang sống trong tâm trạng đầy hưng phấn, cả một thời gian dài, ông đã phải lặng lẽ chịu đựng những lời lẽ dè bỉu dèm pha. Ông đau đớn đến quặn thắt khi nghe tin ở khu vực địch vừa lấn chiếm, đồng bào ta bị chúng đánh đập dã man. Ông rầu lòng khi ai đó ở khu ủy, ở ngoài Bộ có những nhận định, đánh giá không khách quan, thiếu công bằng. Nhưng hơn bao giờ hết, ông bình tĩnh cương quyết thực hiện ý đồ chiến lược của mình: Xây dựng lực lượng, làm đường, tích trữ lương thực, đạn dược súng ống cho cuộc quyết chiến mới. Và điều đó hôm nay đã tới rồi. Cái ngày này ông đã biết, ông đã chờ, vậy mà vẫn có cái gì đó náo nức, hồi hộp.

Giữa cánh rừng lim sừng sững ngút ngàn, ông đi bắt tay từng cán bộ của Sư đoàn 304. ôi! Còn có gì sung sướиɠ hơn đây. Ở cái vùng Khu 5 khốn khó và gian khổ này, từ những đơn vị dân quân du kích, bộ đội tỉnh, ông đã cùng cán bộ quân khu gây dựng thành những sư chủ lực hùng mạnh. Nhưng cũng không thể ngờ, ngay tại vùng đất Khu 5, ông được đón và chỉ huy những sư đoàn chủ lực của Bộ. Cách mạng có lúc lên, lúc xuống. Có những năm ngỡ như không thể cứu vãn được tình thế như năm 68, lại có những năm đánh quyết liệt, thắng rộn ràng như năm 72 để rồi chùng xuống, căng thẳng nặng nề như năm 73. Đối với ông, một người sinh ra từ đồng quê nghèo khổ, đi theo cách mạng để tự cứu lấy mình, cứu gia đình mình là con đường tất yếu chẳng thể nào khác. Ông sớm chọn con đường ấy từ khi mới bước vào đời. Ông thề với mình: dù sống, dù chết, dù bị tù tội, không bao giờ đi chệch con đường đã lựa chọn. Trên mảnh đất Nghệ An - Xô viết của mình, ông đã có những ngày hoạt động cách mạng sôi nổi. Ông đã từng bị bắt, bị tù đày ở chính nơi ông sinh ra và lớn lên. Nhưng không chỉ thế, các nhà tù khét tiếng dã man như Đắc Lắc ông cũng đã nếm trải. Rồi cứ thế, ông vượt ngục, ông đi tìm đồng chí, đi tìm cơ sở cách mạng. Ông vào bộ đội, giữ các chức vụ khác nhau để tới hôm nay, giao nhiệm vụ cho một sư đoàn chủ lực danh tiếng, phối hợp với các đội quân của Quân khu 5 mở một chiến dịch mang tính chất trinh sát chiến lược để xem quân Mỹ đã rút hết, nay có dám quay lại không.

- Thưa các đồng chí... - Từng nói chuyến, từng giao nhiệm vụ chiến đấu không biết bao nhiêu lần cho các đơn vị thuộc quyền vậy mà sao hôm nay giọng ông run run - Chiến dịch này cực kỳ quan trọng. Ta phải thắng cả quân sự và chính trị. Quân sự là tiêu diệt gọn quân địch, chính trị là giải phóng bảo vệ và đảm bảo đời sống cho hơn một vạn dân. Thực tiễn ở Khu 5 đã chứng minh rằng: có thắng về chính trị, giải phóng được dân, đập tan chính quyền cơ sở và bọn tề điệp ác ôn của địch thì thắng lợi mới vững và khi chủ lực địch phản kích cũng không líp lại được... Giọng ông trầm tĩnh hơn khi nói về chủ trương đợt hoạt động của Quân khu, ông không giấu được sự tự tin hào sảng. Đây là kết quả của sự âm thầm chuẩn bị gần hai năm trời quyết liệt và bền bỉ của ông, của Quân khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu.

Mùa thu năm 1974, cùng với sự tiến công tiêu diệt chi khu quận lỵ Thượng Đức của các đồng chí, Quân khu còn đồng loạt mở rộng tiêu diệt một số cứ điểm chi khu quận ly khác của địch ở vùng giáp ranh, đồng bằng, hoàn chỉnh vùng căn cứ rừng núi phía bắc của Quân khu, hỗ trỢ cho lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng tiến công và nổi dậy. Khu chiến một, Sư đoàn 2 bộ binh, một trung đoàn pháo, một trung đoàn cao xạ sẽ tiêu diệt làm tan rã, xoá sổ quận lỵ Nông Sơn - Trung Phước. Khu chiến hai là Thượng Đức, tin tưởng các đồng chí và quân dân Quảng Đà sẽ san bằng, mở đường cho quân ta tiến vào Đà Nẵng khi thời cơ đến. Khu chiến ba là Tây Quế Sơn. Lực lượng có Trung đoàn bộ binh 38. Tại đây, quân địch sẽ đối mặt với chủ lực tại chỗ. Khu chiến bốn là Minh Long, Giá Vụt. Lữ đoàn 52 và một trung đoàn pháo sẽ làm cho bọn địch bị tiêu diệt mà không thể cầu cứu chi viện ở các khu vực khác. Khụ chiến năm là Đèo Nhông, Phù Mỹ, Sư 3 sẽ đảm nhận.

Mở màn đợt hoạt động của chúng ta, khu chiến một nổ súng trước. Sau đó là khu chiến hai.

Lực lượng tham gia tác chiến chủ yếu ở Thượng Đức là Sư đoàn 304 (thiếu Trung đoàn 9) được tăng cường các đơn vị: Tiểu đoàn 1 Lữ 219 công binh, Đại đội tên lửa B72 của quân đoàn, hai tiểu đoàn của tỉnh đội, bộ đội dân quân du kích huyện. Sau đó sư đoàn được tăng cuờng Trung đoàn 3A Sư đoàn 324 vừa mới tham gia đánh trận Đắc Pét thắng lợi trở về. Trận Thượng Đức do cán bộ Sự đoàn chỉ huy, một bộ phận tiền phương của quân khu quân đoàn, sẽ phối hợp chỉ huy sư đoàn...

Tướng Hai Mạnh đưa mắt nhìn những gương mặt đang chăm chú theo dõi từng lời nói của mình. Có tiếng rì rầm, bàn tán. Nhiều gương mặt khoái trá hoan hỉ, nhưng cũng không ít người tỏ ra đăm chiêu.

Trung đoàn trưởng Nguyễn Quỳ ghé tai sư trưởng Lê Công Phê hỏi:

- Cán cứ vào đâu để xếp Nông Sơn - Trung Phước là khu chiến thứ nhất. Còn Thượng Đức là khu chiến thứ hai.

- Người ta tính thành năm khu chính, có ý nghĩa cả đấy, còn khu một, khu hai... chỉ là tính thời gian nổ súng thôi. - Lê Công Phê đủng đỉnh trả lời.

- Không đơn giản thế đâu thủ trưởng ơi! - Giọng Nguyễn Quỳ kéo dài như ngầm ý gì đó.

Thế, tham mưu phó sư đoàn ngồi bên cạnh góp vào:

- Cũng có thể họ xếp theo tính chất quan trọng từng trận đánh và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng đơn vị.

Nguyễn Quỳ quặc lại:

- Đằng nào cũng không ổn. Tính chất quan trọng, thằng Thượng Đức phải xếp số một chứ. Nó là khó gặm nhất, cứng nhất. Không thế, điều quân của Bộ vào làm gì?. Tất nhiên là vậy rồi. Sư đoàn phải chọn Trung đoàn 6 làm chủ công đánh Thượng Đức cùng là vì thê. Thế khích lệ Nguyễn Quỳ.



3

Thượng Đức là tiền đồn bảo vệ căn cứ liên hiệp quân sự Đà Nẵng - một trong những căn cứ lớn nhất của địch ở miền Trung. Thời Pháp, huyện Đại Lộc chưa có tiền đồn này. Năm 1955 Mỹ xúi ngụy bỏ công của xây dựng chi khu quận lỵ Thượng Đức. Thầy trò Mỹ - ngụy rõ là đã có con mắt quân sự tinh tường. Thượng Đức nằm lọt giữa ba bề là núi cao hiểm trở. Dốc núi dựng đứng tựa như những bức tường thành kiên cố. Phía đông thoải dần xuống để gặp hai con sông: Sông Côn và sông Vu Gia. Dòng sông cũng là bức tường thành hữu hiệu che chắn cho Thượng Đức.

Sông Vu Gia và sông Côn có những chỗ rất sâu. Nhiều đoạn nước xiết cuồn cuộn. Một con đường duy nhất qua Ái Nghĩa về Đà Năng là đường số 4. Một con đường khác từ Thượng Đức lên bến Hiên địch đã bỏ từ lâu. Phía tây và tây bắc Thượng Đức có ba tiền đồn A, B, c. Các tiền đồn này có độ cao so với mặt biển 60 đến 70 mét. Dù lợi dụng được địa thế hiểm nghèo nhưng địch vẫn xây dựng một hệ thông giao thông hào nhằng nhịt phía trong. Rất nhiều lô cốt nửa chìm nửa nổi. Các lô cốt to nhỏ khác nhau nhưng đều được làm bằng xi măng cốt thép có nhiều tầng bao cát xếp phía trên và xung quanh. Ta chưa biết bên trong Thượng Đức có bao nhiêu nhà hầm, bao nhiêu hầm ngầm. Dùng ống nhòm quan sát thấy trong đồn vắng hoe. Rõ ràng tất cả mọi sinh hoạt của địch đều dưới lòng đất. Lực lượng địch ở Thượng Đức có Tiểu đoàn 79 Biệt động quân biên phòng, hai đại đội bảo an, một đại đội cảnh sát dã chiến, mười sáu trung đội vũ trang. Chính quyền quận ở đây khá quy mô. Trong quận có nhiều tổ chức Đảng phái hết lòng phục vụ chế độ Việt Nam cộng hòa.

Hơn ai hết, cán bộ chiến sĩ và nhân dân Quảng Đà là những người thấy rõ sự hung tợn của địch ở Thượng Đức. Những con đường mòn cán bộ chiến sĩ ta buộc phải hành quân qua đây bao giờ cũng thương vong lớn. Đi lấy gạo, lấy hàng men qua Thượng Đức còn nguy hiểm hơn đi đánh một đồn nào đó. Có ít nhất bốn khẩu pháo 105 ly, hai khẩu cối 106,7 ly, năm khẩu ĐKZ, mười lăm khẩu đại liên được bố trí ở các điểm cao. M79, M15 vô thiên lủng đặt la liệt ở các hầm hào. Có báo động, binh lính chạy ra là bắn được ngay. Mìn chống tăng, mìn Clây mo gài dày đặc, lựu đạn chất hàng đống ở các nhà kho. Quây quanh Thượng Đức có bảy lớp rào các loại, rộng từ 60 mét đến 200 mét.

Yểm trợ cho Thượng Đức có các trận địa pháo ở Núi Đất, Ái Nghĩa, ở đông Hà Sống. Máy bay từ Đà Nẵng sẵn sàng cất cánh bốn đến năm mươi lần chiếc trong ngày tới Thượng Đức. Sư đoàn 3 và sư đoàn dù ngụy cũng có thể tăng cường cho Thượng Đức khi cần. Trung đoàn 2, Trung đoàn 56, 57 sẵn sàng chi viện cho Thượng Đức bất kể lúc nào. Các cố vấn Mỹ, các tướng nguy đều đã đến Thượng Đức. Nguyễn Văn Thiệu từng đặt tên cho Thượng Đức là “Mắt ngọc đầu rồng”. Tỉnh trưởng Quảng Nam - Đà Nẵng gọi Thượng Đức là “cánh cửa thép”.

Quận trưởng, thiếu tá Nguyễn Quốc Hùng chẳng những rất được bề trên trọng vọng mà binh lính dưới quyền cũng rất kiêng nể. Dân ở thung lũng Thượng Đức nhìn về quận ly với sự ngưỡng mộ và tin ở cái biệt tài chỉ huy của Hùng. Chưa bao giờ Hùng nghĩ rằng chế độ Việt Nam cộng hoà đến lúc nào đó được thay thế bằng chế độ Cộng sản. Cũng chưa bao giờ Hùng nghĩ tới việc lính Bắc Việt tấn công chiếm được Thượng Đức. Sinh ra ở Sơn Tây, một vùng quê nào đó, Hùng cũng không còn nhớ rõ. Hùng theo bố mẹ di cư vào Nam thủa còn bé tý. Y không có một chút kỷ niệm gì về quê hương, về miền Bắc. Tuy thế, trong đầu y chứa đầy sự độc ác tàn bạo, sự khốn khó đến thê lương của chế độ Cộng sản. Việc binh lính từ ngoài kia lén lút tràn vào phía Nam, y cho là một lũ kẻ cướp và y thề không đội trời chung. Thứ mà Việt cộng nói là quân giải phóng và dân chúng cách mạng ở miền Nam với y chỉ là sự lừa bịp. Họ là một đám đông ngu dốt, cả tin nhẹ dạ. Họ cũng thiếu ăn thiếu mặc, được hứa hão nên ùa theo đám giặc cướp Bắc Việt mà thôi. Dân chúng dưới quyền cai quản của y mấy ai ưng Cộng sản. Ai cũng thích yên ổn.

Thích ăn no ngủ yên. Y hiểu rằng dân khu vực Thượng Đức nếu bị nhũng nhiễu đói ăn, thiếu mặc lập tức chẳng để chính quyền yên ổn. Và khi dân đã không che chở bảo vệ thì Thượng Đức dù có quân hùng tướng mạnh đến đâu, vũ khí, trang bị dồi dào hiện đại đến đâu cũng chẳng mấy chốc mà tan thành mây khói. Y không sợ cái gọi là quân giải phóng và Cộng sản Bắc Việt. Y chỉ sỢ lòng dân không yên.

Da trắng. Tầm thước. Gương mặt bảnh bao, có bộ ria được cắt tỉa chu đáo, trông Hùng giống một kỹ sư, bác sĩ hơn là một sĩ quan chỉ huy. Giờ hành chính, không bao giờ y mặc thường phục. Y không khoái lắm với những bồ đồ lính làm cho người ta cứng queo và già trước tuổi. Nhưng đã là một nhà binh phải rất nghiêm. Y không nghiêm, binh lính dưới quyền sẽ nhộn nhạo. Từ việc tuỳ tiện trong ăn mặc dẫn đến sự tuỳ tiện trong những việc khác. Tuy nhiên, rỗi rãi hoặc ngày nghỉ, y thường mặc thường phục xuống với dân. Y chỉ thích mặc đẹp. Quần áo cắt may vừa vặn hợp thời. Đã mặc com-plê là có cà-vạt đàng hoàng. Không tuần nào y không xuống với dân. Ở đó, y nghe ngóng. Các ông bà già nói gì? Thanh nam, nữ tú nguyện vọng ra sao? Các cháu học hành thế nào? Đây cũng là dịp y kiểm tra xem sĩ quan, binh lính trong quận có làm mất lòng dân không? Có như tình hình mà y vẫn nghe báo cáo hàng ngày không? Y có vợ và hai đứa con gái ngoài Đà Nẵng. Y yêu vợ, quý con. Chiều thứ bảy, chủ nhật nhìn về phía Đà Nẵng y thẫn thờ, nuối tiếc một chiều vui, một đêm vui ở căn nhà hai tầng trên đường Thanh Bình. Đó là một căn nhà có vườn rộng, trong nhà đầy đủ tiện nghi, thơm sực mùi nước hoa, mùi da thịt phụ nữ. Ở cái tuổi ba mươi căng tràn sức lực, xa vợ cũng là một thử thách nghiệt ngã đối với y. Y có thể về với vợ lúc nào y muốn. Ôm ấp vợ. Vui đùa với con. Ăn một bữa cơm gia đình ai mà không khao khát. Nhưng y biết, đâu phải chỉ có y, tất cả mọi người lính đều có niềm mơ ước đó. Nếu y không kìm nén những đòi hỏi nhiều khi tê tái ấy, thuộc hạ sẽ coi thường. Và rồi sẽ lén lút bỏ nhiệm sở, bỏ vị trí chiến đấu đi tìm những thú vui riêng cho đời mình. “Phải chờ đợi thôi. Khi nào Cộng sản không còn dòm ngó, đất nước thanh bình tha hồ thực hiện những du͙© vọиɠ cá nhân.” Y động viên mình như thế và thuộc hạ dưới quyền như thế. Phòng làm việc của y hiếm khi có bóng dáng đàn bà. Sự ấy khiến đám công chức, sĩ quan, binh lính trong quận giữ nghiêm đạo đức theo yêu cầu của y. “Phải giữ quận lỵ Thượng Đức sạch sẽ” y vẫn thường nhắc nhở mọi người như thế. Nắm ngoái, có một sĩ quan của Tiểu đoàn Biệt động 79 tằng tịu với một phụ nữ ở ấp Hà Tân. Cô này có thai. Viên sĩ quan chạy làng, cô lên quận kêu Hùng giúp. Hùng đã ra lệnh cho thiếu tá Lầu đuổi cổ sĩ quan kia ra khỏi quân ngũ và buộc anh ta phải lấy cô gái làm vợ.

Dân Hà Tân coi Hùng như một thần tượng. Các cô gái nhìn Hùng đắm đuối nhưng không cô nào dám bờm xơm.



4

Sáng nay, một buổi sáng yên ả, Hùng đang nhấm nháp ly cà phê, bỗng một người lính cảnh vệ vào báo có người dân ở ấp Hà Tân muốn tiếp kiến y. Trạm gác ngoài ấp đang giữ ông già.

- Người dân đó như thế nào? - Hùng hỏi người lính cảnh vệ.

- Dạ thưa thiếu tá quận trưởng. Ông ta chùng năm nhăm tuổi, nói là người dân làm ruộng, có quen biết quận trưởng ạ. Tên ông là già Nôm.

- Có mang theo gì không?

- Chỉ có giỏ trái cây. Chúng tôi đã kiểm tra. Đó là trái loòng boong, muốn biếu thiếu tá quận trưởng.

- Được! Mời ông già vào. Phải đối xử với ông già thật lịch lãm đó nghe.

Nói với người lính như vậy nhưng Hùng vẫn chưa thật yên tâm. Người lính đi khỏi, y sửa sang lại quân phục trên người, soi gương, chải tóc rồi đi ra trạm gác đón già Nôm...

Già Nôm. Cái tên đó gắn liền với một kỷ niệm khó quên trong đời Hùng. Ông già có một lý lịch khá phức tạp. Bà vợ nghe đâu là một phụ nữ rất đẹp, nết na. Một lần lên núi hái củi chi đó dẫm phải mìn Cộng sản, bỏ mạng tại chỗ. Già Nôm côi cút nuôi hai đứa trẻ một mình. Thân phận chúng cũng éo le như hoàn cảnh của già. Thằng con trai lớn lên đi lính quốc gia, hy sinh mãi đâu tận Plây Me trong một trận đánh đẫm máu của Cộng sản. Trong nhà già, có giấy chứng nhận và bằng ghi công hẳn hoi. Con bé út, năm 68 trong một lần Cộng quân tấn công vào thành phố bị lạc, không rõ còn sống hay đã chết. Từ đó đến nay bặt vô âm tín. Cũng có người nghi ngờ con bé còn sống và ở phía bên kia. Cho là như thế càng tốt chớ sao? Già Nôm sẽ là con dao hai lưỡi. Bên nào sử dụng được, già sẽ là vũ khí lợi hại. Bên nào không biết sử dụng, già sẽ là quả bom nổ chậm trong nhà.

Cần phải chiếm lấy tình cảm của già Nôm, biến ông thành người phụng sự đắc lực cho chính quyền quận. Nhưng trước lúc sử dụng, cần phải có một kết luận chắc chắn. Hùng đã bỏ ra khá nhiều công sức để thể nghiệm. Trước hết, mỗi lần ra ấp, bao giờ Hùng cũng đảo qua nhà già Nôm, thăm hỏi tặng quà. Việc quận trưởng săn sóc một người cô đơn, thiệt thòi vì sự nghiệp quốc gia như thế, làm tăng uy tín cho Hùng và càng được dân trong ấp quý trọng. Đương nhiên, Hùng theo dõi sít sao hành động, cử chỉ và những biểu hiện tình cảm của già Nôm. Thi thoảng, Hùng còn cùng già Nôm đi ra ngoài ấp dò hỏi một đôi công việc.

Sự thân thiện của già với quận trưởng đã tới độ nhiều người tưởng họ có quan hệ ruột rà với nhau. Nhưng đó chưa phải là thử thách nghiệt ngã nhất của già Nôm. Một buổi chiều, y rủ già Nôm đi thăm mộ bà vợ của già ven núi. Dọc lối đi ra đó, đôi khi dân quân du kích vẫn mai phục. Già Nôm can ngăn nhưng Hùng một mực không nghe. Hai người vừa ra khỏi ấp một đoạn đường thì gặp tai họa. Lúc đó, già Nôm đang đi phía trước Hùng. Táp du kích nổ súng và ném lựu đạn loạn ngầu. Hùng rút súng ngắn bắn trả. Bất ngờ, y bị thương nằm vật ra cạnh đường. Già Nôm hốt hoảng chạy lại. Được đà, táp du kích hô nhau bắt sống quận trưởng. Bất chấp súng nổ, bất chấp tiếng doạ dẫm của phía bên kia, già Nôm ào đến, xốc Hùng lên lưng cắm cúi chạy về ấp.

Sau lần ấy, họ thân tình như hai cha con. Khi có những việc khẩn, già Nôm được phép vào quận gặp Hùng. Việc Hùng ra ấp tới nhà già Nôm vẫn diễn ra như cơm bữa.

- Mấy hôm liền, không thấy thiếu tá quận trưởng ra nhà, già mong miết, chắc là tình hình giặc giã có làm quận trưởng vướng bận?

Già Nôm vừa nhấp ly nước trà bốc khói nghi ngút do chính tay quận trưởng rót vừa thỉ thỏ thân mật:

- Già Nôm, yên tâm đi. Không có chuyện chi. Con không ra thăm già, thì già tới thăm con cũng được chớ ,sao?

- Đã đành vậy, nhưng mấy bữa ni già lo quá. Ban đêm như có những người lạ mặt lạ tiếng. Già đoán không chừng Cộng quân sai phái người vào ấp điều tra thăm dò...

- Già đã nói chuyện đó với ai chưa?

Hùng hỏi, gương mặt vẫn điềm nhiên.

- Đâu dám. Những chuyện cơ mật ngoài quận trưởng ra, già sống để bụng, chết mang theo.

- Vậy là tốt. Không phải mình sợ chi mà là giữ kín, để Cộng quân ngỡ mình không hay biết gì, liều lĩnh húc đầu vào Thượng Đức. Biết mình đề phòng, chúng sẽ không dám. Lâu rồi không được đυ.ng độ với Cộng quân, binh lính trong quận đang mong. Già có hiểu như vậy không?

Già Nôm cười, đôi mắt đã thu nhỏ bởi các nếp nhăn vẫn lấp lánh những tia ánh ỏi. Hàm răng già còn khít khịt, rắn đanh.

- Già làm chi biết chuyện quân cơ. Thấy trong ấp rậm rịch khiến già lo, đến báo để quận trưởng biết mà đề phòng. Mà già chỉ biết báo quận trưởng chớ còn biết báo với ai?

- Rất cảm ơn già. Già cảnh giác vậy là rất tốt. Con sẽ cho người điều tra và chuẩn bị chu đáo.

Hùng biếu lại già Nôm gói kẹo và hộp trà mua từ Đà Nẵng. Y tiễn ông ra tận cổng gác.

Hùng cảm thấy nghèn nghẹn ứa nước mắt về sự cảnh giác của dân với Cộng sản, sự tin cậy của dân với chi khu quận lỵ Thượng Đức. Hùng hiểu rằng, đối phương khó lòng đánh chiếm được Thượng Đức là ở đó. Đúng là Cộng quân chỉ có thể bước vào Thượng Đức khi dòng Vụ Gia chảy ngược. Mặc dầu vậy, Hùng vẫn báo cho thiếu tá tiểu đoàn trưởng Lầu lên gặp.

- Mời thiếu tá tiểu đoàn trưởng ngồi.

Đấy là lời chào thành nếp mỗi khi Hùng làm việc với Lầu. Hùng coi Lầu như bạn bè. Lầu hơn Hùng ba tuổi. Đi chơi, nhậu nhẹt với nhau vẫn mày tao chí tớ, nhưng làm việc lại khác; có trên có dưới.

- Thiếu tá quận trưởng cho gọi chắc có việc trọng?

Hùng nói lại chuyện gặp già Nôm buổi sáng Tin tức do ông cung cấp.

- Việc muôn thủa. Lại đám dân quân du kích bị lũ Cộng quân ở tỉnh, huyện xui đi trinh sát ấy mà, Hùng nói với Lầu - Nhưng chớ coi thường, từ tối nay anh bố trí lực lượng sẵn sàng “tiếp” đối phương thật chu đáo nếu họ muốn vào ấp.

- Thiếu tá quận trưởng yên trí. Lực lượng phòng vệ dưới đó lúc nào cũng đủ sức đánh bại quân đối phương. Tôi đã cho một đại đội ém sẵn, có tình huống là cơ động được ngay. Nói ra sợ thiếu tá quận trưởng cho là chủ quan. Đánh ở đâu không biết, chớ Cộng sản coi chừng kiềng cái Thượng Đức lắm. Năm ngoái còn cái vùng B Đại Lộc mà chúng cũng chẳng dám đυ.ng đến Thượng Đức, huống chi...

- Đừng chủ quan! Nghề đánh nhau lúc không ngờ nhất chính là lúc đối phương hành động đấy. Bà vợ viết thư gọi về Đà Nẵng có công chuyện vậy mà tôi có dám đi đâu. Nhìn anh Đức Dục bữa trước mà ngại quá.

- Đức Dục năm nào chả bị Việt cộng đυ.ng tới. Anh chàng xoàng thật đấy, lần nào cùng bị, không thiệt hại nhiều cũng thiệt hại ít. Cứ rờ vào Thượng Đức xem? Hai năm nay, chả thấy chúng rục rịch chi. Nói thật, tôi cũng đang mong chúng tới. Yên tâm đi quận trưởng à. Chị gọi về thì cứ về. Tụi tui hứa với thiếu tá quận trưởng sẽ hoàn thành chức trách của mình một cách ngon lành.

- Cám ơn thiếu tá tiểu đoàn trưởng. Tôi sẽ suy tính thêm, có đi chắc cũng chờ ít ngày nữa. Việc riêng có chi cũng không đáng ngại bằng việc ở đồn trú. Tôi đề nghị thiếu tá tiểu đoàn trưởng làm gấp mấy việc sau. Thứ nhất, điều ngay đại đội cơ động ra bên ngoài quận. Đứng ở đâu đó để có động ở Hà Tân là tiếp ứng được ngay. Đánh từ ngoài vào. Từ sau lưng. Phải diệt thật gọn. Quân địa phương hoặc chủ lực cũng vậy. Thứ hai, mấy khẩu pháo vừa nhận, thiếu tá cho lắp ráp bắn thử. Sau đó đưa vào vị trí sẵn sàng. Thứ ba, bắt đầu từ ngày mai thiếu tá tiểu đoàn trưởng liên tục báo động khẩn cấp cho mọi người vào nề nếp, thông thục các động tác chiến đấu. Dứt khoát không bị động, bất ngờ với Cộng quân. Thứ tư, nghe nói lính của thiếu tá. tiểu đoàn trưởng độ này hay vào dân nhậu nhẹt tán gái làm mất uy tín quân lực Việt Nam cộng hoà. Thiếu tá tiểu đoàn trưởng thẳng tay trừng trị cho tôi. Hết.

- Xin tuân lệnh thiếu tá quận trưởng.

Có lần Lầu nói với Hùng kiếm cho Lầu một cô vợ, Hùng gạt phắt. Hùng bảo đây không phải là nơi đến của vợ con những người lính. “Nhưng cứ một thân một mình tôi sẽ bị kỷ luật mãi thôi”, “Cấm tiệt. Dẫu là bạn bè thân thiết tôi cũng không tha cho anh đâu. Khi nào bí bách quá tôi sẽ có cách giải quyết.” Hùng nói vậy.

Lầu sinh ở Sa Pa- Lào Cai. Ấn tượng về một vùng đất rất đẹp trên cao chỉ là những lời kể của bố mẹ Lầu. Tại sao lại phải rời bỏ một vừng đất tuyệt vời đến thế? Lầu chưa kịp hỏi thì bố mẹ đã qua đời. “Một chế độ hà khắc, nghèo khó khiến cho gia đình Lầu không thể sống được phải di cư”. Đó là điều Lầu ghi trong lý lịch. Và lạ lùng, dẫu chưa sống với chế độ đó ngày nào, Lầu vẫn tin như thế. Lầu sớm có cuộc sống tự lập từ nhỏ. Tính y ngang ngược, hay gây gổ. Con đường học hành của y không được sáng sủa. Y thích nghịch ngợm, chọc ghẹo bạn gái nên bị kỷ luật liên miên. Y bỏ học khi chưa tốt nghiệp cấp ba. Năm 1960 y vào quân ngũ. Cái sự gan lỳ dám sống dám chết ít ai trong tiểu đoàn được như Lầu. Cùng một kiếp người, không chết trước thì chết sau, sống ngày nào sống thật đích đáng rồi đi. Đã sao? Lầu quan niệm thế. Quan niệm đó đưa Lầu tới vinh quang khá nhanh. Chỉ vài trận đánh, cấp trên đã mê tơi. Tinh thần gan dạ, dũng cảm của Lầu đã ngự trị trong suy nghĩ của cấp chỉ huy.

Không mấy chốc, quân hàm đại uý đã đính trên ve áo quân ngũ của Lầu. Vinh quang sớm đến, cay đắng cũng nhiều. Cái khiến cấp trên ái ngại là lối sống buông tuồng, nói năng tùy tiện của Lầu. Lầu không nghĩ như thế, đời thằng lính sinh ra là để đánh nhau. Đánh nhau thì nay sống mai chết là lẽ thường tình. Nhậu nhẹt, làʍ t̠ìиɦ thì có gì mà gọi là hư hỏng. Khe khắt để làm gì? Điều cốt yếu là vào trận không có gì phải ân hận nuối tiếc. Tại sao những thanh niên trai tráng kia lại phải vĩnh viễn mất cuộc đời mà miếng ăn ngon chưa được hưởng, làn môi mềm, bộ ngực căng của con gái chưa được biết. Thế có uổng không? Nếu chưa được biết những chuyện đó, hẳn là còn xơi mà Lầu chấp nhận đón nhận mũi tên, hòn đạn của kẻ thù ngoài trận mạc.

Lầu về quận Thượng Đức dưới sự chỉ huy của Hùng trong một trường hợp khá đặc biệt. Hôm đó là ngày chủ nhật Lầu cùng một cô bồ nhí đi dạo trong thành phố Đà Nẵng. Đến một cửa hàng bên đường Độc Lập, Lầu bốc đồng bảo cô bồ nhí vào chọn lấy một bộ đồ ưng ý. Cô bồ tưởng chàng sĩ quan của mình rủng riểng tiền túi nên không đắn đo chọn bộ cao giá. Nghe chủ đòi tiền, Lầu hốt hoảng. Thú thật với bồ không đủ tiền trả thì chẳng ra sao mà nợ lại cô chủ hàng càng không tiện. Ngó trước dòm sau bỗng Lầu nhận ra Hùng. Lúc đó Hùng cũng đang cùng vợ chọn mua quần áo. Lầu tiến lại bên Hùng nở một nụ cười rất tươi, giọng chân tình:

- Chào vợ chồng thiếu tá quận trưởng.

Hùng bắt tay thân mật nhưng cái nhìn đã rõ là ngơ ngác. Hùng chưa nhận ra người chào hỏi mình là ai.

- Xin lỗi, trông anh quen quá mà... - Hùng nóỉ xã giao.

- Tôi là Hà Văn Lầu. Đại uý tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 đóng ở Hoà cầm. Có thể anh chưa biết tôi. Không quan trọng. Cái chính là anh cho phép tôi được chúc mừng anh và phu nhân.

- Chuyện gi vậy?

- về việc anh vừa được tổng tham mưu trưởng quân lực Việt Nam cộng hoà đại tướng Cao Văn Viên tuyên dương công trạng và trao anh dũng bội tinh về lòng dũng cảm.

- Rất cảm ơn, anh là Hà Văn Lầu, đại úy tiểu đoàn trưởng. Tôi biết chớ. Anh cũng là người nổi tiếng đấy. Ta ghé đâu đó hàn huyên chút được không?

- Rất vụi mừng, xin được cám ơn anh chị. Nhưng thú thật tôi muốn có ít tiền trả nhà hàng về bộ đồ vừa mua. Chắc thiếu tá quận trưởng giúp được.

Cô gái đi theo Lầu, đỏ mặt.

- Xin lỗi, ngài thiếu tá quận trưởng có thể xem giấy tờ của tôi. - Lầu nói tự nhiên và rút trong túi chiếc chứng minh thư.

Hùng cầm lấy, xem qua rồi nhét vào túi Lầu:

- Anh cất đi, rất vui lòng, rất hân hạnh trả giùm anh.

- Cảm phiền thiếu tá quân trưởng, lúc nào đó xin được trả ơn.

- Quên đi đại úy tiểu đoàn trưởng. Không có chi.

Cả bốn người kéo nhau vào một cửa hàng giải khát bên bờ sông Hàn. Một chai sâm panh. Lại một chai Na-pô- lê-ông. Ngà ngà say, Lầu nói với Hùng:

- Anh được tuyên dương công trạng về lòng dũng cảm. Anh hài lòng không?

- Hài lòng chớ! Là người lính trước hết phải dám xả thân vì quốc gia. Không sợ địch.

- Vậy anh xỉn tôi về đó đi, chắc chắn tôi sẽ không phụ lòng anh.

- Đại úy tiểu đoán trưởng nói thật hay giỡn.

- Ô hay! Anh không tin sao?

Lầu móc trong túi một con dao nhỏ. Y cứa vào một ngón tay. Những giọt máu đỏ ứa ra. Y nặn từng giọt vào cốc rượu. Máu và rượu hoà với nhau. Hai người phụ nữ hoảng hốt chưa biết chuyện gì xảy ra. Hùng nhổm dậy giơ tay ngăn cốc rượu Lầu đang nâng lên môi. Lầu gạt tay Hùng ra nói:

- Không. Anh để mặc tôi. Chuyện nhỏ, không mới nhưng xin anh coi đây là một lời hứa của Lầu. Kẻ nhút nhát thường hay nuốt lời hứa của mình. Người dũng cảm thà nuốt máu của mình chớ không bao giờ phản bội. - Côc rượu trôi ừng ực vào họng Lầu. Hai người đàn bà mắt mở tròn xoe, mặt tái xanh.

Mấy ngày sau, mọi thủ tục thuyên chuyển đơn vị của Lầu được triển khai rất lẹ. Lầu về làm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 79 Biệt động biên phòng ở chi khu quận lỵ Thượng Đức và được thăng quân hàm thiếu tá.



5

- ơ, ba về!

Tố Uyên và Tố Nga nhí nhảnh chạy ra bấu vào hai bên vai Hùng. Mùi thơm non tươi, tinh khiết chợt làm dịu đi nỗi vất vả dọc đường của Hùng.

- Nhà vụi không? Học hành ra sao rồi? Má đâu?

- Ủa. Răng về nhà mà không báo để má con em đi đón?

- Vợ Hùng tíu tít. Nàng cất mũ, treo áo khoác cho chồng. Nàng vào nhà tắm bật công tắc nước nóng. Nàng giục con pha nước. Nàng định chạy ào ra chợ mua thức ăn.

- Khỏi mua bắn chi. Anh về chút rồi đi ngay. Bữa ni trên quận bận việc. Túi loòng boong dân cho. Em và hai con ăn thử xem sao?

- Chưa có sim hả ba? – Tố Uyên hỏi.

- Tháng nữa mới có. Ba sẽ đón má và hai con lên trển hái sim. Mùa sim năm nay nhiều quả lắm lậng.

- Ứ! Con muốn cùng lên đó với ba bây chừ à.

Tố Nga sà vào lòng Hùng nũng nịu.

- Chừ thì không ổn.

- Răng vậy ba?

Cả hai đứa con gái ngước mắt nhìn Hùng. Lần đầu tiên, chúng thấy ba chúng có vẻ căng thẳng.

- Thôi đừng hỏi nhiều nữa để ba nghỉ chút mà.

Nàng nói và kéo Tố Uyên, Tố Nga ra khỏi lòng chồng.

Nàng nghĩ, chúng còn bé lắm, chưa biết gì trơn. Việc nhà binh hỏi lung tung đâu tiện. Thấy chồng về ít vui ít nói, nàng lấy làm ái ngại. Quả thật, Hùng rất dùng dằng trong chuyến đi này. Hùng biết chắc Việt cộng chưa có thể tấn công Thượng Đức. Nhưng Hùng cũng có cảm giác cần phải đề phòng hơn nữa, chuẩn bị ráo riết hơn nữa. Hùng không chỉ nghĩ tới việc làm thất bại thật nhục nhã, thật đau đớn cho kẻ dám cả gan đυ.ng đến Thượng Đức mà còn tính đến việc mở rộng vùng kiểm soát của Thượng Đức lên tận Giằng, Hiên vào mùa mưa tới. Thắng lợi của việc lấn chiếm vừng B Đại Lộc là một nhãn tiền chứng tỏ Cộng sản không mạnh gì. Nhưng để làm được việc đó trước mắt phải lo phòng thủ. Có nhiều dấu hiệu Cộng Sản đang nung nấu một cuộc liều mạng trên đất Quảng Đà. Người của Hùng cho hay đã nhặt được nhiều giấy bọc lương khô quanh khu vực Thượng Đức. Dọc bờ lau phía mí sông Vụ Gia có dấu giầy dép khác thường. Rồi những con đường đỏ chót đột nhiên trải dài ở phía bến Hiên. Những tiếng bộc phá xa xôi ì ùng vọng lại mỗi ngày. Tiếng rì rầm của xe vận tải đâu đó. Và phải chăng tiếng lựu đạn, thủ pháo ầm ầm nổ ở Đức Dục báo hiệu mở màn cho một cuộc chiến mới của Việt cộng. Như vậy, lời của ông già Nôm về sự xuất hiện những người lạ mặt ở ấp Hà Tân là không thể coi thường.

Hùng tự trách mình đã không khai thác thêm tin tức ở già Nôm. Hùng trách mình đã không bày mưu tính kế thêm với ông già, để nhử Cộng quân. Dân xung quanh Thượng Đức một lòng một dạ với y, tất nhiên cũng có những thành phần phức tạp mà Hùng chưa loại trừ hết. Không giữ kín chuyện, Việt cộng sẽ thay đổi hoặc ngừng tiến công. Phải tìm cách dụ Cộng sản vào Thượng Đức. Một Thượng Đức chúng đã từng ăn đòn nhiều lần, rất có thể chúng sẽ chờn chợn không dám đυ.ng. Trong tâm trí của Hùng, Việt cộng tấn công Thượng Đức sẽ thất bại là hiển nhiên. Và vinh quang đến với Thượng Đức, vinh quang đến với quận trưởng Hùng cũng là hiển nhiên. Trong đầu Hùng đôi khi bừng sáng niềm mơ ước. Hùng sẽ trở thành người hùng ở chính Thượng Đức. Tại Thượng Đức, Hùng sẽ được gắn thêm một bông mai bạc. Đồng ruộng kia, đồi núi kia, sẽ được mở ra bao la. Trên những vừng đồi đầy sim mua kia, Hùng sẽ không cần hái quả về cho vợ con, những người dân quý mến Hùng cũng không phải gửi Hùng mang về Đà Nẵng. Hùng sẽ đưa cả nhà lên đây chơi đùa thoả thích. Tố Uyên, Tố Nga sẽ tung tăng đi hái sim, hái hoa rừng.

- Ngoài đó, Cộng sản đe nẹt dữ lắm hở anh? - Đột nhiên, nàng hỏi và ôm riết lấy Hùng như thể có người đang cướp mất chồng.

- Ai nói với em đó?

- Nhìn anh thì biết chứ bộ.

- Không phải lo, bé bỏng của anh ạ! - Hùng nâng đầu nàng lên, đặt vào trán, vào má những chiếc hôn - Cộng sản có thể đánh đâu đó, thắng đâu đó nhưng Thượng Đức không phải là nơi để chúng liều lĩnh. Bọn anh đang mong chúng đánh đây. Chỉ hiềm là nó sợ. Đã mấy lần bể đầu u trán vì húc vào Thượng Đức rồi. Mà những năm trước Thượng Đức đâu như bây giờ.

- Vậy à. Thôi mừng cho các anh. Thượng Đức trước đây không có anh, còn bây giờ có anh Hùng rồi phải không?

Nàng trườn lên người Hùng. Mọi khi nói như vậy, làm như vậy nàng sẽ được đôi bàn tay ấm áp của chồng ôm gọn. Quái, hôm nay người anh không chút nóng, tay chân không nhúc nhích. Nàng ngẩng đầu lên soi vào mặt chồng:

- Anh và anh Lầu có chuyện chi không?

- Sao em hỏi vậy? vẫn như xưa. Lầu dạo này ít quậy rồi. Chỉ mong đi đánh nhau. Không đánh nhau hắn phát cuồng.

- Đơn vị cũng không có chuyện trục trặc chi chớ? Nàng trìu mến nhìn vào mắt chồng như muốn tìm câu giải đáp cho chính mình.

- Chẳng có chuyện chi hết trơn hết trọi.

- ủa! Vậy sao anh kỳ vậy? Cả tháng nay, vợ chồng mới gặp nhau!

-À,ờ... anh...

Hùng chợt hiểu việc, cần làm với vợ. Hùng vụốt tóc nàng. Hùng xoa lưng nàng. Hùng cà bộ ria mép vào má nàng. Quỷ quái là thế, người Hùng vẫn trơ ra. Không khát khao, không chút hứng thú.

Bằng đôi tay mũm mĩm trắng hổng, nàng riết chồng mạnh hơn, dướn lên hôn thắm thiết vào má chồng, môi chồng rồi vùi đầu vào ngực chồng nũng nịu.

- Vậy thì có chi anh phải đi ngay? ở lại đây với em đêm nay, đêm mai. Không ưng sao? Hay anh lại có bồ nhí. Chán em rồi phải không?

- Em mà cũng nghĩ về anh thế sao? Giọng Hùng bực dọc.

- Em đùa, ủa! Hôm nạy anh làm sao vậy chớ? Đến đùa anh cũng chẳng cho.

Hùng vẫn biết vợ đùa. Câu nói ấy mọi khi chỉ làm Hùng yêu vợ hơn. Hùng sẽ nồng nàn với vợ hơn. Hôm nay, có gì lạ lùng thế. Hùng cảm thấy khó chịu trước sự vụốt ve của vợ, đòi hỏi của vợ. Nằm cạnh vợ mà đầu óc Hùng vẫn để đâu đâu.

- Bữa ni thấy anh Hùng kỳ hung à! - Nàng nói vì thấy chồng như muốn chối từ khao khát của nàng - Không muốn ở nhà sao? Tuỳ anh thôi. Anh đi luôn cũng được đó!

Nàng nói thật. Nhưng Hùng thì cho rằng nàng dằn dỗi. Hùng tự trách mình kém cỏi, bất lực. Không, Hùng không thể là thằng đàn ông kém cỏi, bất lực. Hùng còn mạnh mẽ, sinh lực còn dồi dào. Có lẽ vì Hùng quá mải mê nghĩ về Thượng Đức. Những lo toan. Vinh quang và sứ mệnh. Có lẽ Hùng ít nghĩ về nàng mặc dầu nằm cạnh nàng. Thôi nào, hãy dẹp mọi chuyện. Hãy chú ý đến nàng thôi. Những bộ phận nhạy cảm trên người nàng đang tìm kiếm tay Hùng, môi Hùng. Và bàn tay Hùng cũng đang dần mò đến chỗ cần đến. Đây cũng là cuộc chiến không được bại. Hùng động viên mình thế. Hùng cố gồng mình lên. Và Hùng đã thắng.

Có tiếng chuông réo inh ỉnh ngoài cửa. Khốn nạn, giờ này còn ai đến nhà. Hùng nhìn đồng hồ. Mười giờ hơn.

- Kệ thồi. Nàng giữ chặt Hùng trên người. Cuộc tình với chồng đang nồng nàn. Thật là trớ trêu cho kẻ nào bấm chuông.

- Không được đâu em, Còn mấy đứa trẻ, nó sẽ dậy.

- Thôi, để em. Nàng tất tưởi ngồi dậy. Thế là mọi sự dở đang.

Hôm nay là một ngày xui xẻo. Hùng vừa nghĩ vừa mặc quán áo.

- A! Chào trung tướng. Thật rõ là rồng đến nhà tôm. Chắc có chuyện chi quan trọng trung tướng mới đến vào giờ này?

Tiếng nàng vang lên mừng rỡ. Rồi giọng người đàn ông cười nói, xin lỗi. Hùng nhận ra người khách không mời là tư lệnh Quân đoàn 1, trung tướng Ngô Quang Trưởng. Trời đất ạ! Sao ông ta lại biết mình về. Bao nhiêu lo âu hồi hộp bỗng chốc choán hết đầu Hùng.

- Tôi vừa mới hay anh về nhà. Đêm khuya biết là làm phiền anh chị nhưng việc không thể dừng.

- Không có gì phiền thưa trung tướng tư lệnh! Được trung tướng tư lệnh đến nhà, mừng quá xá. Vinh hạnh cho tụi em quá đi chớ.

Nàng pha nước và đỡ lời chồng. Hùng đang lúng túng không biết đối đáp ra sao. Sự lanh lẹ, khôn khéo của vợ giúp Hùng bình tĩnh lạỉ. Cái việc Hùng là thiếu tá quận trưởng có một phần công lao của nàng. Nàng quảng giao rộng biết chiều chuộng thượng cấp của chồng. Bạn bè Hùng cũng được nàng đối xử rất đẹp, ai cũng khen.

- Chị cứ nói quá lời. Chúng tôi không đến thăm anh chị được là khuyết điểm lắm đó.

- Mời hai anh dùng trà. Em xin phép để hai anh nói chuyện.

Nàng nói và đi vào phòng trong, nhẹ nhàng khép cửa lại, Nàng cố ý khép hờ để may ra nghe được cuộc nói chuyện của chồng với thượng cấp.

- Anh đã nghe tình hình gì chưa? Trưởng hỏi, giọng gay gắt.

- Chưa, thưa trung tướng tư lệnh.

- Thằng Đức Dục tối qua bị tấn công nữa. Tôi vừa nghe ngoài đó báo vô, vội vàng gọi điện cho anh. May là Thượng Đức chưa có chuyện gì. Họ bảo anh về nhà. Sao anh lại về lúc này hỉ? Thiếu tá tiểu đoàn trưởng Lầu nói với tôi có hiện tượng Cộng quân chuyển vũ khí, lương thực trên sông Vụ Gia. Rất may là Cộng quân không đồng loạt nổ súng cùng một lúc.

- Chết mẹ chưa? Thể nào tôi cứ có linh cảm không hay về chuyến đi của mình... Giọng Hùng run run - Thưa trung tướng tư lệnh, dấu hiệu Cộng quân chuẩn bị đánh Thượng Đức chúng tôi không lạ gì. Nhưng việc bỏ đơn vị của tôi là một sai sót không thề tha thứ.

- Không sao. Cộng quân đã không chớp được thời cơ vắng anh để tấn công Thượng Đức. Trưởng vừa nói vừa cười cợt. - Phút hiểm nghèo của anh qua rồi đó. Tôi ngỡ chúng chẳng bỏ qua cái Thượng Đức của anh.

Nhận ra giọng mỉa mai của Trưởng, Hùng giải thích:

- Cũng không là dịp tốt của Cộng quân thưa trung tướng tư lệnh. Không biết Đức Dục thế nào chớ Thượng Đức xin bảo đảm địch không thể đυ.ng dễ dàng vậy được. Trước khi đi, tôi đã giao quyền chỉ huy cho quận phó thiếu tá Nguyễn Trung Tín và dặn dò thiếu tá tiểu đoàn trưởng Lầu. Chúng tôi cũng đã sẵn sàng “tiếp” chúng từ lâu. Việc Cộng quân chuẩn bị đánh Thượng Đức, tôi đã lệnh án binh bất động. Chỉ có thể tiêu diệt lực lượng Cộng quân tốt nhất khi chúng liều lĩnh vào Thượng Đức.

- Tôi biết nhưng giao quyền chỉ huy cho ai chớ đừng giao cho Cộng sản đó nghe! Nói gì thì nói, anh bỏ nhiệm sở đêm nay là khuyết điểm nặng. Bây giờ tôi giao nhiệm vụ đây. Anh về ngay Thượng Đức.

- Đi liền?

- Đúng thế. Anh đốc thúc binh sĩ túc trực hai tư giờ trên hai tư giờ. Anh cho cối pháo đánh vào một số nơi Cộng quân có thể ẩn náu. Phải biết chia lửa với đồng đội chớ... - Dừng lại như nghĩ suy thêm điều gì, Trưởng tiếp - Tạm thời thế đã. Vùng chiến thuật sẽ giao nhiệm vụ tiếp qua điện đàm.

- Xin tuân lệnh.





6

Hùng về đến Thượng Đức cũng là lúc Cộng quân đã rút êm khỏi Đức Dục. vẫn là đám lính bôi lọ nghẹ lén lút vào ban đêm, đánh thủ pháo, bắn B40, AK phá hoại, tiêu hao lực lượng ta rồi chuồn. Tưởng bộ binh Cộng quân tấn công chiếm giữ luôn mới ngại. Tuy nhiên, Hùng vẫn cho triệu cán bộ chỉ huy chi khu quận lỵ đến phòng giao ban rút kinh nghiệm, xem xét lại tình hình, hoàn thiện thêm phương án chiến đâu. Dù đã được nhắc nhở nhiều lần, Lầu vẫn chưa bỏ được thói quen ăn nói tục tĩu.

- Đ... mẹ. Cái thằng Đức Dục như c... Trang bị thế. Lực lượng thế mà để mấy thằng oắt con lọt vô tận giường đút lựu đạn vào đít. Nhục...

- Nghe nói sĩ quan chỉ huy đi vắng cả. Đi nhậu đêm tận Đà Nẵng. Cái đám lính đặc công Cộng sản rất tinh quái. Lợi dụng ngay lúc ấy tấn công. - Quận phó Nguyễn Trung Tín cắt ngang lời Lầu. Y đã nhìn thấy nét mặt nghiêm ngắn khó chịu của Hùng khi Lầu phát biểu.

- Thế là may phúc bảy mươi đời cho ban chỉ huy đó. Ở nhà khéo vừa rồi bị xơi tái hết lượt.

Lầu đập tay vào đùi dưới người lên, khoái trá vì câu nói của mình.

- Cũng là cách các ông chỉ huy ở Đức Dục muốn đổ lỗi cho người khác thôi. Làm sao Cộng sản biết mấy ổng đi nhậu mà tranh thủ tấn công. - Một người cạnh Lầu chêm vào.

- Đúng vậy đó. Để có được một trận đánh, người ta phải chuẩn bị hàng năm, hàng tháng. Ngày giờ cũng được ấn định trước chớ đâu chờ các ông ra khỏi đồn. Không khéo Cộng quân đang xuýt xoa tiếc rẻ vì không có các ổng ở nhà.

- Hay là mấy bố biết Việt cộng tấn công nên trốn đi. - Một người nữa pha trò.

Tất cả cười rộ lên.

- Thôi! - Hùng đập tay lên bàn nghiêm sắc mặt.- Các anh rõ là “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”. Nói xấu người khác khi không có mặt họ là điều chẳng hay ho gì. “ở đời chớ vội cười nhau”. Đáng lẽ các anh phải thương xót người ta, căm phẫn bọn Cộng sản. Chia sẽ mất mát với đồng đội của mình. Các anh giễu cợt mỉa mai làm gì, kỳ vậy?...

- Đùa chút cho đỡ căng thẳng. Đang đau hết cả người đây thiếu tá quận trưởng ạ.

Lầu đế vào. Ở đây chỉ có Lầu mới dám nói vậy. Đã là họp không được ai nói ngang khi quận trưởng chưa cho phép.

Hùng như không chấp, tiếp tục mạch diễn thuyết:

- Điều mà ta cần rút kinh nghiệm ở Đức Dục là thiếu cảnh giác. Vậy thôi. Phần ta có thiếu cảnh giác không? Có đấy. Tôi xin hỏi thiếu tá, tiểu đoàn trưởng: Bữa qua anh nói chuyện với trung tướng tư lệnh trưởng quân đoàn Ngô Quang Trưởng phải không?

- Thưa thiêu tá quận trưởng, đúng thế.

- Anh đứng dậy chớ. - Hùng nhắc - Thiếu tá tiểu đoàn trưởng có đề cập đến việc nghi ngờ Cộng quân chở đạn pháo, lương thực trên sông Vụ Gia phải không?

- Đúng thế, thưa thiếu tá quận trưởng.

- Như vậy chính thiếu tá tiểu đoàn trưởng cũng là người mất cảnh giác. Có thể nói với trung tướng tư lệnh vùng nhưng việc đó là của tôi. Anh hiểu chưa? Trong khi đó tôi là thủ trưởng trực tiếp anh không báo chi trơn.

- Tôi nghĩ đây là chuyện vặt. Động thái chuẩn bị đánh Thượng Đức của Cộng quân ta biết cả rồi. Chúng đã rục rịch mở đường trên núi, thì việc vận chuyển đường sông cũng là chuyện thường. Thiếu tá quận trưởng không mấy khi về nhà. Báo với thiếu tá quận trưởng làm gì để ngày thứ bảy, chủ nhật gia đình mất vụi.

- Tôi cám ơn thịnh tình của thiếu tá tiểu đoàn trưởng. Nhưng tôi xin nói để thiếu tá tiểu đoàn trưởng và các chiến hữu biết. Đối với tôi, việc nhà binh là trên hết. Ta có thể hy sinh bản thân ta, hy sinh hạnh phúc gia đình của chúng ta chứ không thể hy sinh lý tưởng, hy sinh quốc gia... Việc tôi đi khỏi Thượng Đức thời điểm Cộng quân rục rịch tấn công là việc không thể chấp nhận được. Hú hồn hú vía cho tôi lắm. Tối qua, đυ.ng độ xảy ra tôi thành người bị loại khỏi vòng chiến. Không có tôi, thiếu tá quận phó, thiếu tá tiểu đoàn trưởng vẫn chỉ huy chiến đấu được. Thượng Đức chắc chắn Cộng sản không làm gì được. Nhưng tôi là quận trưởng. Tôi phải chịu trách nhiệm chính về mọi hậu quả ở Thượng Đức. Không nhất thiết là quận trưởng thì lúc nào cũng phải trong quận nhưng trong khi biết Cộng sản có thể mở khu chiến ở đất Quảng Đà mà bỏ về nhà với vợ con là một khuyết điểm.

Tôi tự nhận thấy rất có lỗi. Tôi sẽ làm kiểm điểm gửi lên cấp trên nhận kỷ luật.

Phía dưới bỗng ồn lên. “Có ai nói gì đâu mà thiếu tá quận trưởng căng thẳng quá thế”, “Về thăm nhà một buổi có chi mà khuyết điểm”, “Địch đánh Đức Dục chớ có phải Thượng Đức đâu"...

- Yên lặng. Tôi đề nghị yên lặng. Đúng! Ai đó nói đúng. Việc tôi bỏ nhiệm sở ngày hôm qua chưa ảnh hưởng gì. Nhưng chúng ta phải đặt vào trường hợp nhỡ Cộng sản lọt vô Thượng Đức đêm qua thì sao? Do vậy, tôi ra lệnh: Bắt đầu từ hôm nay, toàn bộ chi khu quận lỵ Thượng Đức nâng cấp báo động chiến đấu mức cao nhất. Tất cả sĩ quan chỉ huy, binh sĩ trong quận không ai được rời bỏ nhiệm sở dù bất cứ lý do gì. Các phương án tác chiến của từng cấp cụ thể đã bàn, tội ra lệnh triển khai ngay. Đặc biệt tôi lưu ý. Tất cả mọi việc phải tuyệt đối giữ bí mật. Không để kẻ thù biết trước, chúng có thể thay đổi phương án, thay đổi kế hoạch. Tiếng chuông điện thoai réo gay gắt ở phòng trực ban. Một người lính quân phục chỉnh tề bước ,vào đứng nghiêm báo cáo:

- Thưa thiếu tá quận trưởng. Có điện thoại.

- Được. - Hùng hất hàm nói với người lính rồi quay qua nói với các sĩ quan Có ai ý kiến gì không? Vậy nhé. Giải tán.

Hùng đi lại bàn đặt máy điện thoại. Bên kia đầu dây, trung tướng Ngô Quang Trưởng rền rĩ:

- Anh Hùng phải không? Tôi buồn quá anh ạ! Tôi vừa nghe báo cáo về những thiệt hại ở Đức Dục. Lớn quá! Cái Đức Dục lực lượng là vậy mà chốc lát để Cộng sản đâm thủng. Chúng làm mưa làm gió cả tiếng đồng hổ rồi mới bỏ đi. Trời ơi! Các anh chỉ huy đánh đấm thế nào lạ vậy. Các anh định bàn giao sớm cái đất Quảng Đà này cho Bắc Việt à? Tối qua, tôi không tiện nói nhiều, Sợ vợ con anh buồn, nhưng các anh thiếu cảnh giác đến vậy là nghĩa làm sao?

Bỗng dưng bị mắng quá thể nhưng Hùng không giận. ông ấy đang trong tâm trạng bực bõ. Cứ để ông trút cho hả. Hùng bình tĩnh nói với Trưởng:

- Đức Dục bị tấn công là vì đối phương chớp thời cơ, cán bộ chỉ huy không có mặt trong doanh trại.

- Mẹ kiếp! Anh nói cái gì vậy hả? Địch đánh đến đít mà các anh bỏ doanh trại còn nói gì nữa. Các anh mù hả? Các anh điếc à? Các anh vô trách nhiệm. Phải bỏ tù các anh tuốt ráo các anh mới sáng mắt ra.

Ô hay, bao nhiêu tội vạ ở Đức Dục ông ấy lại trút hết lên đầu mình? Đúng là ổng vẫn không tha cho mình cái tội về thăm nhà hôm thứ bảy. Hùng vẫn từ tốn:

- Thưa trung tướng tư lệnh, vừa rồi chúng tôi có chủ quan. Việc tôi rời nhiệm sở là rất không ổn. Nhưng xin trung tướng tư lệnh yên tâm. Ở đâu không biết chứ ở Thượng Đức thách bọn Cộng sản đó.

- Tôi biết, tôi biết. Tôi nói cái Đức Dục là để các anh không được chủ quan. Tôi phải gọi điện cho anh ngay vì tôi lo quá. Các anh để mất Thượng Đức thì sớm muộn cũng nạp Đà Nẵng cho Bắc Việt mất thôi. Thế này hỉ...

Trưởng dặn đi dặn lại Hùng phải cảnh giác, phải bí mật và phải bằng mọi cách làm cho lực lượng chính quy của Cộng sản bị sập bẫy tại Thượng Đức...

- Thưa trung tướng tư lệnh, về cụ thể trung tướng tư lệnh có dặn gì nữa không ạ? Hùng sốt ruột vì còn có quá nhiều việc phải làm mà Trưởng lại dài dòng quá. Xưa nay, Trưởng nói ngắn và rất ít khi dền dứ như vậy.

- Sao lại không? Anh lấy giấy bút ghi vào nghe chưa. Tôi sẽ tăng cường thêm cho anh hai đại đội. Hai đại đội này anh đổ ra vòng ngoài. Đợi Cộng sản ập vô anh quây lại phía sau. Hai khẩu pháo mới ở Thượng Đức anh khẩn trương cho lui về Hà Sống. Đυ.ng độ xảy ra anh gọi bắn vào Thượng Đức. Được chưa? Yên tâm chưa hử? Tôi sẽ dùng Trung đoàn 54 Sư đoàn 3, Lũ đoàn dừ số 3 dự bị tăng cường về hướng của anh. Bằng mọi giá. Ánh nhớ chưa? Không để mất Thượng Đức. Mất Thượng Đức là mất Đà Nẵng. Mất Đà Nẵng thì chỉ còn cách bàn giao Sài Gòn cho Cộng sản thôi. Anh Hùng đâu, anh còn nghe tôi nói không đấy!

- Dạ! Đang nghe đây ạ. Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh của trung tướng tư lệnh.

- Nhưng anh Hùng ạ! - Trưởng vẫn chưa buông tha - Là tôi nói vậy chớ làm sao mất được Thượng Đức. Không đặt vấn đề mất hay không mất mà là kéo cho bằng được quân Bắc Việt vào đó, anh rõ chưa? Đó là tiền đồn vững mạnh nhất ở miền Trung. Địch quân đang hung hăng vì đánh chiếm được những vùng đất rộng lớn ở Trị Thiên nghe chửa? Chúng sẽ coi Thượng Đức của anh như mắt muỗi. Nhân cơ hội chung đang dương dương tự đắc, anh cho chúng biết thế nào là “cánh cửa thép” của anh. Anh phải có cách mở rộng cửa cho chúng tưởng bỏ mà nhảy vào. Khi nó vào rồi anh khóa cửa lại, nghiền chúng nó thành tro bụi. Thượng Đức phải là nấm mồ khổng lồ của Cộng quân miền Bắc, anh nghe rõ chưa? Cấp trên sẽ ban thưởng đến nơi đến chốn cho các anh, nhưng không phải là thành tích giữ được Thượng Đức. Điều đó là hiển nhiên. Thành tích mà các anh được ban thưởng là thành tích dành cho những trận đánh mà Cộng quân bị tiêu diệt lớn chưa từng có. Làm cho chúng có bài học nhớ đời. Làm cho muôn đời sau, con cháu chúng vẫn còn hãi hùng khỉ nhớ về Thượng Đức. Anh hiểu chưa?

- Dạ thưa trung tướng tư lệnh, tôi hiểu ạ.

Hùng trả lời. Thật ra, y chưa hiểu tới mức như Trưởng vừa nói. Mục đích, ý nghĩa của trận đánh quá với những gì y nghĩ. Và khi hiểu ra rồi, y thấy Thượng Đức là vinh quang không chỉ cho một chi khu quận-lỵ mà còn là vinh quang cho quân khu, cho cả quân lực Việt Nam cộng fhòa. Hùng bỗng thấy trách nhiệm đè lên đôi vai của mình quá lớn. Đặt máy xuống, y mỉm cười sung sướиɠ. Y chấp phận gánh nặng mà Tổ quốc, quân đội, và nhân dân giao cho. Y tự hào về điều đó. Y hứa thầm sẽ không để cấp trên và dân chúng thất vọng. Y bắt đầu chờ đợi tiếng súng khai hỏa của Cộng quân. Đây là thử thách của cấp trên với y. Đây là thử thách của chính y. Hùng đã tự nguyện suốt đời phụng sự lý tưởng quốc gia và hôm nay Hùng tự nguyện xả thân cho lý tưởng đó.
« Chương TrướcChương Tiếp »