1Phía bắc sông Vu Gia, bộ đội công binh 304, bộ đội dân quân du kích Quảng Đà lẩn mình trong những cột nước vọt tung lên trời. Những chùm đạn pháo từ Thượng Đức, từ Hà Sống dội xuống. Mặt nước sôi réo cuồn cuộn, Cuộc chuẩn bị nơi đây được công khai. Công Chiến sau khi dẫn lực lượng bộ đội dân quân du kích huyện phối hợp với bộ đội tỉnh đánh chiếm tiền đồn A, tiền đồn B, Ba Khe, Gò Vấp, đồi Mồ Côi và các thôn 13,14, 15 nay dẫn lực lượng của mình vòng xuống sông Vu Gia đóng; cọc, gài mìn, chốt chặn không cho địch thoát ra bằng đường thùy. Đạn cứ bắn. Máy bay cứ bỏ bom, dưới nước vẫn có những con người ngoi lên ngụp xuống. Đoạn sông Vu Gia từ Hà Sống trở vào, rộn rịch bộ đội, du kích qua lại chào hỏi ơi ới. Thuyền đi ngược, thuyền về xuôi, náo nức chuyển đạn, gạo, thực phẩm. Các mẹ, các chị từ trên thuyền lên bờ, từ trên bờ xuống thuyền, tíu tít hỏi chỗ thương binh ở. Trên tay trĩu nặng những bao bọc: thơm, chuối, mít, các mẹ các chị tự nguyện đến săn sóc thương binh.
Đêm đến, không có ánh đèn pha, nhưng tiếng ô tô vẫn rì rầm đâu đó nối nhau trên đường 14.
Cuộc chiến căng thẳng nhất lại rơi vào khu vực chốt chặn, đánh quân tiếp viện. Trên hướng Trung đoàn 3A của Sư 324.
Pháo địch dồn dập trút đạn xuống các điểm cao 126, Ba Khe, 148. Máy bay A37 l*иg lộn gầm thét nhả bom vào Lộc Phước 2, Lâm Phụng 2. Cùng với pháo bom, xé nát không gian, quật tơi bời vào đất vào nước, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 56, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 57 của Sư 3 nguy có xe tăng thiết giáp tức tối lao về phía Thượng Đức.
Ngày 30 tháng 7, Trung đoàn 56 ngụy đã bám được vào Bàn Tân, Nông Lâm. Cùng với Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 57, chúng ào ạt tấn công Nông Lâm 2, Lâm Phụng 2, Điểm cao 126, Ba Khe...
Chính, trung đoàn trưởng Trung đoàn 3A liên tục phải rời sở chỉ huy để quan sát, gọi pháo sư đoàn và điều bộ binh các tiểu đoàn ngăn chặn địch.
Cuộc tiến công của địch không ngoài dự đoán của ta. Nếu chúng lọt được cửa ngõ Thượng Đức thì Trung đoàn 6 của Sư 304 sẽ nằm gọn bởi hai gọng kìm: trong là Thượng Đức, ngoài là lực lượng tiêp viện.
Chúng thừa biết lực lượng của ta đã ém sẵn chờ đợi. Cuộc đấu không còn yếu tố bất ngờ.
Sở chỉ huy sư đoàn ở một mỏm núi cao, cách Hà Sống không xa . Từ đây có thể nhìn thấy địch chui ra chui vào công sự. Hai khẩu pháo 106 ly ở Hà Sống thỉnh thoảng lại gầm lên, nòng quay về phía Thượng Đức. Chúng vẫn cấp tập đổ đạn. Sư trưởng Lê Công Phê gọi điện cho Chính.
- Anh dùng hỏa lực trung đoàn kìm pháo thằng Hà Sống lại chứ?
- Kìm được ngay thôi thủ trưởng ạ. Nhưng quân giải tỏa đang rất gần. Tôi sợ lộ toẹt hỏa lực của ta. Hay thủ trưởng gọi anh Hữu. Tôi chỉ toạ độ cho.
Liền ngay đó, chủ nhiệm pháo binh Hữu bắt liên lạc với Chính và đạn pháo lớn từ đâu đó lao vùn vụt qua sở chi huy trung đoàn đổ xuống Hà Sống, Hai khẩu pháo đang hung hăng khạc lửa bỗng im bặt.
Cùng lúc, Chính nghe rõ tiếng rít chói tai của xích xe tăng thiết giáp, tiếng máy bay ầm ĩ trên trời. Thằng địch đã rất gần.
- Gọi pháo chuyển làn chặn thiết giáp, xe tăng lại. Hòa, chính ủy trung đoàn ngồi bên cạnh giục Chính.
- Pháo phòng không đâu? Hạ máy bay của địch đi chứ? Sao để nó tung hoành dữ vậy hả?
- Anh Toàn à, anh Toàn à! Cứ thật bình tĩnh, để bộ binh nó lọt vào trận địa sẽ bắn. Không tăng thiết giáp không vào được đâu, pháo sư đoàn, trung đoàn sẽ hỗ trợ các anh. Bắt đầu à? Tốt. rồi. Tiếp tục đi nhé. Được, được, phải thế chứ.
- Kìa, kìa, bọn địch ở Hà Sống kéo pháo lên kia kìa. - Chính ủy Hòa chỉ tay về phía Hà Sống.
Mọi cặp mắt đổ dồn về khu đồi nhô lên như một con rùa giữa đồng ruộng mênh mông. Một khẩu pháo 105 ly đang nhích ra khỏi hầm ngoi lên mặt đất. Lố nhố quanh khẩu pháo là sáu bảy thằng địch, ngúc ngoắc di động...
- Anh Hữu ơi, anh Hữu ơi! - Chính gọi rối rít - Anh nhìn thấy khẩu pháo ở Hà Sống không? Bắn ngay đi, nó đang di chuyển đấy. Nhanh không nó chuồn mất kìa. Xe tăng thiết giáp à? Nó đang dừng cả rồi mà, tranh thủ diệt khẩu pháo Hà Sống đi đã rồi đánh tiếp.
“Uỳnh, uỳnh...”. Đất đã ở Hà Sống bốc lên. Khói trắng, khói đen tuôn mù mịt. Khẩu pháo rùng mình, giật thót vội vã lao ra đường.
- Kia! Cho bắn nữa đi anh Hữu, nhanh lên không nó chạy thoát.
Pháo lại bắn, nhưng không trúng. Khẩu pháo 105 đã mất hút về phía Đà Nẵng. Chính buông máy nói với chính ủy Hoà: “Bắn như cứt!”.
- Cùng một lúc ông bảo nó bắn bao nhiêu mục tiêu? Thôi kệ, chắc nó bị hỏng, kéo đi sửa đấy mà... - Chính ủy Hoà an ủi Chính.
Chính cáu kinh:
- Ai chả biết thế. Sửa xong, nó lại dội đạn lên đầu bộ đội. Bao nhiêu người thương vong vì nó. Các bố có tính cho đâu?
- Cũng còn tuỳ. Chắc gì nó còn cơ có hội quay lại.. Chính ủy vẫn điềm đạm thuyết phục. Bỗng như chợt nghĩ ra điều gì, trung đòan trưởng Chính cầm lấy máy, lệnh cho Tiểu đòan 2 đang bao vây Hà Sống.
- Thoảng à! Chý ý việc này nhá. Tối nay có thể khẩu pháo vừa đi sửa sẽ quay lại Hà Sống, Bố trí một nhòm áp sát mặt đường. Dùng lựu đạn bộc phá hoặc B40, B41 cho nó chầu trời luôn nghe chửa? Gì cơ? Sao không quay lại. Chỗ dựa cuối cùng của nó ở Hà Sống đấy. Vấn đề là có cho nó quay lại hay không? Việc của các anh đấy. Được. Tốt. Triển khai ngay đi nhá.
Tiếng của Chính bỗng chìm nghỉm trong tiếng pháo gầm lên từ các trận địa Ái Nghĩa, Bồ Bồ. Núi Đất. Khu chiến của trung đoàn bị trùm kín bởi tiếng nổ. đất đá văng lên trời, rơi ình ịch trên đất. Điểm cao 126, Ba Khe. 148 không còn nhìn thấy gì ngoài những cụm đất đã bay thành khói thành cột lên trời và sau đó là khối lửa cuồn cuộn bốc lên. Tiếng pháo đầu nòng vẫn nối đuôi nhau ì ầm phía chân trời. Và ở đấy các đầu đạn vẫn khoan tới tấp vào lòng đất. Ai từng tham gia trận mạc đều biết rằng pháo binh địch bắn dữ dằn và dai dẳng như thế là để mở một cuộc tấn công máu lửa vào các điểm cao bộ đội ta đang chốt giữ. Chính bỏ máy bộ đàm nói vớỉ chính ủy Hòa.
- Hình như nó phát hiện thằng Tiểu đoàn 2 đang bao vây Hà Sống.
- Không biết chúng có phát hiện được không, nhưng pháo dội xung quanh Hà Sống như mưa rào. Một tiểu đoàn ở đó không biết sống chết thế nào? - Hòa nói ngậm ngùi.
Chính vội vã thét vào ống nói, liên lạc với tiểu đoàn. Nhưng tiếng nói của anh chỉ bật ra ấm ách trong căn hầm mờ mịt bụi. Pháo bắn đến vậy còn đường dây nào không đứt. Nhưng đấy chưa phải là nỗi lo lớn nhất của Chính. Tiếng pháo vừa dừng đã nghe tiêng ầm ào kinh động trên trời. Vô số những chiếc A37 đã lợi dụng các xạ thủ bắn máy bay của ta chui xuống hầm, ào tới trút bom vô tội vạ vào Lộc Phước 2, Lâm Phụng 2. Được sự yểm trợ của pháo binh, của máy bay bỏ bom, hai tiểu đoàn của Trung đoàn 56, 57 Sư đoàn 3 có xe tăng thiết giáp lừng lững tiến vào khu trung tâm của Trung đoàn 3A Sư 324.
Nắng nhạt dần. Cái ngột ngạt của thiên nhiên trong một ngày đang dịu bớt nhưng cái nóng dữ đội do con người tạo ra lại đang dâng lên ngộp thở. Trong hầm chỉ huy, áo trung đoàn trưởng Chính như nhúng nước. Giọng anh thẹ thót khi nói với chính ủy Hoà;
- Coi chừng bọn địch một sống một còn với ta đây.
Chính cầm lấy máy điện thoại, mặt cau có:
- Đâu cả rồi? Trời ơi! lẽ nào không còn sót lấy một ai?
Bên cạnh, chính ủy Hoà nhỏm dậy chúi tai nghe ngóng:
- Khó hiểu thật. Chẳng thấy cao xạ bắn máy bay, cùng chẳng thấy B40; B41 bắn xe tăng, thiết giáp. Thế là thế nào?
- Thông tin đâu? Thông tin đâu? Các anh đi kiểm tra lại đường dây đi chứ? Ô kìa, còn chờ gì nữa?
Khu chiến bỗng náo loạn. Thông tin ơi ới gọi trinh sát. Trinh sát gắt gỏng thông tin. Trong một tình huống mà chỉ huy trung đoàn không biết cái gì đang xảy ra ở các tiểu đoàn, người nào được cử tới đó còn nguy hiểm hơn là vượt rào băng vào trước mũi súng thằng giặc. Nhưng biết làm sao? Đã là mệnh lệnh, không thể không chấp hành. Trưởng ban tác chiến ghé sát tai trung đoàn trưởng Chính lúc đó đang bứt tóc, bứt tai:
- Thủ trưởng để tôi cử từng nhóm đi các hướng xem thế nào. Rất có thể ngớt ngớt bom đạn, tình hình sẽ khác.
- Khác cái con mẹ gì nữa. Đợi thằng địch húc xe tăng vào hầm chỉ huy chắc?
Chính cầm máy gọi điện cho sư đoàn. Cạnh đó chiếc CRP25 của tổ thông tin cũng đang thu nhận những tín hiệu từ máy quân khu phát ra.
Hình như trưởng ban tác chiến đang hỏỉ trung đoàn, tình hình chiến sự như thế nào?
2Sở chỉ huy chiến dịch của quân khu sôi lên tiếng máy vô tuyến, hữu tuyên, rậm rịch những bước chân chạy ra chạy vào. Tiếng báo cáo lúc dõng dạc, lúc thầm thì. Các thứ máy móc của thông tin xếp thành một dãy dài ở góc lán. Tư lệnh Hai Mạnh cùng một lúc phải nghe nhiều tin từ các mặt trận. Nhiều tình huống phải xử trí ngay. Có những ngày công việc bằng một năm cộng lại và có những ngày như hôm nay, tóc trên đầu ông không biết bạc thêm bao nhiêu sợi, trí não vắt đi tưởng như kiệt cùng. Có lúc đầu rỗng roãng, mắt toá đom đóm. Nhưng càng thế, càng phải cố tỉnh táo. Thật tỉnh táo. Chỉ sai một ly, đi một dặm. Chỉ ừ hoặc không ừ là tính mạng của hàng trăm người còn hoặc mất. Chỉ ừ hoặc không ừ, một vùng đất mênh mông với hàng trăm nghìn dân được giải phóng hoặc lọt vào tay địch. Tất cả năm khu vực đều đang xảy ra chiến sự. Các mặt trận phải làm sao để thằng địch nghĩ rằng: Tiêu điểm của chiến địch có thể Bình Định. Và khi địch rập rình chuyển quân đến đó lại giật thót nghĩ rằng: Có lẽ là ở Phú Yên Khánh Hoà. Lừa cho chúng tin quân khu tập trung hướng chính Phú Yên - Khánh Hoà, lập tức phải đốc thúc chủ lực quân khu, bộ đội tỉnh, dân quân du kích dồn dập tiến công địch ở Quảng Ngãi. Mục đích chính là làm sao chúng không tập trung vào Thượng Đức. Tất nhiên, làm được việc này không dễ dàng. Càng không dễ dàng khi thời gian kéo dài.
Những ngày đầu, bọn địch choáng váng, nhưng dần dà chúng đã nhận ra hướng tấn công chủ yếu của ta. Qua tình báo: Khu chiến Nông Sơn - Thượng Đúc đang làm rung động quân lực Việt Nam cộng hoà. Lực lương dự bị chiến lược ở Sài Gòn, Đà Nẵng đã được lệnh sẵn sàng cơ động giải toả Nông Sơn - Thượng Đức.
Âm mưu thủ đoạn của địch ông không lạ gì. Cái làm ông đau đầu nhất hiện nay là tình trạng dang dở ở Thượng Đức. Thượng Đức không ngờ lại gặp quá nhiều khó khăn. Trong tư tưởng của Bộ Tổng Tham mưu và của Bộ tư lệnh quân khu, cuộc đọ sức giữa ta và địch chủ yếu là ở giai đoạn giữ Thượng Đức. Thằng địch sẽ huy động quân dù, huy động quân chủ lực dự bị từ Sài Gòn, từ Đà Nang tới đây. Lúc đó, Thượng Đức còn hay mất mới là câu trả lời đầy lo âu. Còn ra, đánh nhùng nhằng như hiện nay không có trong tư tưởng của chính ông. Đây là tình huống không ngờ. Đánh tiếp hay thôi phải tính toán kỹ. Đánh tiếp, khi lực lượng đã tổn thất nặng, lương thực vũ khí chưa bổ sung kịp và tinh thần một số cán bộ chiến sĩ đang hỏang mang là điều bất lợi. Tâm lý người chỉ huy trực tiếp bao giờ cũng mong muốn giành thắng lợi dù phải đổi một giá đắt. Sự bức xúc đó nhiều khi dẫn đến những hậu quả khôn lường. Thắng không nổi, lực lượng tiếp tục hao tổn. Thật ra, đối với một người chỉ huy từng trải, thắng hay thua cũng là lẽ bình thường. Tuyệt nhiên, cái cấm kỵ, cái không bình thường của người chỉ huy là coi thường sinh mạng của người lính. Khi một người lính ngã xuống, người chỉ huy phải xót xa đau đớn như chính người lính ấy là con cái của mình, lúc đó mới có những quyết định đúng đắn. Mở màn cho trận đánh Thượng Đức vừa rồi, tổn thất là quá lớn. Ông không là người chỉ huy trực tiếp nhưng ông thấy mình có tội và không thể cứ mặc nhiên để quân đoàn, sư đoàn quyết định mọi chuyện. Dừng lại để cũng cố là đúng. Dừng lại cũng chính là ngăn không để bộ đội tiếp tục đổ máu vô ích. Trong chiến đấu, càng hung hăng, càng cay cú, càng lún sâu vào thất bại. Ông có quyền lệnh cho chỉ huy ở đó dừng hẳn hoặc dừng một thời gian. Quyết định của ông tuỳ thuộc ở sự chuẩn bị của sư đoàn, quân đoàn, tuỳ thuộc vào báo cáo của đoàn phái viên quân khu ông vừa phái đi. Thượng Đức không chỉ là cuộc đọ sức về sự bền gan, quyết chí, Thượng Đức còn phải là đỉnh cao về phẩm chất đạo đức của người lính, đặc biệt là người chỉ huy.
Từ lúc tướng Nguyễn Chánh dẫn đoàn phái viên rời khỏi sở chỉ huy, ông mong khu chiến Thượng Đức không dồn ông vào quyết định dừng hẳn trận đánh. Đây là một trận đánh nhiều ý nghĩa: Trước hết là trận đánh đầu tiên của quân chủ lực Bộ ở miền đất Quảng Đà. Đây lại là một quân đoàn vừa mới được thành lập. Trận đánh phối hợp vối chu lực và địa phương quân khu. Trận đánh bất thành, hậu quả của nó sẽ rết tai hại. Phần đất, phần dân địch giành được saụ hiệp định Pari sẽ vẫn y nguyên. Không những thế, chúng sẽ nống lấn tận giáp ranh. Chiến tranh là thế, Thờị cơ tạo nên sức mạnh. So sánh lực lượng giữa chủ lực của ta và chủ lực ngụy không thể nói là ta áp đảo địch. Bằng chứng là mới đυ.ng đầu với lính Biệt động, Bảo an quân ta đã vấp nặng. Còn mong chi đối mặt với lính dù, lính thủy quân lục chiến.
Mọi tính toán chiến lược từ đây sẽ phải cân nhắc lại. Niềm lạc quan đang tràn ngập lòng người bị chặn đứng.
Một trận đánh quy mô chưa thật lớn nhưng ông biết Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu đang theo dõi, ngóng đợi từng giờ.
Mọi tính toán chiến lược từ đây sẽ phải cân nhắc lại. Niềm lạc quan đang tràn ngập lòng người bị chặn đứng.
Một trận đánh quy mô chưa thật lớn nhưng ông biết Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu đang theo dõi, ngóng đợi từng giờ.
Ngay hôm sau, ông nhận được điện của tư lệnh phó Nguyễn Chánh. Ông sướиɠ ran. Tình hình như thế là không đến nỗi nào. Thực tế, thằng địch không mạnh đến nỗi sẽ không làm gì được. quân đoàn, sư đoàn đã nhận ra khuyết điểm của mình, thế là tốt, rất tốt. Ngoài bức điện của trưởng đoàn Nguyễn Chánh, ông còn nhận được ....
(Thiếu trang 378)
...huy một trận, địch đang kéo về Thượng Đức với quy mô lớn, tim ông như thắt lại, nghẹt thở. Có những điều ông dự cảm được rất rõ ràng, nhưng cũng có những điều chỉ trông vào thực tiễn và thời gian. Ông biết Sư 324 có nhiều kinh nghiệm đánh địch phản kích. Nhưng ông thông cảm với cái khó của họ. Địa hình mới, thời gian chuẩn bị chưa nhiều. Và quan trọng hơn, Sư 304 chưa làm chủ được Thượng Đức. Tuy nhiên, ông đã không để lộ sự lo âu ra ngoài. ông biết trong căn lán, nhiều tướng lĩnh, nhiều cán bộ các cục, các ban đang đoán định cuộc chiến qua thái độ, qua nét mặt của ông. Để nỗi lo lắng từ ông lan sang người khác rốt cuộc chỉ thêm bối rối. sở chỉ huy vẫn giữ được sự bình thản từ sáng đến giờ. Không đọc được tâm trạng của ông, nhiều sĩ quan cho rằng địch phản công giải toả Thượng Đức là đương nhiên. Ta đã có phương án và đã bố trí lực lượng đủ mạnh để thắng. Tự lệnh trưởng thanh thản là điều dễ hiểu và vì thế họ bình tĩnh chờ đợi. Nhưng giữ yên lòng người trong một tình huống phức tạp không phải dễ dàng. Nỗi hỏang mang đã hiện rõ trên mặt mọi người. Tin từ Sư 324 báo về, địch vẫn tiến công dồn dập. Không biết bộ đội có trụ nổi không? Không trụ nổi có nghĩa là sẽ không đánh tiếp được và nguy cơ thương vong lớn là không tránh khỏi. Đã cuối chiếu. Tin cuối cùng trong ngày sẽ đem đến một niềm vui hay một nỗi buồn đây?
- Báo cáo tư lệnh, chỉ huy sư đoàn báo về địch đang tiến công ào ạt vào các vị trí chốt giữ của ta. Chúng chia thành nhiều mũi, nhiều hướng... Mật độ pháo dày đặc. May bay bỏ bom dữ đội. Tăng và thiết giáp cùng xuất kích với bộ binh - Đây là đợt thứ 5 và có lẽ cũng là đợt cuối cùng trong ngày. Chưa thấy Sư 324 báo cáo kết quả.
- Tốt rồi. - Tư lệnh nói và nở một nụ cười rất tươi.
Trường ban tác chiến đứng ngây người, mặt ngơ ngơ như vừa nghe nhầm. Anh đang báo cáo với tư lệnh một tình hình rất nghiêm trọng mà tư lệnh bảo “Tốt rồi” là nghĩa làm sao? Và đột nhiên, một nỗi lo ngại tràn ngập lòng anh: tư lệnh làm việc căng thẳng quá, mệt mỏi quá, liệu thần kinh có còn bình thường.
- Kia sao anh lại run rẩy thế? Anh không thấy vui sao? Ô hay, mặt sao tái hết thế kia. Khi thằng địch đã đánh đến lần thứ 5 mà. không chiếm được thì giống như mình tấn công Thượng Đức vậy thôi. Càng đánh nữa càng hao quân tổn tướng, chẳng làm gì được đâu. Nó phải dừng lại bổ sung lực lượng, cũng cố rồi mới hòng đánh tiếp. Nhưng thời gian đó ,không cho phép nữa rồi. Anh không thấy ban đêm đang xuất hiện đó sao?
Mặt trưởng ban tác chiến nghệt ra, Đúng là màn đêm đang kéo đến. Màn đêm là vị cứu tinh của quân ta. Nhưng đối với một cuộc tấn công quy mô lớn, ai dám chắc điều gì đang xảy ra, tình huống xuất hiện từng phút từng giờ. Trưởng ban tác chiên dè dặt nói lại ý nghĩ của mình:
- Anh thật buồn cười. Anh phải tin anh em dưới đó chứ. Họ dám nói dối ta hay sao? Có lẽ đã có tin mới rồi đấy. Tổ thông tin đang làm việc kia kìa. Anh nắm lại đi.
Quả như lời tư lệnh dự đoán: thông điệp cuối cùng trong ngày: đợt tấn công thứ 5 của địch đã bị bẻ gãy. Sư đoàn đề nghị nhân đà này xin đánh chiếm Hà Sống.
Tư lệnh trưởng mỉm cười:
- Vậy sao lúc nãy có người nói tiểu đoàn bao vây Hà Sống bị pháo, bị bom địch làm thiệt hại nặng.
- Dạ đấy cũng chỉ là phỏng đoán qua tin nhận được từ phía địch. - Trưởng ban tác chiến cười gượng.
- Không được. Anh phải nắm thật chắc, lơ mơ như vậy không được đâu. Người ta đòi đánh, nghĩa là còn lực lượng. Các anh lạ thật, cứ thấy bom pháo địch trút nhiều là hoảng cả lên. Thì đấy thôi, pháo binh ta tập trung dội vào Thượng Đức đến vậy mà đã làm gì nổi nó nào. Anh thấy đúng không hở?
Nụ cười hóm, nét mặt dịu dàng của tư lệnh chốc làm cho trưởng ban tác chiến thấy ấm lòng.
- Anh thảo ngay bức điện gửi cho họ: - Tư lệnh nói - Bộ tư lệnh khen ngợi tinh thần chiến đấu ngoan cường của Trung đoàn 3A Sư 324. Bộ tư lệnh đang triển khai các đơn vị trong khu vực hiệp đồng tác chiến với sư đoàn. Bảo họ chờ mệnh lệnh, chỉ bao vây, chưa tấn công Hà Sống...
Bức diện thông tin vừa chuyển đi cũng là lúc tư lệnh Hai Mạnh bước ra ngoài lán. ông vươn vai làm vài động tác thể dục. Các khớp xương kêu răng rắc. Ông ngắm nhìn cánh rừng. Đã từ lâu. rừng là nhà, rừng đã quá quen thuộc với đời lính của ông. Rừng Việt Bắc, rừng Tây Nguyên, rừng Lào, rồi cả rừng trên đất Trung Quốc... Vậy mà hôm nay, hình như ông mới cảm hết vẻ đẹp hùng vĩ và thiêng liêng của rừng. Rừng trên đất Khu 5 có khác gì rừng ở các nơi ông đã sống không đây? Ôi, những cánh rừng với biết bao nhiêu thế hệ cây, dằng dệt nhau tầng tầng lớp lớp. Những cây cổ thụ mấy vòng tay ôm. Những cây bồ đề da láng bóng thẳng thớm vươn lên trời, những cây lim, cây táu rắn đanh như sắt thép... Rừng thật hùng vĩ và bỗng dưng ông thấy cuộc chiến đấu hôm nay cùng hùng vĩ như rừng. Các tầng lớp nhân dân, các thố hệ chiến sĩ trùng trùng điệp điệp giăng thành chiến luỹ. Rừng càng thâm u khi các tầng mây đang sà xuống. Lảnh lói đâu đó tiếng chim ríu rít gọi nhau về tổ. Rất có thể đêm nay là một đêm yên tĩnh, ông được ngủ lấy sức. ông biết lắm. Đánh Thượng Đức là đánh quân chủ lực của Việt Nam cộng hoà ở Đà Nẵng, ở Sài Gòn. Đánh Thượng Đức không chỉ diệt quân Biệt động, quân Bảo an, lực lượng địa phương quân mà còn thu hút lực lượng dự bị tinh nhuệ của Thiệu vào cuộc chiến. Đánh Thượng Đức là để trả lời câu hỏi: Liệu thằng Mỹ sẽ làm gi? Nó sẽ xoay xở cách sao?
Ông đang khỏan khoái hít vào lổng ngực bầu không khí thoáng đạt, ngào ngạt hương sắc của rừng, bỗng đồng chí trưc ban hiện ra trước mặt:
- Thủ trưởng có điện thoại.
Như là một quy ước, khi có người gọi ông nghe điện thoại có nghĩa là người trực chỉ huy, trực ban không thể thay ông trả lời. Và như vậy cũng có nghĩa là công việc cần gấp lắm. Ống chăm chắm soi vào mắt anh trực ban như để đoán định tầm quan trọng của sự việc:
- Ai gọi vậy?
- Báo cáo thủ trưởng, sư trưởng Sư đoàn 2 Nguyễn Chơn.
- A, tốt thôi. - Ông bật thốt lên, như để chỉ trả lời cho chính mình.
Đối với Nguyễn Chơn, dù ít tuổi hơn ông nhiều, ông coi Nguyễn Chơn như là bạn, có những lúc ông gọi Nguyễn Chơn tâm sự điều gì đó để chia sẻ. Cùng có khi ông gọi vì một công việc cần giải quyết mà ông nghĩ chưa thật chín, chưa thật tin. Quả thật, trước khi bước ra khỏi lán, ông định gọi cho Nguyễn Chơn. Sư 2 vừa thắng giòn giã ở Nông Sơn. Mọi việc chắc không có gì gay cấn. Vậy, Nguyễn Chơn gọi ông chỉ là để hỏi han tình hình chung của khu chiến hoặc để xuất một.ý kiến nào đó. Thì cũng giống như ông đang định gọi điện cho Nguyễn Chơn để thông báo chiến sự và hỏi Nguyễn Chơn một đôi điều.
Vừa cầm máy, ông đã nghe Nguyễn Chơn hoan hỉ thông báo tình hình. Trên hướng Quế Sơn, các Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn 38 đã tấn công địch ở Hoà Chiêng, núi Giai, điểm cao 378, ngã ba Việt An, Lạc Sơn... Diệt Đại đội 3, diệt sở chỉ huy nhẹ Tiểu đoàn 3, diệt một đại đội của Tiều đoàn 2 Trung đoàn 57, diệt sở chỉ huy Tiểu đoàn 3 Tiểu đoàn 131 và một đại đội bảo an...
Không thể nén nổi vui mừng, tướng Hai Mạnh reo lên:
- Khá quá, anh vượt thời gian kế hoạch đó nghe. Tình hình dân thế nào?
- Báo cáo thủ trưởng, hiện nay vùng giải phóng đã nối thành một dãy liên hoàn với khoảng ba trăm dân. Những chỗ còn lại địch đang nơm nớp lo ta đánh tiếp, không dám phản ứng gì.
- Vậy ý anh nên thế nào?
- Báo cáo thủ trưởng, theo tôi, phải khẩn trương tấn công Thượng Đức, không để địch điều động lực lượng lỗn từ Sài Gòn, Đà Nẵng ra. Các mặt trận khác cũng nổ súng tơi tới ép thằng địch phải dàn mỏng lực lượng đối phó. Sư 2 xin được chờ mệnh lệnh tiếp.
- Yên trí đi anh Chơn. Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà... đều đang dồn dập nổ súng đúng kế hoạch. Thằng địch điều quân giải vây Thượng Đức nhưng cả ngày nay không lấy được điểm nào. Anh cho quân chốt giữ thật chắc những chỗ vừa chiếm được sẵn sàng cơ động theo lệnh nghe...
Tướng Hai Mạnh dừng lại. Phía bên kia dầu dây ông nghe một tiếng thở dài. Hình như Nguyễn Ghơn còn ấm ức điều gì đó, chưa tiện nói ra, ông khuyến khích:
- Chưa chịu sao? Còn muốn gì nữa?
Báo cáo thủ trưởng, cần chớp thời cơ tiêu diệt địch thật nhiều, giảm bớt gánh nặng cho Thượng Đức. Khu chiến của chúng tôi địch đang hỏang mang. Thủ trưởng cho tiến công tiêu diệt tiếp Tiểu đoàn 21 nguỵ ở Dương Côi, Kỳ Mỹ, Văn Chỉ hỗ trợ cho Sư 304...
Cuộc đối thoại bỗng ắng lại. Các nếp nhăn trên trán tư lệnh Hai Mạnh bỗng gợn nếp sóng. Sao lại có người ham đánh giặc đến thế! Cả sư đoàn vừa đánh một trận lớn chưa kịp nghỉ ngơi. Rồi ông chợt nghĩ đến bàn chân phải không đủ ngón của Nguyễn Chơn. ông khẽ lắc đầu, cái gan ấy không dễ mấy ai làm được. Ông dịu giọng:
- Liệu bộ đội có mệt mỏi quá không?
- Không đâu thủ trưởng ơi! Đánh không được mớỉ mệt. Khí thế bộ đội đang như thác lũ.
Cuộc đối thoại tạm ngưng trong giây lát. Cuối cùng tiếng tướng Hai Mạnh vang, lên trong máy dõng dạc:
- Đồng ý. Nhưng không nhất thiết phải diệt Tiểu đoàn 21 nguỵ nếu thấy khả năng thương vong của bộ đội cao. Mục đích đánh để chúng không nhúc nhích khỏi vỉ trí đóng quân và phải cầu cứu các nơi khác...
Tướng Hai Mạnh vội vã kết thúc cuộc nói chuyện với Nguyễn Chơn vì bên cạnh, máy điện thoại sư trưởng Lê Công Phê đang réo. Lê Công Phê cho biết mọi chuẩn bị đã tương đối ổn thoả. Sư đoàn xin Bộ tư lệnh cho ngày mở màn tấn công Thượng Đức đợt 2.
3Toản đang cùng Cẩm Linh dẫn các tổ bộc phá luồn lách tiếp cận cửa mở. Các lớp rào đã hiện ra rất gần, rất gần. Phía trong hàng rào, bọn địch lố nhố. Mắt chúng mở trố trố, súng trong tay lăm lăm. Phải bí mật, rất bí mật. ấy vậy mà ngay lúc đó có tiếng ồn ào, tiếng cười đùa, lại có cả tiếng hát. Tim Toản như thôi đập. Kiểu này lộ mất thôi, sẽ tan xác mất thôi. Có sai đâu. Các họng súng khạc lửa. Một viên đạn bay thẳng vào cánh tay phải của Toản. Mẹ ơi! Thế là con của mẹ...
Anh kêu mà lưỡi cứ ríu không thành tiếng. Kinh quá. Đạn vẫn bắn tới tấp. Một cái hầm. Phải có một cái hầm để nhào xuống tránh đạn...
Chiếc võng chao nghiêng. Suýt nữa Toản rơi xuống đất. Anh bừng tỉnh. Té ra anh đang mơ. Anh mở mắt nhìn cánh tay phải của mình: Chỉ còn một nửa. Không, sự thật rồi. Một nửa cánh tay không còn là sự thật. Anh ngơ ngác nhìn ra xung quanh. Nhiều người quấn băng như anh. Trên đầu. Giữa ngực. Dưới chân. Tay thì rất nhiều người bị. Họ đang kể, đang nói về tình huống mình bị thương. Lẽ nào anh nghe ồn ĩ trong giác ngủ. Buồn quá. Hoá ra đây là bệnh viện dã chiến của sư đoàn. Anh không biết mình mê mệt trong bao lâu. Ai đưa mình đến đây? Vết thương ở tay như thế nào? Anh không biết một tý gì nhưng chắc là vết thương nặng lắm, người ta mới cắt phéng đi. Mà cũng có khi nó rớt luôn chỗ anh ngã xuống. Lần hồi, trí nhớ dẫn anh trở lại lối mòn vào Thượng Đức. À, đúng rồi, anh gặp một tốp địch. Chẳng còn cách nào khác, anh quăng thủ pháo. Hình như thủ pháo vướng gì đó quật trở lại, mới nổ. Anh bị thương, gục xuống. Nhưng sao bọn địch không bắt anh, không bắn anh. Có thể chúng cũng sợ, bỏ chạy. Cũng có thể chúng tưởng anh đã tan thây vì quả thủ pháo nên không thèm để ý. Nhưng mà trời ơi! Cụt tay còn làm ăn gì? Còn hy vọng gì đây?
Những ngày đầu, Toản buồn lắm! Tiếng chim, tiếng suối róc rách đâu đó tựa tiếng kèn đám ma. Nhưng dần dà anh cũng nhập được vào thế giới của lính thương binh.
Nằm cạnh Toản là Tấn. Tấn ở Đại đội 10 Tiểu đoàn 9. Tấn cùng lứa với Toản. Cạnh Tấn còn một chiến sĩ nữa. Anh ta bị thương ở bả vai. Không biết vết thương có nặng lắm không, chẳng thấy kêu rên than thở, cũng không bắt chuyện với ai. Tấn thì không thể không nói chuyện. Hồi còn đi học, bọn bạn bảo Tấn: nếu một ngày mà Tấn giữ miệng không nói một câu nào thì chúng góp tiền biếu không cho Tấn cả trăm nghìn đồng. Mà chúng không đùa. Chúng góp tiền thật. Đã thế không dại gì mà không chơi. Nhưng chúng lại cược, nếu không giữ được lời hứa phải chịu phạt mười nghìn đồng. Được. Nói khó, im miệng khó gì. Thật ra, ở nhà, bố khó tính. Anh cả nạt nộ, roi vọt triền miên, Tấn có dám hó hé gì đâu. Ra đường, đến trường gặp bạn bè cứ như sáo hót cho hả. Bây giờ, mình cứ coi như ở nhà, im như hến, đã sao? Ấy vậy mà rồi không hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, mới ba mơi phút, Tấn đã bật thốt. Chúng chần Tấn ra lấy bằng đừợc mười nghìn mua kem. Nằm ở bệnh viện, buồn chết được, không nói chuyện sống chi nổi. Nhưng tự nói chuyện với mình thì có là rồ. Mà bắt chuyện với anh bạn bên cạnh chỉ nghe độc mây câu “À., ừ... Không... Có...” chả còn hiểu ra làm sao. Quay sang bên cạnh thì vớ phải anh chàng Toản bị thương nặng quá. Thiêm thϊếp mê sảng, rõ chán. May. Hôm nay có vẻ tỉnh táo. May nữa là hắn cũng có vẻ không khâu được miệng.
- Này, thế quái nào mà mất hẳn nửa tay thế? - Tấn hỏi.
- Tớ đánh thủ pháo. Nổ gần quá. Mà tớ cũng chẳng biết vì thủ pháo hay vì cái gì nữa. Lạ là, mấy thằng không xông vào bắt sống tớ.
- Quái, cậu có mơ không đây? Sao có chuyện kỳ quái vậy?
- À! Tớ đã vào trận đâu. Tớ là lính trinh sát. Đang đi tìm bộ đội lạc. Lúc ta chưa nổ súng. Khỉ thế! Chưa đánh đấm gì đã bị cụt rồi.
- Thế người ta cưa của cậu à?
- Mà có biết. Hoặc cưa, hoặc nó bay luôn lúc tớ ngã xuống. Bất tỉnh, có biết mẹ gì đâu.
- Hay! Cái nghề trinh sát nhà cậu hay phết đấy nhỉ? Nhưng mà đánh thủ pháo để cụt tay là xoàng làm. Có khi cậu để nó nổ trên tay. Tớ cũng được rèn chuyên đánh bộc phá mở rào nên tớ biết.
- Tổ bộc phá à?
- Đúng thế.
- Bị thương vì sao? Mở được lớp rào nào chưa?
- Mở cái con khỉ. Tớ cũng bị thương gần như từ đầu. Thế mới hận. Ai đời bộ FR lắp ngay trước họng súng thằng địch mà chả bộ nào ra bộ nào. Bộ thì thiếu thân, bộ thì thiếu đuôi.
- Sao thế?
- Con khỉ. Chả là trên đường chiếm lĩnh, các bố bị địch quạt đạn. Chạy lấy được, còn biết rơi rớt cái gì đâu. Mấy bữa ni chắc tha hồ đi nhặt ngoài ruộng, ngoài đồi.
Dừng đúng chỉ mấy giây, thở dài đánh thượt, Tấn tiếp tục như tràng đại liên.
- Cũng không phải tất cả do rớt. Nói thế oan đồng đội. Nhiều anh mang vác, bị đạn xâu vào người đành chịu chớ sao? Đã không lê được người mang sao nổi vũ khí. Lại còn hy sinh nằm hẳn lại đó. Người chưa lấy được mong chi mấy thứ phụ tùng của FR, không trọn bộ để lắp cũng là phải thôi.
- Nhưng không lắp được một bộ nào sao?
- Của đáng tội, cũng có. Chính tớ loay hoay lắp được một bộ hẳn hoi. Hý hửng phóng vào. “Rầm” một cái - chuyến này thì bay luôn cả mấy lớp rào nhé. Là nghĩ thế cho oách chứ điểm hoả xong cứ thấy nằm yên. Mẹ! Thế mới chán. Giờ mới nghĩ ra. Nổ chó gì được. Các bố vận chuyển rồng lửa bằng bè, bằng thuyền dưới sông Vu Gia đυ.ng nước, ẩm quá, nổ sao được.
- Đã không nổ, còn bị thương. Thế bị thương vì sao?
- Bình tĩnh, còn tha hồ mà nghe. Chỉ sợ díp mắt lại thôi. Kể tiếp nhé. Bọn tớ nhằng nhằng lắp ráp rồng lửa. Của đáng tội, cùng có bộ nổ được, nhưng rào của thằng Thượng Đức có phải cái cũi lợn đâu. Chẳng ăn thua gì sất. Mà đạn ơi là đạn. Khϊếp. Hắn cứ châu vào chỗ bộ đội ta. Không thoát được. Hy sinh có kể à. Tớ bị đạn thẳng, thế mới đau. Bị vào lúc có lệnh của đại đội trưởng phía sau bảo lùi lại, chuẩn bị xông lên mở rào bằng bộc phá liên tục. Không nói phét, thứ bộc phá ấy tớ rất cừ. Nhưng khốn là thế. Đang thấp thửng nghĩ đến được dùng bộc phá liên tục mở cửa thì đạn địch đã mở ngay một cửa trên cánh tay phải. Lạ, viên đạn rất nhân đạo, hớt một miếng khá to nhưng không trúng xương, không trúng động mạch. Thế có tài không chứ? Chả lẽ vào đây bị thương rồi ra. Mình cố gắng cụng cựa, quái, lưng cũng đau, hông cũng đau, mông không nhúc nhích được. Té ra mấy chỗ ấy sờ vào đều toá máu, không biết dính đạn lúc nào. Bữa đó, không có ông anh khéo gay. Nhưng mà bị thương như cậu thì nặng quá đấy nhỉ. Có buồn không đấy? Mà buồn làm đếch gì. Có thằng mong bị thương để khỏi ra trận đấy cậu ạ! Tất nhiên, cậu không phải là người như thế. Cứ nhìn mặt cậu thì biết...
Cứ thế, Tấn tía lia đủ chuyện. Mồm mép lém lỉnh. Suy nghĩ thông minh. Nhưng như người ta vẫn nói, nói dài nối dai thành nói dại. Nhiều khi chuyện của Tấn cũng làm Toản mếch lòng. Nhưng nghĩ cho cùng nếu không có Tấn thì chắc là chết buồn. Chán nhất là Tấn đã mở máy thì Toản không chen vào được. Giỏi lắm cũng chỉ tung ra được câu hỏi. Mà không cần hỏi đã nghe đến nhức tai, còn hỏi nữa không biết thế nào. Dĩ nhiên, cũng chỉ mấy ngày đầu còn giữ gìn ý tứ, những ngày sau Toản cũng tìm ra cách buộc cu cậu phải dừng, phải dừng để suy nghĩ chứ không thể thánh tưống mãi được. Anh nói thăng:
- Cậu nói nhiều thế không mỏi mồm sao?
- Tớ có tật càng nói càng khỏe.
- Thôi được nhưng đã là nói chuyện cậu phải để người khác nói với chớ! Ai cậu cũng chỉ bắt người ta nghe, không hay đâu.
- Rồi, hôm nay tớ quá đà. Mai, cả ngày, dành cho cậu.
Ngày hôm sau. Tấn không thể dành cho Toản hết được nhưng cũng biết điều hơn. Có những khoảng lặng để suy nghĩ, có chỗ ngắt để đối đáp với nhau.
- Tấn này. Cậụ nói là cậu giỏi bộc phá phải không? Tớ hỏi cậu nhé. Khi tra kíp nổ vào bộc phá nhỏ. Thủ pháo chẳng hạn. Cậu làm cách sao?
- Dễ. Khi bột đang ướt, tra trước kíp vào, nắm lại là xong.
- Nghĩa là tra kíp trước phải không? Đồng ý. Nhưng bộc phá lớn. một hai cân trở lên cậu cũng làm vậy sao?
- Lớn nhỏ thế cả thôi. Lượng thuốc lớn hơn thì kíp nổ lớn hơn.
- Vậy thì còn phải học nhiều đây con ạ! Bộc phá lớn thì không thể nắm bóp như thủ phaó được. Người ta phải làm khuôn, đổ thuốc vào. Trong khuôn phải trừ lỗ để tra kíp! Cậu hiểu chưa? Thế mà dám tự hào là giỏi bộc phá. Chưa ăn ai đâu.
- Thế à! Nhưng tớ không phải là người chế tạo vũ khí. Tớ chỉ cần sử dụng vũ khí thành thục là tốt rồi.
- Bây giờ, tớ đố thêm. Giữa thủ pháo và lựu đạn, tác dụng của chúng giống nhau, khác nhau chỗ nào?
Thật ra, chịu nghĩ, câu hỏi có thể không cần ai dạy vẫn trả lời đúng. Nhưng Tấn không muốn nghĩ lâu, hại thần kinh, trả lời tắp lự.
- Giống nhau là cùng một loại ném, chứ không bắn được. Khác ở chỗ lựu đạn nổ đanh, thủ pháo nổ âm hơn.
- Còn sát thương của hai loại?
- Như nhau cả, nhưng thằng lựu đạn có thể lia xa hơn. Thủ pháo đánh gần, công hiệu hơn.
- Còn dốt lắm con ạ! Trả lời thế ăn ngỗng suốt ngày thôi. Phải nói thế này mới đúng. Ai chẳng biết phải ném. Không ném thì buông hoặc thả còn tuỳ. Nhưng không phải viên đạn, không phải khẩu súng thì trẻ con cũng biết. Khả dĩ người ta chia ra hai loại vì công dụng của chúng khác nhau. Lựu đạn sát thương bằng mảnh. Gang thép mà lại. Cậu thấy thủng da thủng xương bằng mảnh đấy chứ. Còn thủ pháo lại do sức công phá của thuốc bị dồn nén bay ra rất mạnh. Nó cần gần, cần nhanh vì thế. Thù pháo đánh lô cốt, không thằng địch nào thoát mà người ngợm có khi lành lặn cả nhưng mắt lại lồi ra như hai nắm đấm. Lính trinh sát, lính đặc công thường dùng thủ pháo là vậy. Nhưng lựu đạn cho vào lô cốt ít khi diệt được hết. Tất nhiên, thằng nào bị sẽ rất thê thảm. Cụt tay, cụt chân, cụt đầu, thủng bụng, đủ cả.
- ừ, thế thì tớ chưa được học, tớ chỉ biết lơ mơ. Có lẽ cậu nói đúng. Bữa đó mà cậu đánh bằng lựu đạn, chắc cậu chẳng còn đâu nhĩ?
- Cái đó thì rõ quá rồi. Do thủ pháo gây mù mịt và sức ép khiến cho địch vừa hoảng hốt vừa không nhìn thấy gì. Ấy là đứa còn sống chứ đứa đã bị nướng đen rồi chả tính. Cậu chịu khó nghe tớ đố nữa không?
- Cứ đố chứ! Nhưng nếu tớ không trả lời được cũng là bình thường. Việc của cậu khác việc của tớ khác mặc dù là lính cả.
- Không sao. Vui thôi mà. Thế này nhé. Có một trường hợp. Ví dụ thôi. Cậu đang đi một mình, không có súng, chỉ có lựu đạn hoặc thủ pháo ở thắt lưng. Một thằng địch ở phía sau chạy tới ôm chặt lấy cậu. Cậu xử trí sao trường hợp ấy. Làm sao thoát ra.
- Bung một phát thật mạnh. Hất nó ra.
- Hỏng. Không ai làm như thế. Không có hiệu quả.
- Nêu không bung ra được là trường hợp nó to khoẻ hơn mình, đành rút nụ xoè. Nó chết mình chết.
- Thế thì nói chuyện làm gì. Nghe tớ nói và nhớ lấy. Chỉ có thể thoát bằng cách tụt xuống. Tụt mạnh xuống rồi dừng cùi tay hất ra sau vào hạ bộ nó. Chỉ có cách ấy. Hôm nào ra viện cậu rủ thêm thằng bạn nào làm thử. Tiếc là tở chỉ còn một tay, không thực hành được. Hôm nay tớ còn ở đây, kể chuyện với cậu là nhờ có thủ thuật ấy.
- Nghe có lý. Tấn khoái chí - Nhưng nếu thằng địch là mình, mình là thằng địch, lúc đó xử trí ra sao nhỉ?
Ngẫm nghĩ một chút, Toản trả lời.
- Nếu tiêu diệt nó thì dễ, đúng không? Nhưng điểu kiện đề ra là phải bắt sống nó cơ. Vậy cậu phải làm thế này. Trước hết tiếp cận gần nó. Muốn cho nó ngã ngửa ra, cậu đá mạnh vào hai chân nó. Đá từ phía sau, đúng không? Nếu thấy nó còn dồi dào sức lực phải bồi cho nó một nắm đấm vào mặt, hay bụng. Lúc đó sẽ rứt dây trói. Còn muốn nó ngã sấp, cậu cúi xuống ôm lấy một chân nó, hai chân càng tốt, giật mạnh ra sau. Nó sẽ ngã sấp không cách gì khác hơn. Thấy không phải bồi thêm cho nó đuối sức thì trói luôn. Còn không, đạp một phát thật mạnh vào lưng để nó không đứng dậy được nữa. Tớ đố thêm cậu một trường hợp này xem câu xử trí thế nào nhé? Một thằng địch đứng trước mặt cậu. Nó giơ cao gậy, hoặc báng súng, phang vào đầu. Câu làm cách sao?
- Tránh! Tránh thôi.
- Khồng thể tránh, vì gần nhau quá, và nó vụt nhanh quá.
- Thế thì đành chịu thôi.
- Chịu là thế nào. Để bố bày và nhớ lấy con nhé! Trường hợp ấy, cậu giơ hai tay lên che lấy đầu. Tay nắm với nhau đưa lên đầu thành hình nón. Gậy phang xuống không vào được chỗ nguy hiểm. Không vào đầu thì vào tay chứ sao. Nhưng tay ở thế lên gân, lại hình chóp, gậy sẽ trượt xuống. Đau đấy nhưng không gãy được đâu. Cũng là mẹo vặt thôi nhưng rất công dụng, là thằng lính phải biết để khi cần có thể đối phó.
- Nhất trí thôi. Không có gì thừa nhưng mà tớ nói thật nhé. Cũng hiếm lắm đấy! Bộ binh bọn tớ lúc nào cũng có súng, dao găm, lựu đạn. Cứ gí vào là xong. Không chơi cái lối võ thuật lằng nhằng như trinh sát nhà các cậu.
4Ngày hôm sau, một đoàn chừng chục người đến lán thăm thương binh. Đi đầu là chủ tịch Sáu Nam. Cùng đi với đoàn cán bộ dân sự có bác sĩ phụ trách bệnh viện và một cán bộ tuyên huấn của sư đoàn. Tới võng thương binh, họ dừng lại hỏi thăm, tặng quà. Thương binh mỗi người được điếu thuốc hoặc vài ba cái kẹo. Thế cũng là quý lắm. Chiến trường thiếu thốn đủ bề. Ở quân khu, ở sư đoàn còn có của miền Bắc xã hội chủ nghĩa chuyển vào. Nơi đây chỉ xuống đồng bằng mua, vượt bao gian nguy mang về. Phải là thương binh, được ưu tiên lắm, chứ không thì còn khuya.
Tốp người đã tới gần võng của Toản. Chợt có tiếng gọi:
- Toản, ngủ đấy à?
- Gì vậy? Ngủ nghễ gì đâu?
- Có người đẹp đang tìm kia kìa. - Tấn hích vào võng Toản.
Toan ngẩng đầu, nhận ra Cẩm Linh. Anh bỗng ngượng quá thể. Bị thương ngất đi, người đầu tiên anh nhớ đến khi tỉnh dậy là Cẩm Linh. Anh bồn chồn lo cho tính mạng của Cẩm Linh. Tình huống quá éo le. Thằng con trai dày dạn trận mạc như anh còn khó thoát, phụ nữ như Cẩm Linh tránh sao được bàn tay bọn địch. Không bị đạn cũng bị chúng bắt sống mất thôi. Vậy mà, Cẩm Linh đang hiện ra trước mắt anh, trẻ trung, tươi tắn nhường ấy. Anh ngạc nhiên, lúng túng. Và không dự cảm được tình huống, miệng anh cứ há ra. Khi đã hiểu được phần nào sự thực, anh chỉ muốn chui xuống đất. Ngậm ngùi, nước mắt anh ứa ra. Anh biết gương mặt anh sẽ làm cho Cẩm Linh hoảng sợ. Giá như đừng gặp lại thì hay hơn. Nếu anh biết trước, chắc anh đã tìm cách không để Cẩm Linh nhìn thấy.
- Anh Toản! ôi! Anh Toản đây sao?
Cẩm Linh cuống quýt sà tới. Cô ngồi xuống cạnh võng, cầm lấy nửa cảnh tay cuộn đầy bông băng của Toản. Những giọt nước mắt của cô lã chã rơi.
- Răng ra nông nỗi này hả anh?
Kể không có tiếng hỏi của người thương binh bên cạnh, chắc đi hết dãy lán, Cẩm Linh vẫn không nhận ra được Toản. Chao ôi! Mới một tuần chứ bao nhiêu, vậy mà trông anh không còn là anh nữa. Gương mặt khôi ngô thanh tú, trắng trẻo của anh nay sần sùi những sẹo. Nhiều chỗ còn ám khói đạn, xanh lét. Hai bên má hằn hai vết mổ nhùng nhằng làm cho miệng anh méo đi. Đã vậy, anh lại bị cưa đứt nửa cánh tay phải. Tội nghiệp anh quá.
Đột nhiên, kỷ niệm về buổi tối hôm ấy bùng dậy trong ký ức của cô. Sau khi chia tay Toản, đi về hướng thung lũng, Cẩm Linh đã gặp bộ đội. Thật kinh khủng, đồn Thượng Đức lù lù trước mặt mà có tốp bộ đội vẫn vừa đi vừa ngủ gà ngủ gật. Họ mệt quá. Đi không biết bao nhiêu là đường rừng vẫn không đến được mục tiêu. Càng đi, càng lạc và cuối cùng cứ đi, không biết đâu là địch, đâu là ta. Tốp đi đầu đứt xa tốp đi sau. Tốp đi sau nữa không nối được với tốp giữa, lại bị địch phục nên chạy tán loạn khắp nơi. Cẩm Linh chạy lên chạy xuống báo cho bộ đội dừng lại đợi nhau. Cô đang chắp nối các đoạn đứt quãng, dẫn bộ đội đi đúng đường hành quân, bỗng chếch mạn trái dãy đồi có ánh chớp sáng loè và một tiếng nổ. Bao nhiêu là đạn ở đồn Thượng Đức liền châu hết về phía đó.
Thôi! Nguy cho Toản rồi. Đúng là hướng của Toản. Cô biết rằng tiếng nổ đầu tiên là tiếng thủ pháo của Toản. Đạn bắn tới tấp như thế không cách gì Toản thoát được. Cô cầu mong những điều diệu kỳ sẽ đến với anh.
Nhân lúc địch tập trung hết về phía ấy, Cẩm Linh đã bàn với các chỉ huy đại đội tranh thủ vượt lên, nhanh chóng ém vào vị trí quy định... Hôm sau, cô hỏi thăm và được tin Toản bị thương...
Như để phá đi cái không khí im lặng nặng nề đang bủa vây mọi người, Cẩm Linh ngước đôi mắt còn lóng lánh nước, nói với chủ tịch Sáu Nam:
- Đây là anh Toản, cùng đi trinh sát với con nhiều lần đó chú Sáu. Ảnh bị thương hôm đi tìm bộ đội với con.
- Ồ, vậy hỉ? ông Sáu Nam cúi xuống - Tôi có nghe Cẩm Linh kể nhiều về anh. Một chàng trai dũng cảm thông minh. Cừ lắm. Có chút quà cho anh đây.
Ông rút thuốc lá và kẹo trong hộp dừa cho Toản. Đồng chí tuyên huấn giới thiệu với Toản thành phần của đoàn cán bộ trong khi ông bác sĩ phụ trách bệnh viện đang săm soi từng vết thương trên mặt Toản.
- Liệu tôi còn đi đánh nhau được không bác sĩ?
Mọi người bật cười rinh rích. Hình như người bác sĩ cũng khó trả lời. Sau một chút do dự, ông nói:
- Được chớ, nhưng còn một tay thế này có bắn được không?
- Tôi thấy có người cụt cả tay cả chân vẫn còn đánh nữa là.
- Đấy là trường hợp của người trong cuộc. Anh là thương binh đã về đây điều trị không thể thế được. Hai việc khác hẳn nhau.
Toản quay sang nói vối đồng chí cán bộ tuyên huấn.
- Thủ trưởng nói đi. Nghe bảo ta đang chuẩn bị để đánh lại Thượng Đức phải không?
- Đúng thế. Mấy hôm nay ở bệnh viện nhiều thương binh đã xin về đơn vị để tiếp tục chiến đấu.
- Vậy làm sao chúng tôi, có thể yên tâm nằm ở đây thủ trưởng?
- Đành vậy chứ sao? Ý đồng chí muốn thế nào?
- Chúng tôi muốn thế nào thì các thủ trưởng phải biết chớ. Nếu không sử dụng chúng tôi được nữa còn để chúng tôi ở đây làm gì?
Toản nói như thét. Mắt long lên, nước mắt vãi ra.
Hai ngày sau, bệnh viện vắng hiu hắt. Nhiều người vết thương chưa lành cũng xin ra viện về đơn vị chuẩn bị vào trận. Những thương binh nặng được chuyển về tuyến sau. Hôm Toản lên đường ra Bắc, Cẩm Linh bỏ mọi việc đến với anh. Cô chuẩn bị cho anh một gói quà. Vài chiếc khăn voan, ít mét vải hoa, một ít đánh kẹo.
- Anh cho em gửi lời thăm hai bac Và... cô nguời yêu của anh.
- Yêu thương gì nữa. Nhìn tôi, cô ấy chết khϊếp chạy mất dép ấy chớ.
- Nghĩ chi lạ. Không có chuyện đó. Mà này, nếu lủng cũng lại vào đây hỉ? Em giới thiệu cho. Bạn của em xinh lắm. Em mà chưa có người yêu, em theo anh liền à.
Toản biết rằng đây chỉ là câu động viên của Cẩm Linh. Nhưng cuộc chia tay của anh với mảnh đất Quảng Đà vì vậy thêm bịn rịn. Tất cả mọi kỷ niệm với đơn vị, với mọi người, kể cả Cẩm Linh làm anh xót xa. Anh đã không được cùng họ tiếp tục đánh Thượng Đức và chứng kiến cái giờ phút đồn thù tan hoang. Thượng Đức với anh bắt đầu từ bây giờ là một nỗi đau, Anh mang theo nỗi đau đó chừng nào chưa nhận được tin Thượng Đức hoàn toàn giải phóng.
Tấn cũng nhúc nhắc theo đám Linh tiễn Toản ra xe. Cái miệng như tép nhảy của cậu hôm nay như bị ai trám lại. Cậu thút thít khóc và chỉ nói được một câu rất tuyên huấn khi Toản bước lên xe:
- Bọn tớ ở lại sẽ ráng làm tốt điều cậu mong chờ. Hết đạn bom, tớ còn sống thế nào cũng sẽ tìm gặp cậu.
- Nhớ cái địa chỉ. - Toan nhắc, nước mắt rơm rớm. Hãy thân quen với Cẩm Linh, cô ấy sẽ giúp được nhiều cho cậu đấy...
Tiếng Toản chìm trong tiếng máy ôtô.
5Tấn được bổ sung vào tổ bộc phá, khi nổ súng sẽ cùng đồng đội mở nốt số rào còn lại. Bỗng dưng Tấn nghĩ đến Toản. Thằng cha không bị thương ra Bắc chắc là thế nào lần này cũng xin vào tổ bộc phá. Hắn là một tay cừ. Nghề trinh sát thế mà hay. Hắn được dạy đến nhiều thứ. Mình cũng được hiểu biết như hắn thì tốt quá. Nhưng dù sao đánh đấm đừng để sứt đầu mẻ trán, hay ngoẻo. Cứ như hắn thật uổng. Nghĩ đến Toản, Tấn thấy sống mũi cay cay. Không biết lúc này Toản ở đâu? Mang cánh tay cụt về nhà, cô người yêu có ngủng nguỷnh gì không? Đột nhiên, Tấn lại nhớ Cẩm Linh; Nằm cạnh nhau, không biết đùa hay thật, Toản bàn giao Cẩm Linh cho Tấn. Toản hết lời khen cô. Đủ thứ. Hắn lại cam kết Cẩm Linh là bạn thân. Đi với nhau nhiều, có nhiều cơ hội nhưng chưa hề đυ.ng chạm gì đến người cô bé. Đấy là một con người trong trắng, một thiên thần. Toản nói thế.
Đang bồng bềnh với những suy nghĩ miên man, Tấn bỗng giật mình thấy có người đặt tay lên vai mình. Chính ủy Trần Bình. Ấy, từ cái anh lính binh nhất như Tấn đến đại tá chính ủy là một khoảng cách xa lắm. Tít mù khơi. Nhiều anh lính cho đến hết đời không biết sư trưởng, chính ủy của mình. Nhưng mà Tấn thì biết cả chính ủy lẫn sư trưởng. Hai thủ trưởng mấy bữa nay luẩn quẩn hết trung đoàn, tiểu đoàn lại xuống cả đại đội. Và bây giò chính ủy Trần Bình đang bưốc vào tiểu đội bộc phá. Không biết thủ trưởng đi thăm hay đi kiểm tra? Nhưng cứ nhìn gương mặt chưa nói đã cười kia thì xem ra mọi chuyện êm xuôi cả.
- Bữa trước cậu ở bộ phận nào?
- Em mở cửa bằng bộ FR thủ trưởng ạ.
- Có nổ không?
- Thiếu các bộ phận nên không lắp ráp được thủ trưởng ạ.
Trần Bỉnh cười. Nụ cười như tự nhận mình có lỗi.
- Mình thua vì thế. Nhưng cũng phải công nhận thằng địch quá mạnh.
- Không phải đâu thủ trưởng ơi. Thua là tại mình thôi. Mới hành quân đã đi lạc lung tung. Bị thằng địch quạt đạn. Thương vong tùm lum. Pháo, thì rõ là nhiều nhưng thằng địch không chết, lô cốt không bị phá bao nhiêu. Bộ đội cứ xông lên là trúng đạn. Thủ trưởng bảo thế thì tại ai? Tại mình thôi...
Trần Bình lặng người. Té ra chẳng phải cán bộ sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, mà một người lính bình thường họ cùng nhận ra vấn đề cốt lõi của cuộc tấn công vừa rồi.
- Cậu bị thương trường hợp như thế nào?
Tấn cúi đầu, lí nhí. Cậu có vẻ thẹn. Một anh bạn giục:
- ơ, cái thằng, thủ trưởng hỏi.
- Em đang lớ xớ lắp bộ FR chứ đã làm được gì đâu ạ. Một viên đạn bắn xẹt vào tay. May, nó mà xẹt vào đầu thì xong rồi.
- Cậu rút được kinh nghiệm gì không?
- Có thủ trưởng ạ. Muốn làm gì thì làm, trước hết phải có chỗ ẩn núp cẩn thận. Pháo bom rơi vào đành chịu chứ đạn thẳng thì nó không thể đi tìm mình được.
Trần Bình bật cười:
- Cậu nói hay quá. Khéo thành nhà văn đây nhá. Thế cậu thấy lần đánh đợt 2 sắp tới thế nào?
- Thắng thôi thủ trưởng ạ. Chuẩn bị chu đáo, không chủ quan không thắng sao được. Chỉ thương...
- Số anh em hy sinh chứ gì?
Không biết vô tình hay cố ý, câu nói của Tấn đã làm cho Trần Bình thấy nghẹt thở. Ông thấy trách nhiệm đè nặng lên đôi vai của mình. Ông nghĩ đến một vài liệt sĩ xác vẫn chưa lấy ra khỏi các lớp rào, và nước mắt ông bỗng trào ra.
Tấn hiểu được nguồn cơn của những giọt nước mắt đang lăn lã chã trên gương mặt khổ sở của chính ủy. Anh nói giọng phiền muộn.
- Đánh được rồi đấy thủ trưởng ạ! Đánh tới đi thôi. Còn lấy xác đồng đội ra. Cứ để vắt vẻo trên rào gai chịu sao thấu thủ trưởng.
Trần Bình vội quay mặt đi. Câu nói ấy như một lưỡi dao chém vào tâm can ông. Tội lắm. Đau đốn lắm. Mà đây cũng là lối chơi độc địa của thằng địch. Đã mấy ngồ đêm, không nổ súng nhưng chúng vẫn để mặc thi thể ta đội phơi sương nắng nơi hàng rào. Mấy lần, ta tổ chức vào lấy xác tử sĩ nhưng không xong mà lại để thêm ở đó những thi thể mới. Đây là một cái bẫy khốn nạn mà thằng địch giăng ra. Ngoài ý đồ găm vào tâm gan bộ đội một nỗi đau, còn là lời đe nẹt những người đang ráo riết bao vây và quyết chí sống mái với chúng... Để xua đi những ý nghĩ chua xót đang vò xé trong đầu, ông vội vàng hỏi:
- Đồng chí ở tổ bộc phá, việc đầu tiên được giao làm gì?
- Còn làm gì nữa thủ trưởng. Khi pháo ta bắt đầu bắn phá hoại là phải tìm cách đưa thương binh, tử sĩ ra ngoài đã.
- Sau đó?
- Là phải mở hết rào cho bộ đội vào gϊếŧ sạch lũ chúng đi. Không làm được thế thì vong linh đồng đội cũng không tha thứ đâu ạ!
“Trời đất. Vây đấy thôi. Một thứ nhục hình mà kẻ thù cố lợi dụng chắc gì đã có hiệu quả như chúng muốn”. Nghĩ vậy nhưng ông không nói ra. Ông cúi xuống soi vào mặt người lính. Phải chăng đây là niềm tự hào của ông, niềm vui của ông. Ông muốn tạc hình người chiến sĩ vào tim mình. Là người chỉ huy, ông biết rõ cuộc chiến đấu mới sắp đến sẽ nghiệt ngã, khốc liệt như thế nào. Giờ bom rơi đạn nổ sắp diễn ra và rất có thê cuộc gặp giữa ông và người chiến sĩ sẽ là lần cuối cùng.