Chương 1

Chín ngày qua Thi Văn Tâm chỉ có thể no nửa cái bụng.

Từ xưa thư sinh chính là người vô dụng. Đa số người đều nói học tứ thư ngũ kinh rồi đi khảo thi hương, sau đó là thi tỉnh, rồi kim bảng đề danh, làm rạng rỡ tổ tông, thư sinh không còn con đường nào khác để lựa chọn, nhưng chỉ có những nhân tài từng khăn gói đi thi hương

mới biết, từ lúc thi hương bắt đầu là thời điểm ganh đua gây gắt. Nếu không có hậu thuẫn, ngay cả cơ hội để ganh đua cũng không có, còn về việc đạt được danh trạng nguyên lại giống như nằm mơ giữa ban ngày.....

Y hảo đói!

Vào thời điểm thái bình thịnh thế thì người đọc sách mới có vị trí trong xã hội, nếu không được địa vị cao cũng có thể về nơi hương dã dạy học, chỉ cần giáo vài đệ tử liền có thể ăn no, nhưng y sinh không đúng lúc, vừa trải qua một đợt thiên tai liên miên, kết quả trừ bỏ ngẫu nhiên có thể gíáo một số hậu bối cùng tính toán sổ sách cho địa chủ nơi thôn xã, y hoàn toàn không còn thu nhập nào khác.

Một bức tranh hảo thì như thế nào.... Viết được bài thơ hay thì lại thế nào.... Mùa xuân dạy học, mùa hạ đi thi, ngân lượng trong tay y đã không còn đủ để y sống qua mùa đông này.

Một phiến lá bay múa trong gió, vừa vặn

rơi xuống trên cái bàn gỗ cũ nát kế bên nơi Thi Văn Tâm ngồi đang đặt một ấm một bôi, lá cây chuyển khô vàng chứng tỏ mùa thu đã đến.

” Thu phong khởi, cô hồng diệc ai minh*.... Mùa đông sắp đến rồi, ta nên làm thế nào cho phải a..... “

(* gió thu thổi, hồng nhạn cô độc cũng than thở)

Vẫn hảo đói, y đã đem gạo chia đều, nhưng tính đến thế nào cũng chỉ đủ cho hai tháng mà thôi, mà số gạo được chia cho mỗi ngày cũng chỉ đủ y nấu một nồi cháo loãng — hoặc cũng có thể gọi nó là nước cơm, tóm lại ăn không đủ no chẳng những là chuyện cần lo trước mắt mà còn là khó khăn kéo dài về sau.

Mây đen đầy mặt, Thi Văn Tâm ngồi yên trước bàn gỗ, cầm lấy phiến lá kia cẩn thận tỉ mỉ nhìn.

Y từ khi sinh ra đã không có cha mẹ, lúc còn trong tã lót y đã bị bỏ rơi ở ngoại viện Văn Tâm thư viện lụn bại này, may mà lão viện sĩ trong thư viện đã hảo tâm thu dưỡng y, nhận y làm đồ đệ để kế thừa thư viện, nhưng vào cuối năm ngoái, tuổi thọ lão viện sĩ cuối cùng cũng hết, trở về với cát bụi.

Vào giữa mùa đông lạnh lẽo, y đào bới mặt đất lãnh hàn, mai táng lão nhân từ ái đối với mình như thân cha, yêu thương mình hết mực, từ đó về sau y chỉ còn một mình, lúc đó y mới biết được, muốn sống sót được tại cái thế giới này là điều gian nan đến cỡ nào.

Chẳng những đói, hơn nữa còn rất tịch mịch.... Thư viện này đã rất lâu rồi không có người nào tới, nếu muốn để dành ít tiền, xem ra từ bây giờ phải bắt đầu chuẩn bị, vẽ một bức cúc hoa đồ, chạy tới phiên chợ trong thành Trọng Dương bán, có lẽ thu được chút tiền. (Dạ Liên: sao lại là cúc hoa, khiến người mơ tưởng lung tung mà =,,=

)

Khẽ thở dài, bụng kêu cô lỗ một tiếng, giống như tướng hợp với sự lo lắng của y. Chỉ cần có thể sống tiếp, y nhất định sẽ cố gắng hết sức mình.....

Thu thập giấy bút, bỏ vào trong cái túi được tẩy nhiều lần nên gần như chuyển sang màu trắng, có đôi chỗ chấp vá, Thi Văn Tâm đi ra cửa, nhẹ nhàng khép cửa lại.

Không cần khóa cửa, dù sao cũng chỉ là đi đến phụ cận để vẽ vườn hoa cúc mà thôi, huống hồ chỉ sợ

mọi nhà trong thiên hạ đều đáng giá trộm hơn cái thư viện này, mặc dù có bốn bức tường, nhưng đều rách nát cồng kềnh vừa đủ che bốn phía, gạo thì giấu dưới hầm, nhiều nhất chỉ có thể trộm thư (sách) — cũng không cần lưu thư lại làm gì, tất cả y đều ghi tạc trong lòng, y là người đã nhìn qua là không bao giờ quên được — y sao lại quên mình còn có cái bản sự này? Không bằng đến trấn tìm công việc sao chép, hoặc ở cửa nha môn thay người ta viết thư tín, tính ra vẫn có chút thu vào.

Người đọc sách... Thật sự là không có biện pháp, y trưởng thành nơi thôn dã nên có chút phiền toái, chưa từng được thấy qua sự đời, lại luôn mang theo bên mình một quyển sách đầy mùi nấm mốc, cho dù có lý tưởng tiến thủ nhưng cũng không có cách nào để tiến lên, nhưng nhớ tới lý do lão viện sĩ đặt tên cho y là vì một mơ ước y có thể chấn hưng thư viện, y liền cảm thấy mình nên hảo hảo phấn chấn một chút.

Cho dù không chấn hưng được thư viện, ít nhất cũng không được để chính mình đói chết!

Khiêng túi thư, Thi Văn Tâm xoay người, vừa bước được một nửa thì không biết vấp phải cái gì. Y nhắm mắt lại, không muốn nhìn bộ dáng mình ngã xuống.

Tuy rằng không đến mức ngũ cốc bất phân, nhưng y thật sự chỉ biết đọc sách, ngoài đọc sách vẫn là đọc sách, tứ chi rất ư là chậm chạp, quần áo mỗi ngày mỗi giặt, nước có một thúng — mỗi ngày y chỉ dùng một phần, chưa bao giờ làm gì quá sức. Y biết dù y có cố gắng thì cũng phải ngã, cho nên y không nghĩ nhiều, cũng lười đứng vững lại thân thể đang nghiêng ngả, chỉ để hai tay đặt trước ngực làm cái tư thế chống đỡ. Làm thế cho dù có ngã xuống, đầu y cũng không trực tiếp đập vào đất một cách thê thảm.

Nhưng y không có ngã trên mặt đất cứng rắn, mà ngã vào một thứ gì đó mềm mại, đầy mao nhung.

Hai tay y vừa vặn đè lên cái vật đó, ấm áp mà mềm mại, mao mao thật dễ chịu. Không có mở mắt ra, Thi Văn Tâm thuận thế đem mặt mình kề sát đến.

Ân, sờ thật thoải mái.

Kề sát vật thể không rõ, hai tay y vô thức bắt đầu vuốt ve vật thể dưới thân. Thật nhiều mao, có chỗ cứng rắn có chỗ thật mềm, dường như là động vật, hơn nữa bên dưới lớp mao còn truyền tới từng đợt nhịp đập.

Là động vật sống a!

Hơn nữa còn rất lớn!

Là con gì ni?

Thi Văn Tâm nằm trên người động vật kia ước chừng non nửa khắc (1 khắc khoảng 15′) mới mở to mắt nhìn xem đây rốt cục là con vật gì.

Mao bạch sắc.... Không đúng, là mao bạch sắc có đan xen hắc sắc, hoa văn này thoạt nhìn rất quen thuộc, có điểm giống bức tranh

không biết bị bám bao nhiêu là bụi treo trong thư viện, họa một lão hổ.

Nhưng con hổ rõ ràng kim sắc, không phải bạch sắc nha!

Tay tinh tế sờ soạng, suy nghĩ loạn chuyển, y cuối cùng đành lưu luyến nâng thân mình dậy, y nhìn thấy hai cặp chân thú to mà dài, dưới cuối là lớp đệm thịt cùng móng vuốt sắc bén, giống như chân của con miêu mà tiểu điếm trấn trên nuôi dưỡng, y nhìn thấy dạng đệm thịt cùng móng vuốt này khi con miêu lanh lợi kia giơ chân lên liếʍ mao, bất quá chân con miêu kia nhỏ hơn nhiều.

Sau đó y thấy một đôi mắt.

Cặp mắt kia ước chừng to bằng chiếc chuông đồng treo trước cửa dành cho khách, lấp lánh, đúng là một thủy đàm thanh tuyền lục sắc sâu không thấy đáy.

Cặp mắt kia gắt gao theo dõi y, sắc bén cuồng dã, mang theo hung quang, cũng hiện ra một chút mỏi mệt.

Đó là một con hổ.

Đó là một con hổ bạch sắc, y cuối cùng xác định con vật trước mắt mình nhìn thấy đúng là một con cọp vằn, mặc kệ nó thế nào, tai hình cầu cũng giống, mắt sắc bén to như hạt táo cũng giống, hoa văn

phía trên mũi cũng giống, nhìn thế nào đây rõ ràng vẫn là một con hổ.

Thật là một con hổ lớn, tính toán một chút, ước chừng so với y còn lớn gấp hai đi! Hiện tại nó nằm trên mặt đất, gắt gao theo dõi y.

“Ta không có thịt, ngươi ăn ta cũng không tác dụng.”

Y nột nột, chỉ nói ra được câu này.

Sinh vật thật khá, sinh vật này nên ở trong rừng gào thét xung vương, sao lại xuất hiện trước cửa nhà y ni? Cho dù thư viện này nằm ở nơi hoang vắng ven trấn, cũng không đến nỗi thành nơi thường xuyên vui chơi của phi cầm tẩu thú (đủ loại động vật) — Y ở nơi này gặp dã thú lớn nhất bất quá cũng là một con hầu tử, nhưng bởi y không cho nó ăn cái gì nên nó hay cào y — là vì y nghèo vô cùng a! Không có bánh bao cũng không có kẹo đường, cho nên ngay cả hầu tử cũng không để ý y. Nay ngoài cửa đột nhiên xuất hiện một con hổ, y chỉ có thể nghĩ rằng nó tới ăn y, đừng nói y ngốc, trừ bỏ y, y cũng không có tìm ra thứ gì có thể cho con hổ nhét vào miệng cả.

Y thật sự không thể ăn, người thì gầy tong teo khô khốc không được mấy lượng thịt, cũng may xương cốt y nhỏ, mặc quần áo không sợ hao, nhưng nếu muốn đút cho lão hổ này ăn, chỉ sợ không đủ nhét hàm răng đi! Hơn nữa xương cốt y, có lẽ không xứng được nhét vào miệng đại vương lâm sơn uy phong lẫm lẫm này...

Nghĩ đến mấy chuyện kì quái, biểu tình trên mặt Thi Văn Tâm cũng theo ý niệm trong đầu thiên biến vạn hóa, mà con hổ quỳ rạp trên đất sớm đã không còn kiên nhẫn.