Thời Xa Vắng

Chưa có ai đánh giá truyện này!
Tác Giả: Đề Cử
Tình Trạng: Hoàn Thành
Thời xa vắng là một tiểu thuyết tiêu biểu trong đời viết văn của nhà văn Lê Lựu. tác phẩm ôm chứa một dung lượng lớn chặng đường lịch sử 30 năm oai hùng của dân tộc, từ buổi lập nước đến lúc giải phón …
Xem Thêm

Chương 3
Ngày hôm sau và có thể mãi mãi sau này không ai còn xây nhà kiểu nhà như nhà ông đồ Khang hồi ấy. Năm gian nhà xây lợp cỏ tranh và lá mía lùn tịt khiến ai đã gọi là người lớn vào nhà đều phải cúi. Ba mặt và cửa của hai gian buồng xây kín như bưng. Ngày cũng như đêm phải cầm đèn, cầm đóm mới khỏi vướng vấp, va đập. Gian bên phải đựng chum vại, vò, lọ, đồ ăn thức đựng và một cây sào trê treo dọc tường oằn xuống bởi đủ loại quần áo lẫn với bao tải và chiếu rách. Gian bên trái là "buồng vợ chồng thằng Sài ở đấy thì chưa một lần nào Sài quay mặt nhìn vào phía cửa buồng ấy. Nó không chê vợ nữa. Chuyện đó không hoàn toàn do sự ép buộc của ông đồ, cũng không hẳn là sợ chú và anh đe nẹt, nó lo đến vai trò gương mẫu của một liên đội trưởng, nhất là khi được trở thành đội viên "Tháng 8" đầu tiên của xã. Nó rất sợ tiếng xì xào bàn tán ở bất cứ chỗ nào của người lạ cũng như người quen. Thành ra, nó chỉ yêu vợ ở mỗi chỗ đông và bằng sự im lặng. Nghĩa là, trước đám đông, dù chỉ là ba người, nó không được nói, không được làm việc gì để người ta nhận thấy giữa nó và vợ nó có sự hục hặc. Nó vẫn phải đi với vợ đội đĩa xôi, đĩa thịt, bát canh bí đến nhà bố mẹ vợ ngày Tết và vẫn phải "Thưa thầy mẹ, nhân ngày xá tội vong nhân, vợ chồng chúng con có chút lòng thành..." Cả bố mẹ, anh chị cả họ hàng nội ngoại nhà vợ đều thoả mãn về vợ chồng thằng Sài đã yêu thương nhau, "vẫn đi với nhau". Riêng chỉ có Tuyết, cô gái của dòng họ Hoàng ấy là biết rõ thân phận mình. Đã sang tuổi mười bảy, cái tuổi dậy thì của người con gái mỗi ngày như trông thấy cái cơ thể dồi dào của mình cứ phồng lên, cái lớp da mịn màng của mình cứ mát mẻ mà êm ái căng đầy lên, đã thấy khao khát đến cháy khô đôi môi mọng đỏ trước những cái nhìn đăm đăm của người con trai, đã thấy phập phồng chờ đợi mỗi đêm nghe thấy tiếng chân chồng chạy về nhà. Nhưng không. Những lần "đi với nhau" Sài thường chạy đi trước hoặc tụt lại thật xa. Khi đến gần cổng "nhà ấy", Sài mới chạy dấn lên để cùng "vợ" đi vào cổng. Và sau khi nhắm mắt, nhắm mũi nói xong cái câu ông bà đồ bắt học thuộc, Sài xin phép bận đi gọi họp, đi báo anh phụ trách, đi thu tiền nguyệt phí... Bao giờ Sài cũng tìm cách rời khỏi "nhà ấy" nhanh chóng. Còn ở nhà mình, Sài cũng tìm cách ăn trước hoặc ăn sau. Bất đắc dĩ có phải ngồi cùng một lúc Sài cũng không ngồi cùng một phía, không còn đối diện với Tuyết qua đầu nồi, không nhờ xới cơm. Và bát cơm nào Tuyết đã chấm thì nhất định Sài phải tìm bát, rót tương khác, chấm riêng. Tất cả những trò ấy, ông bà đồ biết cả, tìm cách uốn nắn cả nhưng Sài vẫn có cách để làm theo ý mình. Bảo mãi không được, chuyện đó coi như là chuyện trẻ con không chấp. Duy chỉ có việc ở nhà hai đứa, ông bà đồ vẫn còn khổ sở. Thằng Sài hãi tối. Đêm nào đi họp về nó cũng túm lấy áo bạn đợi khi nào mẹ mở cửa đón nó mới buông bạn ra. Nhưng ngủ với mẹ ở dưới bếp bị đuổi chạy lên nhà chui vào bên bố cũng bị đuổi, nó nằm lăn ra tràng kỉ. Nằm đấy cũng không được, nó ra sân đứng, gục đầu vào cái gì đó mà ngủ. Có sáng dậy, bà đồ thấy con ngồi dưới sân, gục đầu lên thềm nhà nằm, bà ứa nước mắt, kéo con vào giường mình và đến tối nó đi họp về lại cho nó ngủ cùng. Được dăm ba hôm lại phải đuổi nó. Cũng có lần phải vào buồng vợ, nó đứng nấp sau cánh cửa, đợi bố mẹ đi ngủ, nó lại rón rén bước ra. Lần căng thẳng nhất cách đây mươi ngày. Đợi cho nó đi họp về, ông bà đồ bắt con vào buồng rồi khoá cửa lại. Suốt năm đêm như thế, thấy yên ắng, chắc là chúng nó quen hơi nhau rồi, nào ngờ đến đêm thứ sáu, khi bà đồ khoá cửa định quay ra thì con dâu thì thào gọi bà mở cửa. Cô chạy xuống bếp khóc và xin nằm với mẹ để anh Sài lên giường kẻo cả năm đêm vừa rồi anh ấy nằm dưới đất.

Tất cả những chuyện đó đều không hề vỡ lở ra ngoài. Bởi vì với Tuyết, dù cô đã mong đợi và sẵn sàng ở tư thế của một người làm vợ nhưng cô là con gái chưa quen mùi đàn ông, chưa có một thói quen như một sự nghiện ngập, phải cồn cào điên loạn khi không có chồng" vẫn đi với nhau". Cô hãnh diện với nó, sống với tất cả sự chấp nhặt của lòng tốt "vun vào" của xung quanh, của sự mong mỏi của người thân thiết và của cả chính mình. Chỉ cần nghe một câu tán tụng, một sự gán ghép, một lời nhắc nhủ có dính líu đến tên Sài và cô, đến "nhà em" và "anh ấy" là cô thấy bừng nóng khắp cả người, nhâm nha sự sung sướиɠ ấy đến hàng tuần, hàng tháng.

Còn ông đồ vẫn là người "quyết liệt" nhất trong sự yêu thương của vợ chồng Sài thì cũng không thể làm gì ồn ã được nữa. Thứ nhất, ông vốn là người hiền, ngoài sự nghiêm ngặt bắt con cái "giấy rách phải giữ lấy lề" ra, bản thân ông ăn gì cũng xong, ai cho con đến học có trả tiền công hay không cũng đều như nhau, đứa giỏi ông trọng, đứa dốt ông thương. Đến bây giờ vẫn có người làm nhà hay ma chay xa hàng mấy chục cây số cũng mời ông đến cho câu đầu, câu đối, chữ thêu trướng. Ông không bao giờ ngần ngại từ chối. Thứ hai, là trong đời, có nhẽ ông chỉ một vài lần nổi nóng như chuyện đuổi đánh thằng Sài mấy năm trước. Sau lần ấy ông thấy xấu hổ với dân làng, vài ba tháng sau không dám ra khỏi nhà. Cuối cùng, ông tin chắc rằng không đời nào ông Hà, thằng Tính và các đoàn thể người ta lại cho thằng Sài bỏ vợ trừ phi nó biết chí thú học hành, ông tin mai kia nó lớn mọi việc sẽ đâu vào đấy, thành thử ông không bó buộc nó gắt gao trong việc này như trước đây.

Nhờ thế, cuộc hôn nhân của hai đứa trẻ cứ "êm ả" trôi đi. Chỉ riêng Sài âm thầm cay đắng không thể kêu ca, không thể giãi bày. Người ngoài khen cô Tuyết càng lớn càng xinh ra, mặt mũi cứ tròn vành vạnh như mặt trăng. Sài lại thấy(đôi khi bất chợt nhìn thoáng qua chứ có bao giờ dám nhìn lâu), cái mặt ấy trông chảy ra, phèn phẹt như mẹt bánh đúc. Người ta bảo: Cô Tuyết khoẻ mạnh, chắc chắn, làm ăn đâu ra đấy. Sài nghĩ bụng có khác gì cái chĩnh đựng đỗ giống, người ngợm mỗi khi chạy trông cứ như lăn. Người ngoài bình phẩm hiếm người hiền lành như cô Tuyết, Sài cho đấy là loại người ngu, cả ngày không mở mồm nổi một câu.

Không phải thế. Cô bé chẳng có tội tình gì và cũng không đến nỗi nào. Thả ra, nếu được lựa chọn, được tìm người ưng ý, có thể lấy khối người, nhưng bố mẹ đã gả bán cô cho nhà ông đồ, cô đã là gái có chồng, cô không ăn đổ làm vỡ, không trai trên gái dưới, không ai có quyền đuổi cô đi khỏi nhà này. Nhất là bây giờ, Sài đã là liên đội trưởng, được đi cắm trại và nhận phần thưởng thiếu nhi ngoan và học giỏi nhất huyện thì không thể nào đuổi cô đi để tự anh ta trở về tay trắng. Hiểu rõ cái thế của mình nên đôi khi Sài nằm đất, nằm hè, đứng bờ, đứng bụi mà ngủ Tuyết cũng thấy tội, nhưng nghĩ lại, anh có tự hành hạ mình đến đâu và đem giao kề cổ, cô cũng không đi kia mà. Làm sao lại không yêu nhau để cô chăm chút cho mà học hành và có vợ có chồng đầm ấm vui vẻ, việc gì phải khổ sở như thế. Bạn bè cùng tuổi với cô ở làng này bao nhiêu đứa có con, có đứa sắp hai con rồi! Cô bé tìm ra chỗ yếu của Sài. Sài đành chịu số phận hẩm hiu để cho mọi người, cả người thân thuộc lẫn kẻ dửng dưng đều hài lòng vì cậu không chê vợ. Nhưng thực sự thì đừng ai bắt, ngay Sài cũng không tài nào bắt mình phải nói cười, phải làm lụng, phải ăn uống, phải sai bảo và đi lại với cô ta được. Từ sáu bảy tháng nay Sài phải sống thành hai con người, mười bốn tuổi đầu đã phải sống hai cuộc đời thật và giả. Ban ngày, chỗ công chứng là con người giả sống cho vừa lòng mọi người: yêu vợ. Ban đêm khi có một mình là con người thật: không thể nào chung sống với con người mình ghét bỏ từ đầu đến chân. Thành ra, bất kể lúc nào, bất kỳ ai có hỏi: "Sài có yêu vợ không?" Sài sẵn sàng nói như cái máy:"Có". Nhưng đêm đêm đi học, đi họp về, có ai cầm dao doạ gϊếŧ cũng không thể bắt Sài leo lên cái giường ở buồng bên trái nhà. Dù có len vào đấy thì cũng không ai có quyền kiểm soát cái khoảng tự do cuối cùng của tình cảm và quyền làm người của Sài.

Sài cố dồn sức lực, cố phồng mình lên để cái phần sống ở chỗ đông người, chỗ ban ngày được khen ngợi trầm trồ, còn ban đêm với riêng mình, nó tự gϊếŧ đi những xao xuyến thèm khát một hạnh phúc thực sự.

Nhưng khốn khổ thay, Sài cũng là một con người không thể nào triệt hạ được tình yêu khi con người đang sống, đang khao khát sống bằng sự dồi dào của mình. Bốn năm sau, khi Sài bước sang tuổi mười tám, tuy tốt nghiệp lớp bảy trường huyện và đỗ vào lớp tám của tỉnh nhưng anh lại bỏ về làm trưởng ban phụ trách thiếu niên xã. Năm ấy vỡ đê bồi, làng Hạ Vị thiệt hại chưa từng thấy. Sau trận lụt, chuyện của Sài còn to hơn chuyện vỡ đê bối, còn cuốn hút mọi người hơn cả dòng nước vỡ cuốn mất mười bảy ngôi nhà ở thôn Cam Bồi. Với riêng Sài, có thể đây là một điểm vỡ ra của những năm tháng chắp vá, gượng gạo chăng? Ai sẽ là người ủng hộ Sài dù đó là sự nhen nhóm. Nhưng mà cuối cùng vẫn là quyết định của Sài. Anh đã có một quyết định dũng cảm. Vậy mà biết đâu chính nó lại là sự hèn nhát.

Đã thành lệ, từ giữa tháng sáu ta, khi trời nắng đến mức nước trong giếng, trong bể, trong chum vại cũng như luộc chín đám rêu khiến nó nổi váng lều phều trên mặt và giông bão sẵn sàng nổ ra từ giữa oi ả nồng nặc thì làng phải gấp rút chuẩn bị đối phó với mùa lụt. Người ta bắt đầu pha tre, mua nứa, đi chợ Dầu, chợ Cháy mua sơn. Mỗi nhà phải cố chạy vạy để có một chiếc thúng câu. Những người cuốn vó bè, đánh lưới, thả rọ, đi chợ Cống, chợ Hồi sắm sửa đồ nghề. Trẻ con mua dậm, mua thời, uốn lưỡi câu. Người già chẻ lạt gác gác bếp đánh con xỏ, con nín sẵn sàng bắc gác. Đàn bà dỡ đống cây ngô ở đồng, nhổ hết cây đỗ gánh về đánh đống ở đầu nhà. Sự chuẩn bị vừa hốt hoảng lo sợ, vừa háo hức mong chờ, niềm vui và nỗi buồn xô bồ cẩu thả đang bừa bộn ngổn ngang thì nước sông đã ăn lên lem lém nuốt chửng cả cánh bãi xanh non mênh mông lúa lốc và vừng. Những ngày mưa ngâu ào đến, ào đi như một thứ trò đùa tai dai dẳng. Những đêm chớp nháy liên hồi ở chân trời đằng đông gọi nước lên nhanh như tát, chả mấy chốc mà tràn cả làng. Tiếng trống thúc ngũ liên, tiếng loa hối hả suốt ngày đêm gọi người lớn đi hộ đê quai, giục trẻ con người già, trâu bò, lợn gà chạy vào đê chính. Nồi niêu chăn chiếu gác lên sàn. Nhất thiết mỗi gia đình phải xay ngô lấy lõi đủ mười ngày ăn. Làng quay cuồng mù mịt trong nỗi hoảng loạn, riêng bà đồ Khang gần như mấy ngày hôm qua không hề ngả lưng. Thằng Sài đi thúc loa khản đặc cả cổ, chạy ngược chạy xuôi hò hét, khiêng vác khắp làng, khắp xã, không thèm nhìn nhận đến nhà. Con Tuyết đi hộ đê. Còn ông đồ chỉ quay ra, quay vào với vài cây cau ương mới nhú mầm không biết gác lên đâu. Mọi việc từ đánh lại đống ngô, san vò tương để bê đi gửi, đóng bè cho mẹ con nạ chó, làm gác đặt ổ gà đẻ, đến đào hố chôn phân gio, xúc ngô đỗ đi gửi, bó buộc quần áo, chiếu chăn, xanh nồi bát đũa, lọ nhớn lọ bé, chai to, chai nhỏ, thôi thì đổ hết lên đầu bà. Chỉ có bà, như một con ở của cái nhà này, chỉ có bà phải ăn, phải dùng những thứ đó nên bà lo chứ ai ngó ngàng đến. Thằng Sài mà vác mặt về đây bây giờ thì không yên được với bà.

Nhưng thằng Sài không về. Đến quá nửa đêm đê quai vỡ ở chỗ cây đa còng cách đầu làng đến dăm cây số mà nghe tiếng nước ầm ầm rung chuyển như bom. Tiếng kêu la truyền đi rùng rợn, thảm thiết, làng nọ ríu vào làng kia, tiếng kêu như ong, hàng mấy giờ đồng hồ vẫn chưa thấy được nước chảy đến, lúc ấy thằng Sài chạy về đứng ở đầu nhà hỏi: "Thầy mẹ đã chạy hết mọi thứ chưa"? Bà đồ uất đến lặng người, chỉ chờ nó bước vào sân là sẽ chết với bà. Nhưng nó lại biến mất hút rồi. Không trút được nỗi bực dọc cho con giai bà quát con dâu và chông, cả nhà cuống quýt gánh, đội, ôm, vác mọi thứ chạy lên đê quai. Trong khi đó Sài bế trẻ em, đội ngô, ôm quần áo hết nhà này đến nhà khác và cũng chạy lên đê. Nước đã tràn về ào ạt như gió, trong chốc lát cánhh đồng lởm chởm mấp mô đã trắng băng. Tiếng kêu ré lên, tiếng quát tháo của các xóm phía trong gấp gáp. Sài chạy trên mặt đê, gọi loa, yêu cầu thanh niên đẫn chuối bơi vào đồng cứu bà con chưa chạy sang bên kia sông nhờ đoàn sà lan sang cứu người, cứu của. Đêm ấy Sài cùng các công nhân, chở hết người chưa chạy kịp trong các xóm, xong lại chở nốt người, lợn, gà, trâu bò đã chạy lên đê quai vào đê chính. Chuyến cuối cùng họ "rà" từ đầu làng đến cuối xã nhưng không còn gì. Anh cởϊ qυầи dài cuốn lên đầu, nhảy ùm xuống bám vào đoạn chuối nổi mập mờ ở bên cạnh. Anh chỉ cần bơi dăm chục mét đã tới nơi anh định tới. Đó là cái cổng nhà tổng Lơi. Phía trên lối ra vào nó xây thêm một tầng nữa. Tầng ấy và sân thượng dùng làm nơi canh gác của hương dũng. Tổng Lơi chạy đi Nam, toà nhà của nó ta tịch thu làm trường học và một nhà ngang tạm thời làm trụ sở uỷ ban xã. Còn cái cổng được rào lại, phía trong đựng đầy rác rưởi, phân dơi, phân chuột và cóc nhái chết đã khô đen. Đã nhiều buổi chiều và đêm sáng trăng Sài bí mật leo ton tót lên sân thượng. Bước đến nơi quen thuộc Sài còn thích thú hơn cả về nhà mình. Trời gần sáng, trăng vẫn vằng vặc. Năm nào cũng thế, khi nước đã tràn vào đồng là lúc chấm dứt những ngày mưa, trời trở nên quang đãng khô ráo, trên thì vằng vặc về sáng. Khi anh tỉnh dậy mặt trời đã chếch sang tây, ánh nắng đốt vài khuôn mặt nằm nghiêng khiến anh vừa mở mắt ra đã thấy tối sầm lại. Cả nền xi măng, cả quần áo đắp lên người nóng rẫy, không thể nằm tiếp tục được nữa. Phải một lúc lâu anh mới như tỉnh, mới tin vào mắt mình khi nhìn thấy nước đã mấp mé mái tranh của những nhà cao. Những nhà thấp đều đã ngập lưng mái. Những vườn chuối tiêu cũng ngập bủm từ bao giờ. Những rặng tre lơ lửng vô số túi bọt bong bóng của ễnh ương, và kiến kéo nhau vón thành từng ngấn dài đỏ ối như đường ranh giới trên ngọn tre. Một con gà mái không hiểu của nhà ai đang từ nóc nhà"uỷ ban" bay vọt lên, bay quá đà phải gắng gượng chới với mới bám được tầu cau. Nó lẩy bẩy khó nhọc mới lần tới sát bẹ, nép vào đấy nằm một lúc lâu lâu, cái đuôi cong dớn lên rồi cụp xuống, một quả trứng lộ ra, rơi tõm xuống nước. Con gà mãi không hề biết mình đã đẻ vào trống không, nó chỉ còn nhớ một thói quen là "cộc tác" một cách hốt hoảng như có ai đuổi bắt và vội vã bay lao vào bụi tre đầy gai góc, rắn rết.

Ngồi một lúc, anh quyết định phải đi kiếm cái gì ăn. Biết đâu mình chả phải ở đây vài ba ngày nữa mới có thuyền thúng qua lại. Anh vo tròn bộ quần áo dài nhét vào khe tường, nhao xuống ngâm mình trong nước đặc sánh phù sa. Anh có cảm giác đang ở trong một bể nước làm kem sắp sửa đông lại, khắp người thấy khoan khoái tưởng có thể sức này bơi độ hơn ba cây số vào tận đê chính còn thừa. Về đến nhà mình, nhẩy lên đầu hồi quanh quẩn mãi anh không tìm được lối vào nhà. Định rỡ mái chui từ khe đòn tay xuống, anh chợt nhớ trong nhà không có gác, mọi thứ gửi ở nhà mới ngập đến lưng chừng, nhưng cửa khoá, buộc không thể vào nổi. Sài rỡ tranh chui vào gian bếp. Bếp cũng sạch trơn, chỉ có nmột sàng khoai lang mới luộc tối qua, đổ ra gác lên đây cho nguội không kịp ăn và khi chạy bỏ quên. Sài đu mình lên quá giang, ngồi ăn chưa hết một củ đã nghẹn tắc lại. Khoai bở và anh lại ăn ngấu nghiến, làm sao chả bị nấc. Anh mỉm cười về sự tham lam vội vã của, rồi vươn tay xách luôn cái ấm đất thung treo ở tường. Nhét đầy ấm vẫn chưa hết một nửa chỗ khoai, anh giải phóng luôn chiếc quần đùi buộc túm lại. Trở về chỗ cũ trên cổng anh đặt khoai một góc, lấy ấm múc nước dựa nghiêng vào bờ tường đợi lắng, vắt nước quần xuống nền xi măng cho đỡ nóng rồi đội lên đầu dấu đậy điệm. Chợt có tiếng lao xao. Anh nhìn ra cánh đồng nước. Giữa mênh mông nổi lênh đênh những đống cây ngô, cây đỗ và những mảng tranh, những cây đòn tay, cây xoan, cây chuối, thấy chiếc đò ngang đang hướng mũi về phía mình. Vội vã mặc quần áo, chui xuống tầng lô cốt đầy rác và các thứ khác, chỗ con đò đã áp mạn vào đấy. Hương, cô bé duy nhất ngồi trên đò không dấu nổi sự mừng tủi:

- Trời ơi an Sài. Đi sang bên kia sông với tôi đi.

- Có việc gì đấy Hương.

- Sang chỗ anh trai tôi chơi, sáng mai về.

- Thôi có lẽ Hương đi. Tôi ở đây đợi lát nữa có đò vào trong ấy luôn. Hay là Hương lên đây chơi, đợi thuyền ra tôi đưa Hương đi.

- Có lâu không?

- Chưa biết nhưng chắc cũng nhanh thôi.

Đang chần chừ, một anh lái đò giục Hương định thế nào, quàng lên để họ còn về đón khách, Hương hỏi:

- Nhưng có đò thật chứ.

- Nếu lỡ, Hương có dám ở đây chơi lâu không?

Nói xong câu bóng gió ấy mặt Sài đỏ bừng, hơi cúi. Hương lướt nhanh đôi mắt to, rất đẹp, và thông minh nhìn Sài, hai má ửng đỏ, cô cũng mỉm cười hơi cúi. Một trong hai người lái đò khuyên:

- Cứ ở đây chơi, lát nữa thuyền thúng lại chả đầy.

Hương ngần ngừ rồi trả tiền, cám ơn, một tay giữ túi dết và nón, tay kia giơ ra cho Sài kéo lên. Khi con đò đã đi xa, cả hai người cũng nhìn chăm chú như thể mình là người phải lo lắng cho số phận của nó sắp phải ra giữa dòng sông cuồn cuộn sóng dữ. Biết mình im lặng là vô lý nhưng cổ họng cứ khô cứng lại, Sài không biết nên hỏi chuyện gì, nói gì với Hương bây giờ.

Hương là cô bé ở xã phía trong con đê chính, nơi vẫn quen gọi là nội đồng, nơi hàng mấy đời nay người làng bãi ăn thuê làm mướn, nơi đêm đêm những năm lên chín lên mười Sài đã vác vồ chạy theo người lớn vào ngồi dúi dụi vào nhau trên mặt đê hóng đơi người ta đến mướn. Cái nơi ăn trắng mặc trơn ấy con gái đẹp đã thành câu ngạn ngữ: "Trai tổng Thái, gái tổng Ninh". Cái tổng Bái Ninh mà trung tâm là làng Bái Ninh, có chợ Bái sầm uất hơn cả phố huyện, con gái trăm người như một, trắng, thon thả và ăn nói dịu dàng như người trên tỉnh. Sài gặp Hương ở năm đầu tiên của trường cấp hai toàn huyện. Nói đúng ra, bốn huyện mới có một trường cấp hai, đi học lớp năm thời ấy còn oai vệ hãnh diện hơn, quan trọng và hiếm hoi hơn đi nước ngoài học phó tiến sĩ bây giờ. Sài là niềm hãnh diện duy nhất của xã Hạ Vị "lọt" lên được lớp năm, nhưng khi đến đấy, với bộ quần áo cánh nâu, đội nón, chân đất và một chiếc túi dết đã vá hai miếng của anh Tính cho, Sài thấy mình trơ trẽn trước tất cả các bạn trắng trẻo đi guốc, đi giày, đi dép, mặc quần phăng, áo trắng, áo len, áo khoác, đội mũ các kiểu. Con gái cũng mặc áo sơ mi cặp tóc, răng trắng. Sài nhìn họ như nhìn vào ánh nắng mặt trời, vừa rực rỡ lấp lá vừa chói chang phải tìm cách quay đi. Ngày khai giảng, Sài xếp hàng đứng sau cùng, phía trước anh là cô bé tên Hương. Thầy chủ nhiện vừa đọc đến tên cô ta, cả trường đều quay nhìn cô đi từ tốn và tự tin vào hàng. Cô ta còn thấp hơn Sài là khác, nhưng đi guốc cao mà Sài lại chân đất thành ra đứng chào cờ Sài chỉ nhìn vào cái gáy nõn nà của cô do hai hàng tóc rẽ ra cặp gọn ghẽ thành hai mảng đen mướt trùm xuống hai bờ vai. Ngay ngày thứ nhất của năm học mới ấy, Sài đã tìm cách tránh xa cô ta chỉ vì một lẽ giản đơn: Cho đến hôm ấy, Sài mới thấy một cô gái đẹp như thế, mà Sài lại là thằng bé quê mùa đã có vợ. Cả ba năm học cùng lớp, Sài ngồi bàn đầu tiên bên trái, còn cô ta ngồi bàn cuối cùng bên phải. Không bao giờ Sài nhìn xuống phía ấy, ngay cả khi cô ta lên bảng Sài cũng không nhìn. Lớp của Sài năm nào cũng đứng nhất trường vì trong đó có một lý do có lẽ là quan trọng nhất thầy nào giảng cũng hay, cũng tận tình sẵn sàng vất vả ngày đêm vì học trò. Mãi sau này, khi đã có thể coi nhau là bạn bè, anh em Sài mới biết cả mười một thầy trong ba năm học ấy đều bảo: "Vào lớp của cậu, thực ra mình chỉ giảng cho một người. Sài biết người đó là ai chứ. Mỗi khi bước đến lớp cậu, mình rất thấp thỏm sợ và không có gì buồn tẻ hơn nếu giờ ấy vì sao đó mà cô bé vắng mặt". Tất nhiên, thầy nào cũng nói còn một người nữa là niềm tin, là chỗ tựa khiến không thể lơ là cẩu thả với giáo án, và giờ giảng của mình. Người ấy là Sài. Nhưng khi Sài không muốn và biét là không thể xếp sự hấp dẫn của anh ngang bằng với sắc đẹp của Hương. Hơn nữa anh chỉ giỏi tự nhiên, dù các môn tự nhiên của anh cùng ba học sinh của trường khác được coi là xuất sắc nhất tỉnh.

Hương rất ý thức được sắc đẹp của mình nhưng cô vào loại học giỏi. Cô kiêu kỳ nhưng sẵn sàng giúp đỡ bạn học kém. Tính tình kiên quyết đến tàn nhẫn và ngay cả lúc ấy vẫn thấy có duyên, thấy cô ta càng đẹp thêm lên mỗi khi tức giận và quyết đoán một việc gì đấy. ít nói, nhưng chàng trai nào định "nói gì", cô đều mỉm cười và đôi mắt cũng cười như bảo: "Anh bạn ơi, thôi nói chuyện khác thì còn có thể ngồi nói chuyện được với nhau". Riêng có Sài là cô mến. Nhưng cả Sài và cô đều cố "cương" lên một cách không cần thiết. Qua những người làm thuê trong xóm từ mấy năm trước, gia đình cô đã thương tình cảnh một anh Sài nào đó học rất giỏi phải sống ép buộc vì một lời hứa hẹn của bố mẹ, không ngờ đến nay lại cùng học một lớp và Sài vừa thông minh vừa cần cù đến thế. Hương rất thích cái tính chân thật, rụt rè của Sài. anh ta chỉ có một mình để học hoặc bạn nào đi cùng thì phải cùng học với anh ta. Hương tiếc mình bỏ phí đoạn đường đi về song cô lại không kiên trì học được như thế. Cô còn biết sáng sáng Sài phải dậy phải dậy từ ba giờ để học và nấu cháo độn ngô hoặc khoai lang, ăn xong bỏ vào túi dết vài ba củ khoai rồi chạy đi. Cả khi đi và về trên đoạn đường mười cây số, Sài học từng bước. Lúc tối thì nhẩm, nhớ lại bài cũ. Lúc trời sáng giở sách học bài mới. Chiều về chỉ có một bát bánh đúc ngô rồi đi họp, đi làm công tác đội đến khuya. Khi có thể ngủ yên lại phải trốn chạy lẩn tránh, nằm đất, nằm hè để khỏi vào với "vợ". Nghĩa là chuyện gì xảy ra ở Sài các bà dến làm thuê ở làng Bái Ninh, đều kể và có phần thêm bớt cho ly kỳ hấp dẫn. Ai cũng bảo nếu thằng bé ấy nó được ăn uống đầy đủ, không bị cấm đoán quát nạt thì còn giỏi đến đâu!

Hương và hai cô bạn ở huyện khác về nhà cô trọ để cùng học với cô ngày nào đến gốc đa Phú Hoà cũng ngồi nghỉ để ăn mía và cắn hạt dưa. Họ ngồi ở đấy nghỉ và ăn đã thành lệ. Học sinh về đến đây và qua xã Hương chỉ có một mình Sài. Hương rất muốn Sài ngồi lại nghỉ và ăn cơm cùng nhưng không bao giờ cô mời. Lần nào không thể bỏ qua được, cô chỉ xui các cô bạn rủ anh. Không một lần nào trong ba năm học Sài ngồi lại đấy nghỉ với họ. "Đàn ông nhát thế là cùng". Không phải như cô nghĩ. Tính Sài lủi thủi nó quen rồi. Ngoài cái lý do ấy ra, còn một điều Hương không sao hiểu nổi, chính những ngày ngồi trong lớp không qyay xuống nhìn phía bàn Hương thì Sài cũng rất buồn nếu chỗ Hương đi trước, Sài cứ muốn còn đường về đến đầu làng Hương dài ra nữa, để Sài đi mãi. Mải miết học đến đâu thì khi cách cây đa Phú Hoà chừng ba bốn trăm mét Sài cũng lướt mắt nhìn xem có Hương ngồi lại không. Về đến đây Sài vẫn không nhìn ra ngoài trang vở mà hai tai cứ nóng dậy lên. Và thật lòng, Sài rất muốn có cớ ngồi lại, nhưng không bao giờ thấy chợ huyện về trông thấy thì phiền. Thành ra Sài cứ phải nén mình lại vì Sài đã có "vợ" và không muốn mang tiếng là thấy cô này cô kia đẹp về ruồng rẫy vợ con...

Trong khoảng thời gian gần một giờ đồng hồ "chết", đã ba lần Sài mời Hương ăn khoai và uống nước. Chỉ có lần đầu Hương từ chối còn hai lần sau cô im lặng và thở dài như ân hận một điều gì. Cũng trong thời gian ấy có hai lần anh đứng lên chống tay vào thành tường ngắm nhìn đồng nước như lạ lẫm, như mê mải. Cuối cùng chính Hương phải phá tan sự im lặng.

- Gần tối rồi liệu có đò không?

Nhận thấy vẻ sốt ruột có phần bực bội của Hương. Sài lo lắng thực sự. Anh đứng bần thần một lúc rồi mới nghĩ được cách:

- Hay là để tôi bơi ra đê quai. Thế nào cũng có thúng câu. Tôi nhớ tối qua khi mọi người lên xà lan hết rồi vẫn còn mấy cái buộc trên cây bằng chỗ chợ Quán.

- Có xa không?

- Chỉ độ nửa cây số.

- Thôi, Hương không ở lại đây một mình đâu.

Anh lại đứng đần mặt không biết sẽ bằng cách nào để đưa Hương về. Còn Hương thì vẫn cố nén những hơi thở buồn bã và lo lắng. Anh ái ngại:

- Cố đợi Hương ạ. Nếu tối không có thuyền thúng qua đây tôi tìm cách đóng bè chuối đưa Hương ra đê quai rồi ta lấy thuyền nan về, sáng trăng, lo gì.

Hương không đáp. Một lát sau cô mới hỏi:

- Hình như anh không thích Hương đến đây phải không?

- Sao Hương lại nói thế.

- Từ khi Hương đến anh tỏ vẻ không vui.

Lại đến lượt anh cố nén hơi thở, giọng anh buồn buồn của một kẻ yếu thế.

- Có những đêm một mình ngồi chỗ này ngắm trăng rất khuya, tôi chỉ ước có Hương ở đây.

Bỗng cô bé cười phá lên.

- Sài cũng mơ màng thế cơ à.

- Nhưng tôi chỉ ước ao thế thôi. Không bao giờ dám nghĩ là có chuyện đó.

- Thế anh Sài ước có nhiều không?

- Tôi biết thế nào Hương cũng cười tôi là viển vông.

- Nhưng anh có vợ rồi kia mà.

Dường như cô bé đã chạm vào chỗ đau nhất mà anh cố tìm cách dìm lấp nó đi, nhất là đối với Hương, anh cứ mong, một nỗi mong cũng rất viển vộng là cô sẽ hiểu rõ hoàn cảnh của anh hoặc là cô sẽ coi như không có chuyện đó ở anh. Như thế để làm gì? Anh không biết! Nhưng anh vẫn cứ mong như thế. Không ngờ cô bé tinh ma này đã giễu cợt và anh đã dại dột để cô ta biết được tất cả những ý nghĩ thầm kín của mình. Sau phút câm lặng vì xấu hổ, anh cố nói để cô hiểu rằng điều anh vừa tâm sự chả hề quan trọng gì đối với chính anh. Anh nói như một quyết định không cần bàn bạc.

- Thôi sắp tối rồi, Hương ngồi đây.

- Anh đi đâu?

- Mình đi tìm cây chuối quanh đây, đóng bè đưa Hương đi.

- Thôi, ngồi đây.

Thế là cái quyết định cứng rắn của anh tan biến ngay sau cái mệnh lệnh âu yếm của cô. Đợi Sài tần ngần ngồi xuống cô mới nói, không nhìn anh, cô nói như cho chính mình nghe cái tình cảm của mình.

- Anh biết không, từ sáng sớm, em đã đi dọc theo đê chỗ những người ở ngoài này chạy vào đêm qua mà không tìm thấy anh. Em hốt hoảng lo không biết anh đã có quyết định liều lĩnh nào đó hoặc vì sao đấy, mà hỏi những người quen đều không ai biết anh ở đâu, sau khi đã đưa mọi người lên đê. - Càng nghe cô nói, Sài càng cảm thấy giữa cô và Sài không có sự cách biệt nào nữa. Cô lo sợ tìm kiếm Sài như một người đã yêu nhau tha thiết, một người vợ lo sợ hoạn nạn của chồng! Cái tình cảm ấy trong cô có từ bao giờ và vì sao cô lại yêu anh, hay chỉ lo cho anh như một người bạn quý trọng nhau, một người em lo cho anh? Cô đi đò sang bên kia sông, nơi ông anh ruột cô ở bộ thuỷ lợi về phụ trách kè đá ở bến lở. Cô sẽ nhờ anh mượn ca nô đi tìm Sài. Nói được cái lý do để có quyền ấm ức khi gặp anh, cô mới kể vì sao cô lại thấy thương và sợ anh chết đến thế.

Nghĩ về anh thì lâu rồi nhưng rất ghét vì anh lúc nào cũng có vẻ như sợ hãi trốn chạy bọn con gái. Mới hơn một tuần nay, kể từ hôm xuống thị xã đến giờ, trong người cô không lúc nào không nghĩ về anh, một con người đáng kính trọng vừa thấy thương hại tội nghiệp. Hôm ấy Hương gặp thầy Chởi, trước là hiệu trưởng trường này, bây giờ là trưởng phòng tổ chức của ty giáo dục. Thầy hỏi Hương: "Em biết tin gì chưa?"- "Thưa thầy chưa ạ"- "Em được vào học đấy. Đợi thầy đến chiều lấy giấy báo luôn". Trời ơi, Hương không thể nào tin vào tai mình nữa. Hương đã viết vì sao mình không đỗ nên không hề nghĩ tới ngày đi xem báo điểm vào lớp tám. Cả mấy tỉnh mới có một trường cấp ba, được vào đấy là mơ ước của hàng vạn học sinh chứ riêng gì ai. Bằng học lực của mình, Hương có phần tin sẽ may mắn được cái vinh dự ấy. Nhưng không hiểu sao Hương lại chép sai đầu bài Lý. Một "chọi" với năm mươi, Hương biết là mình hỏng rồi. Thầy Chởi hỏi: "Em có thân Sài lắm không?" - "Thưa thầy, ngược lại" - "Thế mà Sài nó vô cùng tốt. Hôm đến xem điểm xong, nó tìm thầy, hỏi điểm của em. Thầy bảo là Hương thiếu có nửa điểm, thật tiếc cho cô bé. Nó buồn rầu hỏi thầy có cách nào để Hương được vào học. Thầy bảo huyện ta đỗ chính thức có ba và Hương thiếu nửa điểm, còn lại là thiếu từ hai điểm trở đi. Số học sinh thiếu nửa điểm có mười lăm em. Hội đồng nhà trường và các ty đã thống nhất: nơi nào thiếu sẽ được học dự bị ở nơi ấy. Hương chỉ được học với điều kiện một trong ba học sinh của huyện đỗ chính thức vì lý do gì đấy phải bỏ học" - "Thưa thầy em xin bỏ học" - "Em định thử thầy đấy à?" - "Dạ không ạ. Thưa thầy nhà em neo đơn, túng bấn không thể có tiền gạo lên tỉnh trọ học ạ"- "Thầy hiểu hoàn cảnh của em. Thầy sẽ hướng dẫn em làm đơn xin học bổng. Trường hợp của em thầy tin chắc là được." - "Thưa thầy..." - "Lại sao nữa?" - "Thầy cho bạn Hương vào học ạ" - "Em không đùa với thầy đấy chứ" - "Em không dám thế. En chỉ nghĩ bạn Hương học rất giỏi, giá không nhầm một câu trong bài Lý nhất định bạn ấy đỗ. Năm nay trượt, bạn ấy là con gái, sang năm thi lại khó đỗ. Như thế khỏi tiếc cho bạn Hương thầy ạ". Thật lòng thầy rất quý em, Hương ạ. Nhưng Sài bỏ học thì phí quá. Một cậu học sinh đỗ thứ hai trong năm nay phải bỏ học, thầy nghĩ cứ thấy ái ngại quá. Nhưng khuyên thế nào cậu ấy cũng không nghe. Thầy rất khó hiểu về cậu ta. Đêm ấy hai thầy trò nói chuyện mãi đến gần sáng thầy mới hiểu hết cảnh ngộ của nó. Trước đây thầy cũng có biết nhưng ngờ đâu bên ngoài càng nén bao nhiêu, bên trong càng muốn bật tung bấy nhiêu. Nó quyết định đi bộ đội em ạ. Dù có học tiếp thì đến kỳ tuyển bộ đội cũng đi. Cậu ta sẽ đi càng xa xôi, càng hiểm trở, càng tốt. Đi như thế chỉ cốt để không nhìn thấy cô vợ và những người có trách nhiệm trong gia đình không thể đuổi theo mà bắt cậu ta phải nghe theo ý họ. Thật tội nghiệp cậu bé. Nhưng chuyện ấy bí mật em nhé. Lộ ra, người ta biết động cơ không đúng đắn có khi không được đi nữa đâu. Tội cho Sài quá".

Trời đã tối từ lúc nào không thể biết. Ngẩng lên đã thấy mặt nước cồn cào trăng sáng, thứ ánh sáng rập rờn lấp lánh như bạc. Phía trước mặt là đồng nước đầy ánh trăng thơ mộng, phía sau lưng, nước đã trùm lên các mái nhà, các vườn tược cây cối và sóng ngầm đang thúc vào tường và vách, thúc vào rễ cây để rồi khi rút ra, tất cả sẽ xiêu vẹo mục nát, vàng úa và lụi tàn.

- Nghĩ gì buồn thế anh Sài?

- Có lẽ cả nước này không đâu cực nhọc bằng làng tôi.

- Sài xưng anh sợ thiệt với em à. Nói xong câu đó, Hương như người bước quá đà, cô hơi cúi. Sài cũng trấn tĩnh lại.

- Hương ơi.

- Dạ.

- Em có yêu anh thật không?

Hương nhìn, đôi mắt như táp lửa vào mặt anh và cái đầu cô hơi lúc lắc. Sài như người bước hụt xuống một cái hố quá sâu, anh gục mặt trên hai cánh tay khoanh lấy đầu gối, kiểu ngồi như kiểu người vác vồ ngồi chờ trên mặt đê. Nhưng bây giờ thì không còn chờ đợi gì nữa. Hương chỉ thương hại mình như thương một kẻ ăn mày, một bà chủ thương tình một kẻ làm thuê? Hương vờn vỡn để an ủi mình. An ủi kiểu đó thì ác quá Hương ơi. Anh đang ngồi chết lặng, bỗng Hương nhoài người ôm lấy cổ anh, cô chườm khuôn mặt mắt lạnh vì nước mắt lên lớp da khô cứng ở cổ, ở mặt anh. Sài ngồi sát lại, hai cánh tay anh ghì lấy người con gái tưởng đến ngẹt thở. Lần đầu tiên được va chạm vào thân thể đàn bà, anh cứ run lên. Khắp người rần rật niềm sung sướиɠ. Nhưng hồi ấy họ chưa biết hôn nhau. Nói đúng ra, anh chàng Sài làng Hạ Vị chưa biết hôn. Từ thuở cha ông cho đến thế hệ Sài, người ta chỉ biểu hiện tình yêu nơi tạo hoá đã làm ra như là sự dư thừa ở người con gái. Bằng cái tiềm thức sâu xa ấy, anh đã luồn tay lần cởi hết hàng cúc áo sơ mi. Cô gái cúi rạp người từ chối: "Em sợ. Đừng, đừng làm thế, Sài ơi!" Và hai tay nắm giữ hàng khuy áo tưởng không thể nào cậy nổi đều lơi lỏng mỗi khi bàn tay anh lần tới. Rồi Sài đang cậy cục lúng túng với chiếc áo con chật cứng ninh ních, bàn tay cô ẩy ra nhưng ẩy về phía sau như mách bảo chàng trai ngốc nghếch rằng cái mấu chốt của nó ở phía ấy cơ mà. Dưới ánh trăng vàng rực rỡ, bộ ngực căng phồng lên như chỉ chực bật ra khỏi cái thân thể nõn nà của cô, cô vội khoanh hai cánh tay trước ngực rồi lại ngoan ngoãn theo bàn tay anh tẽ nó ra hai bên, hơi quay mặt để anh thả sức ngắm nhìn nơi thần tiên đó. Chàng học trò làng lụt vốn ít nói bỗng ngây ngất kêu lên:

"Trời ơi, đẹp như tượng phật!" cô hơi quay lại mỉm cười nhìn anh, đôi cánh tay trần mát lạnh hơi khép lại" Lạy phật đi mới cho nhìn" - "Anh lạy phật ạ". Cô sung sướиɠ ôm lấy cổ, ghì áp khuôn mặt anh vào bộ ngực căng đầy và cầm tay anh đặt lên phía ấy. Cô ngẩng mặt mỉm cười ngắm bầu trời đầy trăng, thanh thản như một người mẹ ngồi ôm con bú. Cái phút ngây ngất ấy cũng là giây phút đầu tiên trong đời cô, nó làm cô run bắn lên khi bàn tay anh chạm vào thân thể mình. Nhưng cái giây phút qua rồi, cô cũng như mọi người đàn bà ở trần gian, không còn gì để chống đỡ, để cự tuyệt. Cái sức mạnh phòng thủ vững chắc của người đàn bà phải ở từ xa, từ rất xa kia. Chứ để nó đến gần, rất gần, đã có thể nhìn thấy ánh mắt long lanh của nhau, có thể phấp phỏng về một lời nói, một tiếng cười của nhau thì chỉ còn chờ đợi vào thời gian cho một sự quen dần và lấn tới. Chờ đến một cơ hội có thể là rất tình cờ như đêm nay, cái đêm chỉ còn những tiếng kêu yếu ớt. "Em sợ. Đừng, đừng làm thế". Và cái giây phút ấy có thể đánh đổi cả trời đất, đánh đổi cả cuộc đời để lấy một phút giây, cái phút giây tột cùng của người đàn bà là cái phút tột cùng của sự liều lĩnh và bất chấp. Đã không thể tự phòng vệ từ xa, bây giờ chỉ còn biết đợi chờ cái giây phút được ban phát ấy ở người con trai. Những áp mặt vào bộ ngực nở nang, được toàn quyền sử dụng bàn tay của mình ở nơi ấy là quá sức mơ tưởng, đã quá sức liều lĩnh rồi, anh cũng như người nông dân đang lúc giáp bát được mùa bội thu thì suốt cả đời chỉ có đứng trên thửa ruộng vừa thu hoạch của mình mà thoả mãn, dù sự thèm muốn có đốt cháy cả người mình cũng không dám mơ tới một vùng đất mới lạ hết sức màu mỡ tốt tươi. Cho đến gần sáng, cả hai con người đều cảm thấy nhàm chán, trên bộ ngực dù căng mẩy, vẫn là đơn điệu, cả đêm thức trắng, họ nằm bên nhau, thϊếp đi, không thể nào biết rằng lúc mặt trời mọc đã có một người leo lên sân thượng, lướt nhìn khuôn ngực còn lộ liễu của người con gái và người con trai, như một đứa trẻ, nằm úp mặt xuống bầu vυ", một tay như là ấp ủ, như là giữ lấy bầu bên kia. Chỉ lướt nhìn, rồi rón rén tụt xuống. Hương linh cảm thấy việc gì đó nên khi nghe tiếng chàng bơi gõ vào thang thúng và câu nói: "Không còn trời đất nào nữa", thì cô nhận ra ngay. Cô nhẹ nhàng khép hai tà áo, lay gọi người yêu: "Anh, Anh ơi, có người anh ạ" Sài vùng dậy theo một phản xạ tự nhiên, anh đứng thẳng người nhìn xuống. Một chiếc thúng câu do một lão đã có tuổi, anh không nhận rõ là ai, đang mải miết bơi đi như một tên ăn cắp chạy trốn.

Cả hàng tháng sau, chuyện "giăng gió" của anh Sài nhà ông đồ Khang được coi như chuyện hệ trọng bậc nhất phổ cập nhất trong toàn dân, từ đứa trẻ con còn nói ngọng cho đến ông bà già rụng hết răng đều thì thào như là giặc giã sắp tràn về, như làng Hạ Vị sẽ lụi bại vì chuyện ấy, như nước sông lại lên to cuốn đi hàng nghìn người, như là nhà nào cũng sẽ chết đói, chết rét vì chuyện ấy. Sức mạnh của những tiếng thì thào, mắt tròn mắt dẹt lan tới huyện, có khi cả người tận trên tỉnh cũng biết chuyện nhà ông đồ Khang gặp vận không may. Cũng cả hàng tháng, nhà ông đồ Khang âm thầm như có người chết. Không ai dám đi đâu xa. Nếu miễn cưỡng phải đi qua chỗ đông người thì hoặc phải che nón, cúi xuống mà đi, hoặc phải dầy mặt lên mới chịu nổi những cái nhìn nhọn như những mũi tên bắn. Tính cũng không về nhà. Phần anh không dám về, phần khác anh phải tiếp các nghành, các giới xung quanh cơ quan huyện đến hỏi thực hư ra sao, đến chia buồn và an ủi, phê phán và khuyên bảo, chỉ còn thiếu tội cơ quan không đem anh ra kiểm điểm vì đã có thằng em hư đốn, liều mạng.

Ông Hà đã được điều về công tác ở tỉnh từ hai năm nay. Nhận được thư Tính than thở, nhân ngày chủ nhật ông về tranh thủ. Qua huyện, ông kéo Tính về luôn. Ông mắng anh tại sao không biết lấy "độc trị độc" mà dẹp đi, lại để tai tiếng đến mức này. Đến nhà, ông cho con cháu đi báo cán bộ xã, nước. Kẻ "phát hiện" ra chuyện Sài cũng được gọi đến. Gần như đông đủ tất cả cán bộ ngành giới trong xã đến ngồi chật ních ở sân như một cuộc họp. Ai đến đây cũng chứng tỏ cho ông biết là mình rất buồn phiền, đã lo toan và nghĩ ngợi, đã làm bao nhiêu là việc cho chuyện đó êm đi nhưng vì nó lớn quá, chưa thể làm ngay được. May mà ông về v.v... và v.v... Ông Hà chăm chú nghe tất cả. Khi kẻ chứng kiến "chuyện ấy" định nói, ông nổi nóng chỉ vào mặt ông ta:

- Tại sao các đồng chí không cho bắt ông này? Mọi người đang ngơ ngác thì ông tiếp: - Tính nào vẫn tật ấy. Ông còn nhớ tôi đã tha tội cho ông mấy vụ rồi không?

- Dạ có ạ.

- Thế mà ông lại lợi dụng lúc bà con lụt lội chạy đi, ông chạy lại vơ vét. Tôi chỉ nói riêng hôm ấy, nếu không có thằng Sài hoa hoán đuổi, ông đã tẩu tán hai nạ gà ấp, một con ngan của dân.

- Dạ. Thưa ông không có, quả thật anh Sài lúc bấy giờ...

Các đồng chí đã ai trực tiếp gặp anh Sài để hỏi về chuyện này chưa?

Lúc bấy giờ mọi người mới ồn ào rằng thì ra chưa ai gặp Sài, rằng đúng là lão này đi ăn trộm bị đuổi rồi "vừa ăn cắp vừa la làng". Rằng...

" Nhà phát hiện" nghe tiếng ồn ào của nhiều người vội vàng hoảng hốt.

- Dạ... Thưa các ông quả thật nhà cháu chỉ trót dại bẻ một buồng chuối tiêu của trường học sắp ngập nước. Còn thì...

Ông trưởng công an quát.

- Anh còn cái tội không thành khẩn, rồi tôi sẽ có cách để bắt anh phải nhận hết.

Xã đội trưởng.

- Ngày mai tôi sẽ cho du kích đến khám nhà anh. Chưa chừng còn nhiều chuyện khác.

Phó chủ tịch:

- Mười lăm giờ ngày mai anh phải có mặt ở trụ sở uỷ ban.

Hội trưởng phụ nữ xã.

- Thế mà đi vu oan cho người ta có chết không.

Trưởng ban nông hội:

- Tôi sẽ triệu tập chi hội thôn Quán để kiểm thảo yêu cầu ông phải thành khẩn để sửa chữa tiễn bộ, nếu không, buộc phải khai trừ ông để khỏi mất thanh danh của Hội.

Trưởng ban thông tin:

- Tối mai tôi sẽ cho phát thanh ở tất cả các xóm nói về tội lỗi của ông và để toàn dân phải luôn luôn cảnh giác với mọi hành động trộm cắp phá hoại, tung tin đồn nhảm, mắc mưu kẻ địch. Báo cáo anh Hà ở trên tỉnh chắc anh cũng được nghe, chúng tôi vừa được phổ biến hiện nay bọn Mỹ Diệm đã tung gián điệp biệt kích, chúng giở mọi thủ đoạn xảo quyệt phá hoại ta. Việc ông này tung tin bịa đặt làm mất uy tín của đồng chí Sài. Trưởng ban phụ trách thiếu niên xã ta có khi cũng là do âm mưu của địch, ta phải có thái độ rõ ràng.

Đến đây thì ông ta không ngờ chỉ vì cái tính xoi mói, nhòm ngó đến mọi chỗ nên bắt gặp cái chuyện dan díu ấy. Bây giờ không ngờ to chuyện thế. Không biết cãi ai, không biết nói để ai tin, không biết làm thế nào để được nhẹ tội. Ông ta bỗng khóc oà, nức nở van xin mọi người tha tội cho. Ông Hà bảo ông cứ về suy nghĩ rồi xã quyết luận sau. Khi chỉ còn các cán bộ, ông pha những ấm chè mới, chè ướp sen, một gói thuốc lào Vĩnh Bảo bọc trong lá chuối khô đặt giữa chiếu. Những người phụ nữ đã cạo răng đen nhưng vẫn ăn trầu thì đã có những đĩa cau, trầu lá. Tất cả mới như bắt đầu, những người tâm tình mới gặp nhau. Ông Hà nói như một người anh nói với đàn em.

- Tôi muốn để các đồng chí rút kinh nghiệm. Việc gì cũng phải xem xét kỹ càng.Việc gì cũng phải lãnh đạo. Không phải thằng Sài là cháu tôi tôi nói thế. Thử hỏi nếu mai kia trong anh chị em chúng ta nếu ai bị tiếng xấu nào đồn thổi ầm ã một cách oan ức thì các đồng chí cũng mặc kệ à. Lẽ ra khi thấy chuyện này bùng ra, ta phải dập ngay. Một mặt dẹp dư luận, một mặt xem xét thực hư ra sao. Tôi nói, nếu đây không phải là chuyện bịa đặt của kẻ trộm cắp bị đuổi bắt mà cứ giả thiết là có thật một trăm phần trăm thì các đồng chí cũng phải tìm cách dẹp nó đi. Tội thằng Sài đến đâu ta xử lý nội bộ đến đấy. Xử thật nghiêm nhưng bằng những lý do khác, ở thời điểm khác. Thiếu gì lý do để ta cho nó nghỉ, để ta khai trừ nó ra khỏi đoàn. Chẳng hạn ba bốn tháng sau ta cho anh nghỉ, ta khai trừ anh ta bằng lý do điều đi khai hoang anh ta không đi. Đại loại như thế. Như thế có phải vẫn nghiêm khắck mà giữ được uy tín cán bộ không! Huống hồ đây là chuyện hoàn toàn vu cáo. Tuy các đồng chí còn nể tôi, nể anh Tính đây chưa kỷ luật nó nhưng nó còn mặt mũi nào dám đến chỗ đông người nữa.

Càng nghe ông Hà nói, những cái đầu tán thưởng càng gật gù nhiều. Những khuôn mặt đăm chiêu sâu sắc càng thâm trầm sâu sắc thêm. Cuối cùng ai cũng muốn tỏ thái độ ân hận vì mất cảnh giác, hoặc phẫn nộ với kẻ ăn trộm bịa đặt, hoặc phải có những biện pháp cứng rắn trừng phạt kẻ gian, tung tin đồn nhảm để lấy lại uy tín cho Sài. Những cán bộ già và trẻ, đàn ông và đàn bà là cơ quan lãnh đạo cao nhất của làng Hạ Vị trông mặt mũi ai cũng nghiêm trang, cũng như sắp sửa phải lao vào một công việc vô cùng lớn lao. Ông Hà pha một lượt nước nữa rồi cũng băn khoăn, đồng cảm và nỗi ân hận và bực bội của mọi người.

- Nhưng tôi đề nghị cần giải quyết thế này: ngày mai các đồng chí uỷ ban cho gọi ông ta lên cảnh cáo về tội trộm cắp và tung tin bịa đặt. Không cần nói rõ ăn cắp gì, tung tin gì. Sau đó bắt ông ta phải về kiểm điểm nhận lỗi trước hội nghị Nông hội. Cũng không cần phải bới móc từng việc và đao to búa lớn làm gì. Chỉ bồi dưỡng để ông ta nói: Tôi đã có vụиɠ ŧяộʍ trong vụ lũ lụt vừa qua và tung tin đồn nhảm, bịa chuyện cho người khác, tôi xin lỗi hội nghị và hứa sẽ sửa chữa. Chỉ cần thế. Đừng sát phạt nữa, ông ta cũng là người túng đói. Còn với cậu Sài cũng không cần đồng chí nào hỏi han động viên gì, làm thế nào quần chúng lại bảo cán bộ mình cảm tình với nhau. Trong cuộc họp liên tịch nay mai đồng chí chủ tịch nói qua vài lời là chuyện đồng chí Sài chúng tôi đã thẩm tra nghiên cứu kỹ, đã xách nhận chuyện ấy do một người ăn trộm bị đồng chí Sài đuổi bắt đã đổ lỗi của mình người khác. Người ấy đã tự kiểm điểm trước hội nghị Nông hội. Uỷ ban cũng đã gọi ông ta lên cảnh cáo về việc làm sai trái đó, còn đồng chí Sài không hề có chuyện gì nên vẫn tiếp tục công tác bình thường. Làm xong các việc đó coi như xong chuyện. Chúng ta đã tập trung vào việc chỉ đạo trồng khoai mùa, đừng mất quá nhiều vào việc không đâu vào đâu này nữa.

Thế là mọi việc cứ nhẹ nhõm như lông hồng, đâu sẽ vào đấy. Khi chỉ còn lại chú cháu, Tính trầm trồ khen không hiểu tại sao ông lại biết tất cả mọi việc rõ ràng đến thế. Ông cười nhạt, nói tục:

- Biết đếch đâu. Tôi chỉ biết bố anh ngày xưa dạy tôi câu chữ nho "Da^ʍ tang gian tích". Trong chuyện này chỉ mình lão ta biết mà không có tang chứng gì thì coi như không.

- Nhưng sao chú biết hôm ấy lão ta ăn trộm.

- Nó ở chỗ ấy. Lão ta ăn trộm đã thành tật. Bịa thêm một lần ăn trộm nữa cũng không sao.

- Ngộ họ lại căn cứ vào đấy bắt lão ta.

- Tôi ngồi đây mà để cho họ làm việc trẻ con ấy. Sao lại bắt người không tang chứng gì. Mà tôi nói nếu thằng Sài không đuổi thì lão ta mới bắt được gà, được ngan kia mà.

- Cháu không ngờ chú lại nghĩ được cách khẳng định là ông ta bắt trộm những thứ đó.

- Lão cũng khẳng định anh em rồi. Hai bên cùng khẳng định không tang chứng, người ta tin kẻ có tội là kẻ ăn cắp đã thành tật, không ai nghi người chưa mắc lần nào. Nhất là sau trận lụt nhà nào không mất gà, mất ngan, do chuột bọ rắn rết, do chết đói chết rét. Không ngờ lão ta lại có cắt trộm chuối và hốt hoảng nhận tội. Đã nhận một việc tức là anh có làm các việc khác và chuyện thật ông ta nhìn thấy trở thành chuyện bịa đặt. Nhưng anh ở nhà chạy đi chạy về nhắc các cậu ấy đừng làm cái gì quá đáng với lão ta. Chuyện em mình là có thật, mình chỉ tìm cách "rửa nhục" cho gia đình mình, nhưng đừng làm hại đến người khác.

- Đằng nào cũng phải tim cách cho thằng Sài thoát ly. Nếu được đi bộ đội người ta rèn cho thì yên tâm hơn.

- Tôi đã biên thư cho ông bạn làm chính trung đoàn và phòng quân lực Quân khu. Đợi một thời gian nữa, khi nào có đợt. Đi bộ đội chắc là được thôi. Trong thời gian ở nhà anh chú ý giữ gìn mọi chuyện về mối quan hệ của nó với vợ con, đừng để cái gì ồn ào lên.

- Qua đợt này chắc cậu ta cũng tỉnh ngộ ra rồi. Cháu cứ mừng mãi về cái kết quả của tôi hôm nay.

Ông Hà không nói gì trước sự trầm trồ của cháu, nhưng quả thật ông là người "lăn lộn" và mưu cao. Dư luận đã bôi nhọ thanh danh anh em con cháu nhà ông thì lại chính dư luận rửa sạch tất cả. Người tung tin đã tự thú nhận là mình bịa đặt. Thú nhận trước đoàn, có biên bản hẳn hoi. Chính quyền cũng đã công bố có chứng cứ hẳn hoi. Chính quyền cũng đã công bố có chứng cứ bằng lời khai và buồng chuối tiêu đã được đem ướm vào cuống, cứ khít như in. Thì ra "Cháy nhà mới ra ra mặt chuột". Thật tội nghiệp cho anh Sài. ờ, mà cũng vô lý, không có nhẽ cả mấy cây số ngập bưng hà như thế không đò giang gì mà cô ta lại đến được đây? Mà ai trông thấy ngoài lão ta? Tại sao nghe cái chuyện vô lý ấy ai cũng tin được nhỉ?

Sự đồn đại cũng đã lan đến tận tỉnh. Chính các thầy cô giáo đều đến an ủi sự oan uổng của Hương. Cô mừng đến nỗi phải đẩy cửa vào buồng nhà mình trọ ngồi khóc và cả đêm lo sợ mừng tủi. "Liệu ở nhà anh đã biết tin này chưa? Em không hiểu tại sao phúc đức lại cứu vớt chúng mình! Em cũng không hiểu chuyện chuyện thực hư nữa. Thầy Chởi bảo xã anh đã làm công văn có kèm theo các biên bản xác nhận việc của chúng mình là bị vu cáo, bị tay chân địch phao tin đồn nhảm. Em không còn nguy cơ bị đuổi học nữa. Gần một tháng nay kể từ khi đến lớp, em bị tai tiếng đi theo. Nhưng em cần gì. Ai muốn xa lánh em khinh bỉ em, em xa hẳn và khinh họ luôn. Em chỉ cần một mình anh yêu em, anh ở bên em... Hầu như không đêm nào em không khóc và đã có lần nằm mê thấy anh bị vây bủa, có hàng trăm hàng nghìn người cầm dao, cầm súng, vòng trong vòng ngoài xô vào chém và bắt anh. Em hét lên lao đến, ôm chầm lấy anh. Em đang giấu mặt anh trong ngực của em và quay lưng ra phía mọi người để che cho anh thì bà cụ chủ nhà lay em dậy. Anh thân yêu ơi, những ngày vừa qua bố mẹ, anh Tính và họ hàng làng xóm có đay nghiến, xỉ vả anh nhiều không? Em chỉ muốn chạy ngay về nhà anh, bảo với mọi người là tại em. Chính em đã tìm đến anh, sẵn sàng trao gửi cả cuộc đời em cho anh. Rồiai muốn băm vằn xâu xé em thế nào cũng được. Nhưng đừng ai hành hạ anh, phải "thả" anh ra cho anh được sống với sự yêu ghét của chính mình. Anh ạ, có lúc em định nghỉ học. Em về nhà làm tất cả mọi việc để anh có thời giờ, có điều kiện ăn học. Khi mọi việc qua rồi thì anh thi lại. Em tin là anh sẽ học để trở thành nhà toán học, vật lý, hoá học, sinh học như các thầy cô ở trường và chính anh đã có lần tâm sự với em điều khao khát ấy. Ôi, nếu được như thế thì còn gì hơn nữa hở anh yêu thương. Em đã dự định nói với gia đình em để nuôi hai chúng mình trong ba năm học, anh hoàn toàn không phải lo nghĩ gì cả, nhưng chú Hà bảo đã xin cho anh đi bộ đội. Hiểu ý định của anh, em nghĩ cũng được thôi. Mấy hôm vừa rồi chú tự tìm đến em. Thì ra chú và anh trai em rất thân nhau, từ thời còn hoạt động bí mật. Chú bảo rất hiểu và thương chúng mình. "Nhưng cháu ạ, trường hợp này thật khó quá" - "Thưa chú đấy là ý của cha mẹ chứ anh ấy có yêu đâu ạ" - "Không những không yêu mà còn căm ghét là khác. Chính chú, cũng không bằng lòng việc làm của bố mẹ Sài và rất thương tâm cảnh ngộ của nó. Nếu không vướng vào chuyện này, chú rất hy vọng ở nó" - "Thưa chú, cháu mới được gặp chú lần này nhưng đã biết tiếng chú từ lâu. Anh Sài cũng đã kể với cháu về chú. Chú cho phép cháu được trình bày hết tình cảm và ý nghĩ vủa cháu có được không ạ" - "Chú rất muốn thế. Chú đã nói, chú thương cháu như thương thằng Sài, như con chú. Chú muốn nói tất cả mọi điều với cháu, có khi ngoài cả chuyện này" - "Cháu nghĩ, nếu chú đứng ra giải quyết việc này thì anh Sài sẽ được cứu thoát" - "Chú nghĩ nhiều rồi. Cứ liều thì cũng có thể được đấy, nhưng sẽ mất hết" - Nếu chúng cháu sẵn sàng như thế" - "Đâu chỉ là các cháu. Còn cả bố mẹ, anh em, chú bác" - "Pháp luật làm gì có quyền làm như thế" - "Pháp luật thì không những dư luận sẽ lên án. Chú nói thật: ngay như bố mẹ anh em ruột của Sài không phải hoàn toàn ưa cô Tuyết, nhất là sự cách biệt giữa hai gia đình. Nhưng dù có ghét bỏ con dâu, thâm thù bố mẹ nó đến đâu thì cũng không dám cho Sài bỏ vợ vì sợ dư luận. Cả cuộc đời làm ăn tu chí, tu nhân tích đức, đấy là chưa kể có người đang phấn đấu để có một vị trí xứng đáng trong xã hội, thì không ai dại gì đánh đổi hàng mấy chục năm tháng gian truân để chịu mang tiếng về cái chuyện vốn dễ gây tai tiếng" - "Nhưng nếu con em mình được giải phóng?" - Họ không cảm thấy thế. Hoặc có thấy thì phải tính toán cân nhắc giữa cái được với cái mất xem hơn kém đến đâu cho chính người đó chứ không phải cho thằng Sài" - "Ôi chú ơi! Đấy là những người ruột thịt của anh Sài!" - "Chú biết. Ông bà ấy và thằng anh trai rất thương con, thương em như một thứ mẫu mực đấy. Nhưng cháu ạ, ở đời này người ta chỉ sắn sàng chết đói, chết rét, chết bom, chết đạn để che chở, nuôi nấng cho con mình tai qua nạn khỏi, con mình được sung sướиɠ, được vinh hoa chứ không ai chịu tai tiếng, chịu xỉ nhục để con mình được tự do theo ý nó" - "Trời ơi ,cháu thật không thể hiểu nổi" - "Đấy là chú nói cái nhẽ đến cùng. chú biết có điều phải mươi mười lăm năm nữa cháu mới hiểu được" - "Cháu cứ nghĩ dự luận chỉ lên án những việc làm sai trái với lương tâm và pháp luật" - "Người ta lên án cả nhữgn gì người ta không muốn" - "Thế họ muốn cho người khác khổ à!" - "Không. Họ chỉ không muốn cho người khác sướиɠ hơn họ. Tại sao họ có thể quên được, đôi khi phải cam chịu những gì đã sắp đặt, vốn đã là thế, như một thứ trời đã sinh ra mà có kẻ lại phá vỡ, lại vượt thoát khỏi nó để mãn nguyện, để sung sướиɠ" "Nếu có người sống không cần dư luận nữa?" - "Người khác sẽ buộc họ phải cần. Chẳng hạn như bố mẹ, anh em của Sài và cả chú nữa. Thực ra chú không phải là người độc ác nhưng chú cũng như đa số bây giờ. Người ta lựa theo dư luận mà sống, chứ ai dám dẫm lên dự luận mà đi theo ý mình!" - "Cháu tưởng bây giờ không ai có quyền ngăn cấm" - "Cá nhân thì không. Không ai có quyền đánh đập, doạ dẫm, nhưng dự luận sẽ lên án. Cái đó còn sợ hơn cả bị nhốt trong buồng, bị quấn tóc vào cột"- "Chú ơi, chú cho phép cháu hỏi một câu nữa có được không ạ" - "Chú đã bảo chú không tiếc bất cữ một điều gì, nếu điều đó giúp cho cháu hiểu ra sự phức tạp của con người và xã hội" - "Thế thì dư luận là gì ạ?" - "Điều này thì chú chịu. Có thể là chú, là cháu, là vô số người bàn tán, bình phẩm, xét đoán, khen chê về cái gì đó. Cũng có thể là chả có ai, không có bất cứ một cái gì mà vẫn có dư luận và người ta áo ào theo nó. Nhưng thôi, chú đến giờ phải về rồi. Hôm nay chú chỉ muốn nói với cháu là chuyện này rất khó, vô cùng khó, không thể nào thay đổi được đâu. Các cháu phải dũng cảm mà vượt qua, phải dũng cảm mà chấm dứt nó đi, cháu ạ".

Anh thương yêu ơi, anh có nghe thấy hết cuộc đối thoại của em với chú không? Chao ơi, chú Hà quả là người hiểu biết sâu xa, chú thật rộng lượng và bình đẳng. Nhưng em phải nghe chú để dũng cảm mà quên anh không được phép yêu anh nữa ư? Em đã oà khóc ngay khi chú bước ra cửa và cả đêm nay em chỉ ngồi lau nước mắt và viết thư cho anh. Em viết tất cả sự khao khát của một người con gái lần đầu tiên đến với tình yêu (Có nghi ngờ gì cái chữ "đầu tiên" ấy ở trong em không anh?) Em biết rằng không ai hiểu em hơn anh, cũng như em tin ở sự mộc mạc và sức chịu đựng của anh, em tin vào quyết định dũng cảm của anh với tình yêu thiêng liêng của chúng ta. Hãy xuống chỗ em hoặc tìm cách báo tin cho em về trước khi anh đi bộ đội, anh nhé. Em hôn anh thật nhiều.

Có thể một trăm năm sau người ta còn tìm thấy lá thư này trong quan tài của anh!

Có thể trước khi nhắm mắt anh còn trối trăng lại rằng: "Đừng ai ngu xuẩn và hèn nhát như tôi mà gϊếŧ chết tình yêu đầu tiên vào năm mười tám tuổi!

Nhưng hôm nay, giữa bố và mẹ, giữa anh chị và chú bác, giữa bè bạn và xóm giềng, giữa cái lối đi quen thuộc với lầm lỗi từ làng Hạ Vị vào chợ Bái anh đã lên đường nhập ngũ với sự lặng thinh lầm lũi. Anh im lặng với tất cả mọi người. Anh im lặng với tất cả những đêm ngồi trên sân thượng chờ trăng lên giữa mênh mang đồng nước. Anh im lặng với cả giấc ngủ áp mặt vào khuôn ngực đầy ngồn ngộn ánh trăng! Im lặng với cả tiếng nức nở, tiếng gọi tha thiết yêu thương ở bức thư đang nằm trong túi áo. Anh đi như sự chui luồn chạy trốn với cả hôm qua, hôm nay và ngày mai mà tự bằng lòng với quyết định được coi là vô cùng "dũng cảm" của mình : Hãy im lặng chịu đựng!!!

Thêm Bình Luận