Khi tôi hai mươi mốt tuổi đang làm việc tại Vân Nam thì Trần Thanh Dương đang ở tuổi hai mươi sáu và là cán bộ y tế của địa phương tôi làm việc.
Có một ngày kia, cô từ đội 15 trên núi chạy xuống đội 14 dưới đồng chỉ để tranh luận với tôi rằng cô không lăng nhăng.
Mà trong khi đó, tôi không thân thuộc với cô cho lắm, chỉ gọi là có biết.
Chuyện mà cô muốn tranh luận chính là việc mọi người bảo cô lăng nhăng nhưng cô cho rằng cô không như thế. Bởi vì lăng nhăng là chài đàn ông mà cô thì chưa chài ai bao giờ, mặc dù chồng cô trong tù suốt một năm nay.
Chính vì thế cô càng không hiểu sao người ta lại bảo cô lăng nhăng. Nếu như tôi muốn an ủi cô thì không khó. Tôi sẽ sử dụng logic để chứng minh đêu đó. Nếu cô Dương lăng nhăng thì cô Dương phải chài đàn ông, như vậy ít nhất phải có một người đàn ông nào đó để cô chài. Bây giờ không chỉ ra người đàn ông đó thì mệnh đề cô Dương chài đàn ông là không đúng được. Nhưng tôi cứ nói, cô Dương lăng nhăng, hơn nữa không cần phải nghi ngờ gì cả...
Tác giả
Vương Tiểu Ba sinh ngày 13/5/1952, mất năm 1997, là nhà văn Trung Quốc. Ông sinh trưởng trong một gia đình trí thức.
Năm 1968, trong Đại cách mạng văn hóa vô sản, ông phải về lao động ở vùng nông thôn tỉnh Vân Nam. Năm 1971, ông được chuyển đến tỉnh Sơn Đông và trở thành giáo viên. Năm 1972 về Bắc Kinh, Vương Tiểu Ba được làm việc ở một nhà máy nhỏ. Sau Cách mạng văn hóa, Vương Tiểu Ba tiếp tục theo nghề giáo viên, đến năm 1992 ông nghỉ việc để tự do viết văn.
Sau khi ông mất, tác phẩm của ông càng trở nên nổi tiếng hơn, thực sự tạo nên một cơn sốt khắp Trung Quốc, ảnh hưởng rất nhiều đến những người viết văn trẻ.
Tác phẩm tiêu biểu
Thời Hoàng Kim - Thời Bạc Trắng - Thời Đồng Đen
Mục lục
Tiểu thuyết THỜI HOÀNG KIM TÌNH YÊU THỜI CÁCH MẠNG HỒNG PHẤT CHẠY TRỐN TRONG ĐÊM Tạp văn SỐ ĐÔNG TRẦM LẶNG VẤN ĐỀ CỦA TÍN SỨ VASIZMO CUỘC CHIẾN TRANH TRONG BỤNG CON LỢN ĐI MỘT MÌNH MỘT ĐƯỜNG VỐN SỐNG TRẠI CHĂN NUÔI HÀ LAN VÀ BÀ CON QUÊ TÔI THI ĐẠI HỌC TÔI LÀM CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG THANH NIÊN TẠI SAO TÔI VIẾT VĂN MẢNH VƯỜN TINH THẦN CỦA TÔI VỀ CHUYỆN “NỊNH ĐẸP” GIAN THÌ Gϊếŧ QUÁCH