Chương 17: Căn cứ Laputa

Nếu nói về độ bí ẩn, thì trụ sở chính của CORE có thể nói là một trong những phép màu của thiết kế hiện đại. Kết hợp giữa thiết kế công nghệ cao, hàng chục lý thuyết ma pháp và vô số giao dịch ngầm để xử lý vấn đề giấy tờ với chính phủ các quốc gia phát triển, gần như không ai có thể tìm được được cái căn cứ nằm giữa Thái Bình Dương này.

Căn cứ khổng lồ giữa đại dương này được bắt đầu xây dựng vào đầu những năm 50 của thế kỷ 20. Sau khi Thế Chiến thứ hai hủy diệt phần lớn những phòng thí nghiệm cũ tại châu Âu, lãnh đạo của CORE quyết định đưa các phòng thí nghiệm cùng trụ sở chính ra một nơi an toàn hơn - Thái Bình Dương được lựa chọn làm nơi khởi công xây dựng.

Bảy module hình lục giác được chế tạo, đưa ra nổi giữa đại dương rồi lắp ghép lại với nhau. Bên trên là những cơ sở vật chất cơ bản cùng các phòng nghiên cứu - tất cả tốn hơn bảy năm mới có thể hoàn thành di chuyển. Nhưng sau đó, thì căn cứ chính thức của CORE có thể tự hành di chuyển trên đại dương, kết hợp với đội tàu của họ, thì nó cũng là một căn cứ đầy đủ tiện nghi.

Tính tới hiện tại thì căn cứ này đã trải qua rất nhiều thứ rồi, hơn nửa thế kỷ phục vụ cho tổ chức. Từ bảy module ban đầu, hiện tại căn cứ cũng đã mở rộng tới mức khó có thể tin - hoàn toàn có thể gọi nó là một thị trấn nhỏ nổi trên mặt biển. Tên chính thức của nó là Laputa - thành phố trên không của truyện ký Guliver, là nhắc nhở cho tất cả nhân viên rằng căn cứ của họ không phải hoàn hảo, mặc dù nó được xây dựng bằng công nghệ tân tiến.

Với diện tích hơn gần mười hai km vuông, đây chắc chắn là một công trình khổng lồ trên mặt biển, nhất là khi tất cả các module đều có những toà nhà cao tầng - nhằm tối đa hóa diện tích sử dụng. Dù sao, đây cũng là mặt biển, và chi phí để xây dựng một module nổi không hề nhỏ cũng có nghĩa là diện tích bị giới hạn bởi ngân sách, không phải đất liền mà có thể xây dựng rộng rãi như những căn cứ quân sự chính thống được.

Nếu mà tính toán ra thì căn cứ này tiêu tốn đến một con số thiên văn - dễ dàng vượt qua ba trăm tỷ đô la, và để đưa vào xây dựng phát triển thic cũng tiêu tốn hàng chục năm. Xét về mặt thuần công nghệ, nhiều thiết kế của nơi này dẫn trước hàng không mẫu hạm Gerald R Ford hơn ba mươi năm, với mười lò phản ứnghạt nhân thế hệ IV, hỗ trợ nó di chuyển trên biển, đảm bảo tính an toàn cùng cơ động của cả căn cứ.

— QUẢNG CÁO —

Event

Nơi này sử dụng một lượng điện khổng lồ, và những lò phản ứng đó cũng đã bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp do thời gian lâu dài sử dụng.

“Haiz, không biết đám lò phản ứng này sẽ trụ được bao lâu đây” Andrew thở dài và nhìn lấy nơi mà anh lớn lên – từ đây, cũng có thể thấy được khói từ những lò phản ứng. Chúng cũng đã được đưa vào phục vụ gần ba chục năm, kể từ lúc công nghệ này được hoàn thành phát triển. Theo tình hình hiện tại, việc chúng bị đào thải chỉ còn là chuyện sớm hay muộn, nhất là khi mà các mối nguy hiểm đang ngày càng gia tăng và CORE sẽ phải tiến hành mở rộng căn cứ cũng như hoạt động.

“Thôi, có thay đổi gì thì chắc cũng chưa đến lượt mình quyết định” Anh thầm nghĩ. Với tốc độ khoa học kỹ thuật phát triển hiện tại thì chẳng mấy mà GSR sẽ thay đám lò phản ứng này bằng những lò phản ứng hợp hạch. "Nhưng mà căn cứ cũng thực sự cần thêm điện rồi đấy, chứ tiêu thụ như thế này thì có mà chẳng mấy chốc mà phải ngắt điện một số module"

Mặc dù những cằn nhằn từ Andrew là chính xác, nơi đây vẫn là một trong những căn nghiên cứu quân sự cao cấp nhất hành tinh. Chuyên về chế tạo ra những biện pháp cùng thiết bị chống lại những vấn đề siêu tự nhiên, cũng như trang thiết bị quân sự tối tân thông thường - không thể quên được hệ thống tình báo khổng lồ toàn cầu đâu.

Mà nói thật, Laputa thiên về nghiên cứu cùng chỉ huy hơn là một căn cứ quân sự. Đương nhiên là sẽ có hệ thống phòng thủ đáng gờm, bao gồm hệ thống pháo Laser đối không, tên lửa đạn đạo đôi biển và đội tàu hộ tống riêng cũng như sân bay hiện đại.

Nhưng, thứ chiếm diện tích chủ yếu trong căn cứ là hàng chục phòng thí nghiệm cao cấp cùng khu thử nghiệm siêu năng lực trải rộng khắp khu căn cứ. Thêm vào phòng chỉ huy cùng nơi liên tiếp với hàng trăm vệ tinh, bệnh viện cùng khu nghiên cứu sinh học, thêm cả khu vực hậu cần cùng nơi điều động các nhân viên thì Laputa cũng có thể tiến hành hoạt động độc lập trong vòng ba tháng.



— QUẢNG CÁO —

Event

Khi anh đang tận hưởng cơn gió mang đậm vị muối của đại dương, thì một tiếng động thu hút sự chú ý của anh

“Ầm, ầm” tiếng động cơ phản lực ồn ào khiến Andrew quay đầu về phía sân bay. Ở đó, chỉ thấy một chiếc máy xám bạc đang dần hạ cánh, bốn chiếc động cơ phản lực ở phía trước đang hoạt động như những chiếc phanh giúp nó giảm tốc và chạm xuống đường băng một cách an toàn. Chỉ riêng vào thiết kế đó, thì cũng có thể thấy được rằng rốt cục chiếc máy bay này có tốc độ thế nào.

“Lại phát triển thêm vũ khí mới rồi à? Đây có phải Area 51 đâu?” giọng nói của một người phụ nữ vang lên bên cạnh anh – có vẻ những người còn lại của chuyến tàu này cũng đã leo lên boong tàu. "Máy bay chiến đấu siêu thanh thế hệ thứ sáu sao?"

“Không phát triển thêm thì mới có vấn đề” giọng nam trầm ổn vang lên, lại là một người đàn ông nữa đi ra “Năm nay loạn gần chết, không có vũ khí mới thì sẽ là vấn đề đấy. Mà lại là máy bay chiến đấu à? Cũng không thể cung cấp quá nhiều hỗ trợ cho chúng ta nhỉ”

Andrew để ngoài tai cuộc trò chuyện của hai người đó, anh đang bận suy nghĩ tại sao thứ này lại được được đưa vào sử dụng. Bởi vị trí nhạy cảm của mình, anh biết khá nhiều về những dự án quân sự của CORE, và đây là một trong những thứ mà anh không hề nghĩ là sẽ được đưa vào sử dụng sớm thế này.

Bởi tính chất đặc thù trong những cuộc đυ.ng độ, CORE yêu cầu một bệ vũ khí trên không có thể chi viện cho nhiều tiểu đội nhân viên chiến đấu, trên một khoảng cách lớn. Chiếc máy bay này thì được chế tạo với một hệ thống mục đích nhất định. Chi viện, hỗ trợ xử lý thông tin hiện trường cũng như hỗ trợ quá trình kiểm soát môi trường chiến đấu.

— QUẢNG CÁO —

Event

Lấy mô hình là chiếc UAV của Lockheed M, SR-72 "Son of the blackbird" - chiếc máy bay siêu thanh không người lái có thể đâm xuyên vào hệ thống phòng thủ của các quốc gia, nhưng được thay thế, nâng cấp bằng những công nghệ hàng không hiện đại nhất thế giới - mà không phải là từ Area 51.

Bởi nó không phải vũ khí ngăn chặn tên lửa xuyên lục địa, nên những vũ khí của nó cũng được thay đổi cho thích hợp với việc chi viện. Nhưng đó là lúc mà CORE gặp phải vấn đề - tốc độ,. Tốc độ vừa là yêu cầu cũng như hạn chế của mẫu thiết kế này - bởi tốc độ quyết định khả năng phản ứng của chiếc may bay, nhưng nó cũng quyết định độ chính xác của ngắm bắn.

Bị đánh giá là bất khả thi do những phần mềm hiện tại cùng phản xạ của phi công không thể bắt kịp tốc độ khủng bố của chúng, nên dự án này bị gác xó. Nhưng bây giờ lại có một chiếc đang vận hành thông thường trên đường băng.

Chỉ riêng ý nghĩa của thứ này cũng đủ để khiến Andrew nhướng mày - cũng tốt thôi, phát triển công nghệ tự động hóa cùng phần mềm định dạng địch nhân như vậy cũng sẽ rất có lợi cho CORE trong tương lai sắp tới đây.