- 🏠 Home
- Lịch Sử
- Quân Sự
- Thịnh Thế Diên Ninh
- Chương 70: Hỏa khí Đại Việt
Thịnh Thế Diên Ninh
Chương 70: Hỏa khí Đại Việt
Chương 70: Hỏa khí Đại Việt
Thuyền mông đồng là loại thuyền có từ thời kỳ họ Khúc đặt viên gạch đầu tiên vào nền độc lập tự chủ thoát khỏi Bắc thuộc, trong cuộc chiến trên sông Bạch Đằng Ngô vương đã dùng chính loại thuyền này cùng với kế đóng cọc trên sông để đánh tan hạm đội quân Nam Hán. Với ưu thế là chế tạo đơn giản, có thể đi trên sông và ven biển, thuyền mông đồng đóng vai trò chủ lực trong thuỷ quân Đại Việt mãi đến những năm cuối của thế kỷ XIII cho đến khi những lâu thuyền, thuyền đinh sắt, thuyền lưỡng phúc… xuất hiện.
Tuy vậy thuyền mông đồng cũng không ngừng cải tiếng, từ sử dụng chủ yếu là cung tiễn, thuyền mông đồng cũng được lắp một khẩu pháo ở đuôi, binh lính sử dụng cung nỏ, súng hoả thương, hoả hổ các loại để tấn công thuyền địch, lại thuyền này vẫn nắm giữ vai trò quan trọng trong thuỷ quân, đặc biệt khi nó có số lượng rất nhiều.
Còn Bách tác cục lại chế tác chủ yếu các loại thuyền lớn hơn, dày công hơn, kỹ thuật hơn, được trang bị pháo. Ví dụ như thuyền Thiện Hải dài 65 thước (khoảng 26m), rộng 10 thước (khoảng 4m), 46 cột chèo - thấp mạn nhưng cơ động, phù hợp với tính chất hoạt động trong sông và ven biển, trọng tải ước chừng khoảng 100 – 150 tấn. Vỏ thuyền gồm các ván được ghép bằng đinh sắt. Mũi thuyền vát hơn đuôi thuyền và đều uốn cao hẳn lên, thường được gia cố thêm bằng những phiến đồng hoặc đinh đồng.
Phần lòng thuyền dường như để trống, phía trên lát ván kín, tạo ra một mặt bằng hoạt động rất cần thiết khi chiến đấu. Hai bên mạn thuyền có những mái chèo dày đặc (trung bình khoảng 50 – 60 mái chèo). Bánh lái trông rất độc đáo, như một dấu hỏi đặt nằm ngửa, nối với hệ thống cần lái ở đằng đuôi thuyền. Dọc hai bên thuyền là những cột nâng mái, tương ứng với hệ thống mái chèo. Lầu chỉ huy đặt ở mũi thuyền, trang trí đẹp. Điểm độc đáo nhất của cấu tạo thuyền này là một mái che lớn, che kín hầu như toàn bộ thuyền, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người và vũ khí trên thuyền. Mỗi thuyền có từ 1 – 5 khẩu pháo.
Hiện tại những chiến hạm do Bách tác cục đóng đều là những loại pháo hạm như vậy, thế nhưng Nguyễn Vô Niệm lại có hơi thất vọng. Bởi vì dù là chiến hạm dài như vậy vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu của hắn. Bởi những cỡ tàu này đều là trọng tải nhỏ, hoả lực yếu, chỉ có thể đi được trong sông hoặc sát bờ biển, hải trình không xa.
Nguyễn Vô Niệm muốn đóng một lớp tàu bán vũ trang để trang bị cho đoàn tàu buôn đi viễn dương. Thứ hắn cân nhắc đến chính là lớp tàu Galleon của người Tây Ban Nha. Chỉ có năm năm làm việc bên trong xưởng tàu Nelson, thực tế những gì Nguyễn Vô Niệm học được cũng rất có hạn, vì vậy hắn cần những thợ thủ công lành nghề ở bên trong Bách tác cục giúp đỡ hắn. Thế nhưng đáng tiếc, điều này chỉ có thể dời lại sau, bởi lúc này lực của Nguyễn Vô Niệm chưa đủ, để đóng được một chiếc Galleon đủ khả năng đi biển xa thì hàng trăm thợ thủ công bao gồm thợ mộc, thợ nung, thợ đóng tàu… phải làm việc cật lực ít nhất ba đến năm tháng, hao phí cực kỳ lớn. Hiện tại Nguyễn Vô Niệm mới đang trong giai đoạn tích luỹ tư bản, còn chưa thể xây dựng được đội tàu buôn của mình.
- Ta thật sự tò mò muốn biết Bách tác cục đóng tàu như thế nào, nếu khi nào tiện lợi mong Đô giám có thể dẫn tiến ta đi một lần.
Dù hiện tại còn chưa thể đóng được loại tàu này thế nhưng điều này không có nghĩa là Nguyễn Vô Niệm ngồi không, hắn trước tiên phải kéo gần quan hệ lại với Bách tác cục, nếu như không có thợ của Bách tác cục hắn tuyệt đối không có khả năng đóng tàu.
Trình Phổ cũng không để ý liền nói.
- Có La Hiên bá đến thăm chính là vinh hạnh, khi nào ngài rảnh chỉ cần nói một tiếng, ta lập tức sẽ sắp xếp đưa ngài đi.
Trình Phổ không dám đắc tội với Nguyễn Vô Niệm, hắn lại càng muốn vuốt mông ngựa kéo gần quan hệ với Nguyễn Vô Niệm, dù sao Nguyễn Vô Niệm còn trẻ, trạc tuổi với bệ hạ, lại được bệ hạ xem trọng như thế thì tiền đồ không thể đong đếm được.
- Kia là xưởng đúc pháo sao?
Nguyễn Vô Niệm chỉ về phía bên trái của Bách tác cục, nơi đó tập trung đến hàng trăm công tượng, 4 lò luyện sắt ống khói vươn lên cao phun ra những luồng khói đen, các thờ rèn hì hục người đe người gõ để định hình nòng pháo, ở một bên khác thì dụa thép để mài những khẩu pháo đã được đúc thành hình sao cho trở nên trơn nhẵn. Các thợ thủ công của Đại Việt luôn bảo nhau một câu châm ngôn khi đúc pháo rằng: miệng pháo loe thì lửa tan mà sức chậm; miệng súng bóp thì lửa thu mà sức nhanh, cũng ví như người ta mở miệng hà hơi thì không có sức, chúm miệng phun hơi thì mới có lực.
Từ sau khi kháng chiến chống Minh, quân Lam Sơn thu được vô số hỏa khí từ súng hỏa mai cho đế các loại thần cơ sang pháo, phần lớn là các loại pháo mới đã được Hồ Nguyên Trừng cải tiến sau khi đầu hàng nhà Minh. Vua Minh e sợ có số hỏa khí này Đại Việt sẽ trở nên hùng mạnh, thế nhưng khi vua Minh ra chiếu đòi triều Lê trả lại số khí giới kia thì vua Lê không trả mà giữ lại để trang bị cho quân đội chính quy của mình, chính số vũ khí này đã công phá các tòa thành của Chiêm Thành.
- Bá tước nói không sai, kia chính là xưởng đúc pháo, còn có súng hỏa mai cũng được đúc tại đây. Chỉ là gần đây sắt Phúc Kiến đưa về rất ít, do đó sản lượng sản xuất ra lại không cao. Nếu như có nguồn sắt dồi dào hơn xưởng của ta một tháng có thể đúc được năm mươi khẩu súng cũng không thành vấn đề.
Trình Phổ tự hào giới thiệu nói, bên trong xưởng đúc pháo cả bằng đồng, gang và thép từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng súng hỏa mai thì nòng được đúc từ sắt Phúc Kiến bởi chất lượng sắt này rất tốt, ít tạp chất, ít tốn công tôi thép. Nguyễn Vô Niệm nói.
- Đô giám không ngại dẫn ta đến thăm khu đúc súng hỏa mai một chút.
Trình Phổ đương nhiên không từ chối, lập tức dẫn La Hiên bá đi đến khu chế tạo súng hỏa mai, Nguyễn Vô Niệm bây giờ không đi đến khu đúc súng thần cơ, bởi vì nơi đó quá nóng, các thợ thủ công cơ hồ đều cởi trần, mặc duy nhất một cái khố, còn không ngừng tưới nước lên người để làm việc.
Còn tại khu chế tạo súng hỏa mai lại mát hơn một chút, bởi có nhiều công đoạn bọn hắn không cần phải ở bên cạnh lò rèn. Lúc này các thợ thủ công đang tiến hành công đoạn cuối để hoàn thiện một khẩu súng hỏa mai. Trình Phổ vừa đi vừa nói.
- Một khẩu súng hỏa mai chỉ riêng phần nòng súng thôi đã phải rèn đúc trong ít nhất ba ngày, nếu như hoàn thiện nhanh mà nói phải mất đến mười ngày cho đến nửa tháng thì một thợ thủ công mới chế tạo ra được một khẩu súng. Chủ yếu vấn đề đến từ việc tôi thép cứng thì khi sắt được nung đỏ trong lò thì phải dùng rơm băm nhỏ, pha lẫn với đất vàng bỏ dần vào lửa; phải rèn qua đến năm, sáu lửa; lại dùng đất vàng hòa với nước, cho rơm vào ngâm một hai đêm, rồi lại bỏ sắt vào ngâm trong nước nửa ngày, lại lấy ra rèn mười lửa, đến khi năm bảy cân sắt chỉ còn một cân thì mới hợp cách, sau đó mới dùng đất vàng bọc lại để "thổ sinh kim". Để tạo ra được một khẩu súng như thế này gần có một thợ rèn và hai thợ phụ, còn phải có thợ mộc nữa.
Người Việt thực sự rất giỏi chế tạo súng, sau nhiều năm chiến tranh cũng như học hỏi những kỹ thuật rèn từ người Trung Quốc, người Việt cũng đã tự tạo ra cho mình một quy chuẩn rèn riêng biệt, tạo ra những loại thép còn tốt hơn cả nhà Minh có, đặc biệt là hỏa khí của Đại Việt chế tạo ra còn tốt hơn cả nhà Minh.
Nguyễn Vô Niệm đối với sự cần cù, sáng tạo của những thợ thủ công người Việt không khỏi khâm phục, đáng tiếc con cháu đời sau lại không duy trì được, ngược lại còn làm cho những kỹ thuật của cha ông bị mai một đi, không để cho nhiều người biết đến, để cho con cháu đời sau cho rằng kỹ thuật nước ngoài mới thực sự cao siêu, còn người Việt thì không thể làm được. Thực tế là trình độ hiện tại của thợ thủ công Đại Việt không hề thua kém các nước đồng văn.
Thế nhưng cách thức sản xuất của bọn hắn thực sự quá lạc hậu, cộng thêm với chế độ công tượng bóc lột khiến cho năng suất lao động của những thợ thủ công trong các xưởng của triều đình rất thấp. Nguyễn Vô Niệm nói.
- Nếu như Đô giám không ngại, ta có một cách có thể giúp Bách tác cục tăng lên được sản lượng sản xuất.
Trình Phổ nghe xong không khỏi nghi ngờ, thế nhưng hắn không thể vả mặt được Nguyễn Vô Niệm nên chỉ có thể khiêm cung nói.
- Mời La Hiên bá chỉ dạy cho.
Nguyễn Vô Niệm lắc đầu nói.
- Không dám chỉ dạy. Chỉ là ta thấy hiện tại việc sản xuất súng cơ hồ phụ thuộc vào một thợ rèn chính, chỉ bởi vì chỉ có hắn mới biết được tất cả các công đoạn để sản xuất một khẩu súng. Nhưng sức người rất có hạn, thợ rèn chính cũng đều là người đứng tuổi, sức lực có hạn, do đó tốc độ sản xuất rất chậm. Thay vì vậy tại sao chúng ta không giải phóng sức lao động của hắn, thay vì hắn phải phụ trách tất cả các công đoạn thì hắn sẽ chỉ dạy nhiều học đồ hơn, mỗi học đồ cũng chỉ phụ trách một công đoạn trong đó ví dụ như rèn, tôi thép, đúc nòng, đo mực... như vậy triều đình có thể bảo mật được kỹ thuật tạo súng bởi không ai có thể nắm được một quy trình hoàn chỉnh, Bách tác cục cũng có thể sản xuất được nhanh hơn từ sức trẻ của các thợ học việc, mà tay nghề của đám thợ học việc cũng sẽ không ngừng tăng lên, càng nhiều thợ có thể sản xuất súng, năng suất của Bách tác cục đương nhiên cũng có thể tăng lên.
Mười vạn năm trước, Kiếp tộc phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Cổ Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.
Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, quét ngang võ giới.
Mời đọc:
- 🏠 Home
- Lịch Sử
- Quân Sự
- Thịnh Thế Diên Ninh
- Chương 70: Hỏa khí Đại Việt