- 🏠 Home
- Xuyên Không
- Lịch Sử
- Thiết Huyết Đại Minh
- Chương 419: Hai tuyến cùng tác chiến (1)
Thiết Huyết Đại Minh
Chương 419: Hai tuyến cùng tác chiến (1)
Hoàng thành, cung Càn Thanh.
Sắc mặt xanh mét, hoàng đế Long Vũ nhìn tiểu thái giám trước mặt, hỏi:
- Vương Phác thật sự nói như vậy?
- Bẩm Vạn tuế gia...
Tiểu thái giám run giọng nói:
- Ngay trước mặt tất cả học viên và giáo viên của đại học Dương Minh, đúng là Tĩnh Nam vương đã nói như vậy, ngài còn nói sau này đế quốc còn phải dựa vào học viên của đại học Dương Minh để cai trị.
- Vớ vẩn!
Hoàng đế Long Vũ cầm nghiên mực trên bàn ném xuống sàn, hét lớn:
- Quá vớ vẩn!
- Hoàng tỷ.
Hoàng đế Long Vũ hét xong, lại nhìn về phía Công chúa Trường Bình đang ngồi yên bên cạnh, nói:
- Hoàng tỷ nhìn xem, nhìn Phò mã của tỷ đi, hắn muốn làm gì? Muốn tạo phản sao? Làm hoàng đế mà không thể cai trị đế quốc này, lại để học viên của đại học Dương Minh cai trị, thế thì còn ra cái thể thống gì, còn ra cái thể thống gì hả?
Vẻ mặt đờ đẫn, công chúa Trường Bình không nói gì.
- Vạn tuế gia!
Trương Tử An đứng một bên, yếu ơt nói:
- Hãy nhẫn nhịn.
- Nhẫn nhẫn nhẫn! Ngươi muốn trẫm nhẫn cho tới khi nào?
Hoàng đế Long Vũ rít lên khàn cả giọng:
- Vương Phác đã công khai tuyên bố quyền tối thượng của vua chúa đã qua đi, hắn đã công khai tuyên bố từ nay về sau, trẫm và cả con cháu họ Chu, không còn tư cách thống trị đế quốc này nữa, ngươi còn muốn trẫm nuốt giận nhẫn nhịn sao?
- Không nhẫn nhịn thì có thể làm gì bây giờ?
Trương Tử An thở dài nói:
- Vương Phác không nói bản thân hắn cai trị đế quốc này, chỉ nói sẽ để học viên của đại học Dương Minh thống trị, đây là chỗ cao tay của hắn.
- Cao tay?
Hoàng đế Long Vũ tức giận nói:
- Rõ ràng là loạn thần tặc tử, đại nghịch bất đạo, đáng gϊếŧ!
- Ôi...
Trương Tử An lại than một tiếng:
- Về việc diễn thuyết ở đại học Dương Minh, Vương Phác đúng là đại nghịch bất đạo, hơn nữa là động chạm đến địa vị thần thánh của Nho gia, rất dễ trở thành mục tiêu chỉ trích của người đọc sách trong thiên hạ! Nhưng lời nói của Vương Phác lợi hại ở chỗ, hắn ràng buộc tất cả học viên của đại học Dương Minh vào với hắn, học viên của đại học Dương Minh cũng đều là người được tuyển chọn từ Đông Lâm Phục Xã, như thế chẳng khác nào ràng buộc giữa hắn và Đông Lâm Phục Xã, có Đông Lâm Phục Xã làm chỗ dựa, Nho sĩ trong thiên hạ sẽ đứng ra nói thay cho hắn.
Hoàng đế Long Vũ tức giận nói:
- Chẳng lẽ người đọc sách khắp thiên hạ không phân biệt được đúng sai, đen trắng nữa sao?
Trương Tử An lắc đầu cười khổ, không nói gì nữa.
Cùng thời gian đó, ở phủ đệ của Tiền Khiêm Ích.
Nghe xong lời kể của Lã Đại Khí, Tiền Khiêm Ích lộ vẻ xúc động nói:
- Thật sự là Tĩnh Nam vương đã nói như vậy?
Lã Đại Khí nghiêm nghị nói:
- Đúng là như vậy.
Tiền Khiêm Ích vuốt vuốt chòm râu hoa râm, hơi lo lắng nói:
- Đây là Vương gia đang phủ định hệ thống trị thế kinh điển của Nho gia, chưa bàn xem lời nói này của Vương gia sẽ đưa học viên đại học Dương Minh tới đâu, sẽ đưa đế quốc Đại Minh tới đâu, chỉ riêng lời nói này, cũng dễ dàng khiến cho người đọc sách trong thiên hạ sẽ dùng ngòi bút làm vũ khí đấy.
- Nhưng lời nói của Vương gia cũng hợp lý mà.
Lã Đại Khí nói:
- Hơn nữa, điều này đối với đảng Đông Lâm chúng ta không phải là cơ hội ngàn năm một thuở sao? Có câu “Phải biết tận dụng thời cơ, thời cơ không đến lần thứ hai”, một cơ hội trời ban như vậy, nếu bỏ lỡ, sau này xuống suối vàng làm sao ăn nói với những bậc tiên hiền Thái Sơn Bắc Đẩu của đảng Đông Lâm?
Theo lời Lã Đại Khí, “cơ hội” đương nhiên là cơ hội lên nắm giữ quyền lực quốc gia của đảng Đông Lâm!
Trở thành đảng chấp chính vẫn là tôn chỉ của đảng Đông Lâm. Không phải những bậc tiên hiền Thái Sơn Bắc Đẩu của đảng như Dương Liên, Tả Quang Đấu, Cao Phàn Long, đều vì thực hiện mục tiêu này mà chết đó sao? Hiện giờ cơ hội đã bày ra trước mặt người của đảng Đông Lâm, đồng thời so với trước đây có điểm khác biệt, lần này một khi đảng Đông Lâm chấp chính, sẽ không còn bị hoàng quyền kìm hãm, khi đó tất cả việc đại sự trong thiên hạ đều sẽ do người của đảng Đông Lâm định đoạt!
Đối với người của đảng Đông Lâm, đó là một cơ hội không thể nào từ chối!
Vương Phác nắm đúng mạch của đảng Đông Lâm, mới dám công khai phủ định hệ thống trị thế kinh điển của Nho gia, công khai đặt Pháp gia (1) và Binh gia (2) lên đài, cải tạo tinh thần dân tộc Đại Hán.
Thật ra sách lược của Vương Phác rất đơn giản, đó là lợi dụng thế lực của đảng Đông Lâm, đánh cho sập Lý học mà giới Nho sĩ tôn thờ, sau đó lại lợi dụng thế lực mới phát triển trong đảng Đông Lâm, chủ yếu là học viên đại học Dương Minh, để đánh cho sập các thế lực bảo thủ của Nho gia, cuối cùng khiến cho tầng lớp tinh hoa của đế quốc Đại Minh hoàn toàn thoát khỏi gông cùm xiềng xích “Tao nhã khiêm cung, tôn sùng nghi lễ” của Nho học, trở thành một quần thể mới “tràn đầy tham vọng, sung mãn tính xâm lược”.
Đại biểu của quần thể mới này không còn có tầng lớp địa chủ cũ nữa, mà phần lớn là đại biểu cho lợi ích của nhà tư sản công thương nghiệp. Đến lúc quần thể này lên đài, trở thành lực lượng thống trị đế quốc Đại Minh, muốn phục hồi vương quyền là không thể, bởi vì khi đó quyền lực nằm trong tay một đám nhà tư bản đầy tham vọng, bọn họ cũng không coi trọng nhân nghĩa, khiêm cung, trong mắt bọn họ chỉ có lợi ích, sẽ không cam tâm tình nguyện giao ra quyền lực trong tay.
- Cũng đúng.
Tiền Khiên Ích gật gật đầu, vẻ mặt ngưng trọng, nói:
- Tuy nhiên nếu muốn dẹp yên ảnh hưởng của sự kiện lần này, sợ là không dễ dàng, Giữa đảng Đông Lâm chúng ta và nho sinh Lý học không tránh khỏi lại có một cuộc luận chiến kéo dài, chỉ mong cuộc luận chiến này sẽ không ảnh hưởng tới nền chính trị của đất nước, không gây ra tai họa.
(1) Pháp gia là một trong bốn trường phái triết lý ở thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc (Từ khoảng thế kỷ thứ 6 TCN cho tới khoảng thế kỷ thứ 3 TCN). Trên thực tế, nó mang nhiều tính cách triết lý chính trị thực tiễn, với châm ngôn kiểu "khi thời đại thay đổi, những đường lối cũng thay đổi" làm nguyên tắc chính của mình, hơn là một triết học về luật. Trong hoàn cảnh đó, "Pháp gia" ở đây có thể mang ý nghĩa "triết lý chính trị tán thành sự cai trị của pháp luật" và vì thế, khác biệt so với ý nghĩa của Pháp gia phương Tây. Hàn Phi Tử, nhà học giả nổi tiếng Trung Quốc cuối thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia chủ trương nêu lên tư tưởng mọi người bình đẳng trước pháp luật, pháp luật là thượng tôn trong nhà nước.
(2) Binh gia: một phái (gia) trong bách gia chư tử thời kỳ Chiến Quốc, chủ yếu nghiên cứu thảo luận về tư tưởng triết học trong quân sự (The philosophy of war), trọng điểm của học thuyết là "Dụng binh", tức vấn đề chiến lược chiến thuật.
- 🏠 Home
- Xuyên Không
- Lịch Sử
- Thiết Huyết Đại Minh
- Chương 419: Hai tuyến cùng tác chiến (1)