Nam nhân làm gì được nghỉ đẻ. Vết thương mới của Lục Thời Khanh chưa tới mức xin nghỉ bệnh, vết thương cũ lại không thể để Huy Ninh Đế biết, muốn viện cớ nghỉ việc để thanh nhàn đâu phải chuyện dễ dàng.
Nhưng Nguyên Tứ Nhàn chỉ có chút tâm nguyện nhỏ bé này, y không thể không đáp ứng nàng.
Lục Thời Khanh ôm hai mẹ con, cau mày trầm tư.
Nguyên Tứ Nhàn thấy vẻ mặt y khó xử, nàng toan nói lời mất hứng thì chợt hàng mày y giãn ra nói:
– Có rồi.
Lục Thời Khanh ăn cơm cùng Nguyên Tứ Nhàn xong thì đứng dậy đi viết một bức công văn kể sơ lược tình hình Hồi Hột và thái độ của mọi người trong vương thất, hôm sau sai Tào Ám thay y trình vào cung.
Huy Ninh Đế gặp Tào Ám, đương nhiên không thể để hắn đi tay không về, bèn vung tay sai người chuẩn bị ít đồ bổ thượng hạng cho Lục phủ, bảo thái giám thân cận cùng hắn đến phường Vĩnh Hưng, tiện thể mang theo một thái y.
Hôm qua thái y trong cung đã phụng mệnh đến Lục phủ, nhưng lúc đó Nguyên Tứ Nhàn chưa tỉnh nên không bắt mạch cho nàng, chỉ hỏi thăm đại khái, bây giờ đi thêm một chuyến đã không phải có ý quan tâm nữa mà là thăm dò.
Huy Ninh Đế đa nghi, vốn không có khả năng hoàn toàn tin tưởng một ai, dù là Lục Thời Khanh cũng vậy. Trước đó sở dĩ ông nổi giận với Trương Trị Tiên, kỳ thực không phải vì ghét ông ta nói năng không lựa lời, mà vì theo bản năng cảm thấy sợ hãi lời ông ta nói.
Lục Thời Khanh tuy chỉ là một quan tứ phẩm nhưng quyền thế trong tay thực quá lớn, còn là do tự tay Huy Ninh Đế trao cho. Quả thật tể phụ Trương Trị Tiên luôn bất hòa với y, không phải không có khả năng thừa cơ bỏ đá xuống giếng, nhưng những lời ấy đã cảnh tỉnh lão hoàng đế, một thần tử nhiều lần tiếp xúc với vương thất Nam Chiếu và Hồi Hột là một sự tồn tại rất nguy hiểm. Nếu muốn, y có thể đạt thành hiệp nghị bí mật với địch quốc trong hai lần đi sứ, nếu cộng thêm sự ủng hộ của Nguyên Dị Trực thì hậu quả thậm chí khó mà tưởng tượng.
Thế là hôm qua, Trương bộc xạ đã nêu ý tưởng cho Huy Ninh Đế. Trưởng tử Nguyên gia là Nguyên Ngọc nhiều năm không con nối dõi, nay Nguyên Tứ Nhàn đã có trai gái lưỡng toàn, sao không nhân cơ hội này sắc phong một trong số đó rồi đưa vào cung nuôi nấng để thể hiện “thánh ân”. Như vậy có thể nói là vừa nắm Lục gia vừa phòng bị cả Nguyên gia.
Ngoài mặt Huy Ninh Đế không đáp, nhưng thực tế hơi dao động, chỉ là thánh ân giả tình giả ý như vậy, hai nhà Nguyên – Lục đương nhiên biết rõ hàm nghĩa bên trong, Nguyên Tứ Nhàn lại vừa xảy ra chuyện, ông không tiện cướp con của nàng vào lúc này, tốt nhất để tìm hiểu rõ tình trạng sức khỏe nàng thế nào rồi nói sau.
Thái giám đến, Lục Thời Khanh cung kính ra đón, kế đó để thái y bắt mạch cho Nguyên Tứ Nhàn.
Thái y bắt mạch xong hơi kinh ngạc, trở về bẩm lại với Huy Ninh Đế theo đúng sự thực, rằng cơ thể Nguyên Tứ Nhàn trong vòng 3 đến 5 năm kế tiếp chắc chắn không thể sinh con, sau này liệu có để lại mầm bệnh hay không, liệu có cơ hội mang thai nữa hay không, đều phải xem nàng nghỉ dưỡng thế nào.
Huy Ninh Đế nghe xong, nhất thời do dự.
Lòng phòng bị của ông với Lục Thời Khanh là lo trước lo sau chứ chưa thật muốn không nể mặt vị thần tử ông sủng ái xưa nay, vừa nghe tình trạng Nguyên Tứ Nhàn như thế là ông biết chuyện bắt con không dễ làm, đành tạm thời kìm lại.
Kỳ thực từ lúc mang thai, Nguyên Tứ Nhàn đã lo lắng chuyện này, thấy thái y tới bắt mạch liền đoán thánh nhân đã nổi lên ý đồ. Dù sao lão hoàng đế không phải lần đầu dùng chiêu đó, trước đây sau khi phong vương cho cha, ông không cho a huynh còn nhỏ tuổi đi theo đến Điền Nam chính là có ý giữ huynh ấy lại làm con tin.
May mà bây giờ sức khỏe nàng không tốt, trong cái rủi có cái may, giữ được cả hai đứa bé.
Song trong lòng lão hoàng đế đã chôn xuống hạt giống nghi ngờ và sẽ càng lúc càng lớn mạnh, con đường sau này càng khó đi, nàng sợ chuyện này sớm muộn cũng giáng xuống đầu đứa trẻ.
Nhưng Lục Thời Khanh bảo nàng đừng lo lắng, sau đó y nhàn nhã lưu loát viết một phong thư từ quan, hôm sau sai người đưa đến Tử Thần điện.
Nguyên Tứ Nhàn thoạt đầu giật mình, nhưng vừa suy nghĩ liền hiểu ngay, đây là phương pháp lấy lùi để tiến quen dùng của y và Trịnh Trạc.
Phong thư từ quan “đầy tâm huyết” ấy là đang nói với Huy Ninh Đế rằng y đã rõ ý của ông và vô cùng đau lòng mất mát. Có câu “tan xương nát thịt không hề sợ, chỉ cầu trong sạch ở nhân gian”, thánh nhân đã không tin tưởng y thì y sẵn lòng từ quan về quê, quay về Lạc Dương sống đời nhàn nhã, sau này không hỏi chuyện triều chính nữa. Vừa khéo chuyến này y đi Hồi Hột, dọc đường ăn gió nằm sương, cùng Đột Quyết giao chiến sinh tử mấy lần nên thân thể e cũng bị mài mòn, nếu thánh nhân ân chuẩn thì quá tốt.
Nguyên Tứ Nhàn cảm thấy lần này y chơi lớn, nếu hôm sau Huy Ninh Đế viết chữ “duyệt” lên thư từ quan thì vui.
Nhưng kết quả không có nếu thì gì cả. Vì Lục Thời Khanh nói, trong công văn hôm trước báo cáo tình hình Hồi Hột, y đã âm thầm để vài chỗ lấp lửng dụ dỗ lão hoàng đế, dù không tính đến lâu dài, chỉ tính trước mắt Hồi Hột và Đột Quyết đang tiến hành chiến sự, Huy Ninh Đế cũng không thể vứt bỏ y.
Huy Ninh Đế quả thực cuống cuồng sai thái giám tới, nói ông không duyệt thư từ quan ấy.
Vẻ mặt Lục Thời Khanh khó xử nói với thái giám là nếu thánh nhân còn có chỗ dùng tới y, đương nhiên y sẽ không kháng chỉ, chỉ là sức khỏe y vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, nếu về triều ngay e không chịu nổi.
Thái giám vui vẻ nói, điều này không sao cả, thánh nhân cho phép y nghỉ một tháng để nghỉ ngơi thỏa sức.
Một chiêu lấy lùi để tiến khiến lão hoàng đế không dám vội vàng nghi kỵ đề phòng, quan trọng hơn là còn lừa được “một tháng nghỉ phép”, Nguyên Tứ Nhàn không thể không cảm thán y quá thông minh.
Tuyên thị nói một lời thành sấm, thực khiến con trai ở cữ chung với con dâu.
Những ngày kế tiếp, Nguyên Tứ Nhàn ở trên giường, Lục Thời Khanh thực hiện lời hứa của y, nàng ở đâu y ở đó, đa số thời gian y đều nằm cùng nàng. Vì nàng không thể ra gió nên y cũng không tùy tiện ra ngoài, tránh nhiễm hơi sương làm nàng bị lạnh.
Hai bệnh nhân biến giường thành ổ, tha đồ ăn vặt lên giường. Ban đầu tiểu biệt thắng tân hôn, ăn cơm cũng phải chàng đút thϊếp thϊếp đút chàng. Chàng ăn rau cải của thϊếp, thϊếp ăn củ cải của chàng, chàng nhặt xương cá cho thϊếp, thϊếp lột vỏ trứng cho chàng. Sau đó cứ bên nhau như hình với bóng suốt 12 canh giờ như vậy thực khiến Nguyên Tứ Nhàn nhìn Lục Thời Khanh đến phát chán, bèn dồn tâm trí cho con.
Xe nôi của Lục Nguyên Thù được dọn qua cạnh giường hai người. Ban ngày Nguyên Tứ Nhàn cho con bú, nhưng do sức khỏe nàng chưa hoàn toàn hồi phục nên đến đêm thì do bà vυ" chăm sóc bé thay.
Còn về Lục Nguyên Trăn, từ sau hôm đầu tiên, nàng không nhắc đến chuyện đích thân cho bé bú nữa, cũng không tiện đặt bé mãi trong phòng, đỡ phải mỗi khi bé đói là phiền Lục Thời Khanh bế ra ngoài, đành để bé ở cùng bà vυ" nhiều hơn. Chỉ là nàng hay bảo muốn ngắm bé nên mỗi ngày bà vυ" bế bé qua mấy bận, còn thường gặp ngay lúc Tuyên thị đang trêu tôn nhi.
Cứ thế hơn 20 ngày, đến tháng ba mùa xuân, gần đến lúc đầy tháng con, Nguyên Tứ Nhàn hỏi Lục Thời Khanh có muốn tổ chức tiệc đơn giản cho hai huynh muội không.
Tiệc đầy tháng lẽ ra bất luận làm lớn hay làm nhỏ đều phải làm, vả lại Lục Thời Khanh còn là quan chức trong triều, mở tiệc mời đồng liêu là điều tất yếu. Nhưng y từ chối với lý do nàng chưa khỏe hẳn, không thích hợp mệt nhọc lo liệu tiệc tùng, nói đợi khi con thôi nôi sẽ làm bù một thể.
Vào tết hoa triều trước đây, lẽ ra tới lượt Lục Thời Khanh chủ trì tiệc lưu thương nhưng y cũng thoái thác với lý do này, và cũng như lần trước, Nguyên Tứ Nhàn nghe vậy không hề khăng khăng ý mình mà nghe theo y an bài.
Lại thêm mấy ngày, Lục Thời Khanh đã nghỉ dưỡng thương đủ, phải quay về triều. Nguyên Tứ Nhàn cũng ở cữ xong, có thể ra ngoài cho thông thoáng. Sau khi y đi làm, nàng muốn mang hai con ra ngoài đón gió xuân nhưng hỏi bà vυ" thì được biết sáng nay Lục Nguyên Trăn bú không tốt, Lục Thời Khanh lo con bệnh nên lúc đi đã tiện thể bế theo bé đưa đến y đường của Cát đại phu khám bệnh.
Nguyên Tứ Nhàn cảm tạ bà vυ", không hỏi nhiều, đợi mãi đến hoàng hôn cũng không thấy Lục Thời Khanh đưa con về, nàng bèn bế Lục Nguyên Thù đến thăm Tuyên thị.
Tuyên thị quả thực đang lo cho tôn nhi, Nguyên Tứ Nhàn trấn an bà vài câu, sau đó để con gái lại trong viện bà để bà phân tâm, còn nàng thì quay về phòng đợi Lục Thời Khanh.
Lúc về y chỉ về một mình, vừa vào cửa là nàng đứng dậy hỏi:
– Nguyên Trăn đâu?
Y trầm mặc chốc lát rồi nói:
– Vẫn đang ở y đường.
Nguyên Tứ Nhàn nghiêm mặt lắc đầu, bước đến trước mặt y, nhìn thẳng vào y, hỏi rõ từng chữ:
– Thϊếp hỏi, Nguyên Trăn đâu?
Y im lặng hồi lâu rồi đưa tay xoa má nàng:
– Con đang rất tốt, sẽ đoàn tụ với chúng ta nhanh thôi.
Nghe câu này, nước mắt mà Nguyên Tứ Nhàn cố nhịn nửa ngày cuối cùng không kìm được tràn mi.
Đêm đó, con nàng chưa được cứu. Sau vài ngày là nàng nhận ra chỗ bất thường. Ban đầu xuất phát từ trực giác giữa mẫu tử, kế đó liên tưởng tới thái độ kỳ lạ của Lục Thời Khanh dành cho đứa bé ấy và sự mất tự nhiên của a huynh hôm nọ, nàng càng thêm nghi ngờ.
Nàng nhanh chóng nảy ra một suy nghĩ đáng sợ: có lẽ con bị tráo rồi.
Lúc cứu, Lục Thời Khanh không biết đứa bé là thật hay giả, nhưng y làm việc luôn thận trọng, sau khi về chắc chắn sẽ xác nhận lại. Nàng và Tuyên thị đều chưa nhìn thấy Nguyên Trăn trước khi bé bị bắt cóc, nhưng bà đỡ, Giản Chi, Thập Thúy và mấy tỳ nữ đều từng thấy bé, cho nên nếu bé bị tráo thì không khó để nhận ra.
Nhưng Lục Thời Khanh chọn giấu nàng và Tuyên thị, thậm chí bảo tất cả mọi người xung quanh nói dối hai người. Nguyên nhân không phải vì y định dùng con người khác để giấu giếm cả đời, mà vì y tin chắc Nguyên Trăn an toàn, vả lại sẽ quay về trong tương lai không xa, nên không muốn để hai người lo lắng. Dẫu sao mấy ngày sau khi sinh là vô cùng quan trọng với sự bình phục của Nguyên Tứ Nhàn, y biết không thể giấu nàng quá lâu, chỉ mong có thể giấu được ngày nào hay ngày nấy thôi.
Lục Thời Khanh nhẹ ôm lấy nàng, nói:
– Đừng lo, con ăn no mặc ấm, ba ngày sau là có thể quay về bên cạnh chúng ta thôi.
Nguyên Tứ Nhàn gật đầu khóc không thành tiếng, ngập ngừng:
– Cứu thế nào… làm sao cứu?
Lục Thời Khanh vỗ lưng nàng, nhẹ nhàng nói:
– Ta và nhạc phụ cùng bàn gϊếŧ lão vương Nam Chiếu.
Nguyên Tứ Nhàn ngẩng phắt đầu.