Đến sau cùng tên cuốn lụa có bốn chữ Lăng Ba Vi Bộ, kế đó vẽ đầy những vết chân, ghi rõ Qui Muội, Vô Vọng các loại, đều là những phương vị trong Dịch Kinh. Mấy hôm trước đây Đoàn Dự toàn tâm toàn lực nghiên cứu kinh Dịch, vừa đọc đến những danh xưng lập tức tinh thần phấn khởi chẳng khác gì gặp lại người quen. Chỉ thấy dấu chân chằng chịt, không biết bao nhiêu trăm, bao nhiêu nghìn, từ bước nọ sang bước kia có một đường dây xuyên qua, trên đường đó có dấu mũi tên xem ra là một loại bộ pháp phức tạp. Sau cùng là một hàng chữ viết:
Nếu gặp phải cường địch, thì dùng cái này để bảo vệ chính mình, tích thêm nội lực sau đó sẽ quay lại gϊếŧ kẻ địch.
Đoàn Dự nghĩ thầm: “Bộ pháp của thần tiên tỉ tỉ để lại ắt thật là tinh diệu, khi gặp cường địch đào tẩu thoát thân thật tốt biết bao còn như việc “sau đó sẽ quay lại gϊếŧ kẻ địch” bất tất phải nghĩ đến”.
Chàng cuộn tấm lụa lại, để lên vái hai cái rồi trịnh trọng bỏ vào trong túi, quay sang nói với pho tượng ngọc:
-Thần tiên tỉ tỉ dặn ta sáng trưa chiều ba lần luyện công, Đoàn Dự này không dám trái lời. Từ nay trở đi đối với người khác sẽ hết sức nể nang để cho người khác khỏi đánh, khỏi phải hút nội lực của người ta. Còn Lăng Ba Vi Bộ kia ta sẽ gia tâm luyện cho thành thục, nếu thấy không xong, lập tức chạy ngay khỏi phải hút nội lực của họ”.
Còn lời dặn “gϊếŧ sạch đệ tử phái Tiêu Dao” chàng không dám nghĩ đến. Chàng thấy bên trái có một cái cửa hình tròn nên chậm rãi đi vào, bên trong lại là một gian thạch thất khác, trong đó có một chiếc giường đá, trước giường để một cái nôi bằng gỗ nho nhỏ. Chàng ngơ ngẩn nhìn chiếc nôi đó nghĩ thầm: “Không lẽ thần tiên tỉ tỉ lại có con ư? Không phải, không phải, một cô nương xinh đẹp như thế, làm sao lại sinh con được?”. Chàng nghĩ đến người thần tiên tỉ tỉ “giữ mình như ngọc” kia lại có con không khỏi cực kỳ thất vọng, nhưng lại nghĩ ngay: “A, đúng rồi! Đây chắc là cái nôi của thần tiên tỉ tỉ nằm khi nàng còn bé, do cha mẹ nàng làm cho nàng. Hai người Tiêu Dao Tử và Thu Thủy muội chắc là song thân, đúng rồi, chắc là thế đó”. Chàng cũng không thèm nghĩ thêm xem những điều mình suy đoán có gì sơ xuất hay không nên tinh thần lại trở nên cao hứng.
Trong gian phòng này không có chăn gối quần áo gì, trên tường có treo một cây thất huyền cầm, dây đã đứt cả. Bên cạnh giường lại có một cái bàn đá, trên bàn khắc mười chín đường bàn cờ, trên còn sắp xếp đến hơn hai trăm quân, trắng đen đang kịch liệt xem ra chưa rõ được thua.
Đàn còn đó, cờ chưa xong mà giai nhân mờ mịt nơi nào. Đoàn Dự đứng sững sờ trong gian thạch thất, không khỏi bi thương, hai hàng lệ chảy dài trên má. Bỗng dưng chàng lại hoảng hốt: “Trời ôi! Nếu có bàn cờ, ắt phải có hai người giao đấu, e rằng thần tiên tỉ tỉ chính là Thu Thủy muội, cùng chồng là Tiêu Dao Tử ngồi đây đánh cờ. Ôi thôi! Thật là … thật là … Ồ, đúng rồi! Bàn cờ này không phải hai người đánh mà là thần tiên tỉ tỉ ở một mình nơi u cốc, tịch mịch không có gì làm, nên đánh cờ một mình. Thần tiên tỉ tỉ, năm xưa sao nàng không gọi lên vài tiếng? Đoàn Dự này nghe tiếng oanh êm ả, thể nào chẳng vào trong sơn cốc hầu cờ cùng tỉ tỉ?”. Chàng đến bên coi kỹ lại cuộc cờ, không ngờ càng xem càng kinh hãi.
Cuộc cờ đó biến hóa phiền phức không đâu sánh kịp, là thế cờ mà dịch nhân vẫn gọi là Trân Lung, hai bên tuy hết sức tranh đoạt nhưng vẫn có đường sống lại có kế lâu dài. Đoàn Dự đã từng nghiên cứu về cờ vây mấy năm qua, có lúc mê mẩn đã từng đánh cờ với Thôi tiên sinh trong nhà. Chàng vốn thông minh nên lúc đầu Thôi tiên sinh chấp chàng bốn quân mà sau một năm đã chấp lại ông ta ba quân, kỳ lực có thể nói là một tay cao thủ trong nước Đại Lý. Thế nhưng bàn cờ trước mắt rồi sẽ ra sao vẫn không thể nào nghĩ cho ra, bên đen trông như thắng mà bên trắng lại cũng có cách lật ngược lại. Chàng đứng trông hồi lâu, thế cờ càng lúc càng mờ mịt, thấy có hai chân đèn trên còn hai cây nến cháy dở, bên cạnh có cả hỏa đao, hỏa thạch, bùi nhùi nên đánh lửa lên đốt đèn coi cho rõ. Chàng xem đến khi đầu váng mắt hoa, trong bụng bực bội.
Đoàn Dự đứng lên, vặn lưng cho bớt mỏi bỗng giật mình: ” Bàn cờ thế này khó quá, dù ta có nghĩ thêm tám ngày mười ngày chưa chắc đã giải nổi, đến lúc đó tính mạng mình đã không còn mà Chung cô nương thì cũng đã bị Thần Nông Bang chôn sống”. Chàng biết rằng nếu còn ngồi coi nữa thì không biết bao giờ mới nhãng ra được nên đành quay ra, tiện tay cầm luôn cây đèn không để mắt vào bàn cờ nữa, trong lòng đột nhiên mừng như điên cuồng: “Đúng rồi! Đúng rồi! Bàn cờ này phức tạp đến thế, chắc là thần tiên tỉ tỉ tự mình sắp đặt một thế Trân Lung, chứ nào có phải hai người đánh với nhau mà thành, quả thật hay quá!”.
Chàng ngửng đầu lên thấy dưới chân giường lại cũng có một cái cửa hình tròn, tường bên cạnh có bốn chữ Lang Hoàn Phúc Địa. Chàng nhớ đến câu thần tiên tỉ tỉ viết bên ngoài cuộn lụa, nghĩ thầm: “Thì ra Lang Hoàn Phúc Địa ở ngay đây. Thần tiên tỉ tỉ có nói là điển tịch các môn phái trong thiên hạ đều có ở trong này. Ta đâu muốn học võ công, những điển tịch đó không xem là hơn. Thế nhưng thần tiên tỉ tỉ đã dặn đâu có thể nào trái lời”. Chàng bèn cầm đuốc tiến vào trong phòng đó.
Vừa bước chân vào Đoàn Dự đưa mắt nhìn bốn phía thở hắt ra khoan khoái, trong lòng nhẹ hẳn đi. Thì ra Lang Hoàn Phúc Địa là một cái thạch động thật lớn, to gấp mấy lần những phòng ở bên ngoài, trong bày đầy những giá sách bằng gỗ có điều trên những kệ đó trống trơn, không còn một quyển nào. Chàng bưng cây nến lại gần thấy trên giá có cắm đầy những thẻ, nào là “Côn Lôn Phái”, “Thiếu Lâm Phái”, “Tứ Xuyên Thanh Thành Phái”, “Sơn Đông Bồng Lai Phái” … bên trong có cả “Đại Lý Đoàn Thị”. Thế nhưng trong chiếc thẻ đề “Thiếu Lâm Phái” thì có chú thích “Thiếu Dịch Cân Kinh”, trong thẻ đề “Cái Bang” thì chú thích “Thiếu Hàng Long Thập Bát Chưởng”, còn thẻ đề “Đại Lý Đoàn Thị” thì ghi chú “Thiếu Nhất Dương Chỉ, Lục Mạch Thần Kiếm Kiếm Pháp, thật đáng tiếc”.
Như vậy hẳn là năm xưa trên những kệ sách này chất đầy đồ phổ, kinh sách của các môn phái nhưng nay đã bị người nào đó khuân đi hết rồi chỉ còn giá không. Thấy thế lòng Đoàn Dự tưởng như trút được tảng đá, vui sướиɠ không để đâu cho hết: “Nếu như không còn võ công điển tịch nữa thì ta không học võ công cũng không thể nói là không tuân hành mệnh lệnh của thần tiên tỉ tỉ”. Thế nhưng trong lòng chàng bỗng cảm thấy hổ thẹn: “Đoàn Dự ơi là Đoàn Dự, ngươi vì không phải tuân hành mệnh lệnh của thần tiên tỉ tỉ mà lấy làm vui thì đã là bất trung với nàng rồi. Ngươi không thấy võ công điển tịch đáng lẽ phải thất vọng mới phải, sao lại lấy làm sung sướиɠ là sao? Thần tiên tỉ tỉ trên trời dưới đất nếu có linh thiêng ắt sẽ không bằng lòng”.
Chàng thấy Lang Hoàn Phúc Địa này không có cửa ra, bèn quay lại gian phòng có pho tượng ngọc, vừa mới nhìn vào đôi mắt người đẹp, tâm hồn lại say mê điên đảo, ngơ ngẩn một hồi mới vái một cái thật sâu nói:
-Thần tiên tỉ tỉ, hôm nay ta có việc quan trọng đành phải tạm biệt, sau khi cứu xong Chung cô nương rồi, sẽ quay lại tụ hội với tỉ tỉ.
Chàng đành cầm chúc đài hăng hái ra khỏi thạch thất, vừa mới toan tìm đường đi thấy bên cạnh có một hàng bậc thang bằng đá chênh chếch đi lên, lúc đầu mắt vẫn còn dán chặt vào pho tượng ngọc nên không để tâm đến những thạch cấp. Mỗi bước đi lại dùng dằng do dự, biết bao nhiêu lần chàng toan quay lại nhìn pho tượng mỹ nhân, nhưng rồi nghiến răng hạ quyết tâm mới khắc chế được nỗi thèm muốn.
Đi được chừng hơn một trăm bước, qua ba khúc quẹo, nghe văng vẳng tiếng rì rầm ỳ ào của nước chảy, lại thêm hai trăm bậc nữa thì ầm ầm điếc cả tai, trước mắt có ánh sáng chiếu vào. Chàng càng đi nhanh hơn đến hết các bậc thang, trước mặt là một cái lỗ hổng chui lọt người, thò đầu ra thăm dò bỗng sợ đến tim đập thình thình.
Chàng vừa nhìn ra thấy bên ngoài sóng nước cuồn cuộn gầm rú, nước chảy rất xiết chính là một con sông lớn. Hai bên bờ sông là vách đá dựng, đứng sừng sững xem tình hình này đã đến bờ sông Lan Thương. Chàng vừa kinh hoàng, vừa vui sướиɠ, từ từ chui ra khỏi động thấy chỗ đang đứng cao hơn mặt nước sông đến mươi trượng, nước sông có dâng lên cũng không thể nào tràn vào được nhưng nếu muốn đến được bờ sông cũng không phải dễ dàng. Chàng bèn dùng cả tay lẫn chân bò men lên, đồng thời đưa mắt nhìn tứ phía ghi nhớ kỹ cảnh vật để khi cứu người xong sẽ quay lại chốn này. Đoàn Dự nghĩ thầm: “Từ nay mỗi năm ta để vài tháng vào trong hang này làm bạn với thần tiên tỉ tỉ”.
Bờ sông toàn là đá núi, không có đường đi, chập choạng leo lên leo xuống đi được chừng bảy, tám dặm. Chàng trông thấy một cây đào hoang, trên cành đầy trái nên hái ăn thật no, tinh thần phấn chấn đi thêm được mươi dặm nữa mới gặp một con đường mòn nhỏ. Chàng men theo con đường đó mãi đến lúc chiều tối mới gặp một chiếc cầu treo bằng xích sắt ngang qua sông, trên tảng đá bên cạnh cầu có khắc ba chữ lớn “Thiện Nhân Độ”.
Chàng rất mừng, con đường Chung Linh chỉ cho phải qua cầu treo Thiện Nhân Độ, như vậy đường chàng đang đi là đúng rồi. Chàng bèn bám sợi dây xích bước lên trên cầu. Cây cầu đó có cả thảy bốn sợi dây xích, hai sợi bên dưới để lát gỗ để đi qua, còn hai sợi ở hai bên là để vịn. Chàng vừa đặt chân, cây cầu đã đong đưa, đến giữa sông lại càng chao đảo, hé mắt nhìn thấy nước sông cuồn cuộn, sủi lên bao nhiêu là bọt nước, chẳng khác nào một bầy ngựa hoang chạy dưới chân, chỉ lỡ bước một cái là lộn nhào xuống sông dù bơi lội giỏi đến chừng nào cũng không sao thoát chết được.
Chàng không dám nhìn xuống nữa, chăm chăm hướng về phía trước, lập cập niệm tụng: “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật!” từng bước từng bước lần mãi cũng qua được bên kia.
Chàng ngồi nghỉ một lát rồi cứ theo đường Chung Linh chỉ mà đi cho nhanh. Đi chừng hơn nửa giờ thấy trước mặt là một khu rừng rậm biết là đã đến cửa Vạn Kiếp Cốc, nơi Chung Linh ở. Chàng đến gần quả nhiên thấy một hàng chín cây cổ tùng vươn lên cao vυ"t. Chàng đếm từ bên phải đến cây thứ tư, theo đúng lời Chung Linh chỉ điểm, vòng qua phía sau vạch đám cỏ dài, quả nhiên trên cây có một cái hang, nghĩ thầm: “Cái Vạn Kiếp Cốc này quả thật kín đáo, nếu không được Chung cô nương cho hay thì nào ai biết được cửa cốc lại ở ngay một cây tùng”.
Chàng tiến vào cửa hang, một tay vạch cỏ ra tay phải mò thấy một cái vòng sắt lớn, dùng sức kéo lên, mộc bản liền mở bên dưới là một hàng bực thang bằng đá. Chàng đi xuống mấy bậc rồi hai tay lại nâng cánh cửa gỗ để lại chỗ cũ, tiếp tục đi xuống, khoảng chừng ba mươi bước thì đường ngoặt qua phía phải, sau mấy trượng lại trồi trở lên nghĩ thầm: “Ở đây làm bậc đá so với thần tiên tỉ tỉ kiến tạo những nấc thang trong hang thật dễ hơn nhiều”. Chàng đi lên chừng ba mươi bậc thì đến một khoảng đất bằng.
Trước mắt chàng thấy một bãi cỏ rộng, xa xa là những cây tùng. Chàng đi qua cánh đồng thấy một cây tùng lớn trên bạt đi một mảng vỏ dài chừng một trượng, ngang chừng một thước trên sơn trắng viết một hàng chữ lớn: “Ai họ Đoàn vào đây sẽ bị gϊếŧ không tha”. Những chữ khác đều màu đen, riêng chữ “gϊếŧ” lại màu đỏ.
Đoàn Dự nghĩ thầm: “Sao cốc chủ lại hận thù họ Đoàn ta đến thế? Dẫu như có người họ Đoàn đắc tội với y nhưng trên đời này người họ Đoàn hàng nghìn, hàng vạn, đâu phải gặp ai cũng gϊếŧ”. Khi đó trời đã tối, những chữ đó trông như giơ nanh, múa vuốt, chữ gϊếŧ kia màu đỏ chói trông chẳng khác gì rải đầy máu tươi, trông thật ghê rợn. Đoàn Dự nghĩ thầm: “Chung cô nương bảo ta đừng xưng mình họ Đoàn thì ra là thế. Cô ta bảo mình gõ vào chữ thứ ba ba lần, tức là phải gõ vào chữ Đoàn. Lúc đó nàng không nói rõ ra, sợ ta nổi giận. Gõ thì đã sao, đánh cũng còn được. Nàng cứu mạng ta chẳng nói chi gõ vào chữ Đoàn ba lần mà có đánh cho Đoàn Dự này ba cái cũng không hề hấn gì”.
Chàng thấy trên cây có đóng một cái đinh, trên đinh treo một cái búa nhỏ, liền lấy xuống gõ vào chữ Đoàn một cái. Cái búa gõ xuống nghe tiếng kim loại vang lên, Đoàn Dự không đề phòng phải giựt nảy người, mới hay bên dưới chữ đoàn là một miếng sắt, phía sau rỗng, chỉ vì bên ngoài sơn trắng nên không nhìn ra. Chàng gõ thêm hai lần nữa rồi treo cái búa lại chỗ cũ.
Qua một lát đằng sau cây tùng có tiếng một thiếu nữ kêu lên:
-Tiểu thư về rồi!
Giọng nói nghe đầy vẻ vui mừng. Đoàn Dự nói:
-Tôi nhận lời ủy thác của Chung cô nương đến xin được gặp cốc chủ.
Cô gái kia “Ồ” một tiếng xem chừng như kinh ngạc lắm, ấp úng:
-Ngươi … ngươi là người ngoài ư? Tiểu thư nhà ta đâu?
Đoàn Dự không nhìn thấy người cô ta, nói:
-Chung cô nương gặp phải hung hiểm tôi tới đây báo tin.
Thiếu nữ kinh hãi hỏi lại:
-Nguy hiểm gì?
Đoàn Dự đáp:
-Chung cô nương bị người ta bắt giữ, e rằng nguy hiểm đến tính mạng.
Thiếu nữ kêu lên:
-Trời ơi! Ngươi … ngươi … ngươi chờ một chút, để ta vào báo cho phu nhân.
Đoàn Dự đáp:
-Thế thì hay lắm.
Chàng nghĩ thầm: “Chung cô nương vốn dĩ muốn mình gặp mẹ nàng trước”. Chàng đứng đó một hồi thì nghe đằng sau cây có tiếng chân người gấp gáp, rồi giọng thiếu nữ hồi nãy nói:
-Phu nhân xin mời.
Cô gái bước ra, trông chừng mười sáu mười bảy, ăn mặc theo lối a hoàn nói:
-Tôn khách … công tử xin đi theo tôi.
Đoàn Dự hỏi:
-Chẳng hay tỉ tỉ tên gọi thế nào?
Cô gái xua tay, ý nói không thể tiết lộ. Đoàn Dự thấy cô gái có vẻ sợ hãi nên không dám hỏi thêm nữa. Người tớ gái đó dẫn Đoàn Dự đi ngang qua một khu rừng cây, theo một con đường mòn đi về hướng trái đến trước một gian nhà ngói. Cô ta đẩy cửa quay sang vẫy Đoàn Dự rồi đứng tránh qua một bên nhường chàng đi trước. Đoàn Dự đi đến bên cửa thấy đó là một gian sảnh nhỏ, trên bàn có để một đôi nến lớn. Sảnh tuy nhỏ nhưng bày biện tinh nhã. Chàng ngồi xuống rồi, người a hoàn kia liền bưng trà lên nói:
-Mời công tử dùng trà, phu nhân sẽ ra gặp ngay.
Đoàn Dự nhấp hai ngụm thấy ở phía đông treo một bộ tứ bình trên vẽ mai lan cúc trúc bốn loại hoa cỏ nhưng thứ tự lại xếp thành lan, trúc, cúc, mai; bên phía tây có bốn bức tranh vẽ xuân hạ thu đông nhưng lại treo thành đông, hạ, xuân, thu nghĩ thầm: “Cha mẹ của Chung cô nương là con nhà võ, không rành thư họa, cũng không có gì lạ”.
Chỉ nghe thấy tiếng vòng leng keng, từ bên trong đi ra một người đàn bà mặc áo dài màu xanh nhạt, tuổi chừng ba mươi sáu, ba mươi bảy, mặt mày thanh tú, rất giống Chung Linh nên biết ngay đó là Chung phu nhân. Đoàn Dự đứng lên vái một cái thật sâu nói:
-Vãn sinh Đoàn Dự, bái kiến bá mẫu.
Chàng vừa nói xong, mặt liền biến sắc, bụng kêu thầm: “Chao ôi! Sao ta lại xưng tên thật của mình thế này? Ta chỉ chăm chăm xem bà ta có giống Chung Linh hay không, quên bẵng đi là mình phải dùng tên giả”.
Chung phu nhân ngạc nhiên, kéo vạt áo lên đáp lễ nói:
-Công tử vạn phúc.
Rồi lập tức hỏi lại ngay:
-Cậu … cậu họ Đoàn?
Vẻ mặt có chiều khác lạ. Đoàn Dự đã báo tính danh rồi, có muốn nói láo thì cũng đã muộn, đành nói:
-Vãn sinh họ Đoàn.
Chung phu nhân nói:
-Công tử quê quán ở đâu? Lệnh tôn xưng hô thế nào?
Đoàn Dự nghĩ thầm: “Hai việc này ta phải nói láo mới được để bà ta khỏi tìm ra thân thế mình”. Chàng bèn nói:
-Vãn sinh người ở phủ Lâm An, đất Giang Nam, gia phụ tên chỉ có một chữ Long.
Mặt Chung phu nhân lộ vẻ hoài nghi nói:
-Thế sao giọng nói của công tử nghe như tiếng người Đại Lý?
Đoàn Dự đáp:
-Vãn sinh đã ở Đại Lý ba năm rồi, học nói khẩu âm bản địa e rằng không được giống lắm, mong phu nhân đừng cười.
Chung phu nhân hừ một tiếng nói:
-Nghe giọng giống lắm, thật chẳng khác gì người chính gốc ở đây đủ biết công tử quả là thông minh. Mời công tử ngồi.
Hai người ngồi xuống rồi, Chung phu nhân nhìn trái nhìn phải chăm chăm đánh giá chàng khiến cho Đoàn Dự đâm ra ngượng nghịu nói:
-Vãn sinh trên đường đi gặp hung hiểm khiến cho áo quần rách rưới, quả thực thất lễ. Lệnh ái đang gặp hiểm nguy vãn sinh vội đến báo tin, việc quá gấp gáp không kịp thay đổi y quan xin phu nhân thứ tội.
Chung phu nhân thần sắc đang hoảng hốt nghe thấy thế như từ một giấc mơ choàng tỉnh dậy, lật đật hỏi:
-Tiểu nữ ra sao?
Đoàn Dự lấy trong túi ra đôi giày hoa của Chung Linh nói:
-Chung cô nương đưa cho vãn sinh vật này để làm tin đến bái kiến phu nhân trước.
Chung phu nhân cầm lấy đôi giày nói:
-Đa tạ công tử, không biết tiểu nữ gặp phải chuyện gì?
Đoàn Dự bèn đem chuyện chàng gặp Chung Linh ở Kiếm Hồ Cung trên núi Vô Lượng như thế nào, mình xen vào việc của Thần Nông Bang ra sao để Chung Linh bị bắt buộc phải sai con thiểm điện điêu ra cắn người rồi nàng phải nhờ mình đi cầu cứu, bị rơi vào hang núi mấy ngày qua nhưng không nhắc đến pho tượng ngọc trong động đá.
Chung phu nhân lặng lẽ ngồi nghe, vẻ mặt mỗi lúc một thêm lo lắng, đợi Đoàn Dự nói xong mới chậm rãi thở dài một tiếng nói:
-Cái con bé cứ ra khỏi nhà là gây chuyện.
Đoàn Dự nói:
-Chuyện này toàn do vãn sinh mà ra, không thể trách Chung cô nương được.
Chung phu nhân chăm chăm nhìn chàng, khẽ nói:
-Đúng thế, cũng chẳng nên trách nó làm gì, năm xưa … năm xưa ta cũng thế …
Đoàn Dự hỏi:
-Cái gì?
Chung phu nhân đôi má ửng hồng, bà ta tuy tuổi đã trung niên nhưng nét e thẹn cũng không khác gì một cô gái nhỏ, bẽn lẽn nói:
-Ta … ta nhớ đến một chuyện cũ.
Bà nói tới đây, mặt càng đỏ hơn vội nói trớ ra:
– Ta … ta nghĩ chuyện này …. xem ra … thật khó lòng.
Đoàn Dự thấy bà ấp úng nghĩ thầm: “Thì chuyện này quả khó lòng, nhưng có gì đâu mà sao bà ta lại thẹn thùng đến thế. Con gái bà xem ra còn già dặn hơn nhiều”.
Ngay lúc đó, từ bên ngoài cửa có tiếng một người đàn ông ồm ồm nói:
-Hay nhỉ, Tiến Hỉ Nhi lại bị người ta gϊếŧ là sao?
Chung phu nhân giật mình kinh hãi, nói nhỏ:
-Ngoại tử đến rồi, ông ta … ông ta đa nghi lắm, Đoàn công tử tạm tránh qua một bên.
Đoàn Dự nói:
-Vãn sinh thể nào cũng phải bái kiến tiền bối, chi bằng …
Chung phu nhân giơ tay ra bịt miệng chàng lại, tay kia cầm chàng kéo qua căn phòng phía đông, nói:
-Cậu trốn ở đây, tuyệt đối không được mở miệng nói năng. Ngoại tử tính nóng như lửa, có gì sơ xẩy tính mạng cậu e khó mà bảo toàn, dẫu ta cứu cũng không được.
Bà ta tuy hình dung mảnh dẻ nhưng một thân đầy võ công, vừa nắm vừa lôi, Đoàn Dự không sao kháng cự được, chỉ đành chịu một phép, trong bụng hơi bực bội: “Ta đường xa tới đây báo tin, dẫu sao cũng là một người khách, lấp lấp ló ló trốn nơi đây, có khác gì thằng ăn trộm vặt?”.
Chung phu nhân quay sang nhìn chàng mỉm cười vẻ thật ôn nhu. Đoàn Dự thấy nụ cười đó liền hết giận, gật đầu. Chung phu nhân quay mình đi ra khép cửa phòng trở lại khách sảnh.
Chỉ nghe thấy tiếng bước chân hai người đi vào trong phòng, một giọng đàn ông cất tiếng chào:
-Phu nhân!
Đoàn Dự nhìn qua khe tường thấy một người chừng ba mươi tuổi ăn mặc theo lối gia nhân, vẻ mặt kinh hoàng. Một người đàn ông khác mặc áo đen, vừa cao vừa gầy, mặt quay ra ngoài nên chàng không nhìn rõ tướng mạo chỉ thấy hai bàn tay to như hai cái quạt nan xuôi theo mình, trên lưng bàn tay nổi đầy gân xanh, nghĩ thầm: “Bàn tay cha Chung cô nương to thật”.
Chung phu nhân hỏi:
-Tiến Hỉ Nhi chết rồi ư? Có chuyện gì thế?
Người kia đáp:
-Lão gia sai Tiến Hỉ Nhi và tiểu nhân đến Bắc Trang đón khách. Lão gia nói là tất cả có bốn người, hôm nay lúc trưa mới có một vị, nói là họ Nhạc. Lão gia từng dặn nếu gặp họ Nhạc thì chào là “tam lão gia”. Tiến Hỉ Nhi tiến lên cung kính gọi “tam lão gia”. Ngờ đâu người đó bỗng nổi cơn lôi đình, quát lớn: “Ta là Nhạc lão nhị, cớ gì lại gọi ta là tam lão gia? Ngươi coi thường ta phải không?” Nghe bộp một cái đã đánh cho Tiến Hỉ Nhi sứt đầu chảy máu, lăn ra ngay.
Chung phu nhân nhíu mày:
-Trên đời này sao lại có kẻ ngang ngược đến thế! Nhạc lão tam trở thành Nhạc lão nhị từ bao giờ?
Chung cốc chủ nói:
-Nhạc lão tam xưa nay tính tình nóng nảy, lại điên điên rồ rồ.
Nói xong y bèn quay mình lại. Đoàn Dự từ bên kia bức vách nhìn ra không khỏi giật mình kinh hãi, thấy y mặt dài như mặt ngựa, mắt ở thật cao, cái mũi tròn xoay thì lại như dính liền với miệng, thành thử từ mắt xuống mũi có một khoảng trống bèn bẹt chẳng đâu vào đâu. Chung Linh dung mạo xinh đẹp như thế, ngờ đâu phụ thân lại cực kỳ khó coi, cũng may nàng chỉ giống mẹ không có chút nào giống cha.
Chung cốc chủ vốn dĩ mặt mày đăm đăm nhưng vừa mới gặp nương tử, lập tức chuyển sang nhu hòa, khuôn mặt xấu xa cũng có vài phần dễ chịu, nói:
-Nhạc lão tam tính tình ngang ngược, ta cũng sợ y kinh động đến phu nhân, nên không để cho y vào trong cốc. Chuyện nhỏ nhặt kia nàng đừng để tâm làm gì.
Đoàn Dự hơi cảm thấy khác lạ: “Khi nãy phu nhân nghe thấy chồng đến bỗng sợ đến tái người nhưng xem điệu bộ Chung cốc chủ thì y vừa yêu thương, vừa kính trọng”.
Chung phu nhân nói:
-Sao lại là chuyện nhỏ nhặt được? Tiến Hỉ Nhi trung thành chăm chỉ hầu hạ mình bao nhiêu năm nay, nay bị gã trư bằng cẩu hữu kia gϊếŧ chết, trong lòng ta thật đau đớn xiết bao.
Chung cốc chủ cười gượng:
-Đúng, đúng lắm! Nàng thương xót kẻ ăn người làm, quả là tốt bụng.
Chung phu nhân hỏi gã gia nhân:
-Lai Phúc Nhi, rồi sau ra sao?
Lai Phúc Nhi đáp:
-Tiến Hỉ Nhi bị y đánh ngã xuống vốn đâu đã chết. Tiểu nhân vội vàng chào “Nhị lão gia, nhị lão gia, xin lão nhân gia đừng nóng nảy”. Y liền cười hề hề rất là cao hứng. Tiểu nhân bèn đỡ Tiến Hỉ Nhi dậy, rồi dọn một mâm rượu cho gã họ Nhạc kia ăn.
Y hỏi: “Chung … Chung … sao không ra tiếp ta?”. Tiểu nhân trả lời: “Lão gia chúng tôi chưa biết nhị lão gia đại giá quang lâm, nếu không thì đã ra nghinh tiếp rồi. Để tiểu nhân quay vào bẩm báo”.
Người đó gật đầu, thấy Tiến Hỉ Nhi khép na khép nép đứng bên cạnh hầu hạ, liền hỏi: “Hồi nãy ta đánh ngươi một chưởng, trong bụng ngươi thể nào cũng rủa thầm ta, có đúng không nào?”. Tiến Hỉ Nhi vội đáp: “Không, không, tiểu nhân đâu dám thế! Vạn lần không dám!”.
Người đó nói: “Ngươi trong bụng nhất định bảo ta là một đại ác nhân, ác không ai ác hơn, hà hà!”. Tiến Hỉ Nhi nói: “Không, không! Nhị lão gia là một người rất tốt, không ác một tí nào”. Người kia dựng ngược lông mày quát: “Ngươi bảo ta không ác chút nào ư?”.
Tiến Hỉ Nhi sợ đến toàn thân run rẩy, nói: “Ngài … nhị lão gia … không ác tí nào, chẳng … hoàn toàn chẳng ác”. Người kia gầm lên một tiếng, đột nhiên giơ tay ra vặn cổ Tiến Hỉ Nhi …”.
Y giọng vẫn còn run rẩy hiển nhiên chưa lại hồn. Chung phu nhân thở dài một tiếng, vẫy tay nói:
-Ngươi đã sợ hãi lắm rồi, thôi xuống nhà nghỉ ngơi đi.
Lai Phúc Nhi đáp lời:
-Vâng, để tiểu nhân ra xem Nhạc lão tam xem có gây thêm chuyện gì không.
Chung phu nhân nói:
-Ta khuyên ngươi nên gọi hắn là Nhạc lão nhị cho xong.
Chung cốc chủ nói:
-Hừ, tuy Nhạc lão tam hung ác thật nhưng ta lại không sợ, nghĩ tình y vạn dặm xa xôi đến đây giúp một tay, cũng là nể mặt ta lắm, việc gϊếŧ Tiến Hỉ Nhi thôi cũng đừng tra hỏi làm gì.
Chung phu nhân lắc đầu:
-Hai người chúng ta ăn yên ở lành nơi đây, trong mười năm qua, ta chưa hề đặt chân ra khỏi cốc, phu quân cũng chưa vừa ý hay sao? Việc gì còn tính chuyện đi mời “Tứ Đại Ác Nhân” đến để một phen long trời lở đất? Bình thời … chàng nói với ta những lời ngon ngọt thật dễ nghe, thực ra a! chàng có coi ta ra gì đâu.
Chung cốc chủ vội nói:
-Ta … ta có làm gì mà bảo không coi nàng vào đâu? Ta mời bốn người đó tới đây chẳng phải vì nàng hay sao!
Chung phu nhân hừ một tiếng nói:
-Vì tôi ư? Thế thì cảm ơn ông. Nếu quả thực vì tôi thì hãy ra bảo Tứ Đại Ác Nhân đi về đi.
Đoàn Dự ở bên kia vách nghe thế bụng lấy làm lạ lùng: “Gã Nhạc lão tam kia chẳng duyên cớ gì ra tay gϊếŧ người, thật ác không đâu bằng, không lẽ trên đời này còn có ba người cũng hung ác như y hay sao?”.
Chỉ thấy Chung cốc chủ hầm hầm giận dữ đi qua đi lại trong phòng khách, thở hổn hển nói:
-Gã họ Đoàn kia làm nhục ta quá lắm, thù này không báo, Chung Vạn Cừu này còn mặt mũi nào mà sống trong trời đất nữa?
Đoàn Dự nghĩ bụng: “Thì ra tên ngươi là Chung Vạn Cừu. Cái tên đó xem ra không ổn. Người đời thường nói “Oan gia nên cởi không nên buộc”, nhớ một mối thù cũng đã không hay, huống chi lại Vạn Cừu? Thảo nào mặt ngươi mới dài thoòng như thế. Cứ như hình dung nhà ngươi, lấy được một người vợ như hoa như ngọc thì quả là một đại hạnh trên đời, phải đổi tên thành Chung Vạn Hạnh mới phải”.
Chung phu nhân nhướng mày lên, lạnh lùng đáp:
-Thực ra ông trong lòng hận tôi chứ đâu phải là hận người khác. Nếu quả như ông muốn gây chuyện với người ta, sao không tự mình đến kiếm y, một quyền một cưới so cao thấp? Nhờ người đến giúp, dẫu có thắng thì cũng đâu có vinh dự gì.
Gân xanh trên trán Chung Vạn Cừu cuồn cuộn nổi lên quát lớn:
-Người ta binh tôm tướng cá đông như thế, bà không biết hay sao? Ta muốn một chọi một y không chịu gặp, còn làm thế nào được bây giờ.
Chung phu nhân cúi đầu không nói, nước mắt tuôn tràn rơi xuống vạt áo. Chung Vạn Cừu vội nói:
-Ta xin lỗi, ta xin lỗi. A Bảo, A Bảo, xin nàng đừng giận, ta đúng ra không nên to tiếng với nàng như thế.
Chung phu nhân vẫn không nói gì, nước mắt càng thêm đầm đìa. Chung Vạn Cừu vò đầu bứt tai, thật là quýnh quáng, chỉ biết luôn miệng:
-A Bảo, nàng đừng giận, ta nhất thời không tự chế được, thật đáng chết.
Chung phu nhân nói nhỏ:
-Thì ra trong lòng ông chẳng bao giờ quên được chuyện cũ, tôi có sống cũng thật là vô vị. Chi bằng ông một chưởng đánh chết tôi đi, thế là kết thúc mọi chuyện, để trong bụng ông khỏi ấm ức. Sau đó ông ra ngoài kiếm một bà nào xinh đẹp làm vợ là xong.
Chung Vạn Cừu giơ bàn tay lên, vả luôn vào mặt mình hai cái, bốp bốp nói:
-Ta đáng chết! Ta đáng chết!
Đoàn Dự thấy bàn tay to như cái quạt của y đánh vào bộ mặt dài như ngựa, trông thật hoạt kê, nhịn không nổi phải cười hộc lên một tiếng. Tiếng cười vừa ra chàng biết ngay lần này mình gây họa còn lớn gấp mấy, chỉ mong Chung Vạn Cừu không nghe thấy nào ngờ đã nghe y quát tháo:
-Đứa nào đó?
Tiếp theo nghe bình một tiếng cửa phòng đã bị đá tung ra, ai đó đã bước vào. Đoàn Dự chỉ thấy bị nắm cổ lôi ra, giáng một cái mạnh trên sàn nhà, mắt tối sầm, bao nhiêu xương cốt tưởng như gãy hết.
Chung Vạn Cừu lại nắm cổ áo chàng kéo lên, quát hỏi:
-Ngươi là ai? Sao trốn ở trong phòng phu nhân làm gì?
Y thấy chàng dung mạo thanh tú, trong lòng nổi cơn nghi ngờ, quay sang hỏi Chung phu nhân:
-A Bảo, nàng … nàng … lại … lại …
Chung phu nhân giận dỗi nói:
-Cái gì mà lại với chẳng lại? Lại cái gì? Mau bỏ y ra, y tới báo tin cho mình đó.
Chung Vạn Cừu hỏi:
-Báo tin gì?
Y nhắc Đoàn Dự lên khỏi mặt đất, quát lớn:
-Thằng thối tha này, ta xem ngươi mặt trơ trán bóng, quyết không tốt lành gì. Ngươi lấp la lấp ló trốn trong phòng phu nhân là sao? Khai mau, khai mau! Ngươi chỉ nói láo nửa câu, ta sẽ đánh cho cái sọ ngươi nát như tương.
Y một quyền đấm xuống, nghe lách lách lách cách, chiếc bàn bằng gỗ lê đã vạt đi một nửa. Đoàn Dự bị quật một cái vốn đã đau, lại bị y nhấc bổng lên không sao vùng vẫy được, nghe giọng y xem chừng nghi mình có chuyện thậm thụt gì với vợ y, trong lòng không còn sợ mà hóa giận, lớn tiếng đáp:
-Ta họ Đoàn, ngươi muốn gϊếŧ thì mau mau ra tay. Không biết gì thì đừng có nói bậy nói bạ.
Chung Vạn Cừu giơ tay lên, hầm hầm nói:
-Tên tiểu tử này cũng lại họ Đoàn ư? Lại cũng họ Đoàn nữa, lại … lại cũng họ Đoàn nữa.
Nói đến câu sau, giọng phẫn nộ của y biến thành thê thảm, đôi mắt tròn xoe ứa nước mắt ra. Đoàn Dự bỗng nổi lòng thương xót đại hán này, dường như y biết tài mạo mình không xứng với vợ cho nên chuyện gì cũng dễ ghen tuông, thực ra y đáng thương biết bao. Chàng quên rằng mạng mình đang ở trong tay người, cất tiếng an ủi:
-Tôi họ Đoàn, trước đây chưa từng gặp mặt phu nhân, cốc chủ chớ có nghi ngờ cho khổ vào thân.
Chung Vạn Cừu mặt lộ vẻ vui mừng, nghẹn ngào nói:
-Thật thế sao? Ngươi trước nay chưa hề … chưa hề gặp A Bảo ư?
Đoàn Dự nói:
-Tôi đến đây chỉ chưa đầy nửa giờ.
Chung Vạn Cừu ngoác mồm cười hề hề mấy tiếng nói:
-Đúng lắm, đúng lắm! A Bảo mười năm nay chưa ra khỏi cốc, mười năm trước ngươi chỉ mới chín mười tuổi, không thể nào … không thể nào … không thể nào…
Thế nhưng y vẫn xách Đoàn Dự lên chưa thả xuống. Chung phu nhân mặt đỏ lên, nói:
-Mau thả Đoàn công tử ra!
Chung Vạn Cừu vội đáp:
-Vâng! Vâng!
Y nhẹ nhàng để Đoàn Dự xuống, đột nhiên mặt lại lộ vẻ ngờ vực, hỏi:
-Đoàn công tử? Đoàn công tử? Thế … thế cha ngươi là ai?
Đoàn Dự nghĩ thầm: “Nếu ta còn nói láo chẳng hóa ra mình quả có tà ý hay sao?”. Chàng ngang nhiên đáp:
-Hồi nãy tôi không nói thật với Chung phu nhân, thực ra chẳng có gì phải dấu diếm. Tôi tên Đoàn Dự, tự Hòa Dự, chính người Đại Lý. Cha tôi tên trên Chính dưới Thuần.
Chung Vạn Cừu thoạt đầu chưa nghĩ ra trên Chính dưới Thuần là gì, Chung phu nhân đã run run hỏi lại:
-Cha ngươi là … là Đoàn … Đoàn Chính Thuần ư?
Đoàn Dự gật đầu:
-Đúng thế!
Chung Vạn Cừu gào lên:
-Đoàn Chính Thuần!
Ba tiếng đó y hét lên long trời lở đất, đột nhiên mặt đỏ bừng, toàn thân run lên bần bật:
-Ngươi là … ngươi là con thằng cẩu tặc Đoàn Chính Thuần đấy sao?
Đoàn Dự giận quá, quát lại:
-Sao ngươi dám lớn mật chửi mắng cha ta?
Chung Vạn Cừu bực bội nói:
-Có gì mà không dám? Đoàn Chính Thuần, ngươi là tên cẩu tặc, là đồ khốn nạn.
Đoàn Dự bấy giờ mới rõ, y viết ở ngoài cửa cốc: Ai họ Đoàn vào đây sẽ bị gϊếŧ không tha” chính là vì y cực kỳ căm hận cha mình, nên mới giận lây ra tất cả những người họ Đoàn khác nên thản nhiên đáp:
-Chung cốc chủ, nếu ông có thù với cha tôi thì nên quang minh chính đại kết thúc mối hận này. Ông có giỏi thì tới gặp tận mặt cha tôi mà chửi, còn chửi sau lưng thì đâu có gì là anh hùng hảo hán? Cha tôi ở trong thành Đại Lý, ông muốn kiếm thật dễ như trở bàn tay, việc gì mà phải để một tấm biển trước cửa nhà: Ai họ Đoàn vào đây sẽ bị gϊếŧ không tha” làm gì?
Chung Vạn Cừu mặt lúc xanh, lúc đỏ xem ra những gì Đoàn Dự nói ra câu nào cũng trúng vào tim đen. Đôi mắt y trợn ngược lộ hung quang, xem chừng định ra tay gϊếŧ người, đứng sừng sững một hồi, đột nhiên đấm bình bình hai cái, đánh vỡ tan hai chiếc ghế ngồi, giơ chân đá ra, trên vách liền vỡ một mảng lớn, kêu lên:
-Ta không sợ không đánh lại cha ngươi, ta … ta chỉ sợ … chỉ sợ cha ngươi biết được … biết được A Bảo đang ở đây thôi …
Nói tới mấy câu đó thanh âm đã lẫn tiếng nức nở, hai tay ôm mặt, kêu lên:
-Ta là đứa nhát gan! Ta là đứa nhát gan!
Y cắm đầu cắm cổ chạy ra, chỉ nghe bình bành, loảng xoảng liên tiếp không ngừng, hẳn là trên đường đυ.ng phải các thứ kệ, bồn hoa, ghế đá. Đoàn Dự ngạc nhiên hồi lâu nghĩ thầm: “Cha ta biết được phu nhân của ngươi ở đây thì đã sao? Không lẽ đến đây gϊếŧ bà ta chăng?”. Nghĩ lại lời mình nói ra quả có nặng nề, khơi dậy mối đau lòng của Chung Vạn Cừu nên chàng cảm thấy ăn năn, quay đầu lại thấy Chung phu nhân đang chăm chăm nhìn mình.
Hai người ánh mắt chạm nhau, Chung phu nhân lập tức quay đi chỗ khác, trên khuôn mặt xanh xao kia ẩn ẩn hiện lên sắc hồng, một hồi sau, hạ giọng hỏi:
-Đoàn công tử, lệnh tôn mấy năm nay có được khỏe không? Mọi việc vẫn trôi chảy chứ?
Đoàn Dự thấy bà ta hỏi thăm cha mình, vội vàng đứng lên, cung kính đáp:
-Gia nghiêm lúc này vẫn khỏe, mọi việc đều bình thường.
Chung phu nhân nói:
-Thế thì hay lắm. Ta … ta cũng …
Đoàn Dự thấy hàng lông mi dài của bà rưng rưng mấy giọt nước mắt, nói chưa dứt lời đã quay đi, giơ tay chùi lệ, trong lòng không khỏi thương cảm, an ủi bà ta:
-Chung cốc chủ tuy tính tình nóng nảy, đối với bá mẫu kính yêu biết mấy. Hai vị hôn nhân mỹ mãn, nếu có đôi khi lỡ lời thất hòa, bá mẫu cũng đừng phải đau lòng.
Chung phu nhân quay đầu lại, miệng mỉm cười nói:
-Cậu mới bấy nhiêu tuổi đầu, biết thế nào là nhân duyên mỹ mãn hay không mỹ mãn.
Đoàn Dự thấy nụ cười của bà xem ra có chiều ngây thơ, trong lòng chợt động, lập tức nghĩ đến Chung Linh, mắt liền quay qua nhìn đôi giày hoa của nàng trên ghế, nghĩ thầm: “Chung cô nương bị gã râu dê kia bắt giữ, một giờ một khắc cũng đau đớn biết bao, phải mau mau cứu nàng ra mới được”. Chàng bèn nói:
-Vãn sinh mới rồi ngôn ngữ vô lễ, xin bá mẫu chuyển lời tạ tội đến cốc chủ, xin cốc chủ sớm lên đường đi cứu lệnh ái.
Chung phu nhân đáp:
-Ngoại tử hiện đang bận tiếp những bằng hữu từ xa tới đây, thật khó có thể phân thân được. Công tử đã nghe qua rồi, những người khách đó tính tình cổ quái, ra tay không nói năng gì đã gϊếŧ người, nếu như đối đãi với họ lễ số không chu toàn, không khỏi hậu hoạn vô cùng. Ôi! Sự đã đến nước này, ta đi theo công tử vậy.
Đoàn Dự mừng rỡ nói:
-Bá mẫu đích thân ra đi, thật tốt biết mấy.
Chàng nhớ lại lời của Chung Linh nên hỏi thêm:
-Bá mẫu có trị được chất độc của thiểm điện điêu chăng?
Chung phu nhân lắc đầu nói:
-Ta không trị được.
Đoàn Dự phân vân nói:
-Thế thì … e rằng …
Chung phu nhân quay vào phòng ngủ, lật đật viết một lá thư, vừa xong liền lấy trên tường xuống một thanh trường kiếm đeo vào lưng, quay trở lại sảnh đường nói:
-Thôi mình đi.
Bà ta xoay mình đi trước. Đoàn Dự thuận tay nhặt luôn đôi giày của Chung Linh bỏ vào túi. Chung phu nhân lặng lẽ lắc đầu, định nói gì, nhưng lại thôi.
Hai người ra khỏi cái hang sau thân cây, Chung phu nhân liền gia tăng cước bộ, nếu chỉ thấy thân hình mảnh dẻ của bà ta không ai dám bảo rằng bà ta chạy nhanh hơn Đoàn Dự nhiều. Đoàn Dự vẫn không yên tâm, nói:
-Bá mẫu nếu không biết trị chất độc của con chồn, e rằng Thần Nông Bang không chịu thả lệnh ái ra đâu.
Chung phu nhân thản nhiên nói:
-Ai cần chúng phải thả người? Thần Nông Bang dám bắt giữ con gái ta để uy hϊếp chẳng phải không muốn sống hay sao? Ta không cứu người được, chẳng lẽ cũng không biết gϊếŧ người?
Đoàn Dự không khỏi nổi da gà, nghe bà ta nói thản nhiên như không, tưởng như chỉ gϊếŧ loài cây loài cỏ thật nào có kém gì gã Nhạc lão tam hung thần ác sát kia. Chung phu nhân hỏi lại:
-Cha cậu có tất cả bao nhiêu thị thϊếp?
Đoàn Dự đáp:
-Chẳng có ai cả, một người cũng không. Mẹ cháu không chịu.
Chung phu nhân hỏi thêm:
-Cha cậu sợ mẹ cậu lắm sao?
Đoàn Dự cười nói:
-Cũng chẳng phải sợ, có lẽ là vì yêu mà đâm ra kính, cũng như cốc chủ đối với bá mẫu vậy thôi.
Chung phu nhân nói:
-Ồ, thế cha cậu hàng ngày có luyện võ không? Bao nhiêu năm nay, công lực chắc tiến triển rất nhiều rồi?
Đoàn Dự đáp:
-Cha cháu mỗi ngày đều luyện công nhưng công lực đến đâu thật cháu không biết tí gì.
Chung phu nhân nói:
-Nếu công phu ông ta không kém sút, ta … ta cũng yên lòng. Sao cậu không biết chút võ công nào là sao?
Hai người vừa đi vừa nói chuyện đã đi hơn một dặm, Đoàn Dự đang định trả lời bỗng nghe đằng sau có tiếng người gầm gừ gọi tới:
-A Bảo, nàng … nàng đi đâu đó?
Đoàn Dự quay đầu lại chỉ thấy Chung Vạn Cừu từ sau gốc cây đang đuổi tới như bay. Chung phu nhân giơ tay đỡ vào nách Đoàn Dự, quát lớn:
-Chạy cho nhanh.
Bà ta nhấc chàng lên lao vụt về phía trước. Đoàn Dự hai chân rời khỏi mặt đất, bị Chung phu nhân lôi đi không sao cưỡng lại được. Hai người chạy trước, một người đuổi theo ba người chỉ giây lát đã chạy được mấy chục trượng. Chung phu nhân khinh công tuy không kém trượng phu nhưng vì phải đỡ thêm một người thành thử Chung Vạn Cừu dần dần đuổi kịp. Lại chạy thêm vài chục trượng nữa, Đoàn Dự xem chừng hơi thở gấp rút của Chung Vạn Cừu đã ở ngay sau lưng. Đột nhiên soẹt một tiếng, chàng thấy lưng lạnh toát, áo đã bị Chung Vạn Cừu xé toạc một mảng.
Chung phu nhân tay trái vận kình ném Đoàn Dự ra xa hơn trượng, quát lên:
-Chạy mau!
Tay phải rút phắt trường kiếm đâm ngược về sau. Cứ như võ công của Chung Vạn Cừu, nhát kiếm đó không thể nào trúng y được, huống chi Chung phu nhân hoàn toàn không có ý đả thương trượng phu, chỉ cốt ngăn y khỏi đuổi tới. Ngờ đâu bà ta đâm ra, thấy mũi kiếm chạm phải vật gì ngăn lại đã đâm trúng ngay ngực chồng.
Thì ra Chung Vạn Cừu không né tránh cũng không đỡ gạt, lại ưỡn ngực tới để nhận nhát kiếm. Chung phu nhân giật mình kinh hãi, quay đầu lại, thấy chồng sắc mặt thê thảm, nước mắt rưng rưng, trên ngực trúng kiếm máu chảy túa ra, giọng run run nói:
-A Bảo, nàng … rồi cũng bỏ ta mà đi sao?
Chung phu nhân thấy nhát kiếm đó ngay chính giữa ngực, tuy không trúng tim, nhưng mũi kiếm đâm vào mấy tấc, sống chết không biết ra sao, trong cơn khẩn cấp vội vàng rút kiếm ra, nhào tới giơ tay chặn vết thương lại, chỉ thấy máu chảy như suối, theo kẽ ngón tay mà cuồn cuộn ra ngoài.
Chung phu nhân giận dữ nói:
-Tôi nào có định gϊếŧ ông, sao không tránh né?
Chung Vạn Cừu gượng cười đáp:
-Nàng … nàng … muốn bỏ ta mà đi, ta … ta chết cho xong.
Nói xong liên tiếp ho sù sụ. Chung phu nhân nói:
-Ai bảo tôi bỏ ông mà đi? Tôi ra ngoài đi cứu con gái chúng mình, vài ngày sẽ quay lại, trên giấy đã viết rõ như thế đấy thôi?
Chung cốc chủ nói:
-Tôi có thấy tờ giấy nào đâu.
Chung phu nhân nói:
-Ôi, sao ông đểnh đoảng thế.
Bà ta vội vàng nói sơ qua việc Chung Linh bị Thần Nông Bang bắt giữ. Đoàn Dự thấy tình cảnh đó, sợ đến mất vía, cố gắng định thần, xé áo ra, lật đật đến băng bó cho Chung Vạn Cừu. Chung Vạn Cừu bỗng nhiên giơ chân đá phốc một cái khiến chàng lăn chòng chọc, quát lớn:
-Thằng chó đẻ, tao không muốn thấy cái mặt mày.
Y quay lại nói với Chung phu nhân:
-Bà lừa tôi, tôi không tin. Rõ ràng là nó … nó đến gọi bà đi. Thằng khốn kiếp này là con nó … Nó lại còn mở miệng chửi tôi …
Nói xong y lại ho khúc khắc, mỗi lần ho máu trên ngực lại tuôn ra xối xả. Y quay sang Đoàn Dự:
-Giỏi thì lên đây. Ta bị thương nhưng cũng không sợ Nhất Dương Chỉ của ngươi đâu! Cứ tiến lên động thủ.
Đoàn Dự bị ngã đập vào một hòn đá, lồm cồm đứng lên, một bên mặt đầy máu nói:
-Tôi không biết sử dụng Nhất Dương Chỉ mà dẫu có biết, tôi cũng không đánh nhau với ông.
Chung Vạn Cừu lại ho thêm mấy tiếng, giận dữ nói:
-Thằng chó đẻ, ngươi còn giả vờ nữa sao? Ngươi … ngươi đi gọi thằng bố mày tới đây.
Y nổi giận càng ho như xé phổi. Chung phu nhân nói:
-Cái bệnh ghen của ông sao không sao đổi được. Nếu ông không tin được y, thôi để tôi chết trước mặt ông cho xong.
Chung Vạn Cừu nghe nói thế vẻ mặt liền vui mừng, run run hỏi:
-A Bảo, có thật nàng không đi theo tên tiểu tạp chủng này chứ?
Chung phu nhân giận dữ nói:
-Người ta rõ ràng là một công tử họ Đoàn, cái gì mà tiểu tạp chủng, lão tạp chủng là sao? Tôi đi theo Đoàn công tử là để gϊếŧ sạch Thần Nông Bang, cứu đứa con gái cưng của mình về.
Chung Vạn Cừu thấy vợ không tính chuyện bỏ mình, trong lòng vui mừng không sao kể xiết, nhìn nàng hờn dỗi lại càng thương hơn, vội cười:
-Nếu đã thế thì ta quả không ra gì. Chẳng qua … chẳng qua, sao ta đuổi theo nàng lại không đứng lại nói cho ba mặt một nhời.
Chung phu nhân mặt hơi đỏ lên nói:
-Tôi không muốn ông gặp lại Đoàn công tử.
Chung Vạn Cừu đột nhiên lại nổi nghi ngờ, hỏi dồn:
-Thằng tiểu … à Đoàn công tử, không phải là con bà đấy chứ?
Chung phu nhân vừa thẹn vừa giận, hứ một cái nói:
-Ông nói lăng nói nhăng gì đó? Lúc thì nghi y là tình lang của tôi, lúc lại nghi y là con tôi. Nói thực cho ông hay, y là cha tôi, là bố vợ ông đó.
Chung Vạn Cừu ngơ ngẩn nhưng hiểu ngay ra là vợ mình nói đùa, ôm bụng cười ngặt nghẽo. Y cười khiến cho máu ở vết thương lại túa ra, Chung phu nhân sụt sùi nói:
-Làm … làm sao bây giờ đây?
Chung Vạn Cừu vui sướиɠ, đưa tay ra ôm lưng vợ nói:
-A Bảo, nàng quan tâm đến ta như thế, dẫu có chết ngay ta cũng cam lòng.
Chung phu nhân hai má đỏ hồng, nhẹ nhàng đẩy y ra nói:
-Có Đoàn công tử ở đây, ông đừng có điên điên rồ rồ như thế.
Chung Vạn Cừu vẫn cười hà hà, cực kỳ hoan hỉ, cười mấy tiếng lại ho mấy tiếng. Chung phu nhân thấy trượng phu thần tình ủ rũ, sắc mặt nhợt nhạt nên thật lo lắng nói:
-Thôi tôi không đi cứu Chung Linh nữa, tự nó gây chuyện, thôi đành phó thác cho trời.
Bà ta đỡ chồng lên, quay sang nói với Đoàn Dự:
-Đoàn công tử, cậu đi nói với Tư Không Huyền chồng ta là kẻ năm xưa tung hoành giang hồ Mã Vương Thần Chung Vạn Cừu, còn ta là Cam Bảo Bảo, có cái ngoại hiệu chẳng dễ nghe chút nào là Tiếu Dược Xoa, nếu y dám động đến một sợi tóc Chung Linh thì đừng trách vợ chồng ta ra tay độc ác vô tình.
Bà ta nói câu nào Chung Vạn Cừu cũng gật gù:
-Đúng thế, không sai.
Đoàn Dự thấy tình hình như thế biết rằng Chung Vạn Cừu không thể nào đi được mà cả Chung phu nhân cũng chẳng thể bỏ mặc trượng phu để cứu con, chỉ với hai cái tên Mã Vương Thần Chung Vạn Cừu và Tiếu Dược Xoa Cam Bảo Bảo liệu có đủ làm cho Tư Không Huyền khϊếp sợ hay không, quả không sao biết được. Xem ra chất độc đoạn trường tán trong bụng mình thật không có cách gì giải cứu. Chàng nghĩ thầm: “Sự tình đã đến nước này, có nói nhiều cũng vô ích”. Chàng bèn nói:
-Vâng, vậy để vãn sinh đi chuyển lại những lời đó.
Chung phu nhân thấy chàng nói là làm, lập tức bỏ đi, hành sự quả thật tiêu sái không chấp trước khiến bà nhớ đến người xưa kêu lên:
-Đoàn công tử, ta còn một câu nữa.
Bà nhẹ nhàng bỏ Chung Vạn Cừu xuống, chạy đến bên cạnh Đoàn Dự, lấy trong túi ra một vật nhét vào tay chàng nói nhỏ:
-Cậu đem vật này về giao lại cho cha cậu, nhờ ông ta ra tay cứu con chúng ta.
Đoàn Dự đáp:
-Nếu như cha cháu chịu ra tay, thể nào cũng cứu được Chung cô nương. Chỉ có điều ở đây với Đại Lý chẳng phải gần, e rằng không kịp.
Chung phu nhân nói:
-Để ta đi mượn cho cậu một con ngựa, cậu chờ nơi đây. Đừng quên nói với cha cậu rằng: “Xin ông ta ra tay cứu con chúng ta”.
Bà không đợi Đoàn Dự đáp lời, quay mình chạy lại bên trượng phu, đỡ y dậy, dìu nhau đi. Đoàn Dự mở tay ra, thấy Chung phu nhân nhét vào tay mình là một cái hộp trang sức nhỏ bằng vàng, điêu khắc rất tinh mỹ, mở ra xem thấy bên trong có một mảnh giấy, sắc đã úa vàng, hiển nhiên đã cũ lắm rồi. Mảnh giấy có lấm tấm điểm mấy giọt máu, trên viết mười chữ: “Canh Thân Niên, Nhị Nguyệt, Sơ Ngũ, Sửu Thời, Nữ” nét bút mềm mại dường như do tay đàn bà, thư pháp xem chừng vụng về lắm, ngoài ra không còn gì khác. Đoàn Dự nghĩ thầm: “Đây là ngày sinh tháng đẻ của ai đây? Chung phu nhân nói ta đem về đưa cho gia gia, không hiểu có dụng ý gì? Năm Canh Thân …” Chàng bấm đốt ngón tay tính toán thì ra là mười sáu năm trước ” … không lẽ lại là niên canh bát tự của Chung cô nương? Hay là Chung phu nhân muốn gả con gái cho ta nên nhờ cha ta đi cứu con dâu mình?”.
Chàng còn đang trầm ngâm, bỗng nghe tiếng một người đàn ông gọi:
-Đoàn công tử!