Thấy Hoàng đế như vậy, cả phòng bỗng chốc tạm dừng tranh luận, im bặt. Qua một lúc sau, Lễ bộ Thượng thư mới rón rén bước lên trước. Ông cẩn trọng lên tiếng:
- Bẩm Hoàng thượng, thần cho rằng cách tốt nhất mà ta nên làm bây giờ... đó chính là kết thân với Đông quốc.
Nói đoạn ông dừng lại, âm thầm ngước nhìn Quý Thiên Quân sau đó ngập ngừng tiếp tục:
- Chúng ta có thể... để cho Công chúa đi hòa thân! Tuy việc này sẽ khiến Công chúa phải chịu ủy khuất một chút. Nhưng vì duy trì mối quan hệ với Đông quốc thì thần thấy đây mới chính là cách tốt nhất!
Lễ bộ Thượng thư vừa nói xong, ông ta đã vội vàng cúi đầu xuống thật thấp. Vị đại nhân này nghĩ rằng chỉ cần làm như vậy thì ông mới có thể tránh đi ánh mắt sắc lẹm đang nhìn ông chằm chặp từ phía trên. Các vị quan nhân còn lại sau khi nghe được lời ấy cũng chợt thấy l*иg ngực mình bỗng hẫng đi một nhịp.
Từ xưa đến nay, việc Công chúa đi hòa thân để giữ hòa bình vùng biên ải của đất nước là một chuyện vô cùng quen thuộc. Đây thậm chí còn được coi là một phương thức nhằm để duy trì mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau. Tuy rằng kết cục của những vị Công chúa hòa thân này luôn phải chịu nhiều bi thảm. Nhưng đứng trước sự tồn vong và thịnh suy của quốc gia, mấy ai là chẳng nuốt tuổi nhục, uất ức vào lòng để hoàn thành sứ mệnh? Xưa kia cổ nhân vì thương cảm cho cuộc đời đầy buồn khổ và quạnh quẽ của các nàng nơi đất khách, nên đã ví những số phận hẩm hiu ấy như một bông hoa lê mĩ miều phải chịu dầm mình trong sương đυ.c rét căm. Màu trắng hoa lê tượng trưng cho sự tinh khôi thuần khiết, đồng thời cũng cho thấy một vẻ đẹp đài cát thanh cao. Nhưng thương thay một nỗi, lê kia sớm nở chóng tàn, phận người con gái vô vàn xót xa. Người đời cũng chỉ có thể cảm thán cho sự hi sinh ấy qua những ngòi bút mà thôi.
"Màu lê trắng dệt ban mai,
Tô vàng điện ngọc khoan thai ôn tồn
Một hồi chiến hỏa hoàng hôn,
Lạc ngàn dặm liễu hồn hoang đoạn trường."**
Giữa đại điện lúc bấy giờ chỉ còn nghe thấy những tiếng hít thở dè dặt. Dường như mọi người đều đang suy nghĩ về câu nói của Lễ bộ Thượng thư khi nãy. Rõ ràng trong những ý kiến vừa được nêu trên thì việc đưa Công chúa đi hòa thân sang Đông quốc quả thật là một chủ ý không tồi. Nhưng đúng vào lúc đó, một tiếng quát lớn bất chợt vang lên đã khiến cho tất cả mọi người trong điện Nghị Chính giật thót:
- To gan!
Giọng điệu ấy nghe vô cùng phẫn nộ, kèm theo đó còn có chút bất lực kiềm nén. Ngữ khí kia vừa khiến cho đám người phía dưới e sợ mà cũng vừa khiến cho bọn họ bỗng giật mình sực tỉnh. Kế sách mà Lễ bộ Thượng thư vừa đưa ra tuy rằng rất tốt nhưng họ lại đột nhiên quên mất một chuyện quan trọng, đó là dưới gối Thiên tử chỉ có duy nhất một vị Công chúa. Và nàng ấy năm nay chỉ mới vừa tròn mười bốn tuổi! Theo tục lệ của An Hòa quốc thì Công chúa phải đủ mười lăm tuổi trở lên mới có thể tính tới chuyện hôn nhân. Tiếc rằng nàng vẫn còn quá nhỏ, hơn nữa nàng chính là tiểu Công chúa mà Quý Thiên Quân yêu thương nhất. Từ nhỏ đã được hắn bảo bọc, chăm sóc từng chút, hôm nay làm sao hắn có thể để cho nàng đi đến quốc gia khác xa xôi sống trong cảnh vất vả, khổ nhục cơ chứ? Vừa chợt nhớ đến chuyện này, cả đám lại một lần nữa run rẩy vội vén vạt áo quỳ xuống đất thật mạnh, đồng thanh hô lớn cầu xin:
- Xin Hoàng thượng bớt giận!
Lễ bộ Thượng thư tuy vẫn chưa hết bàng hoàng lo sợ, nhưng ông ta vẫn quyết quỳ gối tiến lên trước một đoạn dập đầu xin tha lỗi:
- Xin Hoàng thượng thứ tội! Xin Hoàng thượng thứ tội!
Quý Thiên Quân nhìn một đám người quy cũ, sợ sệt phía dưới, trong lòng tuy có giận nhưng cũng không muốn phát tiết thêm. Hắn triệu bọn họ vào cung cốt là để tìm ra kế sách đối phó với Đông quốc, chứ không phải để nghe bọn họ đưa câu chuyện đi vào ngõ cụt như thế này! Sau một tiếng thở dài nặng nhọc hắn mới uể oải nhắm mắt, hai tay làm tư thế đan vào nhau, chậm rãi cất tiếng:
- Được rồi hôm nay kết thúc tại đây! Các khanh mau quay về phủ suy nghĩ thêm đối sách cho Trẫm! Ba ngày sau Trẫm không muốn nghe những lời nói vô nghĩa như vừa rồi nữa! Tất cả mau lui đi!
...
Thường Xuân nắng gắt bỏng da đầu, mặt đất như bãi hỏa thiêu lâu(1).
Thời tiết lúc này tuy vô cùng khắc nghiệt nhưng bấy nhiêu vẫn không thể đốt cháy được sự kiên định, ngoan cường ở trong nàng. Giữa khí trời nóng bức, hình ảnh một vị Quận chúa trang nhã đang bận rộn phân phát lương thực cho bá tánh bỗng trở nên xanh biếc cả một vùng không gian. Mĩ cảnh này còn làm cho mắt người cảm thấy êm dịu mà thanh sạch hơn bao giờ hết. Nhưng đồng thời nó cũng khiến cho vài người phải suy ngẫm nhíu mi.
Lúc này từ đằng xa, đoàn người của Tư Đình đang vận chuyển thảo dược đến đây. Lần trước dựa vào danh sách Lưu Tịnh Thi cung cấp, hắn đã ngay lập tức phái ra vài tiểu đội vào rừng hái thuốc cũng như tìm kiếm thêm nguồn nước. May mắn thay, nhờ vậy mà bọn họ có được chút ít thu hoạch. Tuy nguồn nước và thảo dược tìm được không nhiều nhưng có một chén cháo loãng khi đói còn hơn cả một mâm cỗ đầy khi no.
Tiếng xe ngựa lộc cộc vang lên bên tai mỗi lúc một gần, bấy giờ Lưu Tịnh Thi mới vội ngẩng đầu nhìn lên phía trước. Thấy Tư Đình, nàng lại một lần nữa không nhịn được mà thầm cảm thán. Hắn lúc đó chẳng cần mặc khôi giáp uy nghi nhưng cả người cũng toát lên vẻ nghiêm tuấn khó tả. Thấp thoáng trong đoàn xe ngựa hôm ấy còn có một bóng người khiến nàng cũng phải để mắt quan tâm. Đó chính là Cơ Túc - kẻ dường như có thể nhìn thấu được tâm tư nàng.
...
Chú thích:
(1) Lâu: ngôi mộ nhỏ hoặc đầu lâu người chết
*Vô kế khả thi: Không có cách nào giải quyết.
** Thơ tự sáng tác