17.
"Tế tửu (1) của Quốc Tử Giám lúc đầu là đồng môn với lão hủ (2) ta, về sau cùng dạy quận chúa và quận vương của trưởng công chúa, con cầm phong thư này đến gặp ông ấy, ông ấy nhất định phải nể mặt ta mà thu nhận con".
(1): 祭酒 [jìjiǔ]: Việc dâng rượu cúng, do người tôn trưởng đứng ra làm - chức vụ về nghi lễ triều đình cũng là chức vụ dạy học tại Quốc Tử Giám ngày trước, coi như vị Hiệu trưởng của trường này.
(2): 老朽 [lǎoxiǔ]: Lão già cổ hủ (lời nói khiêm tốn).
Tông Trúc vừa khϊếp sợ lại vừa bất ngờ: "Học trò có tài đức gì mà tiên sinh phải ưu ái như thế ạ?".
Quốc Tử Giám là học phủ (đại học) cao nhất trong toàn bộ Đại Sở (*), cả nước có rất nhiều Cử nhân như sao dày đặc, nhưng không phải ai cũng có cơ hội học tập ở đây.
(*): Nước Sở thời Chu.
Thầy Lâm thở dài một hơi: "Lão hủ đã xem qua bài thi trước đó của con, tài văn chương quả thật rất nổi bật! Là do bệnh của lão phu đã làm cản trở con nhiều năm, ta cảm thấy thẹn trong lòng...".
Tông Trúc cúi đầu thật sâu: "Mọi thứ đều là ý trời, nếu không có những năm tháng tôi luyện tâm tính, có lẽ học trò cũng sẽ chỉ có khí phách của một thiếu niên non nớt mà thôi, có mạnh mẽ nhưng cũng sẽ dễ gục ngã".
Thầy Lâm tán thưởng rồi vỗ vai chàng ấy: “Đúng vậy, có vượt qua được gian khổ thì sau này con cũng không cần lo lắng hoạn lộ (con đường làm quan) của mình khổ cực nữa vì con đã trải qua hết thảy rồi".
"Ta chỉ hy vọng rằng tên con sẽ nằm trên Kim bảng ở nơi đây, vi quốc vi dân (vì nước vì dân). Đừng để tài năng này bị lãng phí".
Ý của thầy Lâm là muốn chàng ấy mau chóng lên đường đến kinh thành.
Chỉ có điều, thứ nhất, càng đi về phía bắc thì tiết trời càng lạnh, vài ngày nữa đường sẽ càng khó đi hơn.
Thứ hai, Quốc Tử Giám là nơi nhân tài từ khắp nơi trong thiên hạ hội tụ, càng đi sớm thì càng có lợi.
Thứ ba, về độ sâu nước ở kinh thành, nếu phát hiện sớm sẽ có lợi cho việc khoa khảo (nghiên cứu khoa học) ba năm sau.
Nhưng Tông Trúc lại muốn đợi cho đến khi ta hạ sinh đứa trẻ.
Ta nóng nảy.
"Làm sao có thể? Đứa bé còn nhỏ, cũng sẽ thích nghi được với xóc nảy trên đường thôi, nhưng, nếu như đợi đến nửa tuổi mới có thể xuất phát, vậy chàng phải mất bao nhiêu thời gian nữa chứ?".
"Thân thể của thϊếp không thể khiến cho tiền đồ của phu quân bị trì hoãn được".
Lẽ ra ta sẽ ở lại trong thôn chờ tin tức từ chàng ấy, nhưng nếu như vậy sẽ không thể lường trước được nguy hiểm của chàng ấy.
Làm sao ta có thể yên tâm cho được.
Ta đã nhiều lần đến gặp đại phu, bọn họ đều nói rằng sức khỏe của ta rất tốt, nếu ta chú ý một chút cũng sẽ không có bất trắc gì.
Bằng cách này, Tông Trúc cũng không kiên quyết đợi đứa nhỏ lớn rồi mới đi nữa.
Chàng ấy chọn một cậu bé lanh lợi và đáng tin cậy trong gia tộc để làm tiểu tư (người hầu) đánh xe. Đầu tháng chín, khi lá phong bắt đầu nhuộm đỏ cả một khoảng trời, một nhà chúng ta cũng bắt đầu xuất phát.
18.
Toàn bộ mọi người trong thôn đều đến tiễn chúng ta.
Mẫu thân nắm tay ta: “Sao ngươi lại chia một nửa ruộng đất cho người ngoài, sao không để toàn bộ lại cho chúng ta?”.
Ngưu nhi cúi đầu chào ta: “Trưởng tỷ, chúc tỷ thuận buồm xuôi gió, tỷ yên tâm đi đi, không cần lo lắng việc trong nhà, đệ đệ ở nhà sẽ chăm sóc tốt cho cha nương cùng huynh trưởng”.
Nhưng mà đứa nhỏ này mới chỉ có bảy, tám tuổi sao lại có dáng vẻ của một cổ giả (*) rồi chứ.
(*): Ông đồ già.
Tông Trúc và mẹ chồng sửa sang lại xe ngựa, và Hắc tử đánh xe cũng rất cẩn thận.
Nó không xóc nảy tí nào, nhưng tốc độ lại rất chậm.
Một đường ra khỏi Châu Lí rồi đi đến phía bắc, càng gần nơi đó thì thời tiết càng ngày càng lạnh hơn.
Vào cuối tháng chín, tuyết bắt đầu rơi nhè nhẹ.
Lá của cây cổ thụ già đã bắt đầu rụng dần, và ánh mặt trời cũng không thể chiếu vào những nơi tối tăm nhất nữa, tuyết cũng bắt đầu đọng lại ở những nơi đó.
Cuối tháng mười, rốt cuộc kinh thành cũng đã hiện ra trước mắt chúng ta.
Khi chúng ta đến được kinh thành thì trời cũng đã sập tối.
Ta ôm cái bụng hơi nhô ra của mình được Tông Trúc dìu xuống xe ngựa.
Trời chiều vàng rực rơi xuống phía trên tường thành cao lớn dày đặc, cả kinh thành giống như một con dã thú khổng lồ chiếm cứ ở trước mắt chúng ta.
Ta chưa bao giờ nghĩ rằng, ta, Chu Kiều Kiều, sẽ biết được nhiều kiến thức như vậy trong đời.
Thầy Lâm có một ngôi nhà cũ ở kinh thành, nằm trên đường Chu Tước.
Chỉ có lão bộc (người hầu già) trông coi ở đây.
Chắc là ông ấy đã sớm viết thư dặn dò người ở đây, nên khi chúng ta đến, lão bộc đã sắp xếp chỉn chu mọi thứ.
Vào ngày hôm sau Tông Trúc đến Quốc Tử Giám với một phong thư tiến cử, và thật sự đã thuận lợi nhập học.
Một nhà chúng ta được lão bộc dẫn đường đi vào viện, và chúng ta đã dành ra vài ngày để dạo một vòng quanh kinh thành.
Không thể không nói, kinh thành thật sự rất phồn thịnh.
Bộ quần áo của những người bán mứt quả ngoài đường được làm bằng vải giống như những chiếc áo mới của người trong thôn mặc trong những dịp năm mới.
[Những loại son phấn phổ biến ở Châu Lí được đặt ở nơi kín đáo nhất ở đây, bởi vì chúng có từ hai năm trước].
Trong cửa tiệm vải có rất nhiều loại vải tốt, giá bán cũng đủ nuôi một gia đình ở quê trong một năm.
Những người chỉ tình cờ nhìn thấy trên đường có thể đều là những quý nhân không thể chọc vào.
Trong một chiếc xe ngựa kín đáo, có thể đều là những người hoàng thân quốc thích đang ngồi.
Một Cử nhân như Tông Trúc, ở quê ngàn dặm mới tìm được một vài người, nhưng nếu đặt ở nơi đây thì cũng chỉ là một bông hoa nho nhỏ mà thôi.
Có chút đẹp, nhưng cũng chẳng đặc biệt.
Những loại vàng ngọc này ta cũng chỉ dám lén nhìn trộm, nhưng chỉ có lần đó ta nhìn thấy một cây ngân trâm có kiểu dáng hoa quế rất tinh xảo, ngay lập tức ta không thể rời mắt khỏi nó được.
Nhưng khi vừa nhìn thấy giá: ba lượng bạc.
Ta sợ đến mức giả vờ như chưa từng thấy gì, rồi nhanh chóng quay đầu bước đi.
Kết quả là vào đêm hôm đó, khi ta ta đang say giấc, Tông Trúc lấy ngân trâm từ trong tay áo ra, cài vào trong tóc ta: “Buổi sáng ta thấy Kiều Kiều lén lút nhìn trộm nó rất lâu, ánh mắt của Kiều Kiều quả nhiên rất tốt, cây trâm này cài trên tóc nàng thật sự làm vi phu cảm thấy hết sức đáng yêu đó".
19.
"Đắt lắm đấy, chàng thật đúng là đồ ngốc mà!".
"Nếu đã đắt tiền, vậy thì nàng hãy cài nó thường xuyên nhé, cài cả trăm ngàn lần thì cũng sẽ không còn đắt nữa đâu".
Chàng ấy nói như vậy làm ta thấy cũng cảm thấy hợp lí.
“Vậy chàng đã bao giờ mua gì cho nương chưa đó?”.
Mẹ chồng đã là góa phụ từ rất lâu rồi, một mình bà chịu muôn vàn khổ cực để nuôi lớn Tông Trúc, cho nên không thể khiến bà cảm thấy nhi tử có thê tử rồi thì ngay cả nương của mình cũng quên mất.
Tông Trúc ôm ta vào lòng: "Ta cũng đã nhìn thấy hết rồi, không phải nàng đã lén mua cho mẫu thân rồi sao? Đến lúc đó ta chỉ cần mượn hoa dâng Phật là được rồi, đúng không tiểu bảo bối của ta...".
"Nhưng mà toàn bộ tiền riêng của ta đều mua ngân trâm cho nàng hết rồi, cũng coi như nàng đã móc sạch tiền của vi phu rồi đấy, vậy đêm nay có phải nên thưởng cho vi phu ta một chút gì đó không...".
Người này quả thực là không hề có tí đứng đắn nào cả.
Ngoài màn trướng nến đỏ sáng rực, trong màn thì ấm áp vô cùng, một đêm triền miên lại trôi qua.
Vì đang mang thai nên Tông Trúc cũng không để ta mệt mỏi.
Hôm nay, ta đến Quốc Tử Giám đón chàng ấy, xa xa lại thấy chàng cầm mấy quyển sách đưa cho một vị công tử ăn mặc sang trọng.
Vị công tử trông rất kiêu ngạo kia đang nói điều gì đó với chàng ấy.
Người hầu bên cạnh hắn tiến lên một bước rồi đưa cho Tông Trúc một miếng bạc vụn.
Không kiêu ngạo cũng không siểm nịnh, Tông Trúc khom lưng hành lễ một cái.
Lúc chàng ngẩng đầu lên liền bắt gặp ánh mắt của ta.
Vẻ mặt chàng lúc nhìn thấy ta có chút hoảng hốt.
Đợi vị kia đi rồi, chàng ấy vội vàng tiến lên lau nước mắt cho ta: “Sao nàng lại khóc rồi, ta chỉ giúp hắn ta viết vài câu thơ thôi, để hắn ta không mất mặt trong buổi thế gia tụ hội (họp mặt gia đình), chỉ có như vậy thôi, nhưng ta cũng đã nhận được một hai lượng bạc đấy, thật quá dễ dàng mà”.
"Ta không làm chuyện quỳ gối hay nịnh nọt gì cả".
"Nhưng mà tài hoa của phu quân không nên dùng cho những chuyện như thế này được. Thϊếp sợ... sợ phu quân mất đi sự chính trực".
Cũng sợ người khác chế giễu, khinh thường chàng ấy.
“Liêm trinh (*) ở trong lòng ta, nếu giữ được sơ tâm thì sẽ không mất được”.
(*): Sự ngay thẳng, chính trực, đứng đắn, thanh cao - sự liêm khiết.
"Kinh thành lớn như vậy, ở được cũng không dễ dàng gì, ta không muốn nhìn thấy mẫu thân và nàng phải tự đối xử khắc nghiệt với bản thân mình như thế".
"Ta là nam nhân, cho nên ta muốn các nàng phải sống thật thoải mái, y thực vô ưu (áo cơm không lo)".
Vì không nhập hàng hóa từ bên ngoài vào nên giá cả ở kinh thành rất đắt đỏ. Ta và mẹ chồng mỗi ngày đều sầu lo, thực sự không thể tiêu xài tùy ý như hồi ở Châu Lí được nữa.
Ta không nghĩ tới, ngày đó khi chàng ấy đang ngồi đọc sách vẫn không quên chú ý đến những chuyện như thế này.
Sau khi trở về, ta bàn với mẹ chồng phải làm việc gì đó để kiếm sống mới tốt được.
Trước đây, ta lo lắng rằng nếu chúng ta tiếp tục buôn bán sẽ khó tránh khỏi tổn hại đến thanh danh của Tông Trúc.
Nhưng hôm nay chàng ấy lại đi giúp người ta viết chữ đề thơ, vừa lãng phí thời gian lại dễ làm cho người ta xem thường.
Nhưng Tông Trúc lại không chịu.
Ta nhẹ nhàng hỏi: “Nhưng phu quân có sợ người ta bàn tán chuyện buôn bán của thϊếp với mẹ chồng không?”.
20.
"Ta sợ hai người cực khổ".
Mẹ chồng vỗ bàn: "Ta quen rồi, ở nhà nhàn rỗi ta cũng không vui vẻ gì".
Nghề nghiệp ở kinh thành nhiều vô số kể, vàng bạc, ngọc ngà, vải vóc, những thứ đó tất nhiên chúng ta không có nhiều tiền vốn như vậy, chỉ có thể bỏ vốn vào những mặt hàng nhỏ nhưng có đặc trưng riêng.
Món canh thịt dê mẹ chồng ta nấu cực kì ngon, Tết năm nào cũng đều phảng phất mùi hương thơm phức khắp cả thôn.
Ở kinh thành món canh thịt dê cũng không có nhiều người bán cho lắm, quán nấu ngon lại càng ít hơn.
Một tháng sau, quán canh thịt dê của mẹ chồng ta bắt đầu khai trương.
Chẳng qua chỉ là có sáu bộ bàn ghế nhỏ mà thôi.
Lúc đầu cũng bình thường, không nhiều người đến cho lắm.
Bởi chúng ta cũng không biết cách làm thế nào để thu hút mọi người đến ăn. Nhưng không ngờ đến, Tông Trúc vậy mà lại thoải mái đưa các đồng môn của chàng ấy về đây và giới thiệu với bọn họ một cách tự nhiên về ta và mẹ chồng.
Hôm đó ta cũng không trang điểm, nước da cũng đỏ ửng vì củi lửa ở trong bếp, trên trán thì
lấm tấm mồ hôi.
Nghĩ đến là biết cũng không phải hình dáng chỉn chu hay xinh đẹp gì cả.
Thật đúng là làm ta tức chớt mà.
Nhưng khi Tông Trúc nhìn ta, ánh mắt ấy liền sáng lên: “Thê tử ta cùng ta đi thi, nàng ấy chẳng ngại cực khổ hay gian nan gì cả, quả thật cuộc đời này của ta rất may mắn khi có nàng ấy luôn ở bên cạnh".
Các đồng môn của chàng ấy từng người một lần lượt gọi ta là tẩu tử (chị dâu), đệ muội (em dâu), không hề có ý xem thường chúng ta.
Có thể thấy rằng hầu hết người đọc sách vẫn rất tốt đẹp.
Quán ăn của mẹ chồng ta bắt đầu có tiếng tăm và công việc buôn bán trong quán cũng dần được cải thiện.
Mỗi khi đến giờ cơm sẽ không còn bàn trống nữa, có người trực tiếp cầm l*иg thức ăn đã đóng gói lại đây.
Cũng có người ngồi xổm ở cửa rồi bưng bát canh ăn ngon lành.
Cũng có rất nhiều quý nhân hào phóng, bọn họ ăn một bát canh đưa một hai lượng bạc cũng không cần chúng ta trả lại tiền thừa.
Đúng là người vừa tuấn tú lại nhiều tiền.
Sau hai tháng ghi chép sổ sách, trừ chi phí, chúng ta đã lãi được năm lượng bạc.
Khó trách những người đã từng đến kinh thành đều không muốn quay về, tiền bạc ở đây đúng là dễ kiếm hơn rất nhiều.
Khi bụng ta bắt đầu lớn hơn, mẹ chồng chỉ cho ta thu chi và quản lý sổ sách, và bà thuê một người hầu để làm chân chạy vặt ở sảnh đường.
Cũng may mấy năm nay ta đi theo phu quân, lúc đầu ta một chữ cũng không biết, nhưng bây giờ ta có thể đọc sổ sách mà không gặp trở ngại gì.
Một năm này, chúng ta đều trải qua ở kinh thành.
Pháo hoa nối tiếp nhau, kéo dài suốt cả đêm, xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo của năm trước, chào đón một năm mới tràn đầy may mắn, bình an.
Mặc dù ta đang ở nơi đất khách quê người, nhưng người mình yêu nhất đã ở bên cạnh, vậy cũng coi như một năm sum họp tốt đẹp rồi.
Vào đầu mùa xuân của năm mới, ta đau đớn hai ngày hai đêm, cuối cùng cũng hạ sinh được trưởng nữ của ta và Tông Trúc.
Chàng ấy cũng không ngủ hai ngày liền, nắm lấy tay ta áp lên mặt chàng ấy: “Sau này chúng ta không sinh nữa nhé, chỉ một đứa nhỏ này là đủ lắm rồi”.